Nuôi Sò huyết

Nghề nuôi Sò huyết ở nước ta được bắt đầu từ năm 1990, tổng diện tích bãi triều nuôi Sò trên 2.000 ha tập trung ở vùng Kiên Giang, Bến Tre, Quảng Ninh, Trà Vinh và Ninh Thuận. Đến năm 1995, tổng sản lượng Sò huyết nuôi đạt 12.520 tấn và được nuôi chủ yếu là Kiên Giang (7.500 tấn), Quảng Ninh (5.000 tấn), và một phần nhỏ ở Thừa Thiên Huế (20 tấn). Phương pháp nuôi Sò chủ yếu là nuôi quảng canh và bán thâm canh ở vùng triều có nền đáy là bùn cát. Nguồn giống được lấy từ vùng Kiên Giang và Quảng Ninh. Chu kỳ nuôi tùy thuộc vào kích cỡ con giống. Với kích cỡ Sò khoảng 20.000-50.000 con/kg thì chu kỳ nuôi là 11-12 tháng, nhưng với kích cỡ Sò lớn khoảng 100-200 con/kg thì chu kỳ nuôi chỉ 3-4 tháng. Mật độ nuôi trong khoảng 60- 100 con/m2, năng suất nuôi đạt 6-8 tấn/ha. Kỹ thuật nuôi Sò tương đối đơn giản, đầu tư ít, giá thành thấp nhưng giá trị sản phẩm tương đối cao (khoảng 15 đến 25 ngàn đồng/kg). Hiện tại nguồn giống cung cấp cho nghề nuôi thương phẩm chủ yếu khai thác từ tự nhiên. Việc sản xuất giống nhân tạo chỉ mới dừng lại ở quy mô thí nghiệm chưa thể ứng dụng rộng rãi trong sản xuất.

pdf18 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2993 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nuôi Sò huyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nuôi Sò huyết (Anadara granosa) Nghề nuôi Sò huyết ở nước ta được bắt đầu từ năm 1990, tổng diện tích bãi triều nuôi Sò trên 2.000 ha tập trung ở vùng Kiên Giang, Bến Tre, Quảng Ninh, Trà Vinh và Ninh Thuận. Đến năm 1995, tổng sản lượng Sò huyết nuôi đạt 12.520 tấn và được nuôi chủ yếu là Kiên Giang (7.500 tấn), Quảng Ninh (5.000 tấn), và một phần nhỏ ở Thừa Thiên Huế (20 tấn). Phương pháp nuôi Sò chủ yếu là nuôi quảng canh và bán thâm canh ở vùng triều có nền đáy là bùn cát. Nguồn giống được lấy từ vùng Kiên Giang và Quảng Ninh. Chu kỳ nuôi tùy thuộc vào kích cỡ con giống. Với kích cỡ Sò khoảng 20.000-50.000 con/kg thì chu kỳ nuôi là 11-12 tháng, nhưng với kích cỡ Sò lớn khoảng 100-200 con/kg thì chu kỳ nuôi chỉ 3-4 tháng. Mật độ nuôi trong khoảng 60- 100 con/m2, năng suất nuôi đạt 6-8 tấn/ha. Kỹ thuật nuôi Sò tương đối đơn giản, đầu tư ít, giá thành thấp nhưng giá trị sản phẩm tương đối cao (khoảng 15 đến 25 ngàn đồng/kg). Hiện tại nguồn giống cung cấp cho nghề nuôi thương phẩm chủ yếu khai thác từ tự nhiên. Việc sản xuất giống nhân tạo chỉ mới dừng lại ở quy mô thí nghiệm chưa thể ứng dụng rộng rãi trong sản xuất. 4.2.1. Điều kiện môi trường bãi Sò giống - Sò hương phân bố nhiều trên các bãi triều vùng cửa sông trong Vịnh, vùng dưới trung triều số lượng rất nhiều 1260 con/m2 trong khi vùng hạ triều 760 con/m2 và vùng cao triều 139 con/m2 (vì vùng cao triều, thời gian khô hạn kéo dài, vùng hạ triều thường gặp địch hại). - Trong cùng một vùng triều thì nơi nước chảy chậm ít hơn nơi nước chảy nhanh. - Sò hương thích sống ở nơi có đáy bùn non hoặc bùn cát. Vì vậy, chất đáy ở các bãi Sò hương nên là bùn cát xốp mịn, trên mặt bằng phẳng. - Khi ấu trùng Sò chuyển từ sống trôi nổi sang sống bám cần một ít cát sỏi, mảnh vụn, vỏ Nghêu… để làm vật bám. - Trong tự nhiên, ấu trùng Sò khi hết giai đoạn sống phù du, ít thấy Sò con ở giai đoạn sống bám, sau khoảng 1 tháng mới thấy Sò cỡ 1 mm ở vùng hạ triều. Điều đó cho thấy, Sò có khả năng di chuyển mạnh ở thời kỳ sống bám. 4.2.2. Phương thức khai thác giống - Trong mùa sinh sản dùng cào bằng gỗ, cào lớp bùn trên mặt và rửa nhẹ, dùng mắt thường nhìn thấy chỗ màu hơi phản quang đó là Sò hương. - Dụng cụ bắt Sò: vợt bằng lưới vải, gàu bằng tre, lưới nilon, túi bằng sợi cước… - Khi vận chuyển Sò đến chỗ nuôi bằng thuyền và ôtô, nên vận chuyển vào mùa khô, tỷ lệ sống cao, tránh mưa và nắng. - Để giải quyết thiếu giống, có thể nuôi vỗ Sò bố mẹ, quản lý chăm sóc tốt để đến mùa sinh sản nâng cao số lượng Sò con. 4.2.3. Nuôi Sò hương thành giống - Chọn bãi nuôi Sò hương ở vùng trung triều đến hạ triều, trong Vịnh, ít sóng gió. Đáy có lớp bùn nhão dày trên 10 cm, chênh lệch thủy triều ít nhất 1m, màu đất trên bề mặt bãi triều là lớp bùn vàng (là lớp tảo silic sống đáy), màu nước biển xanh lục. Quan sát hướng gió xem lớp bùn vàng có bị thổi bay đi không. Nếu trong thời gian nuôi không thấy có hiện tượng "đất đi" là vị trí tốt. - Trước khi thả Sò ra nuôi, dùng cào gỗ cào bằng bãi, nếu thấy cso địch hại phải tìm cách diệt sạch. - Mật độ thả tuỳ kích thước Sò hương + Cỡ Sò 6 vạn con/kg nuôi với mật độ 18-22 triệu/1000m2. + Cỡ Sò 4 vạn con/kg nuôi với mật độ 13-18 triệu/1000 m2. + Cỡ Sò 2 vạn con/kg nuôi với mật độ 7-10 triệu/1000m2. - Sau khi thả xong, kiểm tra lại bằng cách bốc một nắm bùn lên không có cảm giác là có Sò nhiều thì có thể thả bổ sung. - Sau khi triều rút, kiểm tra xung quanh bãi xem Sò lớn ra sao, mỗi ngày kiểm tra một lần khi triều lên, nếu thấy có địch hại thì phải diệt ngay. - Khi Sò lớn dần mật độ dày, cần san thưa. Từ Sò hương nuôi thành Sò giống phải san thưa ít nhất 4-5 lần, cỡ 800 con/kg gọi là Sò giống, lúc này chuyển sang nuôi Sò thịt. 4.2.4. Nuôi Sò thương phẩm Có hai hình thức nuôi Sò huyết chủ yếu: Nuôi ở bãi triều hoặc ở đầm a) Nuôi ở bãi triều: Chọn bãi ở vùng hạ triều. Trước khi thả nuôi nếu đáy cứng thì bừa qua 1 lần và san cho bằng không có chổ trũng đọng nước, nếu ruộng to chia thành nhiều ô nhỏ theo hướng thuỷ triều, giữa các ruộng với nhau cần đào mương cạn để đi lại quản lý. Cắm dăng lưới xung quanh để bảo vệ vùng nuôi không cho Sò di động khỏi bãi nuôi. Thả giống: Cỡ 2-5 vạn con/kg thả 500-700 con/m2, cỡ 500-800 con/kg thả 100-150 con/m2 . Chăm sóc, quản lý: Trong quá trình nuôi cần vệ sinh đăng lưới, san thưa mật độ, tiến hành thu tỉa sau khi nuôi 3 - 4 tháng, kiểm tra đăng lưới nếu hư hỏng thì sửa chữa. Tăng cường công tác bảo vệ đặc biệt là khi gần thu hoạch. b) Nuôi ở đầm: Đầm có hình chữ nhật hay hình tròn diện tích khoảng 2 ha/đầm, bờ đắp bằng bùn trộn sét, độ sâu đầm 1,2 – 1,5 m, chân bờ rộng 3,0 – 3,5 m, mặt bờ 2,0 – 2,5 m. Bờ ở phía thuỷ triều lên nên đắp chắc chắn, phía trong bờ là mương, cống nối liền với mương bên ngoài + Cải tạo đầm: Tháo cạn nước, nhặt sạch tạp, cày bừa đáy, bón vôi 0,1 – 0,5 kg/m2, phơi nắng 5 - 7 ngày. đối với đầm nhỏ bón phân hữu cơ ủ kỹ 0,1 - 0,5 kg/m2, sau đó cho nước vào. + Thả giống: Khi đã chuẩn bị đầm xong, có thể đưa giống ra vãi đều khắp đầm nuôi, mật độ giống thả khác nhau phụ thuộc vào kích cỡ giống. Cỡ giống 500 – 800 con/kg thả 150-200 con/m2, cỡ 20.000 - 50.000 con/kg thả 1000-1500 con/m2 + Quản lý chăm sóc: Thay nước theo thủy triều, điều chỉnh mật độ nếu thấy Sò phân bố không đều, tiến hành thu tỉa sau khi nuôi 3 - 4 tháng. Định kỳ bón phân hữu cơ ủ kỹ 0,1- 0,5 kg/m2/30 ngày, bón sau khi thay nước. Kiểm tra bờ, cống nếu thấy hư hỏng thì sữa chữa. + Thu hoạch: Sau 6 - 12 tháng nuôi có thể thu hoạch (khi nước triều lên dùng thuyền có cào sắt có lưới nối liền sau, một người đẩy, một người kéo, khi thấy có Sò nhiều thì nhấc lên cho vào thuyền), ở ruộng cạn thì cào thành đống để rồi rửa sạch. 3.3. Nuôi Vẹm xanh (Perna viridis) Năm 1997, vẹm xanh (Perma viridis) được thử nghiệm nuôi đầu tiên tại vùng cửa sông thuộc địa bàn thôn Hải Vân - Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, sau đó được mở rộng ra nuôi tại nhiều vùng như Khánh Hoà, Bình Định, Quảng Ninh, Hải Phòng và Nghệ An. Từ năm 1997 tổng số hộ nuôi vẹm xanh là 5 hộ, đến năm 1999 tổng số hộ nuôi là 9 hộ, đến năm 2001 tổng số hộ nuôi là 75 hộ diện tích nuôi khoảng 7 ha. Riêng vùng Thừa Thiên Huế năm 2001 chỉ có khoảng 0,5 ha nhưng đã thu được 65,32 tấn. Phương pháp nuôi Vẹm rất đa dạng. a) Bãi nuôi: Vẹm là loài sống bám, ưa độ muối cao, thích sống dưới sâu nên bãi nuôi cần chọn nơi có nhiều rạn đá (để giảm chi phí về vật bám), xa cửa sông (tránh ảnh hưởng của nước lũ) và ở dưới tuyến triều thấp (thuận lợi cho sinh trưởng của Vẹm). Độ sâu nuôi Vẹm thường không quá 3 - 5 m để tiện quản lý chăm nom, sâu hơn nữa sinh trưởng của vẹm tốt nhưng khó quản lý. Vị trí bãi nuôi tuỳ theo cách nuôi quyết định. Nuôi bằng dây phao treo trên bè phao thì không phải chú trọng đến chất đáy và độ sâu mà chỉ cần chọn nơi có sóng yên gió lặng. Nuôi bằng cách thả đá thì cần chọn chất đáy sỏi cát cứng, ở độ sâu 1 m dưới tuyến triều thấp. Nuôi bằng cách cắm cọc thì cần chọn chất đáy cát mềm ở độ sâu 1 m dưới tuyến triều thấp. Ngoài ra cần chú ý đến điều kiện thức ăn, điều kiện môi trường như độ mặn 15 - 30‰; pH 7,5 – 8,5,…nước lưu thông và không có nước thải công nghiệp đổ vào. b) Các hình thức nuôi: - Nuôi trong các túi treo thành giàn: Ở những vùng nước sâu (độ sâu > 3 m) dùng các cọc gỗ đường kính 10 – 12 cm, dài 3 – 4 m đóng thành ô vuông hoặc ô chữ nhật. Cứ 3 – 4 m đóng thành một hàng cột, ở giữa có cột đỡ, sau đó dùng dây có đường kính 4 – 6 cm buộc các cọc thành hàng song song. Vẹm giống được thả trong những bao lưới cũ khâu thành hình ống, dài từ 0,7 – 1 m. Rải đều giống trên xơ dừa trong túi. Sau đó treo túi vẹm vào các dây đã căng sẵn, khoảng cách giữa các túi từ 1,5 – 2 m. Khoảng cách giữa các hàng 3 – 4 m. Các túi treo so le, cách mặt đất 0,4 – 0,5 m và cách mặt nước 1,5 – 2 m. - Nuôi bằng trụ xi măng: Các trụ xi măng hình vuông, chiều dài tùy thuộc vào giá đỡ, chiều rộng 10 cm, giữa trụ có thanh sắt để tăng độ bền. Trụ được đặt nằm ngang trên dàn gỗ cách nền đáy 0,4 – 0,5 m. - Nuôi bằng tấm xi măng: Tấm xi măng hình chữ nhật chiều dài 0,5 m; chiều rộng 0,4 m; chiều dày 3 – 5 cm. Bốn góc có 4 lổ để luồn dây treo dựng đứng. Giàn gỗ tương tự như trên, giàn luôn luôn chìm dưới nước, cách mặt nước từ 2 – 3 m. Các vật liệu này có thể sử dụng 3 – 5 năm. Mỗi cọc ngang có thể treo từ 3 – 4 tấm, do đó mỗi giàn treo được 20 – 50 tấm. - Nuôi bằng cọc gỗ: Cọc gỗ đặt nằm ngang song song với đáy biển trên giá gỗ như trụ xi măng hoặc cắm dựng đứng. Cọc có đường kính 10 – 15 cm, chiều cao 3 – 4 m tùy độ sâu của mặt nước. Cọc có thể sử dụng trong 2 năm. Để tăng độ bền cho cọc, nhân dân thường dùng bao tải ni lông bọc bên ngoài các cọc nhằm hạn chế sự phá hoại của Hầu, Hà, Sun. Bằng phương pháp này có thể kéo dài thời gian sử dụng lên 4 – 5 năm/cọc. Kỹ thuật cho giống bám vào dây: * Đưa nước biển sạch có độ mặn tương đương độ mặn nơi nuôi vào máng. * Sục khí * Thả giống vào máng * Đưa dây bám giống vào máng theo chiều dài của máng và sợi dây nằm giữa các lớp Vẹm giống ở dưới đáy. * Chờ từ 3 – 5 ngày cho Vẹm mọc tơ chân bám vào dây thì lấy dây chuyển ra bãi nuôi. Quấn dây vào cọc nuôi: Cọc được đóng vững chắc xuống bãi. Mỗi cọc sẽ được quấn từ 1 – 2 dây đã có giống bám. Quá trình phát triển không những tơ chân của vẹm chỉ bám vào dây mà còn bám cả vào thân cọc. - Nuôi thả bằng các sọt rổ thưa: ở những vùng nước nông (độ sâu từ 1 – 1,5 m), dùng các rổ, sọt tre rải vẹm giống trong sọt và được đặt trên giá gỗ cách mặt đất 0,2 – 0,4 m, đảm bảo sọt không bị dao động khi nước chảy. c) Mật độ giống thả: Mật độ giống thả tùy thuộc kích thước con giống và các hình thức nuôi khác nhau. Bảng 16. Mật độ giống thả Vẹm xanh ở các hình thức nuôi ở đầm Lăng Cô TT Các hình thức nuôi Kích cỡ (con/kg) Mật độ giống thả 1 Nuôi tấm xi măng treo giàn 250 - 300 80 - 120 1-2 kg/tấm 1-2 kg/tấm 2 Nuôi túi lưới treo giàn 80 2-3 kg/túi 3 Nuôi bao bố trên các cọc gỗ đứng 80 - 120 2-3 kg/bao 4 Nuôi cọc gỗ cắm đứng 80 - 120 250 - 300 4 –5 kg/cọc 2 kg/cọc 5 Nuôi cọc xi măng xếp song song với đáy 80 - 120 4 – 5 kg/cọc 6 Nuôi rổ tre 80 - 120 2 kg/rổ 7 Nuôi dây treo giàn 80 1 kg/dây d) Thời vụ nuôi:Vụ nuôi dài hay ngắn tùy thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có cả yếu tố kích thước giống thả nuôi Bảng 17. Kích cỡ giống vẹm và thời vụ nuôi TT Kích cỡ giống (con/kg) Chiều cao vỏ (cm) Thời vụ nuôi (tháng) 1 > 500 1,0 – 1,5 18 - 24 2 300 – 400 2,0 – 2,5 10 – 12 3 200 – 300 2,5 – 3,5 8 – 10 4 120 – 150 3,5 – 4,5 6 5 80 4,0 – 6,0 4 - 6 e) Quản lý chăm sóc: Hàng ngày kiểm tra nhiệt độ, độ muối hay tỷ trọng của nước, kiểm tra tình hình sinh trưởng và hoạt động của vẹm, kiểm tra vật bám xem có chắc chắn hay không, đặc biệt là các giàn treo thường dễ bị sóng gió làm hư hỏng, ngoài ra cũng cần chú ý đến phòng địch hại. Nếu nuôi mật độ qúa dày cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng của vẹm, do đó phải thường xuyên theo dõi để san thưa khi cần thiết. Đối với dạng hình nuôi vẹm trong bao bố và túi lưới: 5 ngày phải vệ sinh lưới một lần để tránh bị bít lưới. đối với dạng hình nuôi trên tấm xi măng thường 7 ngày vệ sinh một lần. Sau một đợt thu hoạch phải chà sạch lớp bùn bám và phơi nắng các giá thể để chuẩn bị cấy đợt giống mới. 4.4. Nuôi Ngao, Nghêu Những năm gần đây Ngao, Nghêu trở thành một sản phẩm quan trọng của ngành Thủy sản và trở thành một nghề mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân ven biển từ Bắc đến Nam. Nghề nuôi Ngao, Nghêu đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ đặc biệt khu vực phía Bắc từ quảng Ninh đến Thanh Hoá, trong đó Thái Bình và Nam Định là hai tỉnh có diện tích và sản lượng hàng năm cao nhất, sản lượng ước tính trung bình đạt 60.000-70.000 tấn/năm. Khu cực phía Nam đối tượng nuôi chính là Nghêu (Meretrix lyrata) và được nuôi phổ biến ở Bến Tre, Kiêng Giang, TP. Hồ chí Minh, riêng huyện Cần Giờ TP. Hồ Chí Minh hàng năm sản xuất được 20.000 tấn Nghêu phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu và nội địa. 4.4.1. Lấy giống tự nhiên a) Chọn bãi lấy giống: Chọn vùng bãi triều, eo vịnh có sóng gió nhỏ, nước triều lên xuống êm, thông thường đáy là cát bùn (cát 70-80%, bùn 20-30%). Độ mặn thích hợp 19- 26ppt, có lượng nước ngọt nhất định chảy vào làm bãi lấy giống. Trường hợp có bị ảnh hưởng của lũ thì phải làm bờ chắn lũ. Bờ phải vững chắc, đáy rộng 1- 1,5m độ cao tuỳ theo mực nước tràn vào. Phía trong bờ chắn lũ là các bờ ngăn vuông góc với bờ chắn lũ, mặt bờ rộng khoảng 30- 40cm. Trên mặt vùng bãi ngăn thành nhiều ô lấy giống. b) Dọn bãi, chỉnh bãi: Dọn bãi, chỉnh bãi vào trước mùa sinh sản của Ngao. Dọn bỏ các vỏ ĐVTM lớn, gạch đỏ và lấp các chỗ trũng, sau đó bừa cho xốp đáy và san lại cho bằng phẳng để giống bám nhiều.Vùng có nước triều chảy mạnh có thể cải tạo bằng cách đóng cọc để giảm lưu tốc nước, nâng cao lượng giống bám. c) Quản lý bãi: Nội dung quản lý chủ yếu bao gồm chống nước lũ tràn vào, chống nóng, không cho người đi vào bãi, chống địch hại. Thường xuyên kiểm tra giống bám, tu chỉnh bờ, dọn mương, diệt trừ địch hại. d) Lấy giống: Sau khi giống bám được 5-6 tháng, cơ thể ngao đạt 5 mm thì có thể thu giống. * Phương pháp lấy giống khô: Chia bãi giống thành từng ô ruộng nhỏ, rộng khoảng 4-5m chiều dài tuỳ theo địa hình. Khi triều rút, dùng cào (bừa) ngao cào cả giống và cát từ hai bên ruộng vào giữa. Nếu ngao giống vùi sâu thì dùng cào tay làm như vậy liên tiếp trong 2 lượt triều, tập trung ngao giữa ruộng với bề rộng khoảng 1,5m. Khi triều dâng ngao kiếm mồi ăn sẽ bò hết lên trên, tập trung thành đống trên mặt bãi. Sau khi hoàn thành việc dồn ngao giống và cát vào giữa ruộng thì đào một hố dài. Nếu dùng phương pháp cào bằng cào ngao có 4 răng, lật cả cát và ngao giống lên thì sau đó ngoáy cho tan thành nước bùn, đợi cho ngao bò lên mặt bùn rồi thu giống. * Phương pháp lấy giống nước nông: Khi triều cạn chia bãi thành các mảnh dài, rộng khoảng 8m, sau đó dựng cào ngao, cào xung quanh cả cát và ngao thành một đống hình tròn có đường kính 6m. Lần triều sau dùng cào phần ở chính giữa bãi giống thành một ô trống có đường kính 3m, sâu 3cm. Lần triều sau nữa khi triều rút, dồn ngao giống ở xung quanh đống vào chính giữa đất trống, sau đó là rửa giống. Khi triều rút xuống cỡ khoảng hơn 1m nước sâu thì đi thuyền xuống bãi rửa giống. Khi nước sâu thì người lấy giống dùng chân đạp nước xung quanh bãi giống, ngao giống kiếm ăn ở ngoài mặt quanh đống giống do bị dòng nước kích thích sẽ tập trung thành đống ở chính giữa. Sau đó dùng sọt tre hớt giống vào trong thuyền. Khi triều rút tương đối cạn thì dùng bàn tay vỗ nước ở xung quanh đống giống từ xung quanh vào giữa, nước chảy làm cho ngao dồn vào chính giữa, dùng sọt tre lấy giống đổ lên thuyền. * Phương pháp lấy giống nước sâu: Ngao sống ở vùng hạ triều, khi thu giống phải dùng lưới kéo. Khi thu giống chèo thuyền tới bãi giống, xác định vị trí thả neo sau đó thả dài dây neo, thuyền theo nước lùi về sau khi cách neo được 50m thì dừng lại thả lưới giống, kéo dây neo để thuyền tiến về phía trước kéo theo lưới giống, cách khoảng 10m thì thu lưới. Tiếp đó lại thả dây neo, thuyền lùi lại thu lần thứ hai nhưng phải giữ hướng lái tốt để giữ cho thuyền và hướng nước chảy theo một góc độ nhất định, tránh việc kéo giống ở trên điểm cũ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNuôi Sò huyết.pdf