2. Kiến nghị
Cần có các giải pháp chủ động nguồn giống cá
biển phục vụ phát triển nghề nuôi cá biển ở Cát Bà
tương ứng với tiềm năng.
Cần quy hoạch tổng thể, khoa học vùng nuôi
trồng thủy sản; bố trí số lượng lồng nuôi phù hợp,
các giải pháp quản lý môi trường và phòng trị bệnh
hiệu quả.
Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, chuyển
giao công nghệ cho người nuôi cá biển nhằm phát
triển bền vững nghề nuôi cá biển tại Cát Bà
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nuôi cá biển tại Cát Bà, Hải Phòng: Tình hình sử dụng thức ăn, hiệu quả kỹ thuật và tác động môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 121
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
NUÔI CÁ BIỂN TẠI CÁT BÀ, HẢI PHÒNG: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
THỨC ĂN, HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
MARINE FINFISH AQUACULTURE IN CAT BA ISLAND, HAI PHONG CITY:
FEED USAGE, TECHNICAL EFFICIENCY AND ENVIRONMENTAL IMPACT
Phạm Thị Loan1, Lê Anh Tuấn2
Ngày nhận bài: 14/3/2014; Ngày phản biện thông qua: 25/7/2014; Ngày duyệt đăng: 10/2/2015
TÓM TẮT
Hải Phòng là một trong những địa phương có nghề nuôi cá biển phát triển trong khoảng 10 năm trở lại đây và phát
triển mạnh nhất vào năm 2006, số lượng bè nuôi lên tới 531 bè với 7.697 lồng, sản lượng 1.956 tấn năm 2006. Tuy nhiên,
sản lượng cá nuôi đang có xu hướng giảm do ô nhiễm môi trường nước dẫn đến phát sinh dịch bệnh trên cá, làm giảm tỷ
lệ sống, giảm sản lượng nuôi. Kỹ thuật nuôi còn hạn chế và thói quen sử dụng thức ăn hoàn toàn bằng cá tạp đã làm ảnh
hưởng xấu tới chất lượng môi trường nước. Trong nghiên cứu này, chúng tôi theo dõi các lồng nuôi hai loài cá song chấm
nâu và cá giò tại 30 hộ nuôi ở Bến Bèo, Cát Bà, Hải Phòng trong 12 tuần nhằm đánh giá tình hình sử dụng thức ăn, tốc
độ sinh trưởng của cá và tác động của việc sử dụng thức ăn nuôi cá lên môi trường ở Bến Bèo, Cát Bà. Thức ăn của cá
hoàn toàn bằng cá tươi; trong đó cá nục được sử dụng nhiều nhất trong nuôi cá chiếm 59%, tiếp đến là cá nhâm 22%, cá
đối 10%. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cá song chấm nâu có tốc độ sinh trưởng thấp hơn cá giò (P < 0,05). Hệ số thức ăn
(FCR
af
) của cá song (9,93) lớn hơn của cá giò (6,57). Hàm lượng nitơ thải ra môi trường do sử dụng thức ăn trong nuôi cá
song (156,49 g/kg cá) cao hơn nuôi cá giò (81,59 g/kg cá) (p>0,05)
Từ khóa: cá biển, cá tạp, cá giò, cá song chấm nâu, Hải Phòng
ABSTRACT
Hai Phong has been one of the pioneers in the development of marine fi sh aquaculture over the past 10 years and
got the peak in the year 2006, with 531 farms, 7,697 cages and 1,956 tons. However, fi sh production seemed to decline
because of water pollution which then caused fi sh diseases outbreaks, reduced survival rates and production. The limitation
of culture techniques and feeding using entire trash fi sh had negative impacts on water quality. A 12-week monitor and
observation of the sea cages of two main cultured fi shes including prange-spotted grouper and cobia in 30 households in
Ben Beo (Cat Ba district) conducted in order to evaluate the use of food, growth rates, and the impact of the use of trash
fi sh on the water environment. Cultured fi shes were entirely fed on trash fi sh, of which Sardinella fi mbriata was mainly used
(59%), followed by Decapterus (22%) and Mugiliformes (10%). The results showed that the growth rate of orange-spotted
grouper was lower than that of cobia (P<0,05). The feed conversion ratio (FCR
af
) of grouper (9,93) is higher than that of
cobia (6,57) (P>0,05). The total nitrogen content released from the use of trash fi sh in grouper was higher than in cobia
(156,49 as opposed to 81,59g/kg fi sh) (P>0,05).
Keywords: marine fi sh, cobia, prange-spotted grouper, feeds, trash fi sh, Hai Phong
1 Phạm Thị Loan: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang
2 TS. Lê Anh Tuấn: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hải Phòng là một trong những địa phương có
nghề nuôi cá biển phát triển trong khoảng 10 năm
trở lại đây và phát triển mạnh nhất vào năm 2006,
số lượng bè nuôi lên tới 531 bè với 7.697 lồng,
sản lượng 1.956 tấn năm 2006. Tuy nhiên, thực tế
hiện nay tại vịnh Cái Bèo, nghề nuôi cá biển đang
trải qua giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng, đặc
biệt năm 2008 hiện tượng cá nuôi chết hàng loạt đã
gây khó khăn cho người nuôi. Nguyên nhân có thể
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
122 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
kể tới do ô nhiễm môi trường, do dịch bệnh, do chi
phí thức ăn tăng cao, do nguồn vốn của dân có
hạn, do kỹ thuật nuôi của người dân còn hạn chế
Hiện tại số lượng bè nuôi tại Cát Bà giảm xuống rất
nhiều: năm 2008 số lượng vịnh Bến Bèo có 305 bè
nuôi với 6.478 ô lồng thì năm 2010 theo thống kê
mới nhất của cơ quan chức năng thì số lượng bè
nuôi còn 240 bè và số lượng ô lồng trung bình trên
bè là 30-60 ô lồng nhưng số lượng ô lồng thực tế sử
dụng chỉ đạt khoảng 70% [3], [4].
Vì vậy, việc nghiên cứu tình hình sử dụng thức
ăn, hiệu quả kỹ thuật và tác động môi trường trong
nuôi cá biển tại Cát Bà, Hải Phòng là thực sự cần
thiết từ đó đề xuất một số giải pháp liên quan tới
việc quản lý và sử dụng thức ăn trong nuôi lồng cá
biển cho vùng nhằm góp phần thúc đẩy phát triển
nuôi lồng cá biển ở Cát Bà nói riêng và nghề nuôi cá
biển của nước ta nói chung theo hướng ngày càng
bền vững.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
60 lồng nuôi cá thuộc 30 hộ ở vịnh Bến Bèo
được chọn để theo dõi, bao gồm 30 lồng nuôi cá
song chấm nâu, 30 lồng nuôi cá giò. Mỗi lồng được
xem là một lần lặp được theo dõi trong thời gian 12
tuần đề xác định tỷ lệ các loại cá chính làm thức ăn
trong nuôi từng đối tương, sinh trưởng của cá nuôi,
tác động của việc cho cá ăn lên môi trường nuôi.
2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: kế thừa
các số liệu, tài liệu liên quan tại Sở Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Hải Phòng, Hội Nông dân,
Phòng Nông nghiệp huyện Cát Hải, Cát Bà.
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Khảo sát
toàn bộ khu vực nghiên cứu và phỏng vấn trực tiếp
các hộ nuôi bằng phiếu điều tra đã thiết kế sẵn. Mục
đích điều tra nhằm điều tra loại thức ăn sử dụng,
hiệu quả kinh tế trong nuôi lồng cá biển, nắm được
nhận thức của người dân về việc sử dụng thức ăn
viên so với thức ăn là cá tươi. Các số liệu điều tra
bao gồm: Thông tin chung (họ tên, địa chỉ, đối tượng
nuôi), hiện trạng sử dụng thức ăn cho nuôi lồng cá
biển (nguồn thức ăn, biến động thức ăn, giá cả),
hiệu quả kinh tế (thả giống và thu hoạch, trang thiêt
bị, lao động, tín dụng), thông tin khác [5].
Thu mẫu thức ăn là cá tươi: thu 3 loài cá chính
(cá nhâm, cá nục, cá đối) số còn lại gộp chung
thành “cá khác” (thu 3 mẫu/loài; 3 con/mẫu) sau đó
tính trung bình chung tỷ lệ % cá tạp trong từng đối
tượng. Đối với cá nuôi cũng tương tự (thu 3 mẫu/loài;
3 con/mẫu).
Phân tích hàm lượng nitơ trong thức ăn (tiến
hành thu mẫu ngẫu nhiên 3 mẫu/loài; 3 con trên
mẫu) và trong cơ thể cá trước và sau thời gian
theo dõi (3 mẫu/loài; 3 con trên mẫu) để tính được
hàm lượng nitơ thải ra môi trường. Cá được bảo
quản bằng thùng xốp có đựng xốp đưa về phòng
thí nghiệm, mẫu được sấy khô ở 50C trong 2h và
được giã mịn và được xác định bằng phương pháp
Kjedahl [1].
Với hàm lượng muối dinh dưỡng NH4
+ và PO4
3,
thu mẫu ngẫu nhiên trong khu vực lồng nuôi (3 mẫu/
khu vực), mẫu được đựng trong lọ và bảo quản
trong tủ lạnh được phân tích bằng phương pháp so
mầu. Test NH4
+ sử dụng hóa chất KNaC4H4O6 30%
và Nessle: Lấy 5ml mẫu nước, 1ml KNaC4H4O6 và 3
giọt Nessle cho vào lọ nhỏ lắc đều để khoảng 5 phút
và tiến hành so màu. Test PO4
3- sử dung hóa chất
Sulfomoliplic: Lấy 5ml mẫu nước, 1ml Sulfomoliplic
và thiếc (vài hạt) vào lọ nhỏ lắc đều để 5 phút và tiến
hành so màu [14].
3. Các chỉ tiêu đánh giá
Ws (kg): Khối lượng trung bình của cá khi bắt
đầu theo dõi :Ws = Tổng khối lượng trung bình của
30 con cá cân ngẫu nhiên trong lồng. We (kg): Khối
lượng của cá khi kết thúc theo dõi :We = Tổng khối
lượng trung bình của 30 con cá cân ngẫu nhiên
trong lồng.
DGR (g/ngày); Tốc độ sinh trưởng hàng ngày
(Daily Growth Rate): DGR (g/ngày) = (We-Ws)/d.
DGC (% ngày): Hệ số sinh trưởng hàng ngày (Daily
Growth Coeffi cient): DGC (% ngày) = (We1/3 - Ws1/3)
x 100/d.
SR (%): Tỷ lệ sống = (Số cá thả ban đầu - số cá
chết) x 100/(số cá thả ban đầu)
FCR: hệ số sử dụng (tiêu tốn) thức ăn - lượng
thức ăn (tính theo khối lượng khô, kg) cần dùng để
tăng một đơn vị khối lượng cá nuôi trong khoảng
thời gian theo dõi.
FCR =
Tổng lượng thức ăn
Khối lượng gia tăng
4. Phân tích, xử lý số liệu
Phân tích số liệu thông qua việc tính toán các
giá trị trung bình (Mean), tỷ lệ phần trăm (%) và các
giá trị thống kê khác. Số liệu thu thập được xử lý
bằng phần mềm Excel.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 123
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1 Tình hình sử dụng thức ăn cho nuôi lồng cá
biển tại Cát Bà, Hải Phòng
1.1. Loại thức ăn và nguồn gốc thức ăn
Kết quả điều tra 30 hộ cho thấy 100% số hộ
nuôi sử dụng cá tạp làm thức ăn nuôi cá. Thành
phần cá tạp bao gồm các loại cá bé và các loại giáp
xác nhỏ làm thức ăn như: cá nhâm, cá nục, cá đối
Trước đây có một số hộ nuôi đã từng sử dụng thức
ăn công nghiệp để cho cá ăn nhưng một vài năm
gần đây đã sử dụng hoàn toàn cá tạp. Cá tạp sử
dụng làm thức ăn cho cá nuôi được ngư dân đánh
bắt ở vùng ven biển bằng nghề chài, chụp, vây, lưới
kéo Hàng ngày các cơ sở thu mua đi thu gom
mua cá tạp của ngư dân chuyên làm nghề khai thác
để bán lại cho các hộ nuôi cá. 94% trong tổng số 30
hộ được điều tra mua cá tạp từ các cơ sở thu mua,
chỉ có 6% sử dụng nguồn cá tạp tự đánh bắt. Cá tạp
được để nguyên con trong hoặc xay nhỏ chia làm
nhiều túi nilon và đặt trong thùng xốp có đá cây đập
nhỏ để bảo quản.
1.2. Tỷ lệ cá tạp trong đánh bắt
Kết quả điều tra cho thấy, trong các mẻ cá tạp
đánh bắt có khoảng 3-5 loài cá, mực, cua còng.
Trong đó cá nhâm, cá dìa, cá nục, cá đối là chủ yếu.
Trong đó cá nục với tỷ lệ trung bình 59%, cá nhâm
22%, cá đối 10%, cá dìa 6%, loài khác 3%.
Hình 1. Tỷ lệ trung bình cá tạp trong đánh bắt
2 Đánh giá hiệu quả kỹ thuật nuôi lồng cá biển
qua tốc độ sinh trưởng của cá
2.1. Tỷ lệ sử dụng thức ăn trong nuôi các loài cá
chính (cá song, cá giò)
100% số hộ dân trên vịnh Bến Bèo sử dụng cá
tạp với tỷ lệ giống nhau để nuôi cá giò Rachycentron
canadum và cá song Epinephelus spp). Không có
sự khác nhau về thành phần thức ăn sử dụng cho
2 đối tượng trên.
2.2. Sinh trưởng của cá nuôi
Bảng 1. Tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá
Chỉ tiêu Cá giò Cá song
Khối lượng trung bình của cá bắt đầu theo dõi (g) 57,30 ± 1,73a 111,4 ± 3,62a
Khối lượng của cá khi kết thúc theo dõi (g) 344,55 ± 8,88a 165 ± 5,14b
Tốc độ sinh trưởng hàng ngày (g/ngày) 3,19 ± 0,10a 0,79 ± 0,07b
Hệ số sinh trưởng hàng ngày (%/ngày) 3,50 ±0,08a 0,97 ± 0,09b
Hệ số thức ăn tính theo chất tươi FCRaf 6,57 ±0,06
a 9,93 ± 0,09a
Tỷ lệ sống (%) 69,02 ±0,95a 70,46 ± 0,95a
Ghi chú: a, b Trong cùng một hàng các giá trị trung bình có ký tự viết lên trên không giống nhau thì khác nhau có ý nghĩa (p<0,05). Số liệu
trình bày là giá trị trung bình ± sai số chuẩn.
Hệ số thức ăn tươi FCRaf tăng dần từ cá giò
đến cá song tương ứng là 6,57 và 9,93 (P>0,05).
Lý do không có sự sai khác có thể do người dân
tại khu vực Bến Bèo sử dụng tỷ lệ cá tạp để nuôi
cá giò và cá song là như nhau Chất lượng thức
ăn nếu đáp ứng được nhu cầu cho cá thì FCRaf sẽ
thấp và ngược lại FCRaf sẽ cao. Cá giò có nhu cầu
protein thấp hơn cá song nên dễ được đáp ứng về
nhu cầu hơn so với cá song. Điều này có thể lý giải
cho sự khác nhau về FCRaf giữa hai loài (bảng 1).
Mặt khác, khác với loài cá khác, thường có thể sử
dụng lipid thức ăn làm năng lượng để phục hồi phục
vụ các hoạt động sống như bơi lội, bắt mồi... cá song
nói chung thường sử dụng protein trong thức ăn
để vừa kiến tạo cơ thể, vừa làm nguồn năng lượng
nên nó đòi hỏi lượng thức ăn ăn vào cao, do đó
FCRaf cũng cao [9], [12, [17]. Ngoài ra, có thể do
người nuôi cho cá ăn thức ăn thừa, nhất là đối
tượng nuôi có giá trị kinh tế cao như cá song đã
làm thất thoát một lượng thức ăn ra môi trường, làm
tăng FCRaf của cá nuôi.
Mặt khác, tỷ lệ sống cao hay thấp của hai đối
tượng này còn tùy thuộc vào chất lượng cá giống
ban đầu. Đây đang là vấn đề trong công tác quản lý
về nuôi trồng thủy sản vì chất lượng con giống chưa
được kiểm soát chặt chẽ, đặt biệt chất lượng giống
nhập qua đường tiểu ngạch.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
124 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Hàm lượng nitơ thải ra môi trường do sử dụng
thức ăn trong nuôi cá song (156,49g/kg cá) lớn hơn
so với trong nuôi cá giò (81,59g/kg cá) (P>0,05). Kết
quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng nitơ thải ra phóng
thích ra môi trường từ hoạt động nuôi cá song và cá
giò tại Bến Bèo không có sự sai khác. Việc sử dung
các loại thức ăn khác nhau sẽ dẫn tới phóng thích
nitơ tổng ra môi trường khác nhau. Kết quả nghiên
cứu của Lê Anh Tuấn (2008) chỉ ra, hàm lượng nitơ
thải ra môi trường do nuôi cá mú chấm đen bằng
thức ăn viên (167,59g/kg cá) giảm đi rất nhiều so với
nuôi bằng thức ăn cá tươi (210,21g/kg cá) [12].
Mặt khác, hệ số thức ăn tươi (FCRaf) của cá
song (9,93) lớn hơn cá giò (6,57). Điều này khẳng
định sự thất thoát thức ăn chủ yếu từ hoạt động
nuôi cá song và mức độ ô nhiễm (thể hiện qua nitơ
thải) chủ yếu từ việc nuôi cá song chấm nâu. Mức
độ ô nhiễm này cao hơn rất nhiều so với một số loại
thức ăn dùng cho nuôi cá hồi ở châu Âu [17]. Theo
Iwama (1999), hàm lượng nitơ tổng số thải ra từ
hoạt động nuôi cá hồi (Oncorhynchus mykiss) ước
nằm trong khoảng 45-77g/kg cá.
3.2. Diễn biến chất dinh dưỡng NH4
+ và PO4
3-
Hình 2. Diễn biến NH
4
+ và PO
4
3- tại vịnh Bến Bèo, Hải Phòng
Hàm lượng các chất dinh dưỡng khu vực lồng
nuôi cá cao từ tháng 4 đến tháng 11, NH4
+ dao động
từ 0,11-0,19mg/l, PO4
3- dao động từ 0,07-0,13mg/l
(hình 2). Cao nhất là vào thời điểm tháng 10 và tháng
11 vì đây là vào thời điểm mùa mưa, nước từ lục địa
tràn vào, hoạt động nuôi cá diễn ra nhiều. NH4
+
khu
vực lồng nuôi tại vịnh Bến Bèo vượt ngưỡng 0,1mg/l
theo quy chuẩn Việt Nam [2, 7, 10].
Qua bảng 2 và hình 2 ta thấy mức độ tích tụ
chất dinh dưỡng cụ thề là hàm lượng NH4
+ có xu
hướng tăng theo thời gian nuôi, môi trường đã ở
mức bão hòa, không thể dung nạp được vật chất
này nữa hay nói cách khác, sự tích tụ nitơ đã vượt
quá sức tải của môi trưởng. Tuy nhiên, do nghiên
cứu chỉ tiến hành trên một phạm vi hẹp nên đây có
thể xem xét là sự ô nhiễm cục bộ theo thời điểm, có
thể là vào mùa mưa thì một lượng lớn chất hữu cơ
từ thượng nguồn đổ về sẽ làm thủy vực phì dưỡng.
Ngoài ra, Bến Bèo là thủy vực mở, có sự trao đổi
nước tương đối tốt nên hiện tượng này có thể không
gây ảnh hưởng lớn.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Các hộ nuôi cá biển ở Bến Bèo sử dụng 100%
cá tạp làm thức ăn cho cá nuôi. Cá nục là loại thức
ăn được sử dụng nhiều nhất (59%), tiếp theo là cá
nhâm (22%), cá đối (10%), cá dìa (6%) và các loài
cá khác (3%).
Trong 90 ngày theo dõi, tốc độ sinh trưởng của
cá giò (41 – 469 g/con) nhanh hơn nhiều so với cá
song (88 – 220 g/con). Hệ số sử dụng thức ăn và
tỷ lệ sống của cá giò và cá song lần lượt là 9,93,
70,5% và 6,69; 69%.
3. Đánh giá tác động của việc sử dụng thức ăn trong nuôi lồng cá biển lên môi trường ở vùng biển Bến
Bèo, Cát Bà
3.1. Hàm lượng nitơ thải từ hoạt động nuôi lồng cá biển
Bảng 2. Hàm lượng nitơ
Chỉ tiêu Cá giò Cá song
Hàm lượng nitơ trong thức ăn tính theo chất khô (g/kg) 29,48 ± 0,09a 29,48 ± 0,09a
Hàm lượng nitơ trong cơ thể cá lúc bắt đầu theo dõi (g/kg) 29,08 ± 0,30a 82,86 ± 0,43a
Hàm lượng nitơ trong cơ thể cá lúc kết thúc theo dõi (g/kg) 86,11 ± 0,84a 87,19 ± 0,38a
Hệ số thức ăn tính theo chất tươi (FCRaf) 6,57 ± 0,06
a 9,93 ± 0,09a
Hàm lượng nitơ thải ra môi trường (g/kg cá) 81,59 ± 1,36a 156,49 ± 1,60a
Ghi chú: a, b Trong cùng một hàng các giá trị trung bình có ký tự viết lên trên không giống nhau thì khác nhau có ý nghĩa (p<0,05). Số liệu
trình bày là giá trị trung bình ± sai số chuẩn
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 125
Hàm lượng nitơ ước tính thải ra môi trường do sử
dụng thức ăn cá tạp trong nuôi cá song (156,49 g/kg cá)
cao hơn nuôi cá giò (81,59 g/kg cá).
2. Kiến nghị
Cần có các giải pháp chủ động nguồn giống cá
biển phục vụ phát triển nghề nuôi cá biển ở Cát Bà
tương ứng với tiềm năng.
Cần quy hoạch tổng thể, khoa học vùng nuôi
trồng thủy sản; bố trí số lượng lồng nuôi phù hợp,
các giải pháp quản lý môi trường và phòng trị bệnh
hiệu quả.
Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, chuyển
giao công nghệ cho người nuôi cá biển nhằm phát
triển bền vững nghề nuôi cá biển tại Cát Bà.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Tài nguyên Môi trường, 1995. Tiêu chuẩn hóa phân tích (AOAC:1995).
2. Bộ Tài nguyên Môi trường, 2008. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ (QCVN 10:2008/BTNMT).
3. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cát Bà, 2009. Báo cáo tình hình nuôi trồng hải sản vùng biển Cát Bà,
Hải Phòng.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, 2011. Báo cáo hiện trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng hải sản trên
vùng biển Cát Bà, Hải Phòng.
5. Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Australia (ACIAR), 2010. Dự án Nâng cao tính bền vững trong chế biến và sử
dụng thức ăn cho nuôi trồng hải sản tại Việt Nam và Úc. Việt Nam.
6. Trần Lưu Khanh, Nguyễn Đức Cự, Trương Văn Bốn và nnk, 2006. Nghiên cứu sức chịu tải, khả năng tự làm sạch môi trường
của một số thuỷ vực nuôi cá lồng bè, làm cơ sở phát triển hợp lý nghề nuôi hải sản ven bờ biển Hải Phòng - Quảng Ninh.
Viện Nghiên cứu Hải sản.
7. Trần Lưu Khanh, 2009. Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực nuôi cá lồng bè Cát Bà, Hải Phòng, Trung tâm Quốc gia
quan trắc cảnh báo môi trường biển.
8. Nguyễn Văn Lung, 2009. Nghiên cứu hiện trạng khai thác và sử dụng cá tạp (cá non, cá chưa trưởng thành, cá kém chất
lượng, cá con có giá trị kinh tế thấp) của một số nghề khai thác chủ yếu (kéo, đáy, te, vây, vó, mành, chụp, mực. Trung tâm
Khuyến nông Quốc gia, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Mai, 2010. Kỹ thuật nuôi lồng cá biển và tác động của việc sử dụng thức ăn nuôi cá lên môi trường ở vùng biển
Vân Đồn, Quảng Ninh. Luận văn Thạc sĩ. Khoa Nuôi trồng thủy sản. Trường Đại học Nha Trang.
10. Mai Văn Tài, 2011. Quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh thủy sản một số vùng nuôi thủy sản miền Bắc Việt Nam.
Trung tâm nghiên cứu quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực miền Bắc.
11. Lê Anh Tuấn, 2005. Nguồn lợi “cá tạp” ở biển Việt Nam: thành phần, sản lượng, các hướng sử dụng chính và tính bền vững
khi làm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản, trong kỷ yếu Hội thảo toàn quốc về Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản ngày
14 - 15/1/2005 tại Hải Phòng. NXB Nông nghiệp Hà Nội: 379-387.
12. Lê Anh Tuấn, 2008. Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và thử nghiệm sản xuất thức ăn viên cho cá mú chấm đen
(E. malabaricus). Luận án Tiến sĩ. Khoa Nuôi trồng Thủy sản. Trường Đại học Nha Trang.
13. Lê Anh Tuấn, 2008. Sơ bộ đánh giá hiệu quả kỹ thuật, kinh tế và môi trường của việc nuôi lồng cá mú chấm đen (Epinephelus
malabaricus), bằng cá tươi và thức ăn viên. Trường Đại học Nha Trang.
Tiếng Anh
14. APHA,1998. Standard methods for examination of water and wastewater. 20th Edition, United Book Press, USA.
15. Julio A. Serrano, Gholam R. Nematipour and Delbert M.Gatlin III, 1992. Dietary protein requirement of the red drum
(Sciaenops ocellatus and relative use of dietary carbohydrate and lipid, Aquaculture Volume 101, Issues 3-4: 283-291.
16. Silva S.S và Anderson, T.A., 1995. Fish nutrition in aquaculture. Chapman and Hall, 91p.
17. William, K.C., 2000. Aquaculture Feed Consultancy for Care Mariculture in Khanh Hoa Province, Viet Nam, Miscellaneous
publication, CSIRO Marine Reseach, Brisbane, Australia, 23pp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nuoi_ca_bien_tai_cat_ba_hai_phong_tinh_hinh_su_dung_thuc_an.pdf