Nữ viên chức Đại học Thái Nguyên "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

Dưới sự tổ chức của Ban Nữ công Công đoàn Đại học Thái Nguyên, tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sự tạo điều kiện của chính quyền, đội ngũ nữ cán bộ công chức sẽ duy trì và triển khai các hoạt động công tác với mục tiêu đạt hiệu quả cao. Chị em sẽ tiếp tục được tuyên truyền, phổ biến, hiểu thấu đáo và thực hiện đầy đủ hơn Luật bình đẳng giới nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội cho tất cả các nữ cán bộ công chức được tham gia, cống hiến, hưởng thụ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, gia đình nói chung và trong Đại học Thái Nguyên nói riêng - như nam giới. Nữ viên chức sẽ luôn kiên trì phấn đấu, thực hiện tốt các phong trào thi đua 2 giỏi, phong trào “Phụ nữ tích cực, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, phong trào xây dựng “gia đình nhà giáo tiêu biểu” nhằm tiếp tục khẳng định mình trong mọi mặt công tác, đời sống. Ban Nữ công Công đoàn Đại học Thái Nguyên và các Công đoàn cơ sở cần xây dựng kế hoạch hoạt động từng năm, với các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể kèm theo các giải pháp thực hiện, đặc biệt chú trọng việc tổ chức phát động thi đua, khen thưởng, động viên, rút kinh nghiệm kịp thời qua mỗi giai đoạn thực hiện. Trong giai đoạn tới, nữ viên chức Đại học Thái Nguyên cần phát huy hơn nữa phẩm chất "Năng động, sáng tạo, trung hậu, đảm đang", đẩy mạnh các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc" lên một bước phát triển mới, với nội dung cụ thể, thiết thực, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của chiến lược xây dựng và phát triển Đại học Thái Nguyên thành Đại học trọng điểm, trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam

pdf6 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nữ viên chức Đại học Thái Nguyên "Giỏi việc nước, đảm việc nhà", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
51(3): 3 - 7 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009 3 NỮ VIÊN CHỨC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN "GIỎI VIỆC NƯỚC, ĐẢM VIỆC NHÀ" Ban Nữ công Công đoàn ĐH Thái Nguyê 51(3): 3 - 7 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009 4 1. Đội ngũ cán bộ nữ Đại học Thái Nguyên phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định "Non song gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ". Ghi nhớ lời dạy của Bác, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm đến công tác cán bộ nữ và những chương trình hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ. Trong dòng chảy chung, Đại học Thái Nguyên đã xác định: Công tác cán bộ nữ là một trong những nhiệm vụ quan trọng, làm tốt công tác cán bộ nữ sẽ góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Đại học Thái Nguyên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây chính là tiền đề, là môi trường cho cán bộ nữ phát huy hết khả năng, trí tuệ của mình trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Trải qua 15 năm, trong sự phát triển chung của Đại học Thái Nguyên, với sự nỗ lực phấn đấu của mình và sự tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, đội ngũ nữ viên chức Đại học Thái Nguyên đã phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng. Về số lượng, trong tổng số 3098 cán bộ công chức của toàn Đại học thì số cán bộ viên chức nữ là 1.572 người (chiếm 50,9%). Nếu tính riêng khối giảng dạy, số nữ giảng viên hiện có 835 người trong tổng số 1720 cán bộ giảng dạy toàn Đại học, chiếm tỉ lệ 48,5%. Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trong số 835 giảng viên nữ, số người đạt trình độ sau đại học chiếm 70%. Cụ thể: 60 chị em đạt học vị tiến sĩ, trong đó 08 người đã được phong chức danh phó giáo sư, 520 thạc sĩ và chuyên khoa cấp I. Ngoài ra, còn 80 người đang là nghiên cứu sinh, 200 người khác đang được đào tạo trình độ thạc sĩ ở cả trong và ngoài nước. Theo tính toán, đến năm 2010 Đại học Thái Nguyên sẽ có từ 80 đến 85 nữ tiến sĩ, phó giáo sư, 750 đến 800 thạc sĩ và khoảng 90% số cán bộ công chức (CBCC) nữ có trình độ từ Đại học trở lên. Trong quá trình tham gia giảng dạy, hướng dẫn học sinh, sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh, rất nhiều giảng viên nữ đã tích cực vận dụng những phương pháp dạy học hiện đại để phát huy tính chủ động của người học. Có thể nói, trong đội ngũ cán bộ nữ của Đại học Thái Nguyên, mỗi người một hoàn cảnh, trong đó có nhiều người còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhưng tuyệt đại đa số các chị đã tham gia rất tự giác, nhiệt tình và hiệu quả vào phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”. Nhờ sự kiên trì học tập, phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, mà đội ngũ giảng viên nữ nhìn chung luôn đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và công nghệ ở nhà trường đại học, đã khẳng định vai trò quan trọng của mình đối với việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng ở mọi bậc đào tạo của Đại học Thái Nguyên. Bên cạnh đó, đội ngũ nữ viên chức Đại học Thái Nguyên còn có ý thức trau dồi, bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị. Các chị luôn tham gia đầy đủ, nghiêm túc các đợt sinh hoạt chính trị do các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể tổ chức. Những cuộc tham gia bàn luận trong giờ giải lao giữa các tiết học - mặc dù ngắn ngủi - về tình hình trong nước và trên thế giới của các nữ giảng viên chứng tỏ họ luôn tự cập nhật những diễn biến, những hoạt động về chính trị, 51(3): 3 - 7 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009 5 kinh tế, xã hội, quân sự trong và ngoài nước. Việc làm đó không những nâng cao được nhận thức cho mỗi người, mà các chị còn có thể thường xuyên vận dụng, tuyên truyền, góp phần đưa sự hiểu biết về đường lối lãnh đạo cách mạng nói chung, và quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục, đào tạo nói riêng vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực vừa có chuyên môn vững vàng, vừa có đạo đức, phẩm chất tốt cung cấp cho khu vực trung du, miền núi phía Bắc và cho cả nước. Để nâng cao được trình độ về lý luận chính trị, nhiều chị đã khắc phục mọi khó khăn, thu xếp công việc chuyên môn, việc gia đình để có thời gian tham gia những lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chính trị do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Hiện nay, trong đội ngũ viên chức nữ đã có 22 chị đạt trình độ cử nhân và cao cấp lí luận, 680 chị đạt trình độ trung cấp và tương đương về lý luận chính trị. 2. Một số thành tích của đội ngũ nữ viên chức Đại học Thái Nguyên trong thời gian qua Nhờ có ý thức thường xuyên học tập, phấn đấu nâng cao trình độ mọi mặt, đồng thời nêu cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, nên những năm qua, đội ngũ nữ viên chức Đại học Thái Nguyên, kể cả khối trực tiếp giảng dạy và khối phục vụ đào tạo đã thu được nhiều thành tích đáng ghi nhận, đóng góp công lao rất lớn vào sự phát triển chung của Đại học. Hầu hết nữ giảng viên Đại học Thái Nguyên rất tâm huyết với nghề nghiệp. Các chị đã đầu tư suy nghĩ, trăn trở để tìm tòi đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Nhiều giảng viên có thể ứng dụng khá nhuần nhuyễn công nghệ thông tin vào soạn giảng, làm cho các bài giảng trở nên sinh động, giúp sinh viên tiếp thu kiến thức một cách chủ động và còn mở ra định hướng để họ tiếp tục tự học, tự nghiên cứu. Phần lớn nữ giảng viên có chức danh phó giáo sư và tiến sĩ đều tham gia đào tạo sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I, cấp II), nhiều chị đã trực tiếp hướng dẫn và tham gia hướng dẫn thành công hàng chục luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, hướng dẫn đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ của sinh viên. Trong quá trình đó, nhiều chị đã trưởng thành, trở thành giảng viên, nhà khoa học có uy tín đối với cả trong và ngoài Đại học Thái Nguyên, thực sự là những nhà giáo tiêu biểu, say mê với nghề và hết lòng với học sinh, sinh viên. Trong công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ, đội ngũ cán bộ khoa học nữ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện các đề tài, dự án các cấp và các hoạt động khoa học khác của Đại học Thái Nguyên. Trong nhiều năm trở lại đây, các chị thường làm chủ nhiệm tới 50% tổng số đề tài nghiên cấp Bộ, cấp Bộ trọng điểm, đề tài nghiên cứu cơ bản của Đại học hàng năm (so với trước đây 5 năm, số lượng cán bộ khoa học nữ làm chủ nhiệm đề tài chỉ chiếm tỉ lệ từ 28 - 30% tổng số đề tài cấp Bộ trở lên hàng năm, số còn lại chủ yếu là thực hiện đề tài cấp cơ sở). Điều này đã khẳng định sự trưởng thành thực sự và khả năng làm chủ trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ nữ của Đại học. Nhiều nhà khoa học nữ đã mạnh dạn đi vào nghiên cứu, đề xuất ứng dụng đối với các lĩnh vực khoa học mới và hiện đại như: công nghệ nanô, công nghệ sinh học, hoặc tham gia các nghiên cứu các đề tài, dự án về các vấn đề mới mà từ thực tiễn (sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội) ở nhiều địa phương miền núi yêu cầu như: Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Giang Chính từ sự kiên trì và thái độ làm việc nghiêm 51(3): 3 - 7 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009 6 túc, trung thực và nhiệt thành trong khoa học mà đội ngũ cán bộ nữ đã thu được nhiều kết quả nghiên cứu có giá trị đối với công tác: hoạch định chính sách, phát triển sản xuất, khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường ở các địa phương của khu vực, hoặc ứng dụng trong quá trình giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo của Đại học. Từ những kết quả nghiên cứu đó, những năm qua các chị đã công bố được hàng trăm bài báo khoa học trên nhiều tạp chí khoa học có uy tín trong nước và quốc tế, xuất bản được nhiều giáo trình, tài liệu khoa học là sản phẩm của các công trình nghiên cứu, hướng dẫn được nhiều sinh viên làm đề tài khoa học dự thi và đạt giải cao trong các kỳ thi sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc. Trong phong trào nghiên cứu khoa học công nghệ, một số cán bộ khoa học nữ tiêu biểu đã được suy tôn, đề cử và nhận được các giải thưởng nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, cấp quốc gia, được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tặng thưởng Huy chương Vì sự nghiệp Khoa học Công nghệ... Năm 2003 và năm 2006, Ban Nữ công Công đoàn Đại học Thái Nguyên đã tổ chức thành công hai Hội nghị khoa học của nữ cán bộ giảng dạy nhằm ghi nhận và động viên phong trào nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên nữ. Song song với việc thực nhiệm vụ chính là giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ đào tạo, nữ viên chức Đại học Thái Nguyên còn chủ động tham gia nhiệt tình, có hiệu quả vào các hoạt động văn hóa - xã hội dưới sự vận động, tổ chức, hướng dẫn của Ban Nữ công công đoàn ngành, của Ban Nữ công liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên như: xây dựng quỹ vì người nghèo, vì trẻ em bị thiệt thòi, đóng góp, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, nạn nhân chất độc màu da cam, xây dựng tượng đài bà mẹ Việt Nam anh hùng, xây dựng nhà tình nghĩa; Đã phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động thiếu niên nhi đồng và nhiều hoạt động đoàn thể khác ở tỉnh Thái Nguyên và Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam (kỷ niệm tết thiếu nhi 1/6, tết Trung thu, tổ chức cho các cháu đến thăm Hà Nội, viếng lăng Bác Hồ, tổng kết, khen thưởng cho các cháu có thành tích học tập cao, đạt giải thưởng quốc gia, tỉnh, thành phố, hoạt động mặt trận, công tác Hội phụ nữ). Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự tạo điều kiện của chính quyền, hàng năm các chị tổ chức và tham gia sôi nổi các hoạt động tinh thần, đồng thời gắn chuyên môn, nghiệp vụ vào những ngày lễ: 8/3, 20/10, như: nói chuyện chuyên đề, thi văn nghệ, khiêu vũ, thi tìm hiểu Luật Giáo dục và quy chế đào tạo tín chỉ, thi đấu thể thao, văn nghệ Trong hoạt động văn nghệ, thể thao, chị em luôn là những người tích cực tham gia, đóng góp nhiệt tình cho phong trào: thi đấu bóng chuyền, cầu lông, tennis, bóng bàn Trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu về "đảm việc nhà", xây dựng gia đình hạnh phúc dường như đã trở nên khó khăn hơn, đòi hỏi người phụ nữ phải tốn nhiều công sức, trí tuệ và tình cảm mới có thể đạt được. Với nhu cầu ngày càng cao trong cuộc sống về vật chất, tinh thần thời hiện đại, áp lực từ công việc, từ xã hội với cơ chế thị trường mang tính cạnh tranh và phức tạp, đã khiến người phụ nữ phải luôn linh hoạt, tỉnh táo để chăm lo xây dựng và bảo vệ tổ ấm gia đình. Nhưng những con số sau đây đã chứng minh rằng, tuyệt đại đa số nữ viên chức Đại học Thái Nguyên đã làm tròn thiên chức của người phụ nữ trong gia đình, góp công sức quan trọng vào thành tích: 100% gia đình chị em đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” và “Gia đình văn hóa xuất sắc”, con của các chị hầu hết không mắc tệ nạn xã hội. Không những thế, hàng năm có hàng trăm cháu con cán bộ công chức nữ của Đại học đã đạt thành tích cao trong học tập, đạt giải học 51(3): 3 - 7 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009 7 sinh giỏi từ cấp thành phố, tỉnh, quốc gia. Nhiều cháu đủ điều kiện đã ra nước ngoài học tập, nhiều cháu khác tốt nghiệp đại học khá, giỏi, xuất sắc đã trở thành giảng viên đại học, hoặc làm việc ở các cơ quan nhà nước, công ty liên doanh nước ngoài. Trong dịp tổng kết, tuyên dương các gia đình nữ nhà giáo và lao động tiêu biểu năm 2007 của Công đoàn ngành và của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ban Nữ công Công đoàn Đại học Thái Nguyên được đánh giá là đơn vị có phong trào thi đua tốt, tiêu biểu của ngành. Chỉ tính trong 5 năm trở lại đây, đã có: 5 gia đình được Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên tặng Bằng khen, 5 chị được Thủ tướng Chính phủ khen tặng, 15 chị được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khen thưởng, 3 chị được Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tặng Bằng khen, 4 chị được Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng khen, 19 chị được công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam khen tặng và nhiều bằng khen, giấy khen cấp tỉnh, cấp Đại học Thái Nguyên, đặc biệt 1 chị được tuyên dương danh hiệu “Điển hình phụ nữ tài năng toàn quốc thời kỳ đổi mới”. Với sự nỗ lực phấn đấu của mình, sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể của Đại học, các chị đã và đang tham gia mạnh mẽ vào công tác quản lý. Đại học Thái Nguyên hiện có trên 150 chị là cán bộ quản lý, trong đó, 75 người là lãnh đạo các cấp chính quyền (từ lãnh đạo ban chức năng của Đại học, đến lãnh đạo các trường, khoa trực thuộc và các phòng, khoa thuộc đơn vị thành viên). Trong tổ chức Đảng, 41 chị tham gia các cấp ủy Đảng, từ ủy viên BCH Đảng bộ Đại học đến các Ban Chi ủy; về đoàn thể: 04 chị là ủy viên BCH công đoàn Đại học, 02 chị là chủ tịch công đoàn, 5 chị là phó chủ tịch và 28 chị là ủy viên BCH các công đoàn cơ sở các đơn vị thành viên. 3. Phương hướng, nhiệm vụ hoạt động công tác của nữ công chức trong thời gian tới Dưới sự tổ chức của Ban Nữ công Công đoàn Đại học Thái Nguyên, tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sự tạo điều kiện của chính quyền, đội ngũ nữ cán bộ công chức sẽ duy trì và triển khai các hoạt động công tác với mục tiêu đạt hiệu quả cao. Chị em sẽ tiếp tục được tuyên truyền, phổ biến, hiểu thấu đáo và thực hiện đầy đủ hơn Luật bình đẳng giới nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội cho tất cả các nữ cán bộ công chức được tham gia, cống hiến, hưởng thụ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, gia đình nói chung và trong Đại học Thái Nguyên nói riêng - như nam giới. Nữ viên chức sẽ luôn kiên trì phấn đấu, thực hiện tốt các phong trào thi đua 2 giỏi, phong trào “Phụ nữ tích cực, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, phong trào xây dựng “gia đình nhà giáo tiêu biểu” nhằm tiếp tục khẳng định mình trong mọi mặt công tác, đời sống. Ban Nữ công Công đoàn Đại học Thái Nguyên và các Công đoàn cơ sở cần xây dựng kế hoạch hoạt động từng năm, với các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể kèm theo các giải pháp thực hiện, đặc biệt chú trọng việc tổ chức phát động thi đua, khen thưởng, động viên, rút kinh nghiệm kịp thời qua mỗi giai đoạn thực hiện. Trong giai đoạn tới, nữ viên chức Đại học Thái Nguyên cần phát huy hơn nữa phẩm chất "Năng động, sáng tạo, trung hậu, đảm đang", đẩy mạnh các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc" lên một bước phát triển mới, với nội dung cụ thể, thiết thực, góp phần thực hiện thắng lợi mục 51(3): 3 - 7 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009 8 tiêu, nhiệm vụ của chiến lược xây dựng và phát triển Đại học Thái Nguyên thành Đại học trọng điểm, trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_1036_9517_2_829_2053135.pdf
Tài liệu liên quan