Nội dung thi tuyển công chức thuế năm 2008

Nội dung thi tuyển công chức thuế năm 2008 I. NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA CÁC CẤP NGÀNH THUẾ II PHÁP LỆNH CÁN BỘ, CÔNG CHỨC III. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG. 1. Khái niệm quản lý tài chính công. 2. Nguyên tắc quản lý tài chính công. (đã thi điểm phía bắc) 3. Lập dự toán ngân sách IV.LUẬT QUẢN LÝ THUẾ V. THỰC HÀNH TIẾT KIỆM.

doc16 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2125 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung thi tuyển công chức thuế năm 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung thi tuyển công chức thuế năm 2008 I. NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA CÁC CẤP NGÀNH THUẾ Câu 1. Trình bày nhiệm vụ quyền hạn của Tông cục Thuế.(theo QĐ76/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007). Tổng cục Thuế thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật khác có liên quan và những nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cụ thể sau đây: 1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính: a) Chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm của ngành thuế; b) Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý thuế; đề xuất, tham gia việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế; c) Dự toán thu thuế hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước; d) Các Điều ước quốc tế, các Hiệp định song phương, đa phương về thuế. 2. Tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế theo quy định của pháp luật; dự toán thu thuế hàng năm; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành thuế sau khi được phê duyệt; 3. Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế; 4. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế; 5. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; 6. Tổ chức thực hiện công tác hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật; 7. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện quy trình nghiệp vụ về đăng ký thuế, cấp mã số thuế, kê khai thuế, tính thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; quy trình nghiệp vụ về kế toán thuế và các nghiệp vụ khác có liên quan; 8. Soạn thảo, đàm phán các Điều ước quốc tế, các Hiệp định song phương hoặc đa phương về thuế theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính; tổ chức thực hiện các Điều ước, các Hiệp định, các dự án, các hoạt động hợp tác quốc tế về thuế theo quy định của pháp luật; tham gia các tổ chức quốc tế về thuế; 9. Thẩm định trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế; gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế, xoá tiền nợ thuế, tiền phạt; 10. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế, các tổ chức, cá nhân được ủy nhiệm thu thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền; 11. Kiểm tra việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, của công chức thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế; 12. Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật; 13. Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 14. Được quyền yêu cầu người nộp thuế cung cấp sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế; được yêu cầu tổ chức tín dụng, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan cung cấp tài liệu và phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế; 15. Quyết định việc ủy nhiệm cho các cơ quan, tổ chức trực tiếp thu một số khoản thuế theo quy định của pháp luật; 16. Được quyền ấn định thuế, xử lý vi phạm hành chính về thuế, truy thu thuế; thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế để thu tiền thuế nợ, tiền phạt vi phạm hành chính thuế; 17. Lập hồ sơ đề nghị khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế; thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật thuế; 18. Tổ chức thực hiện công tác thống kê thuế và chế độ báo cáo tài chính theo quy định; quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của ngành thuế; hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành thuế; 19. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, lao động trong hệ thống tổ chức ngành thuế; 20. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuế theo phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính; 21. Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định của pháp luật; thực hiện cơ chế khoán kinh phí do Thủ tướng Chính phủ quy định; 22. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao theo quy định của pháp luật. Câu 2. Trình bày /Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế (theo QĐ76/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007). Tổng cục Thuế được tổ chức quản lý tập trung, thống nhất thành hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương, theo đơn vị hành chính, có cơ cấu tổ chức như sau: 1. Ở Trung ương có Tổng cục Thuế, cơ cấu tổ chức gồm: a) Bộ máy giúp việc Tổng cục trưởng gồm có: - Ban Hỗ trợ người nộp thuế; - Ban Kê khai và Kế toán thuế; - Ban Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; - Ban Thanh tra; - Ban Pháp chế; - Ban Tuyên truyền - Thi đua; - Ban Cải cách và Hiện đại hoá; - Ban Chính sách thuế; - Ban Kiểm tra nội bộ; - Ban Dự toán thu thuế; - Ban Quản lý thuế thu nhập cá nhân; - Ban Hợp tác quốc tế; - Ban Tổ chức cán bộ; - Ban Tài vụ - Quản trị; - Văn phòng; - Cục Ứng dụng công nghệ thông tin; - Đại diện Tổng cục Thuế tại thành phố Hồ Chí Minh. b) Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc: - Trường Nghiệp vụ thuế; - Tạp chí Thuế. 2. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Cục Thuế (gọi chung là Cục Thuế tỉnh) trực thuộc Tổng cục Thuế. 3. Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có Chi cục Thuế (gọi chung là Chi cục Thuế huyện) trực thuộc Cục Thuế tỉnh. 4. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định thành lập đơn vị quản lý thuế đặc thù thuộc hệ thống Tổng cục Thuế. 5. Việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế thực hiện theo phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Câu 3. cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của cục Thuế. theo QĐ Số: 728 /QĐ-TCT ngày 18 tháng 6  năm 2007của tổng cục trưởng TCT Về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục Thuế. A. Tổ chức bộ máy. 1. Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế. 2. Phòng Kê khai và Kế toán thuế 3. Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: 4. Phòng Kiểm tra thuế 5. Phòng Thanh tra thuế: 6.  Phòng Tổng hợp – Nghiệp vụ - Dự toán  7. Phòng Pháp chế (Đối với các Cục Thuế chưa tổ chức riêng phòng Pháp chế 8. Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân 9. Phòng Kiểm tra nội bộ: 10. Phòng Tin học 11. Phòng Tổ chức cán bộ 12. Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ. 13. Phòng Hành chính - Lưu trữ (Tại Cục thuế TP.Hà Nội, và Cục thuế TP. Hồ Chí Minh) B. Vị trí, chức năng Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Thuế) là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của Ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) trên địa bàn của tỉnh, thành phố theo quy định của pháp luật. C. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm  Cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và những nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cụ thể sau đây: 2.1. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố; 2.2. Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao. 2.3. Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế; 2.4. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế; 2.5. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố; 2.6. Tổ chức thực hiện công tác hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật;  2.7. Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế; trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế; 2.8. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế; 2.9. Trực tiếp thanh tra thuế, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật về thuế đối với người nộp thuế; tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế; tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế. 2.10. Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế, của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế. 2.11. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc quyền quản lý của Cục trưởng Cục thuế theo quy định của pháp luật; Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng pháp luật thuế. 2.12. Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Cục Thuế; 2.13. Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của Tổng cục Thuế về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Thuế; 2.14. Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật; 2.15. Được quyền yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào ngân sách Nhà nước; 2.16. Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo qui định của pháp luật; được quyền thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế; 2.17. Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế; 2.18. Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 2.19. Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Cục Thuế; 2.20. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, lao động của Cục Thuế; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của  Cục Thuế theo quy định của nhà nước và của ngành; 2.21. Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định của pháp luật; 2.22. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao. Câu 4. Trình bày tổ chức, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Chi Cục Thuế.Theo Quyết định số 729/QĐ-TCT ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế) A. Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế: + Đối với các Chi cục thuế quận, huyện thuộc thành phố, Chi cục Thuế các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có số thu trên 300 tỷ/năm trở lên (trừ dầu thô và tiền sử dụng đất), cơ cấu bộ máy của Chi cục thuế như sau: 1- Đội Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế; 2- Đội kê khai - kế toán thuế và tin học; 3- Đội kiểm tra thuế; 4- Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; 5- Đội Nghiệp vụ- dự toán; 6- Đội quản lý thuế thu nhập cá nhân; 7- Đội kiểm tra nội bộ; 8- Đội Hành chính - nhân sự - tài vụ - ấn chỉ; 9- Đội Quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác; 10- Một số Đội thuế liên xã phường. + Đối với Chi cục Thuế thành phố thuộc tỉnh, Chi cục Thuế các quận, huyện, thị xã, có số thu dưới 300 tỷ/năm (trừ thu tiền sử dụng đất), cơ cấu bộ máy của Chi cục Thuế như sau: 1- Đội Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế; 2- Đội Kê khai - kế toán thuế và tin học; 3- Đội Kiểm tra thuế; 4- Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; 5- Đội Nghiệp vụ- dự toán; 6- Đội Hành chính- nhân sự -Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ; 7- Đội Quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác; 8- Đội quản lý thuế  Thu nhập cá nhân; 9- Một số Đội thuế liên xã, phường B. Vị trí, chức năng Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chi cục Thuế) là tổ chức trực thuộc Cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của Ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) trên địa bàn theo quy định của pháp luật. C. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm Chi cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo qui định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các qui định pháp luật khác có liên quan và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: 2.1. Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn; 2.2. Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm; phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế, tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về lập và thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước; phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ được giao; 2.3. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo qui định của pháp luật thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước... 2.4. Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế trên địa bàn; 2.5. Thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế, hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật; 2.6. Kiểm tra việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với  người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế; xử lý và kiến nghị xử lý đối với trường hợp vi phạm pháp luật thuế; giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế theo thẩm quyền; 2.7. Kiểm tra việc chấp hành trách nhiệm công vụ của công chức thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ công chức thuế; 2.8. Kiến nghị với cơ quan thuế cấp trên những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuế, các quy trình, quy định của cơ quan thuế cấp trên. Báo cáo Cục thuế những vướng mắc phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế.  2.9. Tổ chức thực hiện công tác kế toán thuế, thống kê thuế; lập các báo cáo kết quả thu thuế và các báo cáo khác phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan Thuế cấp trên, Ủy ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục Thuế; 2.10. Lập hồ sơ đề nghị khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế; thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm nghiêm trọng pháp luật về thuế; 2.11. Được quyền ấn định thuế, xử lý vi phạm hành chính về thuế, truy thu thuế; thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế để thu tiền thuế nợ, tiền phạt vi phạm hành chính thuế; 2.12. Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, truy thu thuế, gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế, khoanh nợ, giãn nợ, xoá tiền nợ thuế, tiền phạt theo quy định của pháp luật; 2.13. Được quyền yêu cầu người nộp thuế cung cấp sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế; được yêu cầu tổ chức tín dụng, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan cung cấp tài liệu và phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế; 2.14. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế để thu tiền thuế vào ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật; 2.15. Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật; 2.16. Tổ chức tiếp nhận và triển khai các ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý thuế hiện đại vào các hoạt động của Chi cục Thuế. 2.17. Quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuế thuộc Chi cục Thuế; quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định; 2.18. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao; - Phần trên chỉ tập trung học số QĐ, ngày tháng ban hành, về việc... vị trí chức năng, tổ chức bộ máy. II PHÁP LỆNH CÁN BỘ, CÔNG CHỨC C©u 1: c«ng chøc cã nh÷ng nghÜa vô g×? (đã thi điểm phía bắc) TL: C¸n bé c«ng chøc cã nh÷ng nghÜa vô sau ®©y; Trung thµnh víi Nhµ nø¬c Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam, b¶o vÖ sù an toµn, danh dù vµ lîi Ých quèc gia. ChÊp hµnh nghiªm chØnh ®­êng lèi, chñ tr­¬ng cña §¶ng vµ chÝnh s¸ch, ph¸p luËt cña NN, thi hµnh nhiÖm vô, c«ng vô theo ®óng quy ®Þnh cña ph¸p luËt. TËn tuþ phôc vô nh©n d©n, t«n träng nh©n d©n Liªn hÖ chÆt chÏ víi nh©n d©n tham gia sinh ho¹t víi céng ®ång d©n c­ n¬I c­ tró, l¾ng nghe ýkiÕn vµ chÞu sù gi¸m s¸t cña nh©n d©n. Cã nÕp sèng lµnh m¹nh, trung thùc, cÇn kiÖm liªm chÝnh chÝ c«ng v« t­, kh«ng ®­îc quan liªu, h¸ch dÞch, cöa quyÒn , tham nhòng. Cã ý thøc tæ chøc kû luËt vµ tr¸ch nhiÖm trong c«ng t¸c thùc hiÖn nghiªm chØnh néi dung cña c¬ quan, tæ chøc, gi÷ g×n vµ b¶o vÖ cña c«ng b¶o vÖ bÝ mËt nhµ n­íc theo quy ®Þnh cña ph¸p lluËt. Th­êng xuyªn häc tËp n©ng cao tr×nh ®é, chñ ®éng s¸ng t¹o phèi hîp trong c«ng t¸c nh»m hoµn thµnh tèt nhiÖm vô, c«ng vô ®­îc giao. ChÊp hµnh sù ®iÒu ®éng, ph©n c«ng c«ng t¸c cña c¬ quan, tæ chøc cã thÈm quyÒn. Điều 2 Cán bộ, công chức là công bộc của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác để thực hiện tốt nhiệm vụ, công vụ được giao. Điều 6 Cán bộ, công chức có những nghĩa vụ sau đây: 1. Trung thành với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ sự an toàn, danh dự và lợi ích quốc gia; 2. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ, công vụ theo đúng quy định của pháp luật; 3. Tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân; 4. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sinh hoạt với cộng đồng dân cư nơi cư trú, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; 5. Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng; 6. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác; thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của cơ quan, tổ chức; giữ gìn và bảo vệ của công, bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật; 7. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ; chủ động, sáng tạo, phối hợp trong công tác nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao; 8. Chấp hành sự điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Điều 9 Cán bộ, công chức có các quyền lợi sau đây: 1. Được nghỉ hàng năm theo quy định tại Điều 74, Điều 75, khoản 2, khoản 3 Điều 76 và Điều 77, nghỉ các ngày lễ theo quy định tại Điều 73 và nghỉ việc riêng theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật lao động; 2. Trong trường hợp có lý do chính đáng được nghỉ không hưởng lương sau khi được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ, công chức; 3. Được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và chế độ tử tuất theo quy định tại các điều 107,142,143,144,145 và 146 của Bộ luật lao động; 4. Được hưởng chế độ hưu trí, thôi việc theo quy định tại Mục 5 Chương IV của Pháp lệnh này; 5. Cán bộ, công chức là nữ còn được hưởng các quyền lợi quy định tại khoản 2 Điều 109, các điều 111,113,114,115,116 và 117 của Bộ luật lao động; 6. Được hưởng các quyền lợi khác do pháp luật quy định. Điều 33 Nội dung quản lý về cán bộ, công chức bao gồm: 1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, điều lệ, quy chế về cán bộ, công chức; 2. Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; 3. Quy định chức danh và tiêu chuẩn cán bộ, công chức; 4. Quyết định biên chế cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước ở trung ương; quy định định mức biên chế hành chính, sự nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân; hướng dẫn định mức biên chế trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước ở trung ương; 5. Tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng và phân cấp quản lý cán bộ, công chức; 6. Ban hành quy chế tuyển dụng, nâng ngạch; chế độ tập sự, thử việc; 7. Đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ, công chức; 8. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức; 9. Thực hiện việc thống kê cán bộ, công chức; 10. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; 11. Chỉ đạo, tổ chức giải quyết các khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức.” Điều 37 1. Cán bộ, công chức có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xét khen thưởng theo các hình thức sau đây: a) Giấy khen; b) Bằng khen; c) Danh hiệu vinh dự Nhà nước; d) Huy chương; đ) Huân chương. 2. Việc khen thưởng cán bộ, công chức được thực hiện theo quy định của pháp luật. Điều 39 “1. Cán bộ, công chức quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này vi phạm các quy định của pháp luật, nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Hạ bậc lương; d) Hạ ngạch; đ) Cách chức; e) Buộc thôi việc. Việc xử lý kỷ luật thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức. 2. Việc bãi nhiệm, kỷ luật đối với cán bộ quy định tại điểm a và điểm g khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này được thực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.” 3. Cán bộ, công chức vi phạm pháp luật mà có dấu hiệu của tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 4. Cán bộ, công chức làm mất mát, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của Nhà nước thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 5. Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ gây thiệt hại cho người khác thì phải hoàn trả cho cơ quan, tổ chức khoản tiền mà cơ quan, tổ chức đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật. III. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG. 1. Khái niệm quản lý tài chính công. Quản lý nói chung được quan niệm như một quy trình mà chủ thể quản lý tiến hành thông qua việc sử dụng các công cụ và phương pháp thích hợp nhằm tác động và điều khiển đối tượng quản lý hoạt động và phát triển phù hợp với quy luật khách quan và đạt được các mục tiêu đã định. Trong hoạt động quản lý, các nội dung về chủ thể quản lý, đối tượng lquản lý, công cụ và phương pháp quản lý, mục tiêu quản lý là những yếu tố trung tâm đòi hỏi phải xác định đúng đắn. Quản lý tài chính công là một nội dung của quản lý tài chính và một mặt xã hội nói chung, do đó trong quản lý tài chính công, các vấn đề kể trên cũng là các vấn đề cần được nhận thức đầy đủ. Trong hoạt động tài chính công chủ thể quản lý tài chính công là nhà nước hoặc các cơ quan được nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ công. Chủ thể trực tiếp quản lý tài chính là bộ máy tài chính trong hệ thống cơ quan nhà nước. Đối tượng của quản lý tài chính công là các hoạt động tài chính công. Nói cụ thể hơn đó là các hoạt dộng thu chi bằng tiền của Nhà nước; hoạt động tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ cộng điểm ra trong bộ phận cấu thành của tài chính công, đó cũng là nội dung chủ yếu của quản lý tài chính công. Trong quản lý tài chính công, các chủ thể quản lý có thể sử dụng nhiều phương pháp quản lý và nhiều công cụ quản lý khác nhau. Phương pháp tổ chức được sử dụng để thực hiện ý đồ của chủ thể quản lý trong việc bố trí, sắp xếp các mặt hoạt động tài chính công theo nhữn khuôn mẫu đã định và thiết lập bộ máy quản lý phù hợp với các mặt hoạt động đó. Phương pháp hành chính được sử dụng khi các chủ thể quản lý tài chính công muốn các đòi hỏi của mình phải được các khách thể quản lý tuân thủ một cách vô điều kiện. Đó là khi các chủ thể quản lý ra các mệnh lệnh hành chính. Phương pháp kinh tế được sử dụng thông qua việc dùng lợi ích vật chất để kích thích tính tích cực của các khách thể quản lý, tức là tác động tới các tổ chức và cá nhân đang tổ chức các hoạt động tài chính công. Các công cụ quản lý tài chính công bao gồm: Hệ thống pháp luật thuộc lĩnh vực tài chính công được sử dụng để quản lý và điều hành các hoạt động tài chính công được xem như một loại công cụ quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng. Trong quản lý tài chính công, các công cụ pháp luật được sử dụng để thể hiện dưới dạng cụ thể là chính sách, cơ chế quản lý tài chính, mục lục ngân sách nhà nước (NSNN) Cùng với pháp luật, hàng loạt các công cụ phổ biến khác được sử dụng trong quản lý tài chính công như: Các chính sách kinh tế tài chính; kiểm tra, thanh tra giám sát; các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính công… Mỗi công cụ kể trên có đặc điểm khác nhau và được sử dụng theo các cách khác nhau nhưng đều nhằm một mục đích là thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính công nhằm đạt tới mục tiêu đã định. Từ những phân tích kể trên, có thể có khái niệm tổng quát về quản lý tài chính công như sau: Quản lý tài chính công là hoạt động của các chủ thểquản lý tài chính công thông qua việcc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và công cụ quản lý để tcs động và điều khiển hoạt động của tài chính công nhằm đạt được các mục tiêu đã định. Thực chất của quản lý tài chính công là quá trình lập ké haọch, tổ chưcss, đièu hành và kiểm soát hoạt động thu chi của Nhà nước nhằm phục vụ cho việc thực hiện cácchức năng nhiệm vụ của Nhà nước có hiệu quả nhất. 2. Nguyên tắc quản lý tài chính công. (đã thi điểm phía bắc) Hoạt dộng quản lý tài chính ông được thực hiện theo những nguyên tắc cơ bản sau:. - Nguyên tắc tập trung dân chủ: Tập trung dân chủ là nguyên tắc hàng đầu trong quản lý tài chính công. Điều này được thể hiện ở quản lý ngân sách nhà nước, quản lý quỹ tài chính nhà nước và quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp. Tập trung dân chủ đảm bảo cho các nguồn lực của xã hội, của nền kinh tế được sử dụng tập trung và phân phối hợp lý. Các khoản thu-chi trong quản lý tài chính công phải được bàn bạc thực sự công khai nhằm đáp ứng các mục tiêu vì lợi ích cộng đồng. -Nguyên tắc hiệu quả: Nguyên tắc, hiệu quả là nguyên tắc quan trọng trong quản lý tài chính công. Hiệu quả trong quản lý tài chính công được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội. Khi thực hiện các nội dung chi tiêu công cộng, Nhà nước luôn hướng tới việc thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu trên cơ sở lợi ích của toàn thể cộng đông. Ngoài ra, hiệu quả kinh tế cũng là thước đo quan trọng để Nhà nước cân nhắc khi ban hành các chính sách và các quyết định liên quan đến chi tiêu công. Hiệu quả về xã hội là tiêu thức rất cần quan tâm trong quản lý tài chính công. Mặc dù rất khó định lượng, song những lợi ích của xã hội luôn được đề cập, cân nhắc, thận trọng trong quá trình quản lý tài chính công. Hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế là hai nội dung quan trọng phải được xem xét đồng thời khi hình thành một quyết định, hay một chính sách chi tiêu ngân sách. - Nguyên tắc thống nhất: Thống nhất quản lý theo những văn bản pháp luật là nguyên tắc không thể thiếu trong quản lý tài chính công. Thống nhất quản lý chính là việc tuân thủ theo một quy định chung từ việc hình thành, sử dụng, kiẻm tra thanh tra, thanh quyết toán, xử lý các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Thực hiện nguyên tắc quản lý thống nhất sẽ đảm bảo tính bình đẳng, công bằng, đảm bảo hiệu quả, hạn chế những tiêu cực và những rủi ro khi quyết định các khoản chi tiêu công,. - Nguyên tắc công khai, minh bạch: Công khai minh bạch trong động viên, phân phối các nguồn lực tài chính công, là nguyên tắc quan trọng nhằm đảm bảo cho việc quản lý nguồn tài chính công được thực hiện thống nhất và hiệu quả. Thực hiện công khai minh bạch trong quản lý sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng có thể giám sát, kiểm soát các quyết định về thu, chi trong quản lý tài chính công, hạn chế những thất thoát và đảm bảo hiệu quả của những khoản thu, chi tiêu công. 3. Lập dự toán ngân sách a) Mục tiêu của lập dự toán NSNN Lập dự toán ngân sách là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ các khâu của chu trình quản lý ngân sách. Lập dự toán ngân sách thực chất là lập kế hoạch (dự toán) các khoản thu chi của ngân sách trong một năm ngân sách (hoặc trong giai đoạn ngân sách dự kiến). Kết quả của khâu này là dự toán ngân sách được các cấp có thẩm quyền quyết định. Ngân sách là chiếc gương tài chính phản ánh sự lựa chọn các chính sách của Nhà nước. Vì vậy, cần có cơ chế cho việc hình thành các chính sách hữu hiệu và đảm bảo mối quan hệ vững chắc giữa chính sách và ngân sách là rất quan trọng. Quá trình lập dự toán ngân sách nhằm mục tiêu sau: Trên cơ sở nguồn lực của Nhà nước là có hạn, cần bảo đảm rằng, ngân sách nhà nước đáp ứng được việc thực hiện các chính sách kinh tế xã hội. Phân bổ nguồn lực phù hợp với chính sách ưu tiên của Nhà nước trong từng thời kỳ. Tạo điều kiện cho việc quản lý thu, chi trong khâu thực hiện cũng như việc đánh giá, quyết toán ngân sách nhà nước. b, Phương pháp lập dự toán Khuôn khổ kinh tế vĩ mô là điểm khởi đầu của việc lập dự toán ngân sách. Việc lập dự toán ngân sách trong khuôn khổ kinh tế vĩ mô, dựa trên các giả định thực tế, không tính quá cao các chỉ tiêu về thu ngân sách, ngược lại không tính quá thấp các khoản chi tiêu bắt buộc là hết sức quan trọng để đảm bảo tính khả thi của kế hoạch ngân sách. Lập ngân sách hàng năm thường được tổ chức thực hiện như sau: - Cách tiếp cận từ trên xuống, bao gồm: Xác định tổng các nguồn lực có sẵn cho chi tiêu công cộng trong khuôn khổ kinh tế vĩ mô; Chuẩn bị thông tư hướng dẫn lập ngân sách; Hình thành sổ kiểm tra về thu, chi cho các Bộ, các địa phương, đơn vị phù hợp với chính sách ưu tiên của Nhà nước...; Thông báo số kiểm tra cho các Bộ, các địa phương, đơn vị. - Cách tiếp cận từ dưới lên, bao gồm: Các Bộ, các địa phương, đơn vị đề xuất ngân sách của mình trên cơ sở các hướng dẫn ở trên. - Trao đổi, đàm phán, thương lượng: Đàm phán ngân sách giữa các Bộ, đơn vị với cơ quan tài chính là quá trình rất quan trọng để xác định dự toán ngân sách cuối cùng trình lên cơ quan lập pháp, trên cơ sở đạt được sự nhất quán giữa mục tiêu và nguồn lực sẵn có. c, Căn cứ lập dự toán NSNN Để dự toán NSNN thật sự trở thành công cụ hữu ích trong điều hành ngân sách, lập dự toán NSNN phải căn cứ vào các nhân tố chủ yếu sau: - Nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội và đảm bảo anh ninh quốc phòng nói chung và nhiệm vụ cụ thể của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan khác ở trung ương và các cơ quan khác ở địa phương. - Căn cứ vào phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN. - Chính sách chế độ thu ngân sách; tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu và mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới (cho năm tiếp theo của thời kỳ ổn định); chế độ tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách - Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách. Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách, thông tư hướng dẫn của Bộ kế hoạch-đầu tư về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, kế hoạch vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn của UBND các cấp tỉnh, huyện, xã. - Số kiểm tra về dự toán thu chi NSNN - Tình hình thực hiện NSNN của năm trước, đặc biệt là năm báo cáo. IV.LUẬT QUẢN LÝ THUẾ Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế (đã thi điểm phía bắc) 1. Tổ chức thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật. 2. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ tục về thuế. 3. Giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế; công khai mức thuế phải nộp của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh trên địa bàn xã, phường, thị trấn. 4. Giữ bí mật thông tin của người nộp thuế theo quy định của Luật này. 5. Thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt, hoàn thuế theo theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật về thuế. 6. Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật. 7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền. 8. Giao kết luận, biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế cho đối tượng kiểm tra thuế, thanh tra thuế và giải thích khi có yêu cầu. 9. Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của Luật này. 10. Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều 9. Quyền hạn của cơ quan quản lý thuế 1. Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu, nội dung giao dịch của các tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế. 2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật về thuế. 3. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế. 4. Ấn định thuế. 5. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế. 6. Xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo thẩm quyền; công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế. 7. Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật. 8. Ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu một số loại thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định của Chính phủ. Điều 25. Trách nhiệm của cơ quan thuế, công chức thuế trong việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế. 1. Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ. 2. Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế được gửi qua đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế. 3. Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ đăng ký thuế do cơ quan thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. 4. Trường hợp cần bổ sung hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo cho người nộp thuế trong ngày nhận hồ sơ đối với trường hợp trực tiếp nhận hồ sơ, trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ qua đường bưu chính hoặc thông qua giao dịch điện tử. Điều 35. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế trong việc tiếp nhận hồ sơ khai thuế 1. Trường hợp hồ sơ khai thuế được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ. Trường hợp hồ sơ khai thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được nộp trực tiếp tại cơ quan hải quan, công chức hải quan tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, đăng ký hồ sơ khai thuế; nếu không chấp nhận đăng ký hồ sơ, công chức hải quan thông báo ngay lý do cho người nộp thuế. 2. Trường hợp hồ sơ khai thuế được gửi qua đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế. 3. Trường hợp hồ sơ khai thuế được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ khai thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. 4. Trường hợp hồ sơ khai thuế chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế để hoàn chỉnh hồ sơ. V. THỰC HÀNH TIẾT KIỆM. 1. Những điều cần “xây” và những điều cần “chống” đối với công chức, viên chức ngành thuế. Quyết định số 90/TCT/QĐ/TCCB Ngày 28/02/2005 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành quy định những tiêu chuẩn cần “xây” và những điều cần “chống” đối với công chức, viên chức ngành thuế. a. Những tiêu chuẩn cần "Xây" đối với công chức, viên chức ngành thuế: Đối với bản thân phải: - Vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, công tâm trong thi hành công vụ; - Nắm vững pháp luật, thông thạo nghiệp vụ chuyên môn; - Kiên quyết đấu tranh chống mọi hành vi vi phạm pháp luật thuế; - Chấp hành nghiêm quy trình nghiệp vụ, kỷ luật công tác, quyết định điều động, luân chuyển cán bộ và luân phiên công tác; - Đoàn kết, hợp tác, chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đối với tổ chức cá nhân nộp thuế phải: - Tôn trọng, lịch sự khi giao tiếp, ứng xử; - Hướng dẫn, giải thích tận tình, chu đáo; - Giải quyết công việc kịp thời, chuẩn xác; - Tạo thuận lợi để tổ chức, cá nhân nộp thuế thực hiện tốt pháp luật thuế; - Coi tổ chức, cá nhân nộp thuế là bạn đồng hành và khách hàng quan trọng nhất của cơ quan thuế. b. Những điều cần “chống” đối với công chức, viên chức ngành thuế: - Chống mọi hành vi hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu, tuỳ tiện khi thi hành công vụ; - Chống bảo thủ, trì trệ, thiếu tinh thần trách nhiệm; - Chống mọi hành vi thông đồng, móc ngoặc với tổ chức, cá nhân nộp thuế để vụ lợi, làm thất thu ngân sách nhà nước; - Chống cục bộ, bè phái, mất đoàn kết; - Chống mọi hành vi vi phạm các tệ nanÁ¥ xã hội như: uống rượu bia trong giờ làm việc, say rượu bia ở nơi công cộng, đánh bạc dưới mọi hình thức... 2. Mười điều kỷ luật của cán bộ thuế Điều 1: Phấn đấu học tập đạo đức Bác Hồ: Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Hết lòng phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân vô điều kiện. Nghiêm cấm cán bộ thuế xâm phạm tiền thuế, tài sản của Nhà nước, lợi dụng danh nghĩa cán bộ thuế và chức trách nhiệm vụ của mình xâm phạm tài sản của công dân. Điều 2: Phấn đấu học tập nắm vững chính sách chế độ, các luật, Pháp lệnh thuế, Nghị định, Thông tư hướng dẫn để áp dụng cho các đối tượng nộp thuế thuộc phạm vi mình quản lý. Nghiêm cấm cán bộ thuế cố tình làm sai chính sách, chế độ, gây thiệt hại cho Nhà nước và cho người nộp thuế. Điều 3: Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm chỉnh qui chế làm việc của ngành, các qui định, hướng dẫn của lãnh đạo, của cấp trên, sự chỉ đạo của chính quyền địa phương. Nghiêm cấm cán bộ thuế tuỳ tiện không chấp hành chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch công tác, hướng dẫn của lãnh đạo ngành thuế cũng như của chính quyền địa phương dẫn đến thất thu thuế cho Nhà nước và hạn chế kết quả công tác của ngành thuế. Điều 4: Rèn luyện tinh thần đoàn kết với đồng đội, tinh thần hợp tác với các cấp, các ngành các bộ phận trong quá trình tổ chức phối hợp công tác, triển khai kiểm tra quản lý thu thuế. Nghiêm cấm cán bộ thuế cục bộ, bản vị, thiếu tinh thần xây dựng, hợp tác trong quá trình phối hợp công tác, dẫn đến gây thiệt hại cho công tác chung. Điều 5: Rèn luyện tác phong đứng đắn, nghiêm túc ăn mặc chỉnh tề theo đúng qui định, thể hiện người cán bộ đáng tin cậy của Đảng, của nhân dân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nghiêm cấm cán bộ thuế có các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền đối với người nộp thuế, cá biểu hiện bê tha, la cà ăn uống, rượu chè làm mất tư thế của người cán bộ thuế. Điều 6: Rèn luyện bản lĩnh kiên cường, đấu tranh không khoan nhượng trong việc bảo vệ các chính sách chế độ, luật thuế. Làm đúng các qui trình nghiệp vụ quản lý thu thuế, chống thuế, lậu thuế. Nghiêm cấm cán bộ thuế cố tình làm sai qui trình nghiệp vụ, miễn thuế, giảm thuế sai nguyên tắc, sai chế độ không đúng quyền hạn dấn đến thiệt hại cho Ngân sách nhà nước. Điều 7: Rèn luyện tác phong đi sâu, đi sát cơ sở, tuyên truyền chính sách, chế độ cho người nộp thuế chủ động, sáng tạo trong công tác để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Nghiêm cấm cán bộ thuế làm việc thiếu trách nhiệm, qua loa đại khái, làm bừa làm ẩu dẫn đến thiệt hại nhiều mặt cho Nhà nước và người nộp thuế. Điều 8: Chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật thu nộp tiền thuế vào kho bạc Nhà nước. Nghiêm cấm cán bộ thuế trực tiếp thu tiền thuế trong những trưòng hợp chế độ không cho phép, nghiêm cấm giữ tiền thuế quá mức, quá thời hạn qui định, nghiêm cấm xâm tiêu tiền thuế. Điều 9: Chấp hành nghiêm chỉnh qui chế, các qui định đối với cán bộ thuế trong khi tiếp xúc với người nộp thuế. Nghiêm cấm cán bộ thuế nhờ người nộp thuế mua bán hàng hoá, dịch vụ, vay mượn tiền bạc, nhận quà biếu, nhận hối lộ để giảm nhẹ tiền thuế. Điều 10: Chấp hành nghiêm chỉnh qui chế, các qui trình giữ gìn bí mật số liệu tài liệu về thuế, chế độ quản lý sử dụng biên lai thuế, chế độ báo cáo. Nghiêm cấm cán bộ thuế tiết lộ bí mật, cung cấp số liệu, tài liệu thuế cho người khác khi chưa được phép của cán bộ lãnh đạo. CHÚ Y: 1/Phần tổ chức bộ máy ghi rõ số QĐ ban hành, số lượng phòng, Ban sau đó đi chi tiết chi tiết, 2/ Học và làm phao theo đề cương sau đó chi tiết để rễ học và xem.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNội dung thi tuyển công chức thuế năm 2008.doc