Những yêu cầu cơ bản của cố vấn học tập

Nắm được nhu cầu học tập cụ thể của từng SV cũng là một yêu cầu cơ bản của CVHT. Mỗi chương trình đào tạo đều có mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra. Đó là mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra chung, còn mỗi SV tùy vào hoàn cảnh cụ thể của mình, lại có thể xác định mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra cụ thể hơn. Ví dụ, cùng học sư phạm, nhưng có người muốn học xong sẽ đi dạy học ở trường phổ thông, có người muốn có thêm điều kiện để mở trường tư, có người có thiên hướng nghiên cứu để trở thành giảng viên đại học hoặc nghiên cứu viên. CVHT giúp SV, ngoài các học phần bắt buộc, có thể lựa chọn trong các học phần tự chọn, những học phần phù hợp với mục đích học tập và năng lực của mình. Việc lựa chọn đề tài cho bài tập lớn, đề tài nghiên cứu của SV, đề tài khóa luận tốt nghiệp cũng tương tự như vậy. Có thể nói, CVHT giúp SV cá nhân hóa được việc học có chất lượng của mình bao nhiêu chính là làm tốt chức năng của CVHT trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ bấy nhiêu.

pdf5 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 816 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những yêu cầu cơ bản của cố vấn học tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA CỐ VẤN HỌC TẬP TS. Đoàn Trọng Thiều Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn - Trường Đại học Văn Hiến 1. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ có nhiều ưu thế so với các phương thức đào tạo niên chế truyền thống. Một trong những ưu thế nổi bật đó là người học được đặt vào ví trí trung tâm của quá trình đào tạo, người học được cá nhân hóa quá trình học tập của mình. Để đảm bảo được điều đó, việc tổ chức đào tạo ở trường đại học cần có nhiều điều kiện. Vai trò của cố vấn học tập (CVHT) chỉ là một trong những điều kiện đó. Trong bài viết này, chúng tôi muốn bàn đến những yêu cầu cơ bản cần có của CVHT, để họ có thể góp phần giúp người học thực sự trở thành trung tâm của quá trình đào tạo, thực sự làm chủ được kế hoạch học tập và học tập có hiệu quả. CVHT có một vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Nhiều trường đại học, cao đẳng đã tổ chức tập huấn, hội thảo về CVHT, nhưng nhìn chung, không ít trường vẫn còn lúng túng trong vấn đề này. Thực tế hiện nay, theo Trần Thị Minh Đức, Kiều Anh Tuấn tên gọi, chức năng nhiệm vụ, tiêu chí tuyển chọn, quyền lợi, của những người đảm nhận chức danh này chưa thực sự thống nhất giữa các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Có trường chỉ chọn giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên làm CVHT, có trường còn chọn chuyên viên phòng quản lý đào tạo làm CVHT, vì cho rằng những người này nắm vững chương trình, quy chế đào tạo, Có trường tách bạch nhiệm vụ của chủ nhiệm lớp với CVHT, có trường nhập làm một. Tuy vậy, nhiệm vụ cơ bản của CVHT trường nào cũng xác định được. Không nắm vững nhiệm vụ cơ bản thì CVHT không thể hoàn thành nhiệm vụ được phân công. Cho nên yêu cầu đầu tiên của CVHT là phải nắm vững chức năng, nhiệm vụ của CVHT. Có thể nói, “giúp cho quá trình cá nhân hóa học tập của sinh viên được diễn ra một cách tốt nhất”, là nhiệm vụ cơ bản của CVHT [3]. Chức năng, nhiệm vụ của CVHT được quy định trong các văn bản hiện hành của các trường. Để CVHT nắm chắc được nội dung văn bản và có thế áp dụng tốt, các trường cần tổ chức tập huấn, trao đổi thảo luận về vấn đề này. Việc tập huấn này không chỉ dành riêng cho đội ngũ CVHT. Công việc của CVHT liên quan đến những lĩnh vực nào, phòng ban nào thì những bộ phận đó cũng phải biết để phối hợp thực hiện. 2. Muốn làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, CVHT phải có trình độ chuyên gia trong lĩnh vực mình làm cố vấn. CVHT như tên gọi của nó, đó là làm nhiệm vụ cố vấn cho người học trong lĩnh vực học tập, còn những lĩnh vực khác, ví dụ như tình yêu, tình bạn, nếu làm thêm được thì tốt, vì đó là lĩnh vực của tham vấn tâm lý. Dù sao đấy cũng là lĩnh vực có liên quan đến công tác học tập trong chuỗi hình thành, định hình nhân cách của công dân tương lai. Thực tế là, có trường đã tập trung cho CVHT quá nhiều nhiệm vụ, như là một cố vấn tổng hợp của nhiều lĩnh vực, chứ không còn là cố vấn chuyên biệt nữa. Khó tìm được người giỏi toàn diện để làm được điều này. Muốn làm tốt vai trò cố vấn ở một lĩnh vực nào đó, trước hết người đó phải là một chuyên gia ở lĩnh vực đó. Không thể trở thành một cố vấn quân sự nếu người đó không giỏi về lĩnh vực quân sự mà họ đảm nhận nhiệm vụ cố vấn. Năng lực chuyên gia của CVHT được biểu hiện ở nhiều mặt. Không thể làm tốt nhiệm vụ CVHT theo hệ thống tín chỉ, nếu người đó không nắm được bản chất của việc học tập ở bậc đại học theo hệ thống tín chỉ. Điều khác biệt cơ bản của phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ với các phương thức đạo tạo truyền thống là người học được cá nhân hóa quá trình học tập của mình. Người học chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung, tiến độ học tập, phù hợp với năng lực, hoàn cảnh riêng của mình, để đạt được mục tiêu học tập của mình. CVHT làm cố vấn cho bao nhiêu sinh viên (SV) thì phải làm cố vấn kế hoạch học tập riêng của bấy nhiêu cá nhân. Làm tốt nhiệm vụ này không dễ dàng chút nào. 3. CVHT phải nắm vững nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo chung của trường. Từ đó, CVHT mới có thể thảo luận và tư vấn cho từng SV lựa chọn nội dung học tập, xây dựng được kế hoạch đào tạo toàn khóa và từng học kỳ phù hợp với điều kiện cụ thể của họ. CVHT phải nắm vững kế hoạch và nội dung chương trình một cách toàn diện từ mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra, thời gian đào tạo, khối lượng kiến thức toàn khóa (kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, ), kế hoạch đào tạo dự kiến của từng học kỳ, phương pháp đào tạo, cách thức đánh giá, mới có thể tư vấn tốt cho người học. Giảng viên bộ môn cũng làm nhiệm vụ tư vấn cho người học, nhưng chủ yếu trong bộ môn mình phụ trách, còn CVHT thì tư vấn ở phương diện chung nhất cho từng người học cụ thể như định hướng học tập, xây dựng chương trình, các phương pháp tiếp cận phù hợp và cả cách xử lý, cách trình bày, Để đạt được mục đích đó, trước hết CVHT phải nắm vững quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục – Đào tạo và các quy định cụ thể của trường liên quan đến quy chế đào tạo. Có như vậy CVHT mới tư vấn có hiệu quả cho từng SV trong việc lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch học tập và thực hiện có hiệu quả kế hoạch học tập do mình xây dựng. Có nắm vững quy chế đào tạo, CVHT mới tư vấn đúng cho từng SV kiểm soát được tiến độ và kết quả học tập của mình, SV biết lúc nào cần hủy học phần, lúc nào cần đăng ký thêm học phần,và đưa ra được những cảnh báo cần thiết đối với người học. CVHT phải cố vấn cho SV về phương pháp học tập và nghiên cứu ở bậc đại học. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một phương thức đào tạo linh hoạt, người học tùy vào năng lực và hoàn cảnh cụ thể của mình, tự xây dựng kế hoạch học tập cá nhân, nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Trong hệ thống này người học luôn giữ vai trò trung tâm và chủ động thực hiện. Họ đóng vai trò chủ động trong quá trình đào tạo, và tự chịu trách nhiệm về việc học tập của mình, như lựa chọn môn học, quyết định tiến độ học tập, lựa chọn nơi thực tập tốt nghiệp, Muốn thực hiện được điều đó một cách hiệu quả, một yêu cầu rất cơ bản cần có của người học là phải biết cách tự học, tự nghiên cứu. Người ta đã bàn nhiều đến bản chất của học tập ở bậc đại học. Học ở đại học cơ bản là tự học, học phương pháp nghiên cứu để tự nghiên cứu. Một mục tiêu quan trọng của giáo dục đại học là đào tạo năng lực kỹ năng xử lý cho người học. Có thể nói năng lực tự học, tự nghiên cứu là những năng lực rất quan trọng. Đây là tiền đề cho sự thành công trong cuộc sống sau này khi ra trường của người học. Đây cũng là điều kiện để họ thành công trong việc học tập suốt đời. CVHT phải là người hiểu và có năng lực tự học, tự nghiên cứu thực sự thì mới tư vấn tốt cho người học trong vấn đề này. Không phải ngẫu nhiên mà có trường yêu cầu CVHT phải có trình độ thạc sĩ trở lên. Vào đầu của mỗi khóa học, SV thường được trường hoặc khoa tổ chức trao đổi về phương pháp học tập. Trong các chuyên ngành, học phần Phương pháp học ở đại học là một học phần bắt buộc. Tuy nhiên từng SV áp dụng phương pháp đó như thế nào lại rất cần vai trò của CVHT. Ở học chế học phần, để tiếp thu được một học trình (15 tiết lên lớp), SV phải dành ít nhất 15 giờ chuẩn bị cá nhân. Ở hệ thống tín chỉ, để tiếp thu được một tín chỉ, người học phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân. Như vậy yêu cầu tự học ở mô hình đào tạo theo hệ thống tín chỉ được đặt ra rất cao. Nghĩa là, việc bồi dưỡng, tư vấn cho SV về phương pháp tự học cũng được đặt ra rất cao. Chúng tôi nghĩ, với tầm quan trọng của việc tự học, tự nghiên cứu ở bậc đại học, các trường nên bố trí học phần Phương pháp học ở đại học là một học phần bắt buộc và bố trí vào học kỳ một, khi SV mới nhập trường. Phương pháp nghiên cứu khoa học được các trường đại học, cao đẳng đưa vào nội dung giảng dạy, nhưng áp dụng cụ thể vào việc nghiên cứu thì không dễ chút nào. Giảng về phương pháp nghiên cứu khoa học chung đã có giảng viên chuyên trách của bộ môn, còn áp dụng vào thực tiễn nghiên cứu của từng người học, SV rất cần sự cố vấn của CVHT, những người có kinh nghiệm. Nắm được nhu cầu học tập cụ thể của từng SV cũng là một yêu cầu cơ bản của CVHT. Mỗi chương trình đào tạo đều có mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra. Đó là mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra chung, còn mỗi SV tùy vào hoàn cảnh cụ thể của mình, lại có thể xác định mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra cụ thể hơn. Ví dụ, cùng học sư phạm, nhưng có người muốn học xong sẽ đi dạy học ở trường phổ thông, có người muốn có thêm điều kiện để mở trường tư, có người có thiên hướng nghiên cứu để trở thành giảng viên đại học hoặc nghiên cứu viên. CVHT giúp SV, ngoài các học phần bắt buộc, có thể lựa chọn trong các học phần tự chọn, những học phần phù hợp với mục đích học tập và năng lực của mình. Việc lựa chọn đề tài cho bài tập lớn, đề tài nghiên cứu của SV, đề tài khóa luận tốt nghiệp cũng tương tự như vậy. Có thể nói, CVHT giúp SV cá nhân hóa được việc học có chất lượng của mình bao nhiêu chính là làm tốt chức năng của CVHT trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ bấy nhiêu. Nhiệm vụ cơ bản của CVHT là cố vấn cho người học ở lĩnh vực học tập. Nhưng như đã nói ở trên, tùy từng trường, họ còn được giao thêm các nhiệm vụ khác, ví dụ, công tác rèn luyện của SV. Vì vậy, tùy vào nhiệm vụ cụ thể được giao, CVHT phải nắm chắc những điều kiện và những văn bản pháp quy liên quan, mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. 4. Một phẩm chất ai cũng biết và nói đến, nhưng nhắc lại cũng không thừa, đó cái tâm của CVHT. Nếu những nội dung nói trên thiên về cái trí cái tầm thì ở phần này chúng tôi nói tới cái tâm của CVHT. Phải có trách nhiệm thực sự với người học, CVHT mới làm tốt được chức trách của mình. Bởi vì, muốn hoàn thành được nhiệm vụ, CVHT không chỉ dựa vào tri thức, kinh nghiệm có sẵn, mà cũng phải “học tập suốt đời”. Quy chế, nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo chung luôn được cập nhật. Nhu cầu xã hội đối với từng ngành nghề luôn đổi mới, ngày càng cao hơn, nghĩa là chuẩn đầu ra về nguyên tắc, ngày một đổi mới và thường là cao hơn. CVHT phải tìm hiểu, phải nắm vững những thay đổi, phát triển đó mới có thể làm được chức năng cố vấn của mình. Làm được điều này rất cần tinh thần trách nhiệm. Những yêu cầu thiết yếu vừa được đề cập ở trên của một CVHT, thể hiện năng lực “chuyên gia” của họ. Có năng lực “chuyên gia” rồi nhưng CVHT để làm tốt nhiệm vụ của mình, cũng rất cần những điều kiện khác, ngoài cá nhân họ, như điều kiện cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ, sự phối hợp của người học, sự phối hợp của các bộ phận liên quan trong trường, Và ở mỗi điều kiện này, có lẽ cũng cần có những bàn bạc cụ thể, sâu sắc hơn, ở đây chúng tôi chỉ mới nêu khái quát. Chỉ riêng về đãi ngộ, hầu như mỗi trường đều có cách tính riêng [3]. Theo Thông tư Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên, số 47/2014/TT- BGDĐT, ngày 31 thánh 12 năm 2014, thì chủ nhiệm lớp và CVHT được hưởng định mức giờ chuẩn 85%, bằng Phó trưởng bộ môn và trợ lý giáo vụ khoa [2]. Trên đây là một số ý kiến của chúng tôi về những yêu cầu cơ bản cần có của CVHT để góp phần giúp họ có thể làm tốt nhiệm CVHT của mình. Để người học thực sự trở thành trung tâm của quá trình đào tạo, thực sự làm chủ được việc học của mình, công tác tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ cần nhiều điều kiện, trong đó vai trò cá nhân của CVHT chỉ là một, nhưng đó là điều kiện quan trọng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” ban hành theo Quyết định số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15/5/2014. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên, số 47/2014/TT- BGDĐT, ngày 31/12/2014. 3. Trần Thị Minh Đức, Kiều Anh Tuấn (2012), Cố vấn học tập trong các trường đại học, Tạp chí Khoa học ĐHQG HN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 28 (2012) 23-32. 4. Kỷ yếu hội thảo khoa học (2010), Đổi mới phương pháp giảng dạy đại học theo hệ thống tín chỉ, do Trường Đại học Sài Gòn tổ chức tháng 5/2010. 5. Kỷ yếu hội thảo (2014), Vai trò cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, do Trường ĐHSP TP.HCM tổ chức tháng 12/2014. 6. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf9_nhung_yeu_cau_co_ban_cua_co_van_hoc_tap_5523.pdf
Tài liệu liên quan