Những vấn đề pháp lý và thực tiễn về hoạt động chống khủng bố trong giai đoạn hiện nay

MỞ ĐẦU B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm khủng bố 2. Khái niệm hoạt động chống khủng bố II. THỰC TIỄN 1. Những vấn đề pháp lý 2. Thực tiễn hoạt động chống khủng bố 2.1. Tình hình khủng bố hiện nay 2.2. Thực tiễn hoạt động chống khủng bố quốc tế hiện nay 2.2.1. Các hoạt động của LHQ 2.2.2. Các hoạt động của các quốc gia trên thế giới. 2.2.3. Liên hệ với Việt Nam 3. Những tồn tại trong hoạt động chống khủng bố hiện nay và hoàn thiện. C. KẾT LUẬN

doc7 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3005 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những vấn đề pháp lý và thực tiễn về hoạt động chống khủng bố trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.MỞ BÀI Một thế giới hòa bình là mơ ước của tất cả mọi người trên thế giới nhưng ngày nay tình hình khủng bố quốc tế đang diễn ra phức tạp.Đã gây ra nhiều bất ổn cho nền hòa bình và an ninh thế giới.Điều này dẫn đến việc hợp tác quốc tế để chống khủng bố là điều tất yếu.Tất cả các quốc gia cùng chung tay với nhau trong công cuộc chiến đấu này nhưng để cuộc chống khủng bố quốc tế đạt hiệu quả tốt nhất và việc tìm hiểu về khủng bố và hoạt động chống khủng bố là điều vô cùng cần thiết.Vì vậy trong bài tập nhóm tháng 2 nhóm 3 xin đi tìm hiểu về những vấn đề pháp lý và thực tiễn về hoạt động chống khủng bố trong giai đoạn hiện nay. B.THÂN BÀI I.CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.Khái niện khủng bố. Mặc dù hiện nay có nhiều điều ước quốc tế song phương,khu vực và nghị quyết của đại hội đồng,hội đồng bảo an liên hợp quốc về khủng bố nhưng vẫn chưa có một định nghĩa chung về khủng bố.Nhưng dựa vào các quy định của các văn bản pháp luật quốc tế về vấn đề này thì ta có thể hiểu khủng bố như sau:Khủng bố là hành vi tấn công hoặc đe dọa tấn công gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng,sức khỏe,tài sản của người dân và các mục tiêu khác gây sự hoảng loạn trong cộng đồng dân cư nhằm đạt được những mục đích chính trị(ép buộc chính phủ,cá nhân hành động hoặc không hành động nào đó;vì lí do tôn giáo,tín ngưỡng...) do các cá nhân hoặc tổ chức thực hiện. 2.Khái niện hoạt động chống khủng bố. Hoạt động chống khủng bố là hoạt động đơn phương hay tập thể tiến hành nhằm loại trừ các nguy cơ đe dọa hòa bình,an ninh thế giới;chống chiến tranh thúc đẩy nhân quyền và phát triển kinh tế. II.THỰC TIỄN 1.Những vấn đề pháp lí Khủng bố là hoạt động có tổ chức xuyên quốc gia chống lại những nguyên tắc và mục đích của Liên hợp quốc là giữ gìn hòa bình, bảo đảm an ninh Quốc tế và giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia bằng con đường hòa bình.Việc đấu tranh phòng và chống khủng bố là nhiệm vụ chung của các quốc gia trên thế giới, trong đó liên hợp quốc là hạt nhân trung tâm. Với vai trò và trách nhiệm của mình, Liên hợp quốc và các tổ chức thành viên đã ban hành nhiều công ước và nghị định thư đa phương về chống khủng bố gồm:Công ước La Haye năm 1970 về trừng trị việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay;Công ước Montreal năm 1971 về trừng trị những hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng;Công ước New York năm 1973 về ngăn chặn và trừng trị các tội phạm chống lại những người được bảo hộ quốc tê,bao gồm viên chức ngoại giao. về trừng trị những hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng.Công ước New York năm 1973 về ngăn chặn và trừng trị các tội phạm chống lại những người được bảo hộ quốc tế, bao gồm viên chức ngoại giao;Công ước New York năm 1979 về chống bắt cóc con tin;Công ước Viên năm 1979 về bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân;Nghị định thư Montreal năm 1988 về trừng trị các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại cảng hàng không dân dụng quốc tế;Công ước Rome năm 1988 về trừng trị các hành vi bất hợp; pháp chống lại an toàn hành trình hàng hải;Nghị định thư Rome năm 1988 về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại những công trình cố định trên thềm lục địa;Công ước New York năm 1997 về trừng trị khủng bố bằng bom;Công ước New York năm 1999 về trừng trị hành vi tài trợ cho khủng bố;Công ước Viên năm 2005 (sửa đổi Công ước Viên năm 1980) về bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân;Công ước New York năm 2005 về ngăn ngừa các hành vi khủng bố bằng hạt nhân;Nghị định thư năm 2005 bổ sung Công ước về ngăn chặn các hành vi phi pháp chống lại an toàn hàng hải;Nghị định thư năm 2005 bổ sung Nghị định thư về trừng trị những hành vi bất hợp pháp chống lại những công trình trên thềm lục địa kí tại London ngày 14/10/2005”. Ngoài ra còn rất nhiều điều ước quốc tế khu vực và song phương liên quan đến hoạt động chống khủng bố quốc tế hiện nay như:Công ước chống khủng bố của cac quốc gia trong khu vực ASEAN(2007);Công ước chống khủng bố của ủy ban châu Âu;Công ước liên Mỹ chống khủng bố... Các hiệp định điều ước và các quy định về chống khủng bố đã quy định các vấn đề pháp lí về khủng bố và chống khủng bố.Như công ước New York năm 1973 về ngăn ngừa và trừng phạt khủng bố đã liệt kê các hành vi được coi là khủng bố:Hành vi phá hoại;Hành vi gây nguy hiểm cho nhiều người;các hành vi ám sát các nguyên thủ quốc gia và các nàh lãnh đạo khác...Và theo công ước các quốc gia thành viên phải quy định trong luật nước mình các điều khoản trừng phạt nghiêm khắc các hành vi trên.Công ước 1997 về ngăn ngừa và trừng trị khủng bố quốc tế bằng bom quy định về hành vi khủng bố bằng bom là:Hành vi đặt để ném bom hoặc làm nổ bất hợp pháp và cố ý thiết bị gây nổ...trên quy mô lớn và có thể dẫn đến những tổn thất lớn về kinh tế.Và phạm vi áp dụng công ước...Công ước 1999 về ngăn ngừa và trừng trị hành vi tài trợ cho khủng bố quy định thế nào là tài trợ cho khủng bố:Trực tiếp hoặc gián tiếp bất hợp pháp và cố ý cung cấp hay huy động nguồn tài chính nhằm mục đích hoặc ý thức được nguồn tài chính được sử dụng một phần... 2.Thực tiễn hoạt động chống khủng bố 2.1Tình hình khủng bố hiện nay. Trong những năm qua, các hoạt động khủng bố có xu hướng gia tăng nhanh với thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn, phạm vi ảnh hưởng trên nhiều quốc gia gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế, chính vì vậy vấn đề hợp tác đấu tranh chống khủng bố đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại.Đặc biệt trong thời gian gần đây,xuất hiện ngày càng nhiều vụ khủng bố tấn công vào các chính trị gia,các quan chức chính quyền cấp cao,những nơi đông người...Bọn khủng bố có xu hướng liên kết với nhau thành những vụ khủng bố mới với nhiều phương thức tấn công nguy hiểm.Cụ thể qua thông tin tình báo hiện nay cho biết xuất hiện nguy cơ khủng bố mới qua nguồn nước,nguồn thực phẩm,khủng bố hóa sinh...Theo thống kê của tổ chức Interpol nửa đầu năm 2005 đã xảy ra khoảng 530 vụ khủng bố,làm gần 3000 người chết,hơn 5100 người bị thương và gây ra nhiều thiệt hại về tài sản. Hiện nay ở nhiều nước khủng bố đã trở thành làn sóng gây ra những bất ổn và thiệt hại lớn.Chẳng hạn như ở Nước Nga trong tháng 4 năm 2010,sau một thời gian dài tương đối yên ắng,5 vụ khủng bố chỉ trong vòng một tuần đã cướp đi mạng sống của ít nhất 60 người,làm cho cả nước nga phải rung động. Gần đây, có thể kể đến vụ khủng bố kinh hoàng ngày 4/11/2011 tại Nigeria.AFP cho biết, tổng số người chết bởi các vụ khủng bố tại Nigeria lên tới 150.Aminu Abubakar, một nhà báo Nigeria, nói với BBC rằng ông đếm được gần 100 thi thể trong thành phố Damaturu.“Tôi thấy 97 tử thi trong một thánh đường. Nhưng một quan chức nói với tôi rằng ông ấy đếm được 150 thi thể mặc dù một số xác đã bị người dân mang về”, Abubakar kể. AFP dẫn lời một quan chức thành phố Damaturu cho hay, hàng trăm người bị thương đang được điều trị trong các bệnh viện. Trong lịch sử cả thế giới đã kinh hoàng trước vụ khủng bố diễn ra nhằm vào trung tâm thương mại lớn nhất thế giới của Mỹ vào ngày 11/9/2001 với khoảng hơn 3000 người chết do tổ chức khủng bố AL-Qaeda thực hiện dưới sự cầm đầu của chùm khủng bố osama bin laden thì hiện nay theo nhận định thì còn có tên khủng bố tàn độc hơn là Anwar Al-Awlaki. Không chỉ có vậy hiện nay việc tổ chức khủng bố đã sử dụng những vũ khí hiện đại hơn,có sức huỷ diệt lớn và những phát minh khoa học kĩ thuật hiện đại vào việc khủng bố.Cùng với các phương thức khủng bố mới tinh vi.Như sử dụng vữ khí sinh học,vũ khí hóa học trong khủng bố.Nhiều vụ đánh bom liều chết bằng cách dấu thiết bị kích nổ trong cơ quan sinh dục...Khiến cho hậu quả của các cuộc khủng bố ngày càng nặng nề và công cuộc chống khủng bố sẽ ngày càng khó khăn.Suốt hơn một thập kỷ qua, các lực lượng khủng bố càng tăng thêm cả về quy mô cũng như tính chất nghiêm trọng, nhằm vào nhiều đối tượng khác nhau trên khắp các châu lục như các nước châu Âu, các nước châu Phi, Nga, Afghanistan, Pakistan,... Các đối tượng khủng bố ngày càng liên kết với các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia như buôn lậu ma túy, buôn lậu vũ khí, mafia... hình thành nên mạng lưới khủng bố rất nguy hiểm, rất khó đối phó, đe dọa sự bình yên của nhiều quốc gia trên khắp các châu lục. Trước thực trạng an ninh thế giới bị đe dọa, đòi hỏi cả thế giới đoàn kết trong cuộc chiến chống khủng bố. Hội đồng Bảo an LHQ ra nghị quyết số 1268 khẳng định “chống lại bất cứ mối đe dọa nào đến hòa bình thế giới và an ninh quốc tế do các hành động khủng bố gây ra”. 2.2Thực tiễn hoạt động chống khủng bố quốc tế hiện nay. 2.2.1.Các hoạt động của LHQ Với vai trò gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới thì Liên hợp quốc có vai trò quan trọng trong hoạt động chống khủng bố.Vì vậy để thực hiện sứ mệnh của mình LHQ đã thực hiện nhiều biện pháp chống khủng bố. Ngày 8/9/2006 Đại hội đồng liên hợp quốc đã thông qua chiến lược chống khủng bố toàn cầu. Chiến lược này dưới hình thức một nghị quyết và sát nhập một kế hoạch hành động ( A/RES/60/288) là một công cụ toàn cầu làm tăng cường các nỗ lực quốc tế và quốc gia để chống khủng bố. Chiến lược không chỉ gửi một thông điệp rõ ràng rằng chủ nghĩa khủng bố là không thể chấp nhận được dưới mọi hình thức và biểu hiện mà còn giải quyết các bước thực tế để phòng, chống nó. Trong thực tiễn quá trình hoạt động của mình, LHQ đã xây dựng được một hệ thống khuôn khổ pháp lý quốc tế khá vững chắc về chống khủng bố bao gồm các nghị quyết được thông qua bởi Đại hội đồng và các tổ chức chuyên môn. Xây dựng cơ chế, bảo đảm thực thi các biện pháp chống khủng bố và hỗ trợ các quốc gia thông qua các nghị quyết của Hội đồng Bảo an ( các nghị quyết 1373,1455…) và hoạt động của các ủy ban chống khủng bố, ủy ban 1267… Hội đồng bảo an đã thông qua 4 nghị quyết liên quan trực tiếp đến chủ nghĩa khủng bố như:Nghị quyết 1456,Nghị quyết 1455,Nghị quyết 1267 Và các nghị quyết 1465,1516.Hội đồng Bảo an đã áp dụng các lệnh trừng phạt và cấm vận đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi tài trợ khủng bố hoặc thực hiện hành vi khủng bố ví dụ như thông qua nghị quyết 1267 năm 1999 về việc cấm vận đối với Osama Bilađen, tổ chức Taliban và mạng lưới khủng bố Al Qaeda, theo nghị quyết này, một ủy ban trừng phạt liên quan đến các cá nhân và tổ chức nêu trên cũng đã được thành lập ( còn gọi là ủy ban 1267).Ngoài ra Ủy ban chống khủng bố(CTC) được thành lập theo nghị quyết 1373 của hội đồng bảo an...Và còn nhiều biện pháp khác. 2.2.2. Các hoạt động của các quốc gia trên thế giới. Sau sự kiện ngày 11/9/2001 nhiều quốc gia trên thế giới đã thành lập trung tâm chống khủng bố và xây dựng một lực lượng chống khủng bố chuyên nghiệp (Đội chống khủng bố). Các quốc gia có Đội chống khủng bố tinh nhuệ nhất hiện nay phải kể đến như Mỹ, Na Uy, Áo, Hà Lan… Ngày 10/10/2001, chính quyền Mỹ cho quân vào Afghanistan, với sự đồng tình của Tổ chức liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO với mục tiêu là tiêu diệt lực lượng khủng bố Al-Qaeda, phá vỡ khả năng yểm trợ khủng bố của Taliban và lập ra một chính quyền thân Mỹ tại Kabul. Từ 2001 đến nay, sau tám năm triển khai tuy chưa tiêu diệt được lực lượng Al-Qaeda và Taliban nhưng cũng khiến lực lượng của chúng bị thiệt hại đáng kể, ngăn chặn được các kế hoạch khủng bố của chúng. Mỹ cũng đã thành lập một số nhà tù nhằm giam giữ các tội phạm khủng bố hoặc bị nghi ngờ là tội phạm khủng bố như nhà tù Guantanamo...Không chỉ có vậy Mỹ đã dành ngân sách cho nhiệm vụ chống khủng bố khá lớn hàng năm.Trong chương trình hỗ trợ của lầu năm góc cho Yemen đã tăng từ 4,6 triệu USD tài khóa năm 2006 lên đến 67 triệu USD tài khóa năm 2009. Trên cơ sở pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, các quốc gia thường xuyên hoặc có nguy cơ là mục tiêu của hành vi khủng bố đã tiến hành các hoạt động tình báo nhằm phát hiện và ngăn chặn các hành vi và kế hoạch khủng bố . Cuối tháng 9 vừa qua, tình báo Mỹ và Châu Âu đã phát hiện và ngăn chặn thành công âm mưu khủng bố hàng loạt nước châu Âu như Pháp, Đức, Đan Mạch…. Ngày 19/10/2010, Bộ nội vụ Đức thông báo thành lập một đội gồm 200 cảnh sát và nhân viên tình báo có nhiệm vụ hợp tác với tình báo Mỹ điều tra về thông tin khủng bố… Các quốc gia tăng cường an ninh, duy trì cảnh báo an ninh ở mức độ cao, tăng cường các hoạt động kiểm tra kiểm soát tại các khu vực nhạy cảm, xiết chặt các hoạt động xuất nhập cảnh. Thường xuyên tổ chức các cuộc diễn tập quy mô quốc gia về phòng chống khủng bố và tham gia các cuộc diễn tập quy mô khu vực nhằm phản ứng kịp thời và hạn chế thiệt hại khi có sự kiện khủng bố xảy ra. Các nước đã đưa ra nhiều biện pháp chống khủng bố như đóng băng tài sản của các tổ chức hay cá nhân bị nghi ngờ có dính líu đến khủng bố, viện trợ tài chính cho các nước tham gia chống khủng bố, tăng cường hợp tác cảnh sát quốc tế và công tác giữa các cơ quan tình báo. An ninh nội địa ở từng nước cũng được siết chặt. Mỗi nước đều đưa ra các biện pháp mới để chống khủng bố hiệu quả hơn, khởi đầu với các công cụ pháp lý như Luật yêu nước gây nhiều tranh cãi ở Mỹ hoặc luật ngày 23-1-2006 tại Pháp liên quan đến chống khủng bố. Các quốc gia trên thế giới ngày càng chú trọng hơn đến đầu tư cho quốc phòng an ninh và đặc biệt là hoạt động chống khủng bố, đầu tư công nghệ kĩ thuật hiện đại nhằm phát hiện sớm và ngăn ngừa hành vi khủng bố …. Các nước nỗ lực tăng cường chống khủng bố trên nhiều phương diện,tiến hành trên cả song phương lẫn đa phương.Các tổ chức OSA,EU.OSCE,APEC và các tổ chức khác đã có những nỗ lực lớn trong việc chống khủng bố.chẳng hạn như ngày 25/3/2004 hội nghị cấp cao 25 nước thuộc liên minh châu âu đã thông qua chương trình mới gồm các biện pháp chống khủng bố ở Châu Âu.Các biện pháp gồm:EU xem việc một nước thành viên bị khủng bố là như cả EU bị khủng bố,EU sẽ giúp đỡ nước đó chống khủng bố theo điều khoản đoàn kết;Tăng cường hoạt động điều phối chống khủng bố và trợ giúp chia sẻ thông tin tình báo liên quan đến khủng bố giữa các nước thuộc EU... Đối với khu vực Đông Nam Á các hoạt động chống khủng bố đã bắt đầu lớn mạnh từ giai đoạn 2001-2004.Ngày 7/9/2004 các nhà lãnh đạo quân sự các nước khu vực đông nam Á đã họp tại Jakarta về nỗ lực hợp tác giữa các nước ASEAN chống lại khủng bố và buôn lậu vũ khí và cuộc họp đã thỏa thuận thành lập một chức vụ chỉ huy phối hợp và tiến hành các đợt tập huấn thường xuyên nhằm tăng cường khả năng chống khủng bố.Tại hội nghi thượng đỉnh ASEAN thang 3/2009 ở Hua Hin,Thái Lan,khối ASEAN đã cùng nhau cam kết tăng cường nỗ lực thực thi đầy đủ hiệp ước chống khủng bố trong khu vực.Đặc biệt ngày 05/5/2009 một cuộc họp giữa kì lần thứ 7 Diễn đàn khu vực ASEAN(ARF) về chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia. 2.2.3. Liên hệ ở Việt Nam. Thực tiễn chống khủng bố ở Việt Nam. Nước ta là một nước ổn định về chính trị vì vậy trên thực tế ở nước ta chưa có hoạt động khủng bố nào xảy ra. Tuy nhiên chưa xảy ra không có nghĩa là nước ta lơ là trong các hành động chống khủng bố. Nước ta có một phận quân đội chống khủng bố riêng, thường xuyên luyện tập và luôn trong tình thế sãn sàng khi có sự cố xảy ra. Gần đây nhất ngày 10/11/2010 gần 900 cán bộ chiến sỹ công an, quân đội và thành phố Hà Nội đã có buổi diễn tập chống khủng bố đường thủy nội địa khu vực bến tàu du lịch sông Hồng, Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm Hà Nội. Viện Nam phản đối chủ nghĩa khủng bố và lên án các hoạt động khủng bố dưới mọi hình thức,những kẻ khủng bố phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình và cần phải nghiêm trị.Việt Nam sẽ tiếp tục cùng cộng đồng quốc tế đấu tranh chống khủng bố phù hợp với hiến chương liên hợp quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế nhằm loại trừ chủ nghĩa khủng bố. 3.Những tồn tại trong hoạt động chống khủng bố hiện nay và hoàn thiện. Hiện nay các nước rất quan tâm chú trọng đến hoạt động chống khủng bố và hoạt động này đã đạt được nhiều kết quả nhưng vẫn còn nhiều tồn tại mà trong thời gian tới cộng đồng thế giới cần phải hoàn thiện. Tuy hệ thống các công ước quốc tế làm cơ sở cho hoạt động chống khủng bố rất nhiều nhưng hiện nay chưa có một công ước toàn diện về chống khủng bố cũng như chưa có một định nghĩa pháp lý chính xác về khủng bố quốc tế. Vì vậy theo chúng tôi trong thời gian tới cộng đồng quốc tế cần sớm hoàn thiện và thông qua công ước toàn diện về chống khủng bố, trong đó xây dựng thành công định nghĩa pháp lí về khủng bố quốc tế; từng bước hoàn thiện cơ chế riêng, thống nhất về chống khủng bố, bảo đảm sự phối hợp tốt giữa các cơ quan của LHQ ( như Đại hội đồng, Hội đồng bảo an….) Hoạt động chống khủng bố quốc tế còn thiếu sự liên kết giữa các quốc gia. Do đó, muốn chống khủng bố triệt để và tòan diện đòi hỏi các nước trên thế giới phải cùng liên kết lại với nhau. Tuy nhiên, cho đến nay khi nhắc đến cuộc chiến chống khủng bố, đa phần người dân đều nghĩ đến vai trò của Mĩ và các nước đồng minh. Điều này phản ánh cuộc chiến đấu chống khủng bố vẫn chỉ là nhiệm vụ của các quốc gia bị đe dọa nhiều và có tiềm lực quân sự mạnh. Điều này đã hạn chế rất nhiều đến kết quả của cuộc chiến chống khủng bố, cho nên các quốc gia đoàn kết, hợp tác chia sẻ thông tin và giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động chống khủng bố và thực hiện đầy đủ các công ước về chống khủng bố quốc tế. Hoạt động chống khủng bố quốc tế còn bị động, mang tính đối phó, chưa đi vào thực chất: tuy đã có nhiều tổ chức chống khủng bố quốc tế lẫn khu vực được thành lập nhưng việc thành lập này còn mang tính chất đối phó bị động theo kiểu “đau ở đâu chữa ở đó”. Ở hầu hết các cuộc gia việc chống khủng bố chỉ được đặt ra khi có vụ việc nghiêm trọng xảy ra.Nguyên nhân chính của tồn tại này chính là hạn chế trong việc thành lập hệ thống phòng chống khủng bố của các quốc gia. Cách đối phó rời rạc và bị động này vô tình tạo điều kiện cho các lực lượng khủng bố dễ dàng lựa chọn những thời điểm lơ là của chính quyền các nước để tấn công. Do vậy vấn đề cần thiết tìm ra một chính sách chống khủng bố toàn cầu có sự trao đổi thông tin và phối hợp quốc tế và chú ý thích đáng đến việc giải quyết nguyên nhân sâu xa của khủng bố quốc tế như chênh lệch phát triển, bất công, đói nghèo, chiếm đóng của nước ngoài…vv. Đồng thời chú trọng tổ chức, xây dựng các hoạt động chống khủng bố mang tính chất phòng ngừa. Hiện nay thế giới chưa giải quyết được vấn đề các tổ chức và lực lượng khủng bố hình thành từ đâu? Vì không thống nhất được nhận thức khủng bố xuất phát từ đâu nên chưa thể triệt phá tận gốc căn nguyên sinh ra khủng bố và vì thế hiệu quả chống khủng bố rất thấp, sau khi Mỹ chiếm đóng Ap-ga-ni-xtan và I-rắc, hoạt động khủng bố càng lan rộng ở hai quốc gia này.Và chống khủng bố bằng phương tiện gì? Nhiều nước cho rằng, để chống khủng bố, trước hết cần sử dụng lực lượng tình báo, cảnh sát, mật vụ, các biện pháp kinh tế và tuyên truyền vận động. Ngoài ra hiện nay hầu hết các nước đều đánh đồng hoạt động khủng bố với hoạt động chính trị và tôn giáo.Hiện tượng này đang diễn ra ở Thái Lan, khi mà các vụ khủng bố diễn ra và cách đáp trả của chính phủ đều mang màu sắc chính trị. Điều tương tự diễn ra ở các nước Hồi giáo khi Al qaeda và các nhóm khủng bố Hồi giáo phát động cuộc “thánh chiến” nhằm chống lại sự chiếm đóng và mở rộng của quân đội phương Tây trên lãnh thổ nước mình. Chính phủ các nước này đối phó bằng cách hạn chế tự do tôn giáo, truy đuổi các thành phần tôn giáo nhằm ngăn ngừa nguy cơ khủng bố. Chính các động thái này đã gây ra sự bất mãn trong nhân dân, đặc biệt là các cộng đồng dân cư tôn giáo. Mặt khác, việc đánh đồng chống khủng bố quốc tế với giải quyết các mâu thuẫn trong nước vô hình chung làm giảm hiệu quả và ý nghĩa của cuộc chiến chống khủng bố quốc tế. Nó không còn là cuộc chiến vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, mà là công cụ để giải quyết các mâu thuẫn của dân tộc. C.KẾT BÀI Trên đây là những vấn đề lí luận và thực tiễn về hoạt động chống khủng bố quốc tế hiện nay.Qua đó ta thấy hoạt động chống khủng bố hiện nay đã đạt được rất nhiều thành quả góp phần bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới.Nhưng chống khủng bố là hành động của cả thế giới chứ không phải là của riêng quốc gia nào.Chính vì vậy trong thời gian tới các quốc gia phải đoàn kết,tăng cường sự hợp tác quốc tế trong công cuộc chống khủng bố.Để hoạt động này ngày càng hiệu quả hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững vấn đề pháp lý và thực tiễn về hoạt động chống khủng bố trong giai đoạn hiện nay bài tập nhóm công pháp lần 2.doc