Những vấn đề cơ bản về chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ

Nhu cầu thực tế đối với tài sản trí tuệ(các đối tượng của quyền SHTT) rất lớn và ngày càng tăng cao; Quyền SHTT được bảo hộvới mức độbảo hộngày càng cao hơn và dànhđượcsựquan tâm nhiềuhơn; càng cao hơn và dành được sự quan tâm nhiều hơn; Hành lang pháp lý cho hoạt động chuyển giao quyền SHTT được thiết lập và ngày càng hoàn thiện; Hiệu quảcủa hoạt động chuyển giao quyền SHTT thể hiện ngày một sinh động trong các hoạt động kinh tế. Hoạt động bảo vệquyền SHTT, nhất là hoạt động tư pháp, ngày càng có hiệu quả.

pdf8 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2378 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những vấn đề cơ bản về chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ©, Trần Lê Hồng, 2009 NỘI DUNG 1. Giới thiệu khái quát về chuyển giao quyền SHTT 2. Pháp luật VN về chuyển giao quyền SHTT 3. Khái niệm và các dạng chuyển giao quyền SHTT 4. Các đối tượng chuyển giao quyền SHTT 5. Chủ thể chuyển giao quyền SHTT 6. Hình thức chuyển giao quyền SHTT ©, Trần Lê Hồng, 2009 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ©, Trần Lê Hồng, 2009 Đặt vấn đề • Tại sao lại cần chuyển giao quyền SHTT Bản chất của quyền SHTT là quyền tài sản; Ý nghĩa của tài sản và quyền tài sản trong nền kinh tế thị trường; Tài sản trí tuệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế tri thức hiện nay; Chuyển giao quyền SHTT là một trong những cách thức thích hợp nhất và nhanh nhất để đạt được mục đích dưới góc độ kinh tế. Trong nhiều trường hợp là cách thức duy nhất để tiếp cận với công nghệ, thị trường… ©, Trần Lê Hồng, 2009 Đặt vấn đề • Tại sao lại có thể chuyển giao quyền SHTT Nhu cầu thực tế đối với tài sản trí tuệ (các đối tượng của quyền SHTT) rất lớn và ngày càng tăng cao; Quyền SHTT được bảo hộ với mức độ bảo hộ ngày càng cao hơn và dành được sự quan tâm nhiều hơn; Hành lang pháp lý cho hoạt động chuyển giao quyền SHTT được thiết lập và ngày càng hoàn thiện; Hiệu quả của hoạt động chuyển giao quyền SHTT thể hiện ngày một sinh động trong các hoạt động kinh tế. Hoạt động bảo vệ quyền SHTT, nhất là hoạt động tư pháp, ngày càng có hiệu quả. ©, Trần Lê Hồng, 2009 TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHUYỂN GIAO QUYỀN SHTT Quyền SHTT là một trong các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của quốc gia; THỊ TRƯỜNG = TỰ DO CẠNH TRANH Đối với Quốc gia: Đối với doanh nghiệp: Động lực phát triển kinh tế; Tăng cường vị trí kinh tế của đất nước, hỗ trợ quá trình hội nhập; Bảo đảm an ninh, quốc phòng; Nâng cao mức sống; Vai trò quan trọng để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế … Tăng tỷ trọng giá trị gia tăng, hạ giá thành; Nâng cao hiệu quả sản xuất; Động lực cho sự phát triển nghiên cứu và triển khai …. ©, Trần Lê Hồng, 2009 22. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ©, Trần Lê Hồng, 2008 CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CHUNG HIẾN PHÁP - Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất sáng tác phê bình văn học , , , nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp. (Đ.60) ©, Trần Lê Hồng, 2008 CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CHUNG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005 PHẦN THỨ 2: Tài sản và quyền sở hữu PHẦN THỨ 3: Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự PHẦN THỨ 6: Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ Điều 742 Chuyển giao quyền tác giả Điều 743 Hợp đồng chuyển giao quyền tài sản thuộc quyền tác giả Điều 749 Chuyển giao quyền liên quan Điều 753 Chuyển giao quyền SHCN và quyền đối với giống cây trồng ©, Trần Lê Hồng, 2008 LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ • Chương IV: CHUYỂN GIAO QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN (Đ.45- 48) Ể Ề• Chương X: CHUY N GIAO QUY N SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP (Đ.138-150) • Chương XV: CHUYỂN GIAO QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG (Đ.192-197) ©, Trần Lê Hồng, 2009 NGHỊ ĐỊNH SỐ 103/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp • Chương IV: CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP (Đ.24-26) NGHỊ ĐỊNH SỐ 104/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về giống cây t rồng QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ CHUYỂN GIAO QTG, QLQ, ©, Trần Lê Hồng, 2009 • Chương IV: CHUYỂN GIAO, CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG ĐƯỢC BẢO HỘ (Đ.31-36) 3. KHÁI NIỆM VÀ CÁC DẠNG CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ©, Trần Lê Hồng, 2009 3KHÁI NIỆM • Chuyển giao quyền SHTT là việc cá nhân hoặc tổ chức có quyền đối với các đối tượng SHTT chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền này cho cá nhân hoặc tổ chức khác Nắm độc quyền NHÀ NƯỚC ©, Trần Lê Hồng, 2009 CÁC DẠNG CHUYỂN GIAO QUYỀN SHTT 1. Căn cứ vào đối tượng chuyển giao Chuyển giao quyền tác giả; Chuyển giao QLQ (Quyền đối với cuộc biểu diễn…); Chuyển giao quyền đối với sáng chế; Chuyển giao quyền đối với kiểu dáng công nghiệp; Chuyển giao quyền đối với thiết kế bố trí MTHBD; Chuyển giao quyền đối với bí mật kinh doanh; Chuyển giao quyền đối với nhãn hiệu; Chuyển giao quyền đối với giống cây trồng; Chuyển nhượng quyền đối với tên thương mại (cùng cơ sở KD); Chuyển giao quyền đối với chỉ dẫn địa lý. ©, Trần Lê Hồng, 2009 CÁC DẠNG CHUYỂN GIAO QUYỀN SHTT 2. Căn cứ vào phạm vi quyền được chuyển giao CHUYỂN NHƯỢNG QSHTT CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG ĐỐI TƯỢNG SHTT Chuyển giao độc quyền: không được phép chuyển giao tiếp cho Chuyển giao toàn bộ quyền sở hữu đối tượng SHTT sang sở hữu của bên nhận Chuyển giao một phần hay toàn bộ quyền sử dụng đối tượng SHTT cho bên nhận bên thứ ba Chuyển giao không độc quyền: được phép chuyển giao tiếp cho bên thứ ba ©, Trần Lê Hồng, 2009 CÁC DẠNG CHUYỂN GIAO QUYỀN SHTT 2. Căn cứ vào phạm vi quyền được chuyển giao (tiếp) CHUYỂN NHƯỢNG QSHTT CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG ĐỐI TƯỢNG SHTT Chuyển giao cơ bản: chuyển giao của chủ sở hữu quyền SHTT Chuyển giao toàn bộ quyền sở hữu đối tượng SHTT sang sở hữu của bên nhận Chuyển giao một phần hay toàn bộ quyền sử dụng đối tượng SHTT cho bên nhận Chuyển giao thứ cấp: chuyển giao của bên nhận cho bên thứ ba ©, Trần Lê Hồng, 2009 CÁC DẠNG CHUYỂN GIAO QUYỀN SHTT 3. Căn cứ vào ý chí của bên chuyển giao đối với việc chuyển giao TỰ NGUYỆN CHUYỂN GIAO QUYỀN SHTT BẮT BUỘC CHUYỂN GIAO QUYỀN SHTT CHUYỂN GIAO ĐƯƠNG NHIÊN THEO QUY ĐỊNH CỦA PL SÁNG CHẾ GIỐNG CÂYTRỒNG MỚI…? ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRƯỚC ©, Trần Lê Hồng, 2009 CHUYỂN GIAO ĐƯƠNG NHIÊN QUYỀN TÁC GIẢ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT Chuyển giao quyền tài sản từ việc giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả; Chuyển giao quyền tài sản từ việc thừa kế; Chuyển giao quyền tài sản cho Nhà nước trong một số trường hợp. ©, Trần Lê Hồng, 2009 4CHUYỂN GIAO ĐƯƠNG NHIÊN QUYỀN LIÊN QUAN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn là chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan; Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để sản xuất bản ghi âm, ghi hình là chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan; Tổ chức phát sóng là chủ sở hữu đối với chương trình phát sóng của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan. ©, Trần Lê Hồng, 2009 CHUYỂN GIAO ĐƯƠNG NHIÊN QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, CHUYỂN GIAO QUYỀN ĐĂNG KÝ trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác có quyền đăng ký SC, KDCN, thiết kế bố trí. (Đ.86.1.b) CHUYỂN GIAO QUYỀN SHCN ©, Trần Lê Hồng, 2009 CHUYỂN GIAO ĐƯƠNG NHIÊN QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác (Đ 121 3) CHUYỂN GIAO QUYỀN SHCN . . . Nhà nước trao quyền sử dụng CDĐL cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang CDĐL tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý CDĐL hoặc trao quyền quản lý CDĐL cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng CDĐL(Đ.121.4) ©, Trần Lê Hồng, 2009 CHUYỂN GIAO ĐƯƠNG NHIÊN QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT Tổ chức, cá nhân đầu tư cho tác giả chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ t ờ h ó th ả th ậ khá (Đ 164 2 b) CHUYỂN GIAO QUYỀN ĐĂNG KÝ rư ng ợp c o u n c; . . . Tổ chức, cá nhân được thừa kế, kế thừa quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng; (Đ.164.2.C) CHUYỂN GIAO QUYỀN SHCN ©, Trần Lê Hồng, 2009 BẮT BUỘC CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG SC a) Việc sử dụng SC nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội; (Đ.145.1) b) Người nắm độc quyền sử dụng SC không thực hiện nghĩa vụ sử dụng SC sau khi kết thúc bốn năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký SC và kết thúc ba năm kể từ ngày cấp Bằng độc quyền SC; Nghĩa vụ sản xuất sản phẩm được bảo hộ hoặc áp dụng quy trình được bảo hộ để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội (Đ.136.1) Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế ©, Trần Lê Hồng, 2009 BẮT BUỘC CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG SC c) Người có nhu cầu sử dụng sáng chế không đạt được thoả thuận với người nắm độc quyền sử dụng sáng chế về việc ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thoả đáng; (Đ.145.1) d) Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh; hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế (Đ.3.3 Luật cạnh tranh) ©, Trần Lê Hồng, 2009 5Giá đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao theo quyết định bắt buộc Xác định theo giá trị kinh tế của quyền sử dụng được chuyển giao, trên cơ sở xem xét các yếu tố sau: a) Giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng; b) Kinh phí đầu tư để tạo ra sáng chế, trong đó phải xem xét đến phần kinh phí được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (nếu có); c) Lợi nhuận thu được do sử dụng sáng chế; d) Thời gian hiệu lực còn lại của văn bằng bảo hộ; đ) Mức độ cần thiết của việc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế; e) Các yếu tố khác trực tiếp quyết định giá trị kinh tế của quyền sử dụng được chuyển giao. Đ.24.1 NĐ 103 ©, Trần Lê Hồng, 2009 GIỚI HẠN giá đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao theo quyết định bắt buộc Không vượt quá 5% giá bán tịnh của sản phẩm được sản xuất theo sáng chế, với điều kiện bảo đảm nguyên tắc: a) Giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng; b) Kinh phí đầu tư để tạo ra sáng chế, trong đó phải xem xét đến phần kinh phí được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (nếu có); c) Lợi nhuận thu được do sử dụng sáng chế; d) Thời i hiệ l ò l i ủ ă bằ bả hộ g an u ực c n ạ c a v n ng o ; đ) Mức độ cần thiết của việc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế; e) Các yếu tố khác trực tiếp quyết định giá trị kinh tế của quyền sử dụng được chuyển giao. (Đ.24.1-2 NĐ 103) Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế có thể thành lập hội đồng định giá hoặc trưng cầu giám định để xác định giá đền bù Đ.24.3 NĐ 103 ©, Trần Lê Hồng, 2009 CHẤM DỨT CHUYỂN GIAO BẮT BUỘC QUYỀN SỬ DỤNG SÁNG CHẾ Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế có quyền yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng khi căn cứ chuyển giao bắt buộc không còn tồn tại và không có khả năng tái xuất hiện với điều kiện việc chấm dứt quyền sử dụng đó không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế (Đ.145.2) ©, Trần Lê Hồng, 2009 BẮT BUỘC CHUYỂN GIAO QUYỀN ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ CƠ BẢN Nếu SC phụ thuộc tạo ra một bước tiến quan trọng về kỹ thuật so với SC cơ bản và có ý nghĩa kinh tế lớn, chủ sở hữu SC phụ thuộc có quyền yêu cầu chủ sở hữu SC cơ bản chuyển giao quyền sử dụng SC cơ bản với giá cả và điều kiện thương mại hợp lý. Trong trường hợp chủ sở hữu SC cơ bản không đáp ứng yêu cầu của chủ sở hữu SC phụ thuộc mà không có lý do chính đáng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng SC đó cho chủ sở hữu SC phụ thuộc mà không cần được phép của chủ sở hữu SC cơ bản theo quy định về bắt buộc chuyển giao. ©, Trần Lê Hồng, 2009 HẠN CHẾ ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG SÁNG CHẾ THEO QUYẾT ĐỊNH BẮT BUỘC Các điều kiện hạn chế chung a) Chuyển giao không độc quyền QSD; b) QSD được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục tiêu chuyển giao và chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước, trừ trường hợp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm. Đối với SC trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn thì việc chuyển giao QSD chỉ nhằm mục đích công cộng phi thương mại hoặc nhằm xử lý hành vi hạn , chế cạnh tranh; c) Người được chuyển giao QSD không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình và không được chuyển giao QSD thứ cấp cho người khác; d) Người được chuyển giao QSD phải trả cho người nắm độc quyền sử dụng sáng chế một khoản tiền đền bù thoả đáng tuỳ thuộc vào giá trị kinh tế của QSD đó trong từng trường hợp cụ thể phù hợp với khung giá đền bù do Chính phủ quy định. (Đ.146.1) ©, Trần Lê Hồng, 2009 HẠN CHẾ ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG SÁNG CHẾ THEO QUYẾT ĐỊNH BẮT BUỘC Các điều kiện hạn chế bổ sung đối với chuyển giao QSD SC cơ bản a) Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế cơ bản cũng được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế phụ thuộc với những điều kiện hợp lý; b) Người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản không được chuyển nhượng quyền đó, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với toàn bộ quyền đối với sáng chế phụ thuộc; (Đ.146.2) ©, Trần Lê Hồng, 2009 6THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH BẮT BUỘC CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG SÁNG CHẾ Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đối với các trường hợp: Không thực hiện nghĩa vụ sử dụng SC; Không đạt được thỏa thuận với người nắm độc quyền sử dụng sáng chế; Có hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm ©, Trần Lê Hồng, 2009 THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH BẮT BUỘC CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG SÁNG CHẾ Bộ, cơ quan ngang bộ ban hành Quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình trên cơ sở tham khảo ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với trường hợp: Sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội; ©, Trần Lê Hồng, 2009 THỦ TỤC CHUYỂN GIAO BẮT BUỘC QUYỀN SỬ DỤNG SC Người có nhu cầu sử dụng CĂN CỨ BẮT BUỘC CHUYỂN GIAO YÊU CẦU ĐƯỢC CHUYỂN GIAO CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN TỪ CHỐI QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN GIAO BẮT BUỘC CHÍNH PHỦ SC QUYỀN SỬ DỤNG SC QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN GIAO BẮT BUỘC + Phạm vi sử dụng; + Điều kiện sử dụng. Người nắm độc quyền SC KHIẾU NẠI, KHỞI KIỆN ©, Trần Lê Hồng, 2009 BẮT BUỘC CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG GIỐNG CÂY TRỒNG a) Sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh, an ninh lương thực và dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội; (Đ.195.1) b) Người có nhu cầu và năng lực sử dụng giống cây trồng không đạt được thoả thuận với người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về việc ký kết hợp đồng sử dụng giống cây trồng mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thoả đáng; c) Người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm. hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế (Đ.3.3 Luật cạnh tranh) ©, Trần Lê Hồng, 2009 Xác định khung giá đền bù đối với việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng 1. Bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao tự thoả thuận; 2. Trường hợp các bên không thoả thuận được, giá đền bù được tính dựa trên các căn cứ sau: a) Giá trị của hợp đồng chuyển giao cùng giống đó cho một đối tượng khác tại thời điểm gần nhất tương ứng , với thời gian và số lượng giống bị bắt buộc chuyển giao quyền; b) Giá trị lợi nhuận của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng thu được từ việc khai thác bản quyền của giống cây trồng đó tương ứng với số lượng và thời gian giống phải chuyển giao. (Cơ quan quyết định chuyển giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thẩm định phương án đền bù cụ thể) Đ.34 NĐ 104 ©, Trần Lê Hồng, 2009 CHẤM DỨT CHUYỂN GIAO BẮT BUỘC QUYỀN SỬ DỤNG GIỐNG CÂY TRỒNG Người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng có quyền yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng khi căn cứ chuyển giao bắt buộc không còn tồn tại và không có khả năng tái xuất hiện với điều kiện việc chấm dứt quyền sử dụng đó không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng (Đ.195.2) ©, Trần Lê Hồng, 2009 7Chuyển giao, chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ thuộc sở hữu nhà nước 1. Việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ thuộc sở hữu nhà nước phải được thực hiện theo các quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước. 2. Việc quản lý và sử dụng tiền thu được từ hợp đồng chuyển giao, chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ được thực hiện theo quy định của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. ©, Trần Lê Hồng, 2009 HẠN CHẾ ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG GIỐNG CÂY TRỒNG THEO QUYẾT ĐỊNH BẮT BUỘC a) Chuyển giao không độc quyền QSD; b) QSD được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục tiêu chuyển giao và chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước, trừ trường hợp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm; c) Người được chuyển giao QSD không được chuyển nhượng ề đó h ời khá t ừ t ờ h h ể hquy n c o ngư c, r rư ng ợp c uy n n ượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình và không được chuyển giao QSD thứ cấp cho người khác; d) Người được chuyển giao QSD phải đền bù thỏa đáng cho người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng tuỳ thuộc vào giá trị kinh tế của QSD đó trong từng trường hợp cụ thể phù hợp với khung giá đền bù do Chính phủ quy định. (Đ.195.3) ©, Trần Lê Hồng, 2009 THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH BẮT BUỘC CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG GIỐNG CÂY TRỒNG Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình đối với các trường hợp: Chuyển giao vì mục đích quốc phòng, an ninh…; Không đạt được thỏa thuận với người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng; Có hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm. ©, Trần Lê Hồng, 2009 THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH BẮT BUỘC CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG GIỐNG CÂY TRỒNG Bộ, cơ quan ngang bộ ban hành Quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình trên cơ sở tham khảo ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với trường hợp: Chuyển giao vì mục đích quốc phòng, an ninh…; Không đạt được thỏa thuận với người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng; Có hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm. ©, Trần Lê Hồng, 2009 THỦ TỤC CHUYỂN GIAO BẮT BUỘC QUYỀN SỬ DỤNG GCT Người có nhu cầu sử dụng CĂN CỨ BẮT BUỘC CHUYỂN GIAO YÊU CẦU ĐƯỢC CHUYỂN GIAO CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN TỪ CHỐI QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN GIAO BẮT BUỘC CHÍNH PHỦ GCT QUYỀN SỬ DỤNG GCT QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN GIAO BẮT BUỘC + Phạm vi sử dụng; + Điều kiện sử dụng. Người nắm độc quyền GCT KHIẾU NẠI, KHỞI KIỆN ©, Trần Lê Hồng, 2009 4. CÁC ĐỐI TƯỢNG CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ©, Trần Lê Hồng, 2009 8QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐƯỢC CHUYỂN GIAO TRỪ QUYỀN ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ VÀ QUYỀN SỬ DỤNG TÊN THƯƠNG MẠI ©, Trần Lê Hồng, 2009 ĐỐI TƯỢNG CHUYỂN GIAO 5. CHỦ THỂ CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ©, Trần Lê Hồng, 2009 CÁC DẠNG CHỦ THỂ CHUYỂN GIAO QUYỀN SHTT • Tác giả đối tượng quyền SHTT; • Chủ sở hữu quyền SHTT; • Người nắm một phần độc quyền đối với các đối tượng SHTT; • Người nắm một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng quyền SHTT. ©, Trần Lê Hồng, 2009 CÁ NHÂN TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC Không là tác giả 6. HÌNH THỨC CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ©, Trần Lê Hồng, 2009 HÌNH THỨC CHUYỂN GIAO • Hợp đồng; • Di chúc; • Kế thừa; • Quy định trước của pháp luật; ©, Trần Lê Hồng, 2009 XIN CẢM ƠN SỰ QUAN TÂM, THEO DÕI tranlehong2005@yahoo.com tranlehong@noip.gov.vn ©, Trần Lê Hồng, 2009

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf01_introduction_compatibility_mode__5634.pdf
Tài liệu liên quan