Những vấn đề chung về Luật hành chính

I. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. Có nhiều cách giải thích khác nhau cho thuật ngữ "hành chính" và "luật hành chính". Tuy nhiên, tất cả đều thống nhất ở một điểm chung: Luật Hành chính là ngành luật về quản lý nhà nước. Do vậy, thuật ngữ "hành chính" luôn luôn đi kèm và được giải thích thông qua khái niệm "quản lý" và "quản lý nhà nước". a. Quản lý Khái niệm quản lý: Một cách tổng quát nhất, quản lý được xem là quá trình "tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định", đó là sự kết hợp giữa tri thức và lao động trên phương diện điều hành. Dưới góc độ chính trị: quản lý được hiểu là hành chính, là cai trị; nhưng dưới góc độ xã hội: quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy. Dù duới góc độ nào đi chăng nữa, quản lý vẫn phải dựa những cơ sở, nguyên tắc đã được định sẳn và nhằm đạt được hiệu quả của việc quản lý, tức là mục đích của quản lý. Tóm lại, quản lý là sự điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo đúng ý muốn của người quản lý nhằm đạt được mục đích đã đặt ra từ trước. Là một yếu tố thiết yếu quan trọng, quản lý không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Xã hội càng phát triển cao thì vai trò của quản lý càng lớn và nội dung càng phức tạp. Từ đó, quản lý thể hiện các đặc điểm: Ðặc điểm của quản lý

doc45 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2089 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những vấn đề chung về Luật hành chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t quyền của mọi công dân có đủ điền kiện có thể trở thành cán bộ,công chức Nhà nước, cần phải đưa ra các tiêu chuẩn để tiếp nhận và thăng chức. Các tiêu chuẩn đó phụ thuộc vào tình hình cụ thể của từng giai đoạn phát triển của Nhà nước. Trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường, một trong những hạn chế đối với công chức là họ không được đồng thời là các nhà doanh nghiệp. - Thứ tư , phân loại cán bộ,công chức Nhà nước, việc thăng chức đối cán bộ,công chức thông qua thi tuyển theo đề nghị của chính cán bộ,công chức hoặc theo sáng kiến của cơ quan nơi cán bộ,công chức làm việc. Việc thăng chức phải căn cứ vào bậc của cán bộ,công chức phù hợp với chức vụ tương đương và do luật định. - Thứ năm , xác định thời hạn phục vụ của các chức vụ. Nhiệm kỳ của một số chức vụ Nhà nước được pháp luật nhiều nước ghi nhận. Nhưng ở Việt Nam pháp luật chưa điều chỉnh vấn đề này. Cần phải quy định cán bộ,công chức lãnh đạo thực thi chức vụ có thời hạn theo luật định, còn công chức chuyên nghiệp thực thi chức vụ suốt đời. - Thứ sau, luật về công vụ cần điều chỉnh các bảo đảm cho hoạt động công vụ Nhà nước, bảo hiểm cho cán bộ,công chức đã hoàn thành nghĩa vụ phục vụ hoặc vì những điều kiện chính đáng phải thôi việc. - Cuối cùng, pháp luật về công cụ phải quy định tổng thể hàng loạt vấn đề về khen thưởng, trách nhiệm của công chức Nhà nước. CHƯƠNG 9: QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HÔI I. KHÁI NIỆM VÀ ÐẶC ÐIỂM CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI Ở NƯỚC TA 1. Khái niệm Tổ chức xã hội là những bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị nước ta, được hình thành trên các nguyên tắc tự nguyện, tự quản của người lao động được tổ chức và hoạt động theo điều lệ hay theo các quy định của nhà nước, nhân danh tổ chức mình khi tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên. Hoạt động quản lý nhà nước được tiến hành không chỉ bởi các cơ quan nhà nước mà còn được hình thành bởi các tổ chức xã hội và cá nhân. Là một bộ phận của hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội đã góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Các tổ chức xã hội rất đa dạng về hình thức, tên gọi, chủng loại như: Ðảng cộng Sản Việt Nam, Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam, Trọng tài kinh tế, Hội nhà văn, Hội nhà báo, Hội Luật gia... Trong đời sống xã hội, các tổ chức xã hội là chổ dựa của nhà nước nhằm tuyên truyền, giáo dục quần chúng thực hiện các nhiệm vụ quản lý. Các tổ chức xã hội có những đặc điểm phân biệt với các cơ quan nhà nước. 2. Đặc điểm của các tổ chức xã hội Mỗi tổ chức xã hội đều có những hoạt động mang tính chất đặc thù, phản ánh vị trí, vai trò của nó trong hệ thống chính trị. Tuy vậy, các tổ chức xã hội cũng có những đặc điểm chung nhất định, đó là căn cứ để phân biệt các tổ chức xã hội với các cơ quan nhà nước, các đơn vị kinh tế. Ðó là các đặc điểm sau: 1. Các tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của người lao động vì những mục đích nhất định. Ðó là những tổ chức tập hợp những thành viên của mình dựa vào những đặc điểm nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính ... + Yếu tố tự nguyện được thể hiện rõ nét trong việc nhân dân được quyền tự do lựa chọn và quyết định tham gia hay không tham gia vào một tổ chức xã hội nào đó. Không ai có quyền ép buộc một người nào đó phải tham gia hay không được tham gia vào các tổ chức xã hội nhất định. Tuy nhiên yếu tố tự nguyện ở đây không đồng nghĩa với tự do vô tổ chức mà mỗi tổ chức xã hội đều đặt ra những tiêu chuẩn nhất định đối với người muốn trở thành thành viên của tổ chức xã hội đó. + Yếu tố tự nguyện được hiểu là việc kết nạp hay không khai trừ các thành viên của tổ chức hoàn toàn do tổ chức xã hội và những thành viên của tổ chức đó quyết định chứ nhà nước không can thiệp cũng như không sử dụng quyền lực nhà nước để chi phối hoạt động đó. 2. Mỗi tổ chức xã hội là tập hợp những thành viên có cùng chung một dấu hiệu, đặc điểm. Họ liên kết lại với nhau để tìm tiếng nói chung và bảo vệ những lợi ích chính đáng của họ. Ví dụ: Cùng chung một mục đích như Ðảng Cộng sản Việt Nam; Cùng chung một giai cấp như Hội Nông dân Việt Nam; Cùng chung một nghề nghiệp như Hội Luật Gia; Cùng chung một giới tính như Hội Phụ nữ... 3. Khi tham gia vào quản lý xã hội, quản lý nhà nước các tổ chức xã hội nhân danh tổ chức mình chứ không phải nhân danh nhà nước. Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định tổ chức xã hội mới hoạt động nhân danh nhà nước. Quyết định của các tổ chức xã hội chỉ có hiệu lực đối với các thành viên của mình, không có hiệu lực đối với những người ngoài tổ chức đó, trừ một số trường hợp do qui định của pháp luật. 4. Các tổ chức xã hội có thể là chủ thể của quản lý nhà nước nhưng không phải là chủ thể mặc nhiên. + Các tổ chức xã hội khi tham gia vào quản lý xã hội, quản lý nhà nước không được quyền nhân danh nhà nước nếu không được pháp luật quy định vì tổ chức xã hội không phải là một thành phần trong cơ cấu bộ máy nhà nước. Nhà nước chỉ thừa nhận và bảo hộ sự tồn tại của các tổ chức xã hội bằng việc quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các tổ chức xã hội. Khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ này, các tổ chức xã hội nhân danh tổ chức mình chứ không nhân danh nhà nước, không sử dụng quyền lực nhà nước. + Tuy nhiên, trong một số trường hợp do pháp luật quy định, nhà nước trao quyền cho các tổ chức xã hội, cho phép các tổ chức này được thay mặt nhà nước quản lý một số công việc nhất định, lúc này tổ chức xã hội mới được phép nhân danh nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước, các quyết định do tổ chức xã hội đưa ra mới mang tính chất quyền lực nhà nước, có tính chất bắt buộc đối với những đối tượng có liên quan. Ví dụ: tổ chức Công đoàn được nhà nước cho phép thực hiện hoạt động kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hộ lao động, hợp đồng lao động, chế độ tuyển dụng, cho thôi việc, tiền lương... 5. Các tổ chức xã hội được tổ chức và hoạt động theo điều lệ do các thành viên trong tổ chức xây dựng nên hoặc theo các quy định của nhà nước. + Phần lớn các tổ chức xã hội đều có điều lệ hoạt động như Ðảng Cộng sản Việt Nam, Ðoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam...điều lệ đó được các thành viên trong tổ chức soạn thảo, được nhà nước phê chuẩn, thừa nhận một cách chính thức. Tuy nhiên, có một số tổ chức xã hội không có điều lệ hoạt động riêng mà hoạt động theo quy định của nhà nước như Ban thanh tra nhân dân, tổ hòa giải. Ngoài ra, có một số tổ chức vừa hoạt động theo điều lệ, vừa hoạt động theo quy định của pháp luật như tổ chức Công đoàn. + Cho dù tổ chức xã hội hoạt động theo điều lệ hay theo quy định của nhà nước thì những hoạt động nội bộ của các tổ chức xã hội vẫn mang tính chất tự quản. Nhà nước không trực tiếp can thiệp vào công việc nội bộ của các tổ chức này cũng như không sử dụng quyền lực nhà nước để sắp xếp người lao động hay cách chức người lao động trong tổ chức xã hội đó. 6. Mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức xã hội là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải là nguyên tắc " quyền lực - phục tùng" như trong các cơ quan nhà nước. + Trong quá trình hoạt động, tổ chức xã hội tự xử lý và giải quyết các công việc nội bộ của tổ chức mình. Nhà nước sẽ không can thiệp vào nếu hoạt động của các tổ chức xã hội không trái pháp luật. + Hoạt động của chúng trên nguyên tắc giáo dục thuyết phục và các biện pháp tác động xã hội, chứ không mang tính cưỡng chế nhà nước. Các tổ chức xã hội có thể áp dụng các biện pháp kỷ luật như cảnh cáo, khiển trách, cách chức, khai trừ ra khỏi tổ chức đối với những thành viên vi phạm điều lệ. Các tổ chức xã hội không được quyền sử dụng quyền lực nhà nước để truy cứu trách nhiệm kỷ luật đối với thành viên của tổ chức mình. 7. Các tổ chức xã hội hoạt động có mục đích chung là giáo dục ý thức pháp luật cho các thành viên để họ sống và làm việc theo pháp luật. Ðồng thời, hoạt động của các tổ chức xã hội còn nhằm đến mục đích là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các thành viên trong tổ chức. Khi có những hành vi xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong tổ chức hay những người lao động khác thì các tổ chức xã hội có thể tạo ra dư luận xã hội rộng rãi để phản đối những hành vi vi phạm đó, đồng thời yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ, khôi phục lại những lợi ích mà các thành viên trong tổ chức hay người lao động đã bị xâm hại. Ngoài ra, cũng có một số tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động nhằm thỏa mãn các nhu cầu về văn hóa- xã hội của các thành viên hoặc để tăng gia sản xuất. Các tổ chức xã hội cũng có thể làm kinh tế từ những hoạt động văn hóa thể thao, kinh doanh nhưng đây không phải là mục đích hoạt động chính của các tổ chức này. II. CÁC LOẠI TỔ CHỨC XÃ HỘI Theo nguyên tắc hình thức tổ chức và hoạt động, các tổ chức xã hội được chia thành các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức tự quản, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và các tổ chức quần chúng. 1. Các tổ chức chính trị xã hội Ðây là các tổ chức tự nguyện được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có hệ thống tổ chức từ trung ương đến cơ sở. Các tổ chức xã hội này có điều lệ hoạt động do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu các thành viên thông qua. Bao gồm các tổ chức như: Ðảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam. a. Ðảng Cộng sản Việt Nam Là một tổ chức xã hội hoạt động có mục đích chính trị, có cương lĩnh, đường lối và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội, là nhân tố bảo đảm mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trước đây ở nước ta tồn tại ba đảng phái chính trị là đảng dân chủ, đảng xã hội và đảng lao động Việt Nam (nay là Ðảng Cộng sản Việt Nam). Kể từ khi thành lập, Ðảng dân chủ và Ðảng xã hội đã đóng vai trò quan trọng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tháng 10 năm 1988, Ðảng xã hội và Ðảng dân chủ tự giải tán. Hiện nay, nước ta chỉ tồn tại một Ðảng chính trị là Ðảng Cộng sản Việt Nam mà vai trò lãnh đạo của Ðảng đối với nhà nước và xã hội đã được ghi nhận tại điều 4- Hiến pháp 1992. Các đường lối, chủ trương chính sách của Ðảng là kim chỉ nam cho hoạt động nhà nước và xã hội. Nhiều chính sách của Ðảng thể chế hoá thành pháp luật. Tuy lãnh đạo hệ thống chính trị, nhưng Ðảng không can thiệp trực tiếp vào công việc nhà nước, mà định ra phương hướng hoạt động và kiểm tra việc thực hiện đường lối của mình trong bộ máy nhà nước. Mọi tổ chức của Ðảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. b. Mặt trận tổ quốc Việt Nam Mặt trận tổ quốc Việt Nam được thành lập theo cơ chế bầu cử dân chủ được phân cấp để hoạt động trong phạm vi toàn quốc. Thành viên của mặt trận tổ quốc Việt Nam gồm các tổ chức: Ðảng Cộng sản Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ðoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam. Các tổ chức này có cơ cấu hoàn chỉnh và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị. Hoạt động của chúng ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định quản lý nhà nước. Mặt trận tổ quốc Việt Nam được thành lập nhằm phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị đối với nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân. c. Công đoàn ¨ Khái niệm và các chức năng chính Là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và người lao động, đại diện bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. + Có trách nhiệm tham gia với nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của người lao động. + Thực hiện chức năng động viên người lao động thực hiện nghĩa vụ công dân. + Kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong việc thực hiện pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội. ¨ Cơ cấu tổ chức Về cơ cấu, công đoàn có tổ chức chặt chẽ và được phân cấp để hoạt động trong phạm vi toàn quốc. Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Cơ quan lãnh đạo các cấp của công đoàn đều do bầu cử lập ra và cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp là Ðại hội công đoàn cấp đó. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban chấp hành công đoàn do đại hội bầu ra. Công đoàn Việt Nam tổ chức theo ngành nghề và địa phương gồm bốn cấp cơ bản: - Tổng liên đoàn lao động Việt Nam; - Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, công đoàn ngành nghề toàn quốc; - Công đoàn ngành nghề địa phương, Liên đoàn lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và cấp tương đương; - Công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn. d. Ðoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Là tổ chức xã hội của thanh niên được hình thành nhằm thu hút thế hệ trẻ vào những hoạt động xã hội bổ ích, lành mạnh, qua đó giáo dục ý thức pháp luật đối với thanh niên. Ðoàn thanh niên cũng là nơi đào tạo ra các viên chức, cán bộ có phẩm chất trong bộ máy nhà nước, hoặc giữ những chức vụ trọng trách trong các tổ chức chính trị xã hội, ví dụ như Ðảng, công đoàn. Các tổ chức của Ðoàn thanh niên hình thành trên phạm vi cả nước, có mặt ở hầu hết tất cả các tổ chức, cơ quan, đơn vị từ trung ương đến địa phương. e. Hội liên hiệp Phụ nữ Là tổ chức xã hội rộng lớn của giới nữ nhằm động viên thu hút các tầng lớp phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội, tham gia giải quyết các công việc của nhà nước. Mặt khác, Hội phụ nữ còn là tổ chức đại diện cho tất cả các phụ nữ Việt nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, chống phân biệt đối xử, bảo vệ quyền bình đẳng nam nữ. g. Hội liên hiệp nông dân Việt Nam Là một tổ chức đại diện của giai cấp nông dân Việt Nam, được thành lập nhằm động viện, tổ chức nông dân lao động trong cả nước hăng hái tham gia sản xuất, giáo dục tinh thần yêu nước. Mặt khác, hội còn là tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của giai cấp nông dân Việt Nam- một bộ phân dân cư lớn nhất ở nước ta. Ngoài ra, nước ta còn có các cơ quan xã hội được hình thành theo sáng kiến của nhà nước và không có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của nhà nước. Ví dụ: Uỷ ban đoàn kết á-Phi, Uớy ban bảo vệ hoà bình thế giới của Việt nam... 2. Các tổ chức xã hội nghề nghiệp Là loại hình tổ chức xã hội do nhà nước sáng kiến thành lập được hình thành theo quy định của nhà nước. Hoạt động của các tổ chức xã hội nghề nghiệp được đặt dưới sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, tổ chức xã hội nghề nghiệp cũng là tổ chức hoạt động mang tính chất tự quản, cơ cấu tổ chức nội bộ của từng tổ chức do tổ chức đó quyết định hoạt động không mang tính quyền lực nhà nước, đảm bảo nguyên tắc tự nguyện khi hình thành tổ chức. Tổ chức xã hội nghề nghiệp bao gồm: Ðoàn Luật sư, Trọng tài kinh tế, a. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam Trọng tài kinh tế: Là tổ chức xã hội nghề nghiệp có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế, các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu, việc thành lập, giải thể công ty. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam: là một tổ chức xã hội nghề nghiệp bao gồm các thành viên thuộc các thành phần kinh tế, hoạt động theo điều lệ của tổ chức được chính phủ chuẩn y, được quyền xét xử các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán ngoại thương đã được ký kết giữa tổ chức kinh tế Việt Nam với phía nước ngoài bao gồm cả thể nhân và pháp nhân; các tranh chấp trong lĩnh vực giao thông vận tải quốc tế như thuê tàu, vận chuyển hàng hóa quốc tế, cứu hộ tàu biển... giữa một bên hay các bên đương sự là người nước ngoài hoặc tổ chức kinh doanh nước ngoài. b. Ðoàn Luật sư: Là hội nghề nghiệp của các luật sư được thành lập nhằm mục đích tập hợp, hướng dẫn, giám sát và bênh vực quyền lợi cho các luật sư, duy trì uy tín nghề nghiệp và nâng cao hiệu quả hành nghề của các luật sư thành viên. Ðoàn luật sư có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, hoạt động bằng kinh phí do các luật sư đóng góp và bằng các nguồn thu hợp pháp khác. c. Các tổ chức kinh tế tự nguyện: (theo tính chất sản xuất) Là những tổ chức hình thành nhằm thu hút người lao động vào việc giải quyết các nhiệm vụ sản xuất. Ðó là các hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp. 3. Các tổ chức tự quản Là các tổ chức của nhân dân lao động được thành lập theo sáng kiến của nhà nước, hoạt động theo quy định của nhà nước. Các tổ chức này được thành lập theo nguyên tắc tự quản trong một phạm vi nhất định đối với các công việc mà nhà nước không trực tiếp quản lý. Các tổ chức tự quản thường được thành lập theo chế độ bầu cử dân chủ, không có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, giữa các tổ chức cùng loại không có mối quan hệ đoàn thể. Hoạt động của tổ chức tự quản được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của các cơ quan nhà nước hữu quan. 3. Các hội quần chúng Là các tổ chức xã hội được thành lập theo những dấu hiệu nghề nghiệp, sở thích hoặc các dấu hiệu khác như: kinh tế, văn hoá, khoa học-kỹ thuật, thể thao và quốc phòng. Các tổ chức xã hội loại này rất đa dạng, phong phú, có số lượng nhiều nhất so với các tổ chức xã hội khác. ở nước ta, số lượng các hội quần chúng đang có xu hướng phát triển, hiện nay có khoảng 120 hội quần chúng hoạt động trên phạm vi cả nước, khoảng 300 hội hoạt động ở các tỉnh, thành phố, địa phương. Ðiều lệ hoạt động của hội quần chúng do các tổ chức dự thảo và quyết định, khi đăng ký thành lập hội phải báo cáo điều lệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập để các cơ quan này chuẩn y. CHƯƠNG 10: QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM - NGƯỜI NƯỚC NGOÀI - NGƯỜI KHÔNG QUỐC TỊCH 1. Khái niệm và đặc điểm của quy chế pháp lý hành chính của công dân * Khái niệm: Quy chế pháp lý hành chính của công dân là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhà nước được quy định trong các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và được bảo đảm thực hiện trong thực tế. * Ðặc điểm: - Mọi công dân Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền về tự do cá nhân về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội. - Quy chế pháp lý hành chính của công dân được xác lập trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân do hiến pháp quy định. Quyền và nghĩa vụ của công dân chỉ có thể bị hạn chế bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo qui định chặt chẽ của pháp luật. - Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nam nữ, trình độ văn hóa, thành phần xã hội, nghề nghiệp, tín ngưỡng. - Quyền và nghĩa vụ là hai mặt không thể tách rời[1]. Công dân được hưởng quyền đồng thời phải làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước. Ðiều đó thể hiện mối liên hệ về trách nhiệm pháp lý giữa nhà nước và công dân. Hơn nữa, trên thực tế có những quyền gắn chặt với nghĩa vụ và rất khó để định ra ranh giới giữa chúng. Quyền bầu cử là một ví dụ đơn cử. - Nhà nước tạo điều kiện cho nhu cầu chính đáng của cá nhân được thỏa mãn làm cho khả năng của công dân về trí tuệ, vật chất, tinh thần được phát huy đến mức cao nhất. Nhà nước chỉ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với công dân khi có hành vi vi phạm pháp luật và chỉ trong giới hạn mà pháp luật cho phép. Nhà nước không ngừng hoàn thiện quy chế pháp lý hành chính của công dân để đảm bảo cho công dân tham gia tích cực vào quản lý nhà nước. Cơ sở pháp lý và đặc điểm của quy chế pháp lý HC của ng nước ngoài. Ng không quốc tịch ( “có thời hạn” làm ăn, sinh sống học tập ở VN) Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài người không quốc tịch là tổng hợp các quyền mà người nước ngoài, người không quốc tịch được hưởng và những nghĩa vụ mà họ phải thực hiện trước nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực hành chính nhà nước. * Cơ sở pháp lý: - Hiến pháp 1992 (Tập trung chủ yếu ở Ðiều 81, 82); - Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 21/2/1992; - Nghị định số 04 ngày 18/01/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam; - Pháp lệnh ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993... * Ðặc điểm: - Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải chịu sự tài phán của hai hệ thống pháp luật là hệ thống pháp luật Việt Nam và hệ thống pháp luật của nước mà họ mang quốc tịch; người không quốc tịch chỉ phải chịu sự tài phán của pháp luật Việt Nam; - Tất cả những người nước ngoài cư trú, làm ăn sinh sống tại Việt Nam đều bình đẳng về năng lực pháp luật hành chính, không phân biệt dân tộc, màu da, tôn giáo, nghề nghiệp; - Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài có những hạn chế nhất định so với công dân Việt Nam xuất phát từ nguyên tắc quốc tịch được quy định trong luật quốc tịch của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nói cách khác, phạm vi quyền và nghĩa vụ của họ hẹp hơn so với công dân Việt Nam. Ví dụ: Họ không được hưởng quyền bầu cử, ứng cử vào cơ quan quyền lực nhà nước; trong một số trường hợp nhất định họ bị giới hạn phạm vi cư trú, đi lại, họ không phải gánh vác nghĩa vụ quân sự... CHƯƠNG 11: VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH 1. Khái niệm VPHC - VPHC là 1 loại VPPL xảy ra khá phổ biến trong đs XH. Hành vi vi phạm hành chính được xác định là hành vi vi phạm mà cá nhân hoặc tổ chức khi vi phạm do lỗi cố ý hay vô ý đều được xác định là vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn so với tội hình sự .Vi phạm hành chính khác với tội vi phạm hình sự ở tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm . Tính cất nguy hiểm của hành vi phụ thuộc vào khả năng gây thiệt hại của hành vi.Nếu khả năng này lớn thì tính nguy hiểm của hành vi cao và ngược lại mức độ nguy hiểm của hành vi phụ thuộc vào quy mô vi phạm và thiệt hại thực tế đã xảy ra - vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính không chỉ do luật mà còn do văn bản dưới luật điều chỉnh và chủ yếu thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan nhà nước và theo thủ tục hành chính. Trong thực tế số lượng vi phạm hành chính thường xuyên xảy ra ở các lĩnh vực của đời sống xã hội và tác hại của nó cũng rất lớn . Ví dụ : Do chấp hành luật lệ giao thông không nghiêm nên hàng ngày trên các quốc lộ thường xuyên xảy ra do các hành vi vi phạm luật lệ giao thông dẫn đến mức độ thiệt hại về người và phương tiện rất lớn . - về phương diện lý luận cũng như thực tiễn định nghĩa VPHC phải p/ánh đầy đủ những dấu hiệu đặc trưng của loại VP này, thể hiện đầy đủ tính nguy hiểm XH của chúng, đồng thời thể hiện đc sự # biệt giữa loại VP này với tội phạm về mức độ nguy hiểm cho XH của hành vi. VPHC là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý NN mà không phải là tội phạm và phải bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. K2 Đ1 PLXLVPHC 2002 đĩnh nghĩa gián tiếp như sau: “Xử phạt VPHC đc áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức, có hành vi cố ý VP các quy định của PL về quản lý NN mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.” 2. Các yếu tố cấu thành VPHC Để xác định 1 hv xảy ra có phải VPHC hay k cần xác định các dấu hiệu pháp lý của loại VPPL này, thể hiện ở 4 yếu tố: 2.1. Dấu hiệu trong mặt khách quan Dấu hiệu bắt buộc trong mặt KQ này là HVVPHC, là HV mà tổ chức, cá nhân thực hiện là hv xâm phạm các quy tắc quản lý NN và đã bị PLHC ngăn cấm. Việc ngăn cấm thể hiện rõ ràng trong các VBPL quy định về xử phạt HC, những hv VP bao giờ cũng bị PL quy định là sẽ xử phạt = các hình thức, biện pháp xử phạt HC. Khi xem xét để đi đến kết luận rằng hv của cá nhân hay t/c có phải là VPHC hay k phải có những căn cứ pháp lý rõ rang xđ hv đó phải đc PL quy định là sẽ xử phạt = các biện pháp xử phạt HC. Cần tránh tình trạng áp dụng nguyên tắc suy đoán hay áp dụng tương tự PL đối với các tổ chức, cá nhân. Đối với 1 số loại VPHC cụ thể dấu hiệu trong mặt KQ có tính chất phức tạp, không đơn thuần chỉ có 1 dấu hiệu nội dung trái PL trong HV mà còn có thể có sự kết hợp của nhiều yếu tố # như: - Thời gian thực hiện HVVP. VD: HV “ gây tiếng động lớn, làm ổn ào, huyên náo trong h nghỉ đêm của nhân dân” chỉ bị coi là “HV gây ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung” theo quy định DD6 NĐ 49/CP ngày 15/8/1996 khi thực hiện trong khoảng từ 22h đến 5h sáng. - Địa điểm thực hiện HVVP. VD: ng say rượu chỉ bị coi là “HVVP quy định về SX, mua bán, sd rượu bia” theo qđịnh Đ 25 NĐ 49/CP ngày 15/6/1996 khi đc thực hiện ở công sở, nơi làm việc… - Công cụ phương tiện VP: HV khai thác nguồn sinh vật chỉ bị coi là “VP bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên” theo quy định Đ 7 NĐ 26/CP ngày 26/4/1996 khi nó đc thực hiện = những công cụ, phương tiện hủy diệt hàng loạt. - Hậu quả và MQH nhân quả: nhìn chung hậu quả của VPHC không nhất thiết là thiệt hại cụ thể, tuy nhiên trong n` case bị coi là VPHC khi HV đó đã gây ra những thiệt hại cụ thể trên thực tế. VD: HV làm rơi gỗ, đá… đc coi là HV xâm phạm công trình GT đg sắt theo quy định điểm d k4d54 NĐ 39/CP ngày 5/7/1996 khi nó “gây tai nạn cho đoàn tàu chạy qua or ng đi trên tàu nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”. 2.2. Dấu hiệu trong mặt chủ quan Dấu hiệu bắt buộc trong mặt này là dấu hiệu lỗi của chủ thể VP. VPHC phải là HV có lỗi cố ý hoặc vô ý, hay người thực hiện HV này phải trong trạng thái có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hv của mình nhưng đã vô tình, thiếu thận trọng mà k nhận thức đc điều đó hoặc nhận thức đc nhưng vẫn cố tình thực hiện VP. Nếu xđịnh chủ thể thực hiện HV khi k có khả năng nhận thức hoặc điều khiển HV thì KL rằng k có VPHC xảy ra. Ở 1 số case cụ thể, PL còn xác định dấu hiệu mục đích là dấu hiệu bắt buộc của 1 số loại VPHC. Khi xử phạt cần xđ rõ HV có thỏa mãn đầy đủ dấu hiệu mđ hay k ngoài các dấu hiệu #. VD: HV trốn trên các phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh đc coi là HVVP các qđịnh về xuất-nhập cảnh, quá cảnh theo qđịnh Đ 21 NĐ 49/CP ngày 15/8/1996 khi nhằm mđ vào VN or ra nước ngoài. Xđịnh lỗi trong mặt KQ của VPHC, vđề xđịnh dấu hiệu lỗi trong VPHC của tổ chức là vđề còn có n ý kiến # nhau. PLXLVPHC hiện hành chỉ quy định chung rằng t/c phải chịu trách nhiệm về mọi VPHC do m` gây ra và có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt VPHC, đồng thời có trách nhiệm xđịnh lỗi của ng thuộc t/c m trực tiếp gây ra VPHC trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ đc giao để truy cứu trách nhiệm kỷ luật và để bồi thường thiệt hại theo quy định của PL. 2.3. Dấu hiệu về chủ thể Chủ thể thực hiện HVVPHC là các tổ chức, cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của PLHC. Cá nhân là chủ thể của VPHC phải là ng` k mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh # làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển HV và đủ độ tuổi do PL quy định, cụ thể là: - Người từ đủ 14 đến dưới 16 là chủ thể của VPHC trong case thực hiện với lỗi cố ý. Xác định người ở độ tuổi này có VPHC hay k cần xđ yếu tố lỗi trong mặt CQ. PLXLVPHC k quy định tnao` là lỗi cố ý nhưng trên thực tế hiểu là ng` đo nhận thức đc HV of m` là nguy hiểm cho XH, bị PL cấm nhưng vẫn cố tình thực hiện. - Người từ đủ 16T trở lên có thể là chủ thể trong mọi case. - Tổ chức là chủ thể VPHC gồm: các CQNN, các T/c XH, các đơn vị KT, các đvị thuộc lực lượng VTND và các t/c # có tư cách pháp nhân theo quy định của PL. Cá nhân, t/c nước ngoài cũng là chủ thể VPHC của PLVN, trừ case ĐƯQT mà VN tham gia quy định #. 2.4. Dấu hiệu về khách thể Là HVVP xâm hại đến trật tự quản lý HCNN đã đc PLHC quy định và bảo vệ hay VPHC là HV trái với các quy định 4 PL về quản lý NN trên các lĩnh vực # nhau như: ATGT, ANTT…đc quy định trong các VBPL 4 các CQNN có thẩm quyền. 3. Các hình thức xử phạt VPHC Khái niệm XPVPHC XPVPHC là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định PL hiện hành về xử phạt VPHC, quyết định áp dụng các bp XPHC và các bp cưỡng chế HC # (trong case cần thiết theo quy định 4 PL) đvới các t/c, cá nhân VPHC. Đặc điểm của hoạt động XPVPHC: XPVPHC đc AD đvới cá nhân, t/c VPHC theo quy định của PL. XPVPHC đc tiến hành bởi chủ thể có thẩm quyền theo quy định của PL. XPVPHC đc tiến hành theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục đc quy định trong các VBPL về XPVPHC do cqNN có thẩm quyền b/h. Kết quả của hoạt động XPVPHC thể hiện ở các quyết định XPVPHC trong đó ghi nhận: hình thức, bp xử phạt AD. Hình thức XPVPHC áp dụng đối với cá nhân, t/c VPHC theo quy định của PL qua đó giáo dục mọi ng` ý thức tuân thủ PL, tôn trọng các quy tắc của đs cộng đồng, phòng ngừa các VPPL có thể xảy ra. HT xử phạt chính là: cảnh cáo, phạt tiền. 3.1. Cảnh cáo Hình thức này áp dụng với t/c, cá nhân VPHC nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ, hoặc đvới mọi HVVPHC do ng` chưa thành niên từ đủ 14 đến 16T thực hiện. Quyết định xử phạt = VB. Phạt cảnh cáo chỉ áp dụng với cá nhân đủ 16t trở lên hoặc t/c khi có đủ các đk sau: - HVVP đc VBPL quy định là có thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo, đó là VP nhỏ. Nếu loại VP mà PL quy định chỉ bị áp dụng ht phạt tiền thì k đc phép AD ht phạt cảnh cáo. - Việc AD ht này khi đó là VP lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ theo quy định Đ 8 PLXLVPHC * Phân biệt xử phạt cảnh cáo với hình phạt cảnh cáo: khác nhau ở mức độ nghiêm khắc của chế tài - XPCC mang tính giáo dục với t/c, cá nhân VPHC; đtg bị AD kk bị coi là có án tích và k bị ghi vào lý lịch tư pháp. - HPCC là người bị TA tuyên HPCC, theo thủ tục TTHS bị coi là có án tích, ghi vào lý lịch tư pháp. * PB hình thức XPCC với ht kỷ luật cảnh cáo áp dụng với cán bộ, công chức: - HT XPCC AD với t/c, cá nhân có HVVPHC theo quy định PL; do ng có thẩm quyền XPVPHC quyết định AD theo thủ tục XPVPHC đã đc PL quy định. - HT KLCC AD với cán bộ,cc (trừ những ng đc bầu giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong các CQNN, các t/c CT, CT-XH) có HVVP các quy định của PL thường có liên quan đến nghĩa vụ của cb, cc; nội quy làm vc trong CQ, đvị nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm HS. Do thủ trưởng CQ, đvị sử dụng cb,cc AD với cb,cc thuộc quyền theo thủ tục xử lý kỷ luật do PL quy định. 3.2. Phạt tiền Là ht XPVPHC đc quy định tại Đ 14 PLXLVPHC, các case VPHC k thuộc case XPCC thì bị xử phạt bằng ht phạt tiền. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính là từ 10.000 đồng đến 500.000.000 đồng. Căn cứ vào tính chất, mức độ VP, mức phạt tối đa trong các lĩnh vực quản lý NN như sau: a) Phạt tiền tối đa đến 30.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: an ninh, trật tự, an toàn xã hội; quản lý và bảo vệ các công trình giao thông; khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; lao động; đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hoá; kế toán; thống kê; tư pháp; bảo hiểm xã hội; phòng cháy, chữa cháy; b) Phạt tiền tối đa đến 40.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: giao thông đường bộ; giao thông đường thủy nội địa; văn hoá - thông tin; du lịch; phòng, chống tệ nạn xã hội; đê điều, phòng chống lụt, bão; y tế; giá; điện lực; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; thú y; giống cây trồng; giống vật nuôi; quốc phòng; dân số và trẻ em; lao động đi làm việc ở nước ngoài; dạy nghề; biên giới quốc gia; c) Phạt tiền tối đa đến 70.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: thương mại; phí, lệ phí; hải quan; an toàn và kiểm soát bức xạ; giao thông đường sắt; bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện; chuyển giao công nghệ; kinh doanh bảo hiểm; quản lý vật liệu nổ công nghiệp; thể dục, thể thao; d) Phạt tiền tối đa đến 100.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: hàng hải; hàng không dân dụng; khoa học, công nghệ; đo đạc, bản đồ; giáo dục; công nghệ thông tin; tài nguyên nước; thuế; đ) Phạt tiền tối đa đến 500.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: bảo vệ môi trường; chứng khoán; xây dựng; đất đai; ngân hàng; sở hữu trí tuệ; quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; nghiên cứu, thăm dò và khai thác nguồn lợi hải sản, dầu khí và các loại khoáng sản khác. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong những lĩnh vực quản lý nhà nước chưa được quy định tại khoản 2 Điều này thì Chính phủ quy định mức phạt tiền, nhưng tối đa không vượt quá 100.000.000 đồng.Trong trường hợp luật quy định mức phạt tiền tối đa khác với quy định tại Điều này thì áp dụng theo quy định của luật. Việc lựa chọn AD mức tiền phạt thực hiện theo cách: là mức TB của khung tiền phạt; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt có thể giảm, nhưng k giảm quá mức tối thiểu của khung; tăng nặng thì ngc lại. Với ng chưa thành niên thì: ng từ đủ 14 đến dưới 16 chỉ bị phạt CC, k phạt tiền; từ đủ 16 đến dưới 18 có thể AD ht tại Đ 12 PLXLVPHC, khi phạt tiền k đc quá ½ mức phạt với ng thành niên, nếu họ k có tiền nộp thì cha mẹ hoặc ng giám hộ phải nộp thay. Khi quyết định xử phạt 1ng thực hiện nhiều HVVPHC thì ng có thẩm quyền chỉ ra 1QĐ xp trong đó có QĐ hình thức, mức xử phạt với từng HV, nếu các ht xp là phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung. Nộp phạt tại chỗ hoặc đến Kho bạc nộp và nhận biên lai thu tiền. 3.3. Trục xuất: Là buộc ng VPPLVN rời khỏi lãnh thổ nc CHXHCNVN. Chỉ AD với ng nước ngoài. Có thể AD độc lập hoặc kết hợp với HT phạt bổ sung: tước quyền sd giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tịch thu tang vật, phương tiện đc sd để VPHC. 3.4 Tước quyền sd giấy phép, chứng chỉ hành nghề: của cá nhân, t/c VPHC có hoặc k có thời hạn khi họ VP nghiêm trọng những quy định trong vc sd loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó. AD kèm với ht XP chính, AD khi có đủ 2 đk sau: - VBPL về XPHC quy định có thể AD bp XP này đối với VPHC cụ thể nào đó; - Cá nhân, t/c đã có HV trực tiếp VP quy tắc sd giấy phép. 3.5 Tịch thu tang vật, phương tiện đc sd để VPHC: là vc ng có thẩm quyền XP quyết định bp tịch thu để sung vào công quỹ NN các TS, vật dụng, HH, tiền bạc…dùng để thực hiện VPHC hay do VPHC mà có. Nếu với vật, tiền bạc, phương tiện đc sd để VPHC thuộc các ht SH hợp pháp bị t/c, cá nhân VPHC chiếm đoạt 1 cách bất hợp pháp hay sd trái phép thì k đc tịch thu mà trả lại cho chủ SH hợp pháp. AD kèm với ht XP chính. 4. Nguyên tắc xử phạt VPHC Theo tinh thần Đ 3 PLXLVPHC hoạt động xử phạt tuân thủ những nguyên tắc sau: - Việc xử phạt VPHC phải do ng có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của PL. - Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính do pháp luật quy định. - Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật. - Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt. - Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp. - Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. 5. Các biện pháp ngăn chặn VPHC và bảo đảm việc xử lý VPHC Khi phát hiện ra VPHC, để kịp thời ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý cũng như thi hành QĐ xử lý sau này có hiệu quả tùy case ng có thẩm quyền co thể AD các bp sau: - Tạm giữ người theo thủ tục HC: AD khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những ng gây rối trật tự công cộng or khi cần xác minh những tình tiết cần thiết để làm căn cứ cho vc xử phạt. Tạm giữ ng phải do ng có thẩm quyền quyết định AD, theo đúng thủ tục, đúng y/c mà PL đề ra. Thời hạn tạm giữ k quá 12h, trong case cần thiết có thể kéo dài hơn nhưng k quá 24h kể từ thời điểm giữ ng VP. ĐVới case VP quy chế biên giới or thực hiện VPHC ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ kéo dài hơn nhưng k quá 48h kể từ thời điểm bắt đầu giữ ng VP. - Tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC: AD khi cần phải ngăn chặn ngay VPHC nhằm xác minh những tình tiết cần thiết để quyết định các bp xử phạt đvới ng VP or để bảo đảm chấp hành quyết định xử phạt theo quy định của PL. Bp này do ng có thẩm quyền quyết định AD, theo đúng thủ tục, đúng y/c mà PL đề ra. - Khám người theo thủ tục HC: AD khi có căn cứ chứng tỏ rằng ng đó cất giấu trong ng các đồ vật, tài liệu, phương tiện để VPHC. Bp này do ng có thẩm quyền quyết định AD, theo đúng thủ tục, đúng y/c mà PL đề ra. - Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục HC: AD khi có căn cứ để cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật VPHC. Bp này do ng có thẩm quyền quyết định AD, theo đúng thủ tục, đúng y/c mà PL đề ra. - Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện VPHC: AD khi có căn cứ để cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện VPHC. Bp này do ng có thẩm quyền quyết định AD, theo đúng thủ tục, đúng y/c mà PL đề ra. - Bảo lãnh HC: là vc giao cho gia đình, t/c XH nhận quản lý, giám sát ng có HVVPPL thuộc đối tg AD bp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở GD, cơ sở chữa bệnh trong time cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục xem xét quyết định vc AD các bp này nếu ng đó có nơi cư trú nhất định. Thẩm quyền quyết định bảo lãnh HC thuộc CTUBND cấp huyện. Bp này phải đc tiến hành theo đúng thủ tục, đúng y/c mà PL đề ra. - Quản lý ng nước ngoài VPPL VN trong time làm thủ tục trục xuất - Truy tìm đối tượng phải chấp hành QĐ đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở GD, cơ sở chữa bệnh trong case bỏ trốn. 6. Các biện pháp xử lý HC khác Theo quy định của PLXLVPHC thì BPXLHC# áp dụng với công dân VN VPPL về AN, TT, ATXH (cờ bạc, mại dâm…) nhưng chưa đến mức phải xử lý HS. Mục đích nhằm giáo dục ý thức chấp hành PL, tạo đk trở thành công dân lương thiện, có ích, ngăn ngừa khả năng tái phạm. Các biện pháp xử lý HC khác gồm: 6.1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn BP này do Chủ tịch Uỷ ban nhân cấp xã quyết định đối với những đối tượng VPPL tại nơi cư trú của họ trong thời hạn từ 3 đến 6 tháng. CTUBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức, phối hợp với CQ, t/c XH, đơn vị dân cư ở cơ sở và gia đình quản lý, giáo dục những đối tượng VPPL nhằm giúp đỡ họ sửa chữa những sai phạm. Đối tượng bị AD bp này gồm: - Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự; - Người từ đủ 12 tuổi trở lên nhiều lần có hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng; - Người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên, người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 14 tuổi trở lên có nơi cư trú nhất định; - Người trên 55 tuổi đối với nữ và trên 60 tuổi đối với nam thực hiện hành vi hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài, tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài, vi phạm trật tự, an toàn xã hội có tính chất thường xuyên nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. QĐ GD tại xã, phường, thị trấn phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra QĐ; họ, tên, chức vụ của ng ra QĐ; họ, tên, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của ng đc giáo dục; HVVPPL của ng đó; điều khoản VBPL đc AD; thời hạn AD, ngày thi hành QĐ; trách nhiệm của CQ, t/c, gia đình đc giao GD; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với QĐ này theo quy định của PL. 6.2. Đưa vào trường giáo dưỡng Do CTUBND huyện AD với người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật trong thời hạn từ 6T đến 3 năm nhằm tạo đk cho đối tg đc học văn hóa, học nghề, sinh hoạt, GD dưới sự quản lý GD của nhà trường. Đối tg bị AD gồm: - Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự; - Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định; - Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định. QĐ đưa vào trường giáo dưỡng phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra QĐ; họ, tên, chức vụ của ng ra QĐ; họ, tên, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của ng đc đưa vào trường giáo dưỡng; HVVPPL của ng đó; điều khoản VBPL đc AD; thời hạn AD, ngày thi hành QĐ; trách nhiệm của CQ, t/c, gia đình đc giao GD; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với QĐ này theo quy định của PL. 6.3. Đưa vào cơ sở GD BP này do CTUBND cấp tỉnh QĐ AD với người thực hiện đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định trong thời hạn từ 6t đến 2 năm. Người bị AD là ng đủ 18 tuổi và không quá 55 tuổi với nữ, k quá 60 tuổi với nam. Học tập, LĐ trong các cơ sở GD do Bộ CA quản lý. QĐ đưa vào cơ sở GD phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra QĐ; họ, tên, chức vụ của ng ra QĐ; họ, tên, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của ng đc đưa vào cơ sở GD; HVVPPL của ng đó; điều khoản VBPL đc AD; thời hạn AD, ngày thi hành QĐ; trách nhiệm của CQ, t/c, gia đình đc giao GD; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với QĐ này theo quy định của PL. 6.4. Đưa vào cơ sở chữa bệnh Do CTUBND cấp huyện QĐ AD với người nghiện ma tuý là từ 1 đến 2 năm, đối với người bán dâm là từ 3t đến 18t để lao động, học văn hoá, học nghề và chữa bệnh dưới sự quản lý của cơ sở chữa bệnh. Cơ sở chữa bệnh phải tổ chức khu vực dành riêng cho người dưới 18 tuổi. Đối tg AD gồm: - Người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định; - Người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 16 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định. Không đưa vào cơ sở chữa bệnh người bán dâm dưới 16 tuổi hoặc trên 55 tuổi. QĐ đưa vào cơ sở chữa bệnh phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra QĐ; họ, tên, chức vụ của ng ra QĐ; họ, tên, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của ng đc đưa vào cơ sở chữa bệnh; HVVPPL của ng đó; điều khoản VBPL đc AD; thời hạn AD, ngày thi hành QĐ; trách nhiệm của CQ, t/c, gia đình đc giao GD; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với QĐ này theo quy định của PL. 6.5. Quản chế HC Do CTUBNDcấp tỉnh quyết định đối với người có hành vi vi phạm pháp luật phương hại đến an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự từ đủ 18t trở lên. Người bị quản chế hành chính phải cư trú, làm ăn, sinh sống tại một địa phương nhất định và chịu sự quản lý, giáo dục của chính quyền, nhân dân địa phương. Thời hạn quản chế hành chính là từ 6 tháng đến 2 năm. QĐ quản chế HCphải ghi rõ ngày, tháng, năm ra QĐ; họ, tên, chức vụ của ng ra QĐ; họ, tên, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của ng bị quản chế HC; HVVPPL của ng đó; điều khoản VBPL đc AD; thời hạn AD, ngày thi hành QĐ; trách nhiệm của CQ, t/c, gia đình đc giao GD; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với QĐ này theo quy định của PL. 7. Các bp khắc phục hậu quả do VPHC gây ra - Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. - Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra. - Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện. Đó là hàng hoá, vật phẩm, phương tiện được đưa vào lãnh thổ Việt Nam, nhập khẩu trái với quy định của pháp luật hoặc hàng tạm nhập tái xuất nhưng không tái xuất theo đúng quy định của pháp luật thì bị buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất. Cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu mọi chi phí để thực hiện biện pháp này. - Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại. - Các bp # do Chính phủ quy định. Việc AD các bp trên phải đảm bảo các yêu cầu: - Chỉ AD khi VBPL về xử phạt VPHC cho phép AD với VP cụ thể đó - Tuân thủ triệt để PL về thẩm quyền, thủ tục AD. 8. Thủ tục xử phạt VPHC 8.1. Thủ tục ra QĐ xử phạt VPHC Khi phát hiệnVPHC, người có thẩm quyền xử lý phải ra lệnh đình chỉ ngayHVVPHC. - Trong trường hợp VP đó chỉ xử phạt ở mức cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt quyết định xử phạt tại chỗ, không phải lập biên bản, trừ trường hợp VPHC được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ. Quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Quyết định này phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt một bản. Trong case người chưa thành niên bị phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt cảnh cáo còn được gửi cho cha mẹ, người giám hộ của người đó hoặc nhà trường nơi người chưa thành niên vi phạm đang học tập. Case phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt. Cá nhân, tổ chức vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt phải giao biên lai thu tiền phạt cho người bị xử phạt. - Nếu thấy rằng VP đó bị phạt tiền ở mức từ 200.000đ trở lên hoặc VPHC được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì ng có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện việc xử phạt như sau: + Lập BB về HVVPHC. Trong biên bản về VPHC phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; HVVP; các biện pháp ngăn chặn VPHC và bảo đảm việc xử phạt (nếu có); tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có); lời khai của người VP hoặc đại diệnt/c VP; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ. Trong case người vi VPHC cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không có mặt tại địa điểm xảy ra vi phạm thì biên bản được lập xong phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra VP hoặc của hai người chứng kiến. Biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân, t/c VP 1 bản; nếu vụ VP vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt. + Thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản vềVPHC; đối với vụ VPHC có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 30ngày. Trong case xét cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày. Quá thời hạn nói trên, người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp xử phạt trục xuất; trong trường hợp không ra quyết định xử phạt thì vẫn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả của PLXLVPHC và tịch thu tang vật VPHC thuộc loại cấm lưu hành. Trong q.trình xử phạt nếu thấy có dấu hiệu tội phạm, ng có thẩm quyền chuyển ngay HS cho CQQL hình sự có thẩm quyền giải quyết. 8.2. Thủ tục thi hành QĐXPVPHC Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác và được gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn 3ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt. Thời hạn thi hành là 10 ngày từ ngày đc giao QĐXP trừ case PL có quy định #. Nếu bị phạt tiền có thể nộp tại chỗ chon g có thẩm quyền XP hoặc tại Kho bạc NN. Hết thời hạn này mà k thi hành sẽ bị AD các bp cưỡng chế thi hành gồm: - Khấu trừ 1 phần lương hoặc 1 phần thu nhập, khấu trừ từ tiền tại TK ở ngân hang - Kê biên TS có giá trị tương ứng số tiền phạt để bán đấu giá - AD các bp cưỡng chế # để thi hành QĐXP. 9. Thời hạn, thời hiệu trong xử lý VPHC 9.1. Thời hạn: có nhiều loại thời hạn trong XPHC, trong đó: - Thời hạn ra QĐXP: với phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000đ thì ng có thẩm quyền XPHC phải QĐ ngay vc XP khi phát hiện ra VPHC; với case # là 10 ngày kể từ ngày lập BB về VPHC, ng` có thẩm quyền phải ra QĐXP; nếu có tình tiết phức tạp hoặc phải gia hạn, thời hạn trên có thể đc kéo dài nhưng không quá 60 ngày. - Thời hạn chấp hành QĐXP: là 10 ngày kể từ ngày đc giao QĐXP (trừ case PL có quy định #). 9.2. Thời hiệu: 1 số loại như sau - Thời hiệu XPVPHC: là 1 năm kể từ ngày VPHC đc thực hiện; với 1 số loại VPHC trong các lĩnh vực như tài chính, đất đai, đê điều, xuất bản, XK-NK, xuất cảnh- nhập cảnh, các HV buôn lậu, SX, buôn bán hang giả thì thời hiệu đc tính là 2 năm kể từ ngày VPHC đc thực hiện. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có qđịnh đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà HVVP có dấu hiệu VPHC thì bị xử phạt HC; trong thời hạn 3 ngày từ ngày ra qđịnh đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, ng đã ra qđịnh phải gửi qđịnh cho ng có thẩm quyền xử phạt; trong case này thời hiệu xử phạt VPHC là 3 tháng, kể từ ngày ng có thẩm quyền xử phạt nhận đc qđịnh đình chỉ và hồ sơ vụ VP. Trong các thời hạn nêu trên mà cá nhân, t/c lại thực hiện VPHC mới cùng lĩnh vực trc đây đã VP hay cố tình trốn tránh, cản trở vc xử phạt thì thời hiệu xử phạt VPHC đc tính lại kể từ thời điểm thực hiện VPHC mới hoặc thời điểm chấm dứt HV trốn tránh, cản trở vc xử phạt. 9.3. Thời hiệu thi hành QĐXP Là 1 năm kể từ ngày ban hành QĐXP. Quy định này không áp dụng với cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, trì hoãn việc thi hành QĐXP. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững vấn đề chung về Luật hành chính.doc