Những tính cách liên quan đến ý hướng khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học An Giang - Trương Thị Thanh Tuyền

4. KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN Đây là một nghiên cứu khám phá định lượng nhằm kiểm định bước đầu thang đo của 5 tính cách sáng nghiệp tiêu biểu trong sinh viên đại học. Sinh viên các ngành kinh doanh, sư phạm và nông nghiệp của Trường Đại học An Giang được chọn để lấy mẫu cho nghiên cứu. Qua phân tích dữ liệu từ 237 hồi đáp, các kết quả chính của nghiên cứu như sau: Một là, qua đánh giá sơ bộ bằng độ tin cậy và giá trị hội tụ, thang đo năm tính cách được chấp nhận. Tuy nhiên, các chỉ tiêu kiểm định phải hạ thấp hơn bình thường (vì đây là nghiên cứu khám phá). Hai là, kết quả nghiên cứu khẳng định mối quan hệ nhân quả giữa một số tính cách sáng nghiệp với ý hướng khởi nghiệp, cụ thể là hai tính cách: đổi mới và chấp nhận rủi ro. Tuy các tính cách còn lại trong nghiên cứu này không được chứng minh là có mối quan hệ với nhân quả với ý hướng khởi nghiệp, nhưng kết quả này có thể bị ảnh hưởng bởi giá trị thang đo không cao và phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Ba là, một số khác biệt trong tính cách sáng nghiệp được khẳng định, cụ thể là: tự tin, chấp nhận rủi ro và nội thuộc. Sinh viên ngành kinh doanh được học hỏi nhiều về kinh doanh, được kỳ vọng vượt trội tính cách liên quan đến sáng nghiệp. Tuy nhiên, kết quả lại cho thấy sinh viên ngành kinh doanh chỉ trội hơn ngành sư phạm ở chấp nhận rủi ro, nhưng lại kém sinh viên ngành nông nghiệp tự tin và nội thuộc. Ngoài ra, các tính cách không có sự khác biệt giữa sinh viên năm đầu và năm cuối ở tất cả các khoa. Điều này cho phép đặt ra giả thuyết là hoạt động đào tạo sáng nghiệp trong trường vẫn chưa thực sự có hiệu quả, dẫn đến sinh viên sau quá trình đào tạo không có những tiến bộ, phát triển về mặt tính cách sáng nghiệp. Nghiên cứu này có các hạn chế chính sau đây: (1) kết quả kiểm định thang đo không cao, điều này có thể do thiết kế thang đo chưa tốt, (2) mức giải thích ý hướng khởi nghiệp dù có ý nghĩa nhưng cũng ở mức thấp, cho thấy có thể thang đo chưa tốt và bỏ sót biến giải thích, (3) cách lấy mẫu thuận tiện, cỡ mẫu nhỏ nên khó tổng quát hóa, (4) là nghiên cứu cắt ngang, khó đánh giá hiệu quả đào tạo chính xác. Do đó, các nghiên cứu tiếp theo cần hoàn chỉnh bộ thang đo tính cách này, lấy cỡ mẫu lớn hơn và nhiều trường hơn. Một hướng nghiên cứu khác có thể quan tâm là nghiên cứu so sánh cấu trúc, nội dung, qui trình đào tạo sáng nghiệp ở trường Đại học An Giang với các trường khác.

pdf11 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những tính cách liên quan đến ý hướng khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học An Giang - Trương Thị Thanh Tuyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 65 – 75 Trường Đại học An Giang 65 NHỮNG TÍNH CÁCH LIÊN QUAN ĐẾN Ý HƢỚNG KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Trương Thị Thanh Tuyền1 và Nguyễn Thành Long2 ABSTRACT This quantitative research used a five-factor measurement scale to test the entrepreneurial traits of students, including perceived need for achievement, self-confidence, innovation, risk-taking, locus of control. Research sample was drawn from students of three faculties at An Giang University, i.e. Economics and Business Administration, Education, and Agriculture and Natural Resources. Preliminary assessment has confirmed the measurement scale for the five traits. Among these five traits, risk-taking and innovation had positive relations with inclination to start a business. A significant difference in students’ characteristics related to students’ majors and gender was found. Keywords: entrepreneurship, entrepreneurial traits/ entrepreneurial characteristics Title: An Giang University student’s entrepreneurial traits and inclination towards business start-up TÓM TẮT Đây là một nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định sơ bộ thang đo năm tính cách sáng nghiệp của sinh viên: mong muốn thành đạt, tự tin, đổi mới, chấp nhận rủi ro và nội thuộc. Sinh viên 3 ngành kinh tế-quản trị kinh doanh, sư phạm và nông nghiệp ở Trường Đại học An Giang được chọn để lấy mẫu. Kết quả cho thấy bộ thang đo 5 tính cách được chấp nhận qua đánh giá sơ bộ, trong đó, 2 tính cách chấp nhận rủi ro và đổi mới quan hệ dương với ý hướng mở doanh nghiệp. Một số khác biệt tính cách theo ngành học và giới cũng được tìm thấy. Từ khóa: sáng nghiệp, tính cách hướng nghiệp, đặc trưng sáng nghiệp 1. GIỚI THIỆU Sáng nghiệp (entrepreneurship) thường được hiểu là sự thành lập doanh nghiệp mới bởi một cá nhân. Quá trình này khai sinh các doanh nghiệp vừa và nhỏ - động lực quan trọng trong sự phát triển của mọi nền kinh tế thị trường (Bulut & Sayin, 2010). Ở cấp độ và phạm vi này, các nhà nghiên cứu thường dùng cách tiếp cận tâm lý (trait/psychological approach) để xác định các tính cách của cá nhân có khả năng giải thích và dự báo hoạt động tạo lập doanh nghiệp cũng như cơ hội thành công trong kinh doanh của cá nhân đó trong tương lai. Có thể kể ra một số tính cách nổi trội như: đổi mới, chấp nhận rủi ro, tự chủ, tự tin, nội thuộc (Rauch & Frese, 2000) chúng được gọi chung là các tính cách sáng nghiệp (entrepreneurial traits). Nhiều nghiên cứu khẳng định rằng doanh nhân không là bẩm sinh vì năng lực, tính cách doanh nhân là có thể đào tạo được. Do đó, việc giáo dục sáng nghiệp (entrepreneurial education) được sự quan tâm của rất nhiều quốc gia. Kết quả là, không ít chương trình đào tạo sáng nghiệp đã được triển khai ở các trường đại học trên thế giới (Bulut & Sayin, 2010; Gerba, 2012). Việc mô tả, đo lường các tính cách sáng nghiệp của sinh viên bậc đại học được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm vì kết quả mô tả, đo lường được xem là chỉ báo kết quả đào tạo sáng nghiệp (vd: Ahmadi, Ahmadi, & Shirzade, 2011; Chen, Weng, & Hsu, 2010; Eeden, Louw, & Venter, 2005). Chủ đề nghiên cứu này ở Việt Nam còn rất ít, nếu không muốn nói là chưa có, do 1 Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học An Giang 2 ThS. Trung tâm Nghiên cứu Phát Triển Nông thôn, Trường Đại học An Giang Email: ntlong@agu.edu.vn Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 65 – 75 Trường Đại học An Giang 66 vậy, nghiên cứu này có mục đích khám phá các tính cách sáng nghiệp của sinh viên ở Việt Nam, cụ thể là Trường Đại học An Giang. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT – MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Doanh nhân (entrepreneur) và sáng nghiệp (entrepreneurship) Sáng nghiệp (entrepreneurship) và doanh nhân (entrepreneur) là hai khái niệm trọng tâm trong lý thuyết kinh tế của Schumpeter (1883-1950). Nhà kinh tế học người Áo này cho rằng, doanh nhân là người tạo ra sự mất cân bằng của kinh tế học tân cổ điển bằng các đổi mới (qua một thực thể hay một quá trình) mang tính đột phá, dẫn đến sự tiến hóa của thị trường và của cả nền kinh tế. Để làm việc này, doanh nhân phải chấp nhận bất định, rủi ro có thể đến từ chính các đổi mới đó (Kwasnicki, 2007). Một cách tổng quát, sáng nghiệp bao hàm thực thể (cá nhân/tổ chức), quá trình mà thực thể đó triển khai và kết quả tạo mới của chính quá trình đó; ở một nghĩa hẹp, sáng nghiệp là sự khởi tạo doanh nghiệp của một doanh nhân (Maes, 2003). 2.2 Tính cách sáng nghiệp Để giải thích, dự báo các hành vi sáng nghiệp (của cá nhân) và phân biệt doanh nhân với người không là doanh nhân, các nhà nghiên cứu đã dùng 2 tiếp cận: (1) xã hội: tuổi, học vấn, giới, vị trí xã hội, gia thế và văn hóa; (2) tâm lý: các cá tính, tính cách (traits, personalities) liên quan đến sáng nghiệp, được biểu hiện bằng nhiều thuật ngữ khác nhau như: entreprenuership characteristics/mood, entrepreneurial traits/personalities/drive Trong đó, tiếp cận thứ hai cho rằng, các tính cách tâm lý đặc thù là động cơ thúc đẩy cá nhân hành động kinh doanh, và cũng là tố chất cần thiết để kinh doanh thành công (Chen và cs, 2010; Rauch & Frese, 2000). Lược khảo qua một số nghiên cứu tính cách sáng nghiệp ở sinh viên đại học, có thể thấy các chủ đề được quan tâm là: (1) kiểm định, phát triển thang đo, (2) đo lường và kiểm định sự khác biệt mức độ tính cách theo ngành học, năm học, văn hóa quốc gia (3) kiểm định quan hệ giữa tính cách sáng nghiệp với ý hướng khởi nghiệp (Ahmadi và cs, 2011; Bulut & Sayin, 2010; Chen, et al., 2010; Eeden và cs, 2005; Fakharzadeh & Johnson, 2010; Florin, Karri, & Rossiter, 2007; Yusof, Sandhu, & Jain, 2009). Số lượng và một vài nội hàm tính cách trong các nghiên cứu trước tuy không đồng nhất, nhưng các tính cách sau đây nhận được sự quan tâm chung và tương đối nhất quán về ý nghĩa: - Chấp nhận rủi ro (risk-taking): chấp nhận một mức độ rủi ro vừa phải, có tính toán để vẫn có được cơ hội thành công (dẫn theo Eeden và cs, 2005; Yusof và cs, 2009). - Mong muốn thành đạt (need for achievement): hành động hướng đến sự cạnh tranh nhằm đạt được mức độ thành công cao nhất (dẫn theo Yusof và cs, 2009). - Tự tin (self-confidence): niềm tin vào khả năng của bản thân sẽ đạt được mục tiêu đã đặt ra (dẫn theo Eeden và cs, 2005; Yusof và cs, 2009). - Đổi mới (innovation): sẵn sàng vượt ra ngoài những thói quen thông thường để thử những cách làm mới (dẫn theo Utsch, Rauch, Rothfufs, & Frese, 1999) - Nội – ngoại thuộc (locus of control): là quan điểm của cá nhân trong xác định yếu tố bên trong (chủ quan) hay bên ngoài (khách quan) bản thân quyết định thành công và thất bại trong cuộc đời (dẫn theo Yusof và cs, 2009). Nhìn chung, kết quả các nghiên cứu định lượng này cho thấy các cấu trúc đo lường được khẳng định giá trị, có sự khác biệt nhất định trong tính cách theo các biến phân loại và một số tính cách có tác động dương đến ý hướng làm chủ doanh nghiệp trong tương lai. Trường Đại học An Giang là một trường đa ngành, đào tạo cử nhân các ngành kinh doanh (kế toán doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kinh tế quốc tế) và ngoài kinh doanh (vd: sư phạm, công nghệ môi trường, kỹ thuật nông nghiệp). Câu hỏi đặt ra ở đây là: (1) các tính cách liên quan đến khởi nghiệp của sinh viên ở mức độ nào, (2) các tính cách này có tác động ý hướng tạo lập doanh nghiệp trong tương lai hay không, (3) liệu có sự khác biệt tính cách sáng nghiệp của sinh viên Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 65 – 75 Trường Đại học An Giang 67 ngành kinh doanh và ngoài kinh doanh, giữa năm đầu và năm cuối hay không. Trả lời các câu hỏi trên sẽ góp phần nhận dạng đặc trưng người học kinh doanh cũng như đánh giá sơ bộ hiệu quả giáo dục sáng nghiệp qua chương trình đào tạo của nhà trường. Căn cứ các lược khảo trên, nghiên cứu lặp lại này đưa ra mô hình và giả thuyết sau. 2.3 Mô hình và phƣơng pháp nghiên cứu H1: Chấp nhận rủi ro quan hệ dương với ý hướng khởi nghiệp, hay mức chấp nhận rủi ro càng được đánh giá cao thì người đó càng mong muốn được khởi nghiệp và ngược lại. H2: Đổi mới quan hệ dương với ý hướng khởi nghiệp. H3: Tự tin quan hệ dương với ý hướng khởi nghiệp. H4: Mong muốn thành đạt quan hệ dương với ý hướng khởi nghiệp. H5: Nội thuộc quan hệ dương với ý hướng khởi nghiệp. H6: Sinh viên ngành kinh doanh có các tính cách sáng nghiệp trội hơn sinh viên ngành khác. H7: Sinh viên năm cuối có tính cách sáng nghiệp cao hơn sinh viên năm đầu. H8: Có sự khác biệt tính cách sáng nghiệp theo giới và khu vực cư trú Thang đo năm tính cách và ý hướng khởi nghiệp được thiết kế dựa vào các nghiên cứu trước, chủ yếu của Yusof và cs (2009) và Eeden và cs (2005) với thang Likert 5. Trong đó, các mục đo được hiệu chỉnh theo kết quả nghiên cứu sơ bộ để phù hợp với ngữ cảnh. Hình 1. Mô hình nghiên cứu Mẫu. Sinh viên năm đầu và năm cuối ở các khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh (KD), Sư phạm (SP), Nông nghiệp và Tài nguyên Thiên nhiên (NN) là tổng thể cho nghiên cứu. Mẫu được lấy thuận tiện và hạn mức (quota) theo Khoa, giới và năm học sao cho các nhóm là xấp xỉ nhau và số lượng mỗi nhóm không dưới 30. Qui trình. Nghiên cứu được tiến hành qua 2 giai đoạn: sơ bộ và chính thức. Nghiên cứu sơ bộ là định tính, dùng kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc trực diện 08 sinh viên ở cả 3 ngành để hoàn chỉnh Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 65 – 75 Trường Đại học An Giang 68 bản hỏi cho giai đoạn sau. Nghiên cứu chính thức là định lượng, dữ liệu từ bản hỏi được phân tích để: (1) đánh giá thang đo các tính cách bằng phân tích nhân tố khám phá EFA, (2) kiểm định quan hệ giữa tính cách và ý hướng khởi nghiệp bằng phân tích tương quan, hồi qui tuyến tính, (3) kiểm định sự khác biệt tính cách theo ngành học (khoa) và năm học. 3. KẾT QUẢN NGHIÊN CỨU 3.1 Thông tin mẫu Dữ liệu được thu thập qua bản hỏi trong tháng 4/2013. Qua kiểm tra, có 237 hồi đáp sử dụng được. Cơ cấu các nhóm nói chung là đạt yêu cầu cho phân tích tiếp sau, ngoại trừ nhóm nam của ngành kinh doanh có số lượng thấp hơn yêu cầu (Bảng 1). Bảng 1. Thông tin mẫu Ngành học Tổng KD SP NN n (%) n (%) n (%) n (%) Giới tính Nam 19 24 31 39 46 60 96 41 Nữ 61 76 49 61 31 40 141 59 Năm học Năm đầu 40 50 40 50 40 52 120 51 Năm cuối 40 50 40 50 37 48 117 49 Tổng 80 100 80 100 77 100 237 100 3.2 Kiểm định thang đo Năm cấu trúc: tính cách Mong muốn thành đạt (NEE), Tự tin (CON), Đổi mới (INN), Chấp nhận rủi ro (RIS), Nội thuộc (LOC) và Ý hướng khời nghiệp (INC) được kiểm định qua hai tiêu chí: (1) độ tin cậy giá trị hội tụ bằng phân tích nhân tố với phép trích Principle Component Analysis. Thông thường, thang đo sẽ được chấp nhận với các điều kiện: (1) hệ mục đo lên nhân tố >0,5. Tuy nhiên, vì đây là nghiên cứu khám phá, thang đo được chấp nhận với các yêu cầu thấp hơn, cụ thể là: h phương sai trích > 45%; hệ số tải > 0,5. Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 65 – 75 Trường Đại học An Giang 69 Bảng 2. Kiểm định thang đo NEE, CON, INN, RIS , LOC và INC NEE CON INN Biến HS tải Biến HS tải Biến HS tải NEE_1 0,70 CON_1 0,57 INN_1 0,73 NEE_4 0,78 CON_2 0,75 INN_2 0,61 NEE_3 0,69 CON_3 0,77 INN_3 0,70 CON_4 0,71 INN_4 0,71 CON_5 0,57 Eigenvalue 1,57 2,30 1,89 P.sai trích (%) 52,48 45,93 47,33 Alpha 0,55 0,69 0,61 r min 0,33 0,36 0,34 r max 0,41 0,55 0,44 RIS LOC INC Biến HS tải Biến HS tải Biến HS tải RIS_1 0,76 LOC_1 0,60 INC_1 RIS_2 0,69 LOC_2 0,78 RIS_3 0,66 LOC_3 0,69 LOC_4 0,71 Eigenvalue 1,49 1,93 P.sai trích (%) 49,49 48,32 Alpha 0,49 0,64 r min (hs tương quan biến tổng min) 0,28 0,34 r max (hs tương quan biến tổng min) 0,31 0,51 Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 65 – 75 Trường Đại học An Giang 70 Kết quả kiểm định sau cùng (Bảng 2) cho thấy các thành phần NEE, CON, INN, RIS, LOC không có dấu hiệu đa hướng; nhìn chung, tất cả đạt các yêu cầu kiểm định. Chỉ một mục đo ở thành phần Chấp nhận rủi ro RIS có hệ số tương quan biến tổng chỉ là 0,28<0,30, nhưng vẫn được giữ lại vì nội dung của nó. 3.3 Các tính cách sáng nghiệp Tần suất 5 mức độ (1: thấp nhất, 5: cao nhất) và trung bình tất cả mục đo cũng như 5 thành phần tính cách sáng nghiệp thể hiện ở Bảng 4. Tất cả tính cách đều có mức trên trung bình (phân bố lệch phải). Tính cách nổi trội nhất là nội thuộc (4,1) và nhóm tính cách yếu nhất là đổi mới (3,4). Nội thuộc. Phần đông sinh viên không tin vào số phận và khẳng chính mình mới là nhân tố quyết định vận mệnh của bản thân (4,1..4,4). Tuy vậy, khả năng tự kiểm soát trong hoạt động thực tiễn học tập, sinh hoạt của họ thấp hơn (3,8), không tương xứng với nhận thức và niềm tin đó. Mong muốn thành đạt. Mong muốn này được thể hiện mạnh mẽ qua việc tự đánh giá rất cao sự nỗ lực của mình (3,9). Tuy nhiên, nỗ lực chung này lại chưa được biểu hiện một cách tương xứng qua các hành động cụ thể như tự đặt yêu cầu cho chính mình hay kiên trì trong giải bài tập (3,6..3,7). Chấp nhận rủi ro. Có mức trung bình tổng thang đo đứng thứ ba (3,5). Xem từng mục đo, có thể thấy sự chênh lệch dương giữa thái độ chung (sẵn sàng làm trái ngành: 3,8) và xu hướng hành vi cụ thể (làm nhà nước, lãnh lương cố định: 3,4) Tự tin. Mức trung bình như chấp nhận rủi ro. Một lần nữa, sự chênh lệch dương giữa thái độ chung (chấp nhận phê phán, vượt khó:3,7..3,8) và hành vi cụ thể (kiểm tra, phát biểu, trình bày trước đám đông: 3,1..3,5) Đổi mới. Là tính cách có mức độ tự đánh giá thấp nhất (3,4). Có thể thấy, khuôn thức định sẵn vẫn là chỗ dựa đáng kể cho sinh viên trong học tập. Nhìn chung, nhận thức hay quan điểm chung của sinh viên đối với 5 tính cách sáng nghiệp của mình là rất tích cực. Tuy nhiên các nhận thức này chưa được thể hiện tương xứng qua biểu hiện hành vi hay xu hướng hành vi cụ thể. Nói khác đi, sinh viên “làm” hay thực thi kém tích cực so với những gì họ “nghĩ” hay tâm niệm. Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 65 – 75 Trường Đại học An Giang 71 Bảng 3. Mô tả các tính cách NEE, CON, INN, RIS , LOC và ý hướng INC Cấu trúc (TB) Mục đo % tần số TB 1 2 3 4 5 NEE (3,7) Tôi luôn nỗ lực thật nhiều trong học tập 0 2 27 54 17 3,9 Khi học, tôi luôn yêu cầu cao ở bản thân mình 2 6 35 46 11 3,6 Khi không giải được bài tập tôi sẽ thử một cách khác cho đến khi thành công 2 5 31 49 13 3,7 CON (3,5) Khi quyết định rồi tôi nhất định thực hiện, chấp nhận mọi sự phê phán. 1 7 28 46 18 3,7 Tôi tin mình có khả năng vượt qua được mọi khó khăn trong việc học. 1 3 33 46 17 3,8 Trước mỗi kỳ thi/kiểm tra, tôi đều tin rằng mình có thể hoàn thành tốt. 1 6 44 40 8 3,5 Khi giáo viên đặt câu hỏi, tôi thường xung phong phát biểu. 3 18 53 22 5 3,1 Tôi không thấy ngại khi thuyết trình hoặc giải bài tập trước cả lớp. 2 13 41 31 13 3,4 INN (3.4) Khi làm việc nhóm, tôi thường đưa ra những cách làm mới mà các bạn còn lại không nghĩ đến. 2 14 52 25 8 3,2 Khi học, tôi luôn tự mình đặt ra nhiều câu hỏi. 0 7 39 42 12 3,6 Với tôi bài giải mẫu không quá quan trọng. 11 17 35 30 7 3,1 Khi giải bài tập tôi thích thử những cách làm mới hơn làm theo bài mẫu 0 8 44 38 10 3,5 RIS (3,5) Sau này làm việc tôi thích nhận lương theo doanh số hơn cố định theo tháng. 6 12 35 32 16 3,4 Tôi không ngại thử sức ở một công việc mà mình quan tâm dù không đúng chuyên ngành đã học. 3 6 23 45 24 3,8 Sau khi tốt nghiệp, tôi muốn làm ở công ty tư nhân hơn làm cho Nhà nước 8 14 27 29 22 3,4 LOC (4,1) Tôi chịu trách nhiệm cho những thành công, thất bại của bản thân 0 1 7 47 45 4,4 Tôi kiểm soát được hoàn toàn việc học tập, sinh hoạt của mình. 1 3 27 47 21 3,8 Tôi tin số phận của mình là do chính mình làm chủ 0 3 14 41 41 4,2 Kết quả việc học tập của tôi phụ thuộc vào sự cố gắng của bản thân tôi 0 2 17 51 30 4,1 INC Ý hướng mở doanh nghiệp 3 16 37 30 14 3,3 Chú thích : - Tính cách đo bằng Likert 5: 1: hoàn toàn không đồng ý .. 5: hoàn toàn đồng ý -Ý hướng khởi nghiệp đo bằng Likert 5: 1: nhất định không 5: nhất định mở Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 65 – 75 Trường Đại học An Giang 72 Kiểm định mối quan hệ giữa tính cách với ý hƣớng khởi nghiệp. Kiểm định này qua 2 bước: (1) phân tích tương quan và (2) hồi quy tuyến tính. Kết quả phân tích tương quan (mức ý nghĩa 5%) ở Bảng 3 cho thấy: Chấp nhận rủi ro và đổi mới và chấp nhận mơ hồ là những nhóm tính cách có tương quan dương với ý hướng khởi nghiệp, nhưng không cao, chỉ ở khoảng 0,23..0,26. Ba tính cách còn lại: mong muốn thành đạt, tự tin và nội thuộc không tương quan với ý hướng khởi nghiệp. Do vậy, chỉ có hai biến độc lập là chấp nhận rủi ro (RIS) và đổi mới (INN) được đưa vào mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là ý hướng kinh doanh (INC). Kết quả hồi qui được trình bày ở Bảng 5. Bảng 4. Phân tích tương quan giữa các nhóm tính cách với ý hướng kinh doanh NEE CON INN RIS LOC INC NEE 1 CON 0,593** 1 INN 0,296** 0,504** 1 RIS 0,117 0,273** 0,383** 1 LOC 0,451** 0,540** 0,296** 0,313** 1 INC 0,023 0,121 0,228** 0,255** 0,038 1 ** : Tương quan đạt mức ý nghĩa 0,01 Bảng 5. Kiểm định mô hình hồi quy: INC=f(RIS, INN) Biến chuẩn hóa t-value Sig. Constant (β0) - RIS 0,186 2,866 0,005 INN 0,178 2,741 0,007 R2 hiệu chỉnh 0,076 F value 10,746 0,000 Trị thống kê F của mô hình cũng như giá trị T-value của các hệ số hồi quy đạt mức ý nghĩa <5%, điều này chứng tỏ rằng mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và do đó, có thể sử dụng được. Tuy nhiên, hệ số R2 hiệu chỉnh cho thấy chỉ có 7,6% khác biệt về ý hướng sáng nghiệp Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 65 – 75 Trường Đại học An Giang 73 có thể được giải thích bởi sự khác biệt giữa các tính cách đổi mới, chấp nhận rủi ro và chấp nhận mơ hồ. Giá trị R2 thấp có thể do quá trình đo lường chưa tốt, cũng có thể ngoài những tính cách được đưa vào đo lường vẫn còn nhiều tính cách có tác động đến ý hướng sáng nghiệp. Điều đó khiến cho những biến độc lập giải thích được rất ít sự khác biệt của biến phụ thuộc. Đến đây, 5 giả thuyết nghiên cứu đầu tiên, từ H1 đến H5, đã được kiểm định. Kết quả cho thấy giả thuyết H1 và H2 được chấp nhận, các giả thuyết H3, H4 và H5 bị bác bỏ. 3.4 Kiểm định khác biệt trong tính cách liên quan sáng nghiệp Theo ngành học và năm học Bảng 6. Khác biệt tính cách sáng nghiệp theo ngành và năm học Ngành Năm học i iv i iv i iv KD SP NN KD SP NN NEE 3,7 3,7 3,7 3,6 3,8 3,8 3,6 3,7 3,8 CON 3,4 3,5 3,6 3,3 3,6 3,6 3,3 3,6 3,6 INN 3,3 3,3 3,4 3,2 3,4 3.3 3,3 3,4 3,3 RIS 3,6 3,3 3,7 3,8 3,5 3,2 3,4 3,6 3,9 LOC 4,1 4,0 4,2 4,2 4,0 4,2 3,9 4,2 4,3 In đậm: có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 0,05 Phân tích ANOVA với mức ý nghĩa 5% được dùng để kiểm định sự khác biệt về tính cách sáng nghiệp của sinh viên giữa ngành khác nhau và năm học khác nhau (Bảng 6). Kết quả cho thấy sự khác biệt giữa các ngành học chỉ được khẳng định ở 3 tính cách: tự tin, chấp nhận rủi ro và nội thuộc. Điều đặc biệt là sinh viên ngành nông nghiệp có tính cách sáng nghiệp cao hơn hai ngành còn lại – nhất là ở tự tin và nội thuộc. Trong khi đó, sinh viên ngành kinh doanh chỉ hơn ngành sư phạm ở tính cách chấp nhận rủi ro. Do đó, giả thuyết H6 bị bác bỏ. Kiểm định cũng cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa về tính cách sáng nghiệp giữa sinh viên năm đầu và năm cuối, ngay cả ở ngành kinh doanh. Như vậy, giả thuyết H7 cũng bị bác bỏ. Theo giới và nơi cƣ trú Kiểm định T-Test (mức ý nghĩa 5%) khẳng định nam giới có mức tự tin và đổi mới cao hơn nữ giới. Tuy sinh viên ở thành phố, thị xã có mức tự tin thấp hơn đôi chút, nhưng nhìn chung, không có chênh lệch đáng kể tính cách sáng nghiệp theo địa bàn cư trú. Như vậy, giả thuyết H8 được chấp nhận. Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 65 – 75 Trường Đại học An Giang 74 Bảng 6. Khác biệt tính cách sáng nghiệp theo giới và khu vực cư trú Giới Khu vực cƣ trú Nam Nữ TP.thị xã Thị trấn Nông thôn NEE 3,7 3,7 3,7 3,7 3,7 CON 3,7 3,4 3,4 3,5 3,5 INN 3,5 3,2 3,2 3,4 3,4 RIS 3,6 3,5 3,4 3,5 3,6 LOC 4,2 4,1 4,1 4,1 4,2 In đậm: có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 0,05 4. KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN Đây là một nghiên cứu khám phá định lượng nhằm kiểm định bước đầu thang đo của 5 tính cách sáng nghiệp tiêu biểu trong sinh viên đại học. Sinh viên các ngành kinh doanh, sư phạm và nông nghiệp của Trường Đại học An Giang được chọn để lấy mẫu cho nghiên cứu. Qua phân tích dữ liệu từ 237 hồi đáp, các kết quả chính của nghiên cứu như sau: Một là, qua đánh giá sơ bộ bằng độ tin cậy và giá trị hội tụ, thang đo năm tính cách được chấp nhận. Tuy nhiên, các chỉ tiêu kiểm định phải hạ thấp hơn bình thường (vì đây là nghiên cứu khám phá). Hai là, kết quả nghiên cứu khẳng định mối quan hệ nhân quả giữa một số tính cách sáng nghiệp với ý hướng khởi nghiệp, cụ thể là hai tính cách: đổi mới và chấp nhận rủi ro. Tuy các tính cách còn lại trong nghiên cứu này không được chứng minh là có mối quan hệ với nhân quả với ý hướng khởi nghiệp, nhưng kết quả này có thể bị ảnh hưởng bởi giá trị thang đo không cao và phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Ba là, một số khác biệt trong tính cách sáng nghiệp được khẳng định, cụ thể là: tự tin, chấp nhận rủi ro và nội thuộc. Sinh viên ngành kinh doanh được học hỏi nhiều về kinh doanh, được kỳ vọng vượt trội tính cách liên quan đến sáng nghiệp. Tuy nhiên, kết quả lại cho thấy sinh viên ngành kinh doanh chỉ trội hơn ngành sư phạm ở chấp nhận rủi ro, nhưng lại kém sinh viên ngành nông nghiệp tự tin và nội thuộc. Ngoài ra, các tính cách không có sự khác biệt giữa sinh viên năm đầu và năm cuối ở tất cả các khoa. Điều này cho phép đặt ra giả thuyết là hoạt động đào tạo sáng nghiệp trong trường vẫn chưa thực sự có hiệu quả, dẫn đến sinh viên sau quá trình đào tạo không có những tiến bộ, phát triển về mặt tính cách sáng nghiệp. Nghiên cứu này có các hạn chế chính sau đây: (1) kết quả kiểm định thang đo không cao, điều này có thể do thiết kế thang đo chưa tốt, (2) mức giải thích ý hướng khởi nghiệp dù có ý nghĩa nhưng cũng ở mức thấp, cho thấy có thể thang đo chưa tốt và bỏ sót biến giải thích, (3) cách lấy mẫu thuận tiện, cỡ mẫu nhỏ nên khó tổng quát hóa, (4) là nghiên cứu cắt ngang, khó đánh giá hiệu quả đào tạo chính xác. Do đó, các nghiên cứu tiếp theo cần hoàn chỉnh bộ thang đo tính cách này, lấy cỡ mẫu lớn hơn và nhiều trường hơn. Một hướng nghiên cứu khác có thể quan tâm là nghiên cứu so sánh cấu trúc, nội dung, qui trình đào tạo sáng nghiệp ở trường Đại học An Giang với các trường khác. Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 65 – 75 Trường Đại học An Giang 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO Ahmadi, F., Ahmadi, Y., & Shirzade, J. (2011). Survey entrepreneurship moods of Payem-E-Noor University students and compare with business managers in Kurdestan province. INCerdisciplinary Journal of Contemporary Research In Business, 2(11), 32-42. Bulut, Y., & Sayin, E. (2010). An Evaluation of Entrepreneurship Characteristics of University Students: An Empirical Investigation from the Faculty of Economic and Administrative Sciences in Adnan Menderes University. INCernational Journal of Economic Perspective, s4(3), 559-568,571-572. Chen, W.-Y., Weng, C. S., & Hsu, H.-Y. (2010). A Study of the entrepreneurship of Taiwanese youth by the Chinese Entrepreneur Aptitude Scale. Journal of Technology Management in China, 5(1), 26-39. Eeden, S. v., Louw, L., & Venter, D. (2005). Entrepreneurial traits of undergraduate Commerce students: A three-country comparison. Management Dynamics, 14(3), 26-43. Fakharzadeh, A., & Johnson, A. (2010). Comparing the Entrepreneurial Attitudes of US and Iranian Students. Journal of Asia Entrepreneurship and Sustainability, 6(1), 97-110. Florin, J., Karri, R., & Rossiter, N. (2007). Fostering entrepreneurial drive in business education: an attitudinal approach. Journal of Management Education, 31(17), 17-41. Gerba, D. T. (2012). The context of entrepreneurship education in Ethiopian universities. Management Research Review, 35(3/4), 225-244. Kwasnicki, W. (2007). Schumpeterian modelling. In H. Hanusch & A. Pyka (Eds.), The Elgar Companion to Neo-Schumpeterian Economics (pp. 389-404): Edward Elgar Publishing Limited. Maes, J. (2003). The Search for Corporate Entrepreneurship: A Clarification of the Concept and Its Measures: Katholieke Universiteit Leuven. Rauch, A., & Frese, M. (2000). Psychological approaches to entrepreneurial success: A general model and an overview of findings. In C. L. Cooper & I. T. Robertson (Eds.), INCernational Review of Industrial and Organizational Psychology (pp. 101-142). Chichester: Wiley. Utsch, A., Rauch, A., Rothfufs, R., & Frese, M. (1999). Who becomes a small scale entrepreneur in a post-socialist environment: On the differences between entrepreneurs and managers in East Germany. Journal of Small Business Management, 37(3), 31-42. Yusof, M., Sandhu, M. S., & Jain, K. K. (2009). Relationship between psychological characteristics and entrepreneurial inclination: A case study of students at university tun abdul razak (unitar). Journal of Asia Entrepreneurship and Sustainability, 3(2). Ngày nhận bài: 12/08/2013 Ngày bình duyệt: 09/10/2013 Ngày chấp nhận: 07/11/2013

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf09_truong_thi_thanh_tuyen_5666_2034791.pdf
Tài liệu liên quan