Những thói quen công nghệ giúp cải thiện cuộc sống

Công nghệ ngày càng phát triển nhằm mang lại cho con người một cuộc sống tiện nghi và dễ dàng hơn, nhưng liệu có dễ dàng không khi bất chợt bạn phát hiện ra mình để quên một file tối quan trọng ở máy tính của công ty, hay khi bạn phải vật lộn với hàng trăm e-mail và khi ổ cứng của bạn bỗng dưng "dở chứng" ? Dưới đây chúng tôi sẽ bật mí cho bạn những mẹo vặt và những thói quen nên có để giải quyết các vấn đề tưởng chừng như không thể khắc phục mà bạn đang gặp phải.

pdf6 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 1862 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những thói quen công nghệ giúp cải thiện cuộc sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công nghệ ngày càng phát triển nhằm mang lại cho con người một cuộc sống tiện nghi và dễ dàng hơn, nhưng liệu có dễ dàng không khi bất chợt bạn phát hiện ra mình để quên một file tối quan trọng ở máy tính của công ty, hay khi bạn phải vật lộn với hàng trăm e-mail và khi ổ cứng của bạn bỗng dưng "dở chứng" ? Dưới đây chúng tôi sẽ bật mí cho bạn những mẹo vặt và những thói quen nên có để giải quyết các vấn đề tưởng chừng như không thể khắc phục mà bạn đang gặp phải. 1. Điều khiển máy tính từ xa Bạn có ngạc nhiên không khi bạn ngồi nhà mà vẫn có thể điều khiển được máy tính ở công ty? Điều này là hoàn toàn có thể khi bạn sử dụng phần mềm điều khiển từ xa như Logmein hoặc TightVNC. Với phần mềm đặc biệt này, rào cản về khoảng cách, giá xăng dầu tăng cao, ách tắc giao thông giờ cao điểm...cũng không thể làm bạn phiền lòng mà ngược lại, bạn hoàn toàn yên tâm rằng mình có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Phần mềm điều khiển từ xa cho phép bạn quan sát được toàn bộ màn hình máy tính ở công ty, mở hay thoát các chương trình, đọc e-mail, cắt dán các văn bản, truy cập các file mà bạn bỏ quên ở công ty... Nếu bạn không cần điều khiển toàn bộ máy tính mà đơn giản hơn là chỉ muốn truy cập vào các file thì bạn hãy cài đặt công cụ Foldershare, và khi đó các file này sẽ luôn trong tầm kiểm soát cho dù bạn đang ở đâu. 2. Tự động back-up (sao lưu) ổ cứng tại chỗ và từ xa Back-up lại các file quan trọng cũng cần thiết như mua bảo hiểm y tế cho gia đình bạn vậy. Đừng tự hứa với bản thân rằng mình sẽ ghi lại những bức ảnh có 1 không 2 ra DVD hàng tháng nhưng lại không làm, bởi như vậy tức là bạn đang liều lĩnh để những bức ảnh đó "mất hút" bất cứ lúc nào. Chúng tôi khuyên bạn hãy cài đặt các phần mềm hoặc dịch vụ nào đó để chúng giúp bạn sao lưu lại các file quan trọng khi bạn "bận bịu" với những kế hoạch thú vị hơn. Trước tiên là hãy cài một chương trình backup để không bao giờ phải thốt lên "Ôi trời ơi ổ cứng của tôi tiêu rồi". Hoặc ngay bây giờ hãy bắt đầu với SyncBackSE và lên kế hoạch thường xuyên back-up ổ cứng ngoài FireWire, USB, và ổ lưu trữ mạng. Nếu bạn có quyền truy cập vào máy chủ FTP, SyncBack cũng có thể sao lưu qua mạng khá tốt. Tất nhiên, chỉ sao lưu tại máy thôi là không đủ. Để bảo vệ dữ liệu của bạn phòng trường hợp xảy ra hoả hoạn, sấm sét, trộm cắp hoặc những thảm hoạ khác thì bạn nên sao lưu chúng vào một địa chỉ trên mạng như Carbonit và Mozy Home. 3. Ít sử dụng chuột Hãy thao tác bằng các phím tắt như Ctrl-S để lưu, Ctrl-T để mở một tab mới trên Firefox, Ctrl-C và Ctrl-V để cắt dán dữ liệu. Và bạn hãy luyện tập để trở thành người sử dụng bạn phím tài ba bằng chương trình Launchy (Windows) và Quicksilver (Mac). Ít sử dụng chuột, chuyển sang thao tác với bàn phím sẽ giúp bạn làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn. 4. Tham gia vào các web giảm cân, giảm béo, tiết kiệm tiền... trực tuyến Bạn đang ăn không ngon, ngủ không yên vì trọng lượng cơ thể hiện tại hay phải đau đầu với các khoản chi tiêu. Hiện nay, hàng loạt các trang web ra đời với mục đích giúp bạn cân bằng lại trọng lượng cũng như các vấn đề tài chính. Ban chỉ cần nhập số liệu về lượng thức ăn trong ngày vào một số dịch vụ web như Fitday, Weight Watchers...bạn sẽ nhận được lời khuyên về lượng thức ăn trong ngày có phù hợp và khoa học không? hay bạn nên vận động như thế nào là đủ?... Và để quản lí chi tiêu một cách hợp lí, bạn cũng nên sử dụng sự trợ giúp của Quicken hoặc Microsoft Money. Nếu khó update 2 công cụ trên, thì bạn cũng có thể ghi lại các khoản chi tiêu vào các trang tài chính cá nhân Mint.com và Wesabe. Và khi bạn đã có thói quen tham gia vào các trang web này thì chắc chắn bạn sẽ sớm điều chỉnh được trọng lượng của mình và cân bằng được các khoản thu chi... 5. Xoá hộp thư đến hàng ngày Bạn cảm thấy thế nào khi 1 ngày nào đó hòm thư của bạn thông báo “bạn có 200 thư mới”? Chắc chắn bạn sẽ vô cùng bối rối và không biết phải làm sao với số lượng thư khổng lồ này. Lời khuyên của chúng tôi là bạn nên xoá hộp thư đến mỗi ngày để không rơi vào tình huống trên và để hòm thư của bạn không bị quá tải. Bạn hãy tạo 3 folder: Action, Later và Archive trong e-mail client. Hàng ngày, khi bạn kiểm tra hòm thư, hãy quyết định làm gì đó với số thư chưa đọc và xoá chúng luôn để hòm thư của bạn ở tình trạng “không có thư mới”. Trước tiên là hãy xoá hết những thư không cần thiết, sau đó lọc những thư mà bạn có thể trả lời ngay trong 2 phút sang folder Action và sắp xếp chúng theo trình tự. Tất nhiên những thư nằm trong folder Action là những thư cần được trả lời ngay, còn những thư mà bạn có thể trả lời sau thì bạn lưu vào folder Later. Và folder Archive dùng để lưu những thư mà bạn cho là sẽ phải dùng đến sau này. Với thói quen này bạn sẽ chẳng bao giờ phải bối rối với hòm thư đang quá tải. Và thật tuyệt vời khi nhìn hòm thư đến ở tình trạng “Bạn không có thư mới”. 6. Luôn kiểm soát được hệ thống dây nối Sẽ có lúc đống dây nối vốn đã lằng nhằng của bạn bị bụi phủ dầy đến nỗi bạn không thể phân biệt đâu là dây cắm loa, đâu là dây nguồn, dây nối USB… Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi bạn cắm nhầm dây nối, bạn nên sử dụng các loại giấy nhớ do mình tự tạo hoặc mua giấy nhớ Pilot ID có bán tại các cửa hàng để dán vào các dây nối, ổ cắm ở văn phòng hay ở nhà. Và giả sử các dây nối này là để cắm vào các thiết bị như máy tính, máy in… trên bàn thì bạn nên cố định các dây này vào mép bàn để khi không cắm vào vào các thiết bị trên thì chúng cũng không bị rơi xuống sàn. Và cuối cùng, bạn nên cắm máy tính và các thiết bị ngoại vi khác như loa, máy in… vào 1 ổ cắm để đến khi không sử dụng nữa, bạn chỉ việc rút 1 ổ cắm đó khỏi nguồn là đủ. 7. Lên kế hoạch làm việc với Right To-Do List Bí quyết để làm việc hiệu quả là bạn phải lên kế hoạch làm việc và viết chúng ra giấy hoặc lưu lại vào máy tính, điện thoại…Hiện nay có rất nhiều trang web có thể giúp bạn quản lý kế hoạch hàng ngày, và nổi bật trong số đó là trang Remember the Milk (RTM). RTM có các loại nhạc chuông báo mà bạn cần đến, đồng thời còn yêu cầu bạn phân loại các kế hoạch công việc (ở nhà hay ở cơ quan), các file, công việc cần được ưu tiên…và cả mục “honey do” cho phép bạn gửi kế hoạch này cho trợ lý hoặc người thân. Với các chương trình quản lý kế hoạch hàng ngày như thế này, chắc chắn bạn sẽ có một ngày làm việc hiệu quả 8. Thay thế laptop bằng các ổ cứng ngoài như USB và iPod Thay vì luôn mang laptop kè kè bên mình, tại sao bạn không thay thế chúng bằng các thiết bị khác nhỏ gọn hơn rất nhiều như USB và iPod. Với các phần mềm Windows di động như MojoPac và U3, bạn hoàn toàn có thể lưu lại desktop của máy tính vào các ổ cứng ngoài như USB và iPod, sau đó chỉ cần cắm chúng vào một máy chủ nào đó là bạn có thể chạy các ứng dụng và truy cập các file tài liệu. Bạn cũng có thể lưu và chạy các ứng dụng di động như trình duyệt Firefox, Pidgin IM, Sumatra PDF trực tiếp từ USB hoặc iPod. Để download free các chương trình trên, hãy tuy cập vào trang PortableApps.com. 9. Sử dụng điện thoại để chụp ảnh Hầu hết các điện thoại di động hiện nay đều có chức năng chụp ảnh, và chúng thực sự rất hữu dụng chứ không phải chỉ để chộp những hình ảnh ngộ nghĩnh của bạn bè. Bạn có thể dùng điện thoại để lưu lại địa điểm mà bạn đi qua, nhãn chai rượu mà bạn thích hay giá của thiết bị hoặc thậm chí là món ăn tuyệt ngon mà bạn muốn thử trổ tài ở nhà… Và hiện nay hàng loạt các dịch vụ web ra đời nhằm giúp bạn chuyển những bức ảnh này sang dạng PDF có thể tra cứu được. Chỉ cần e-mail bức ảnh bạn muốn chuyển đổi đến Qipit, dịch vụ web này sẽ nhận diện bức ảnh này và chuyển chúng. Sử dụng chức năng chụp ảnh của điện thoại sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc lưu lại những hình ảnh đáng nhớ và tra cứu tài liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả. 10. Tự tạo cho mình hệ thống đảm bảo giá Các công cụ tra cứu như SearchAllDeals.com và các trang xã hội như BeatThat là phương tiện tuyệt vời giúp bạn khảo giá trước khi mua hàng. Tuy nhiên PriceProtectr.com và các dịch vụ tương tự sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền sau này bằng cách liệt kê khoảng 130 cửa hàng có chính sách bảo vệ giá. Tức là sau khi bạn mua hàng, nếu giá của sản phẩm giảm thì cửa hàng sẽ hoàn lại số tiền giảm này. Nhưng để biết được giá của sản phẩm giảm hay không là cả một vấn đề ! Bạn cũng có thể tận dụng bảo đảm giá trong 30 ngày của AmaZon bằng cách truy cập vào RefundPlease.com hoặc sử dụng phần mềm Amazon Price Watch. Các trang Farecast và Orbitz cũng có các hệ thống bảo vệ giá và có thư báo khi giá giảm. Thường xuyên khảo giá qua các trang web và các dịch vụ như thế này, bạn sẽ chọn được sản phẩm như ý với mức giá thích hợp mà không phải lo rằng mình bị mua đắt. còn nữa... (theo VietNamNet)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNhững thói quen công nghệ giúp cải thiện cuộc sống.pdf
Tài liệu liên quan