Những tác động ảnh hưởng tới đa dạng sinh học

Tuyệt chủng là một trạng thái bảo tồn của sinh vật được quy định trong Sách đỏ IUCN. Một loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng khi có những bằng chứng chắc chắn rằng cá thể cuối cùng đã chết. Hầu hết động vật từng sống trên Trái Đất ngày nay đã bị tuyệt chủng. Chúng ta chỉ biết chúng qua mẫu hoá thạch xương hoặc vỏ của chúng. Nếu chúng vừa tuyệt chủng thì ta có thể biết qua các bức tranh cũ. Những loài tuyệt chủng phổ biến là voi ma mút, khủng long, mèo răng kiếm Khi quần thể của loài có số lượng cá thể dưới mức báo động, nhiều khả năng loài sẽ bị tuyệt chủng. Đối với một số quần thể trong tự nhiên, một vài cá thể vẫn còn có thể sống sót dai dẳng vài năm, vài chục năm, có thể vẫn sinh sản nhưng số phận cuối cùng vẫn là sự tuyệt chủng (nếu không có sự can thiệp của công nghệ sinh học). Để bảo tồn một loài nào đó trước hết phải tìm được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tuyệt chủng, phải xác định được con người đã làm gì ảnh hưởng đến sự ổn định quần thể của loài và làm cho loài bị tuyệt chủng.

doc35 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 5921 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những tác động ảnh hưởng tới đa dạng sinh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ma mút, khủng long, mèo răng kiếm Khi quần thể của loài có số lượng cá thể dưới mức báo động, nhiều khả năng loài sẽ bị tuyệt chủng. Đối với một số quần thể trong tự nhiên, một vài cá thể vẫn còn có thể sống sót dai dẳng vài năm, vài chục năm, có thể vẫn sinh sản nhưng số phận cuối cùng vẫn là sự tuyệt chủng (nếu không có sự can thiệp của công nghệ sinh học). Để bảo tồn một loài nào đó trước hết phải tìm được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tuyệt chủng, phải xác định được con người đã làm gì ảnh hưởng đến sự ổn định quần thể của loài và làm cho loài bị tuyệt chủng. Động vật trở nên tuyệt chủng bằng 3 cách: Tuyệt chủng giả tạo: Một số loài vật tiến hoá sang các loài khác và thực sự không tuyệt chủng hoàn toàn. Ví dụ qua dòng thời gian, nhiều loài ngựa và loài người dần thay đổi bằng cách biến thành các loài khác. Các loài cũ không đổi mà chỉ chết đi. Do môi trường sống: Cách thứ 2 là động vật tuyệt chủng là 1 loài đơn độc bị biến mất do môi trường sống thay đổi. Ví dụ nhiều loài có chế độ ăn quá đặc biệt có thể dễ tuyệt chủng hơn so với các loài ăn tạp. Ví dụ như gấu trúc chỉ ăn măng non thì dễ tuyệt chủng hơn chuột có thể ăn bất cứ thứ gì. Cách sống đặc biệt cũng có thể gây nên sự tuyệt chủng. Voi mamút và loài tê giác lông mịn sống trong môi trường thời tiết lạnh của thời kỳ Băng hà. Khi băng tan dần, khí hậu ấm hơn, và chúng chết dần. - Tuyệt chủng hàng loạt: Con đường tuyệt chủng thứ ba là sự tuyệt chủng hàng loạt khi có hàng trăm loài tuyệt chủng ở khắp mọi nơi. Đã có sự tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ cách đây khoảng 600 triệu năm. Các nhà khoa học đang tìm nguyên nhân, nhưng vào 2 giả thiết chính là do mưa sao chổi và tuyệt chủng gần giống theo kiểu của khủng long. 2.Hiện trạng mất mát đa dạng sinh học và sự tuyệt chủng. a. Trên thế giới. Cuộc khủng hoảng các loài động, thực vật hoang dã còn tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay. Đó là cảnh báo của Phó Giám đốc chương trình về các loài vật của Nhóm bảo tồn đa dạng sinh học thuộc Liên đoàn quốc tế bảo tồn thiên nhiên (IUCN) G.Cri-xtốp-phơ Vi khi ông ví von đây là thời điểm để thừa nhận rằng thiên nhiên là "công ty" lớn nhất thế giới đang đem lại lợi nhuận 100% cho con người. Vậy mà thiên nhiên đang bị tàn phá nặng nề, để lại những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường. Ông kêu gọi các chính phủ nỗ lực trong việc cứu lấy thiên nhiên như họ đã làm đối với các lĩnh vực kinh tế và tài chính. Theo một nghiên cứu mới đây về đa dạng sinh học quốc tế, các nhà khoa học cảnh báo, hơn một phần ba loài động vật trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng. Ngoài 47.677 loài nằm trong danh sách Đỏ, một đánh giá có thẩm quyền nhất của các nước về các loài vật trên Trái đất có nguy cơ tuyệt chủng và được đưa ra dựa trên nghiên cứu của hàng nghìn nhà khoa học, hiện nay 17.291 loài đang bị đe dọa, trong đó 21% là động vật có vú, 30% động vật lưỡng cư, 70% thực vật và 35% loài không xương sống. Các loài động vật lưỡng cư là nhóm sinh vật bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trên Trái đất với 1.895 trong số 6.285 loài nằm trong danh sách bị đe dọa. Trong số này, 39 loài tuyệt chủng, 484 loài có nguy cơ tuyệt chủng cao, 754 loài bị đe dọa và 657 loài không được bảo vệ. Các nhà khoa học cảnh báo, thế giới không những lo ngại số loài vật có nguy cơ tuyệt chủng cao mà còn bị đe dọa phá vỡ hoàn toàn hệ sinh thái. Những con số trên báo động nguy cơ các loài sinh vật biến mất vĩnh viễn mặc dù các nhà lãnh đạo trên thế giới đều cam kết sẽ hành động để đảo ngược xu hướng đó. Theo LHQ, khi các hệ sinh thái tự nhiên như rừng và đầm lầy biến mất, con người cũng không còn được hưởng những “dịch vụ miễn phí” như nước và không khí được lọc sạch; được bảo vệ trước những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt; được cung cấp vật liệu xây nhà và sưởi ấm… Trước tỉ lệ biến mất quá nhanh của các loài, một số nhà sinh vật học tuyên bố con người đang ở giữa đợt đại tuyệt chủng thứ sáu của Trái đất.“Chúng ta đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng tuyệt chủng”, Jane Smart - giám đốc nhóm bảo tồn đa dạng sinh học thuộc Liên minh quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (IUCN) - nói. “Sự mất mát hệ sinh thái đa dạng đang là mối đe dọa nghiêm trọng đối với nhân loại hôm nay và mai sau”. Hiện nay trên trái đất có khoảng 30 – 40 triệu loài thực vật và động vật, song mới chỉ kiểm kê được 1,7 triệu loài. Tỷ lệ diệt vong gây ra do con người lớn gấp 1.000 lần so với tỷ lệ diệt vong tự nhiên, con người đã làm tuyệt chủng khoảng 120 loài có vú, 187 loài chim, 13 loài bò sát, 8 loài lưỡng cư và khoảng 30 ngàn loài cá. Những môi trường có số loài phong phú nhất thường được quan tâm khai thác nhiều nhất mà thường là môi trường đời sống hoang dại bị phá huỷ nhiều nhất như rừng nhiệt đới, những bãi ám tiêu san hô và những nơi bằng phẳng cách độ sâu khoảng 0 - 2000m trong biển. Qua 4 thế kỷ gần đây, trên toàn cầu có toàn bộ hơn 700 loài bị tuyệt chủng được biết đến, bao gồm một trăm loại động vật có vú 160 loại chim.Số lượng sự tuyệt chủng loài đã được ghi nhận những thế kỷ vừa qua là nhỏ hơn rất nhiều so với sự dự đoán cho những thập kỷ sắp tới . Sự khác biệt này, một phần là do sự gia tăng tốc độ mất nơi cư trú trong những thập kỷ gần đây, một phần cũng do những khó khăn của việc ghi nhận sự tuyệt chủng. Phần lớn các loài vẫn chưa được miêu tả, và nhiều loài có thể đã biến mất trước khi chúng được các nhà khoa học biết đến. Hơn thế nữa, các loài nói chung thường không được công bố bị tuyệt chủng cho đến sau khi chúng được nhìn thấy lần cuối cùng - do đó những tính toán đối với sự tuyệt chủng là chỉ có mức độ. Cuối cùng, một số loài mà quần thể của chúng bị giảm sút do việc mất nơi cư trú dưới ngưỡng cần thiết để suy trì sự sống sót lâu dài có thể vẫn tồn tại trong vài thập kỷ mà không có hy vọng phục hồi khi quần thể của chúng bị suy thoái, chúng được gọi là "living dead". Mất đi môi trường sống ảnh hưởng đến 40% động vật có vú. Giám đốc IUCN, bà G.Xmát cảnh báo, hiện có những bằng chứng khoa học về một cuộc khủng hoảng tuyệt chủng nghiêm trọng. Sự mất đa dạng sinh học xảy ra nghiêm trọng nhất ở khu vực Trung và Nam Mỹ; Đông, Tây và Trung Phi, nhất là ở Ma-đa-ga-xca; Nam và Đông-Nam Á. Mất đa dạng sinh học là một trong những cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất thế giới khi số các loài sinh vật giảm xuống mức thấp. Các nước châu Phi cảnh báo rằng, hệ sinh thái của châu lục này dễ tổn thương nhất thế giới trước những biến động của thời tiết. Nạn đói, khan hiếm nước, tình trạng sa mạc hóa, năng suất nông nghiệp giảm khiến chất lượng cuộc sống con người ở châu Phi xuống thấp. Châu Phi chiếm khoảng một phần năm diện tích đất toàn cầu và có khoảng một phần năm các loài cây, động vật có vú và chim trên thế giới, chiếm một phần sáu loài lưỡng cư và bò sát. Khoảng một phần năm số loài chim ở miền nam châu Phi đã di cư theo mùa ở châu Phi và một phần mười di cư giữa châu Phi và các châu lục khác trên thế giới. Sự tuyệt chủng, đặc biệt các quần thể riêng biệt, là quá nhiều . Năm 1990, rái cá đã biến mất ở Hà Lan, và đến 1991 nước Anh đã công bố loài dơi tai chuột bị tuyệt chủng. Tại đông Thái Bình Dương, nhiệt độ nước biển nâng cao trong những năm 1980 đã dẫn đến sự tuyệt chủng của một loài san hô thuỷ tức. Trong thập kỷ qua, ít nhất 34 loài thực vật và động vật có xương sống hoặc các quần thể độc lập của chúng đã bị tuyệt chủng ở Mỹ trong khi đang chờ sự bảo vệ của chính phủ. Trên toàn thế giới, trên 700 sự tuyệt chủng động vật có xương sống, không xương sống và thực vật có mạch đã được ghi nhận từ năm 1600. Còn bao nhiêu loài đã bị tuyệt chủng nữa bị bỏ qua ? Việc mất nơi cư trú không chỉ làm gia tăng sự tuyệt chủng loài, mà còn cho thấy sự suy giảm đa dạng sinh học nơi đó. Ở nhiều nước, chỉ còn tương đối ít các thảm thực vật tự nhiên chưa bị bàn tay con người đặt tới . Tại Bangladesh, chỉ có 6% thảm thực vật nguyên thuỷ còn tồn tại . Các cánh rừng xung quang Địa Trung Hải đã từng có diện tích gấp 10 lần diện tích hiện nay, và ở Hà Lan, Anh chỉ còn ít hơn 4% vùng đầm lầy đất thấp là chưa bị phá huỷ. Suy giảm loài và hệ sinh thái đều đe doạ nghiêm trọng đến đa dạng di truyền. Trên toàn thế giới, có khoảng 492 quần thể các loài cây khác biệt về di truyền (bao gồm cả những loài trọn vẹn) đang bị đe doạ. Ở đông bắc Mỹ, 159 quần thể cá đại dương di cư khác biệt về di truyền đang ở các mức đe doạ tuyệt chủng cao hoặc vừa phải, nếu không muốn nói chúng đã rơi vào lãng quên.Theo dự báo, nếu tỉ lệ thất thoát đa dạng sinh học vẫn tiếp diễn như hiện nay thì đến năm 2020 trên toàn trái đất sẽ có khoảng 1,3 tỉ ha đất mất hoàn toàn các cấp độ đa dạng sinh học nguyên thủy. Điều này dẫn đến sự mất mát trầm trọng các nguồn tài nguyên thiết yếu cùng với sự kiệt quệ về di truyền. Suy giảm đa dạng di truyền có thể đẩy nông nghiệp vào tình trạng nguy hiểm. Rất khó có thể nói bao nhiêu cơ sở di truyền đã bị suy giảm, nhưng từ những năm 1950, việc phổ cập các giống ngô, lúa mì, lúa gạo và các giống cây trồng khác trong "cách mạng xanh" hiện đại đã thực sự gây sức ép đối với các giống cây trồng bản địa . Các giống hiện đại được chấp nhận trên 40% các đồng lúa châu á trong 15 năm mà chúng được đưa ra, và ở Philippin, Indonesia và một số nước khác, hơn 80% người nông dân hiện nay đã trồng các giống mới . Tại Indonesia, 1500 giống lúa gạo địa phương đã bị tuyệt chủng từ 15 năm trước. Một điều tra hiện nay ở các vùng của Kenya về giống cà phê hoang dã đã cho thấy rằng các cây cà phê ở hai vùng đã biến mất, ba vùng đang bị đe doạ nghiêm trọng, và sáu vùng khác có thể bị đe doạ. Chỉ có hai vùng là được an toàn. Ảnh hưởng của suy giảm đa dạng di truyền như vậy thường được ghi nhận ngay lập tức. Năm 1991, sự giống nhau về di truyền của các cây cam Braxin đã gây ra sự bùng nổ tồi tệ nhất của bệnh thối mục thân cây đã được ghi nhận ở nước này . Năm 1970, các nông dân Mỹ đã mất khoảng 1 tỷ đô la cho một dịch bệnh lan truyền ở các giống ngô nhạy cảm và đồng nhất về di truyền. Cũng tương tự như vậy, sự khan hiếm khoai tây Irish năm 1846, sự mất mùa của lúa mì Sô viết trên một vùng rộng lớn năm 1972, và sự bùng nổ bệnh thối mục cây cam ở Florida năm 1984, tất cả đều xuất phát từ việc suy giảm đa dạng di truyền. Tại một số nước như Bangladesh khoảng 62% các giống lúa gạo có nguồn gốc từ một giống cây mẹ duy nhất, Indonesia (74%), và Sri Lanka (75%), những sự bùng nổ bệnh dịch như vật có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào . Ngân hàng gen là giải pháp có thể làm chậm quá trình suy giảm di truyền, nhưng việc khôi phục theo định kỳ hạt giống có chi phí cao và nguy cơ hỏng hóc thiết bị có thể khiến ngân hàng trở nên kém an toàn hơn. Năm 1980, các chuyên gia đã ước tính rằng ở các nước phát triển khoảng 1/2 đến 2/3 các hạt giống được thu thập trong các thập kỷ trước đã bị mất đi . Năm 1991, đại diện của 13 ngân hàng gen quốc gia ở châu Mỹ La tinh đã thống kê được khoảng 5 đến 100% hạt giống ngô đã thu thập từ 1940 đến 1980 đã không còn giá trị. b. Ở tại Việt Nam. Đa dạng sinh học không được phân bổ đồng đều trên bề mặt trái đất mà chỉ có những cái nôi của đa dạng sinh học. Việt Nam rất tự hào nằm trong cái nôi ấy. Những bí ẩn của thiên nhiên vẫn đang tiếp tục được phát hiện. Hơn một thập kỉ qua, khu vực Tiểu vùng sông Mekong đã phát hiện được hơn 1.000 loài. Điều đáng lo ngại là đa dạng sinh học đang đứng trước nhiều nguy cơ. Trên thế giới mỗi ngày có khoảng 150 loài biến mất. Ở Việt Nam, hơn 50 năm qua, độ che phủ rừng đã giảm 30% và rừng tự nhiên ở tình trạng nguyên sinh còn dưới 10%. Điều này đi đôi với việc mất đi các loài và tính đa dạng của nó. Việt Nam đang sở hữu danh sách rất dài các loài nguy cấp có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng như: hổ, bò tót, trâu rừng, voi, sao la, đặc biệt là tê giác một sừng hiện nay chỉ còn vài cá thể. Từ kết quả trên, cho thấy các loài ngày càng có nguy cơ tuyệt chủng cao. Khi các loài tuyệt chủng, số lượng các loài trên trái đất ngày càng giảm thì làm cho mất mát đa dạng sinh học càng lớn. II – Nguyên nhân của sự tuyệt chủng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của một loài hay nhiều loài (sự tuyệt chủng hàng loạt) như: sự biến đổi địa chất như hoạt động của núi lửa, tạo núi, băng hà… dẫn đến khí hậu thay đổi sâu sắc khiến cho các loài sinh vật không thể tiếp tục tồn tại được. Tuy nhiên loài sinh vật không chỉ bị tuyệt chủng vì nguyên nhân trên. Thuyết tiến hóa đã chứng minh rằng do cạnh tranh nên loài chiến thắng đã đẩy loài chiến bại đến sự tuyệt chủng bằng việc trấn áp, xua đuổi và ăn thịt. Kể từ khi loài người xuất hiện, tốc độ và mức độ tuyệt chủng của các loài sinh vật cũng tăng lên rất nhiều so với trước đây. Bỏ qua nguyên nhân khách quan dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài sinh vật, chúng ta sẽ tìm hiểu về những nguyên nhân chủ quan do con người tác động dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài sinh vật. Sự khai thác quá mức và sử dụng không bền vững các tài nguyên sinh học. Nhằm thỏa mãn nhu cầu cuộc sống, con người đã thường xuyên săn bắn, hái lượng thực phẩm và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Khi dân số loài người vẫn còn ít và phương pháp thu hái còn thô sơ con người đã khai thác một cách bền vững mà không làm cho các loài sinh vật bị tuyệt chủng. Tuy nhiên khi dân số loài người tăng lên, nhu cầu sử dụng cũng tăng theo và con người đã sử dụng các phương tiện phục vụ cho việc khai thác hữu hiệu hơn. Súng được thay cho giáo mác và cung tên khi săn bắn; Tàu đánh cá gắn máy thay cho tàu thuyền đánh bắt cá bằng gỗ thô sơ trướ đây; Cưa máy, cưa điện được sử dụng thay thế cho những chiếc rìu đốn gỗ. Phương tiện càng hiện đại, năng suất khai thác càng cao dẫn đến sự khai thác quá mức đã làm cho các loài bị khai thác suy giảm và tuyệt chủng càng nhanh hơn. Việc khai thác quá mức của con người ước tính đã gây nguy cơ tuyệt chủng cho 1/3 số loài động vật có xương sống. Trong những năm gần đây, khi thị trường thương mại được mở rộng việc khai thác quá mức đã tăng lên. Điều này đã gây ra hiểm hoa tuyệt chủng không nhỏ cho các loài sinh vật trong tự nhiên. VD: mốt sử dụng áo long thú ở nhiều quốc gia, nhiều nhà hàng đặc sản thịt rừng được mở, thú chơi cây cảnh, phong lan cũng gây hiểm họa không nhỏ đối với các loài này trong tự nhiên. 2- Mất và phá hủy nơi cư trú. Đây là nguyên nhân quan trọng bậc nhất, có thể chia thành hai nhóm chính đó là mất và phá hủy nơi cư trú bởi các hoạt động cụ thể của con người và mất và phá hủy nơi cư trú bởi các vận động của tự nhiên: Mất và phá hủy nơi cư trú bởi các hoạt động của con người: Do việc khai thác quá mức dẫn đến phá hủy nơi cư trú của các loài sinh vật. Đó chính là tác động của việc thay đổi mục đích sử dụng tài nguyên sinh học như: sự phát triển nông nghiệp, đô thị, sự du canh du cư đốt nương làm rẫy dẫn đến cháy rừng, khai thác rừng bừa bãi, sản xuất công nghiệp thải lượng CO2 và các khí khác vào khí quyển, đốt các nhiên liệu có nhuông gốc cacbon như dầu, than, gas khí đốt…dẫn đến sự hủy hoại và thay đổi các điều kiện sinh thái – nơi cư trú của các loài sinh vật kéo theo sự tuyệt chủng hoặc suy giam về số lượng về số lượng và chất lượng các quần thể sinh vật, kéo theo sự tan rã của cấu trúc quần xã và hệ sinh thái. Việc cải tạo các hệ sinh thái cho các mục đích kinh doanh có tình chuyên hóa cao hay việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, các loại hóa chất công nghiệp đều góp phần hủy diệt môi trường sống dẫn đến sự tiêu diệt các loài côn trùng và vi sinh vật bản địa. Mất và phá hủy nơi cư trú bởi các vận động của tự nhiên: Việc phát sinh mới hay hoạt động trở lại của các núi lửa, sóng thần, động đất, sạt lở đất, sa mạc hóa, cháy rừng… cũng là nguyên nhân quan trọng làm mất hoạc hủy hoại nơi cư trú và góp phần làm giảm sự đa dạng sinh học. 3.Ô nhiễm và suy thoái môi trường. Cho dù nơi sinh sống không bị ảnh hưởng một cách trực tiếp bởi sự phá hủy hay chia cắt thì các quần xã và các loài sinh vật cũng bị đe dọa bởi các hoạt động của con người. Dạng phá hủy môi trường nguy hiểm nhất chính là ô nhiễm. Ô nhiễm môi trường cũng kéo theo sự suy thoái môi trường. Có thể kể đến một số nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm do thuốc trừ sâu. Ô nhiễm nước. Ô nhiễm không khí và mưa acid. Sự sản sinh ozon, các kin loại độc hại và lắng động khí nitro. Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên. Trong đó, thành phần môi trường được hiểu là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.  Sự ô nhiễm môi trường dẫn đến suy thoái môi trường. Môi trường bị suy thoái sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực tới các loài sinh vật sống tại đó. Ở mức độ ban đầu là sự suy giảm về số lượng của loài, sau đó chính là sự biến mất hoàn toàn của loài tại nơi đó. Đối với các loài sinh vật chỉ sống được tại một số nơi nhất đinh thì đó chính là con đường của sự tuyệt chủng. III – Đa dạng sinh học trong phát triển nông nghiệp. 1. Thế nào là đa dạng sinh học nông nghiệp. Việt Nam, nơi từng được bao phủ bởi những khu rừng kín nguyên sinh giàu có với một thế giới động thực vật hoang dã phong phú, hàng trăm con sông, suối từ các đỉnh núi đổ xuống nuôi dưỡng đồng bằng, những vùng đất ngập nước với đủ loại thực vật và động vật thuỷ sinh, biển xanh trong suốt với những rạm san hô bên bờ biển cát trắng, thỉnh thoảng tô điểm thêm bằng những khu rừng ngập mặn rậm rạp, là một trong những nước không những có đa dạng sinh học cao trên thế giới mà còn là nơi sinh sống của cộng đồng 54 dân tộc khác nhau với nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc. Tuy nhiên, các nguồn tài nguyên quí giá đó đã và đang bị mất dần với tốc độ nhanh chóng. Hầu hết đất đai tại Việt Nam đã bị biến đổi rất nhiều do các hoạt động phát triển công, nông nghiệp, hạ tầng cơ sở và đô thị hoá, chỉ còn lại một diện tích tương đối ít ỏi dành cho các khu sinh thái tự nhiên với những thay đổi rõ rệt về đa dạng sinh học tự nhiên. Một phần đáng kể đa dạng sinh học đang tồn tại ở Việt Nam nằm trên đất nông nghiệp. Như vậy, ở đây người nông dân Việt Nam hiện cũng đồng thời là người góp phần quan trọng trong việc chăm lo đa dạng sinh học đang tồn tại của Việt Nam mà tiểu luận này gọi là “Đa dạng sinh học nông nghiệp”. Đa dạng sinh học nông nghiệp tại Việt Nam sẽ là trọng tâm của tài liệu này. Do đất đai được sử dụng chủ yếu cho các mục đích nông nghiệp nên các loài sinh vật sống trên đó cũng có tương tác với các hệ thống nông nghiệp theo một phương thức nào đó. Ngay cả những loài mà sinh cảnh ban đầu của chúng là thế giới tự nhiên thì dường như cũng đã có những tương tác với hệ thống nông nghiệp ở một vài mặt nhất định. Hơn nữa, hầu hết đa dạng sinh học dường như đang tồn tại chủ yếu trên những hệ thống nông nghiệp được cấu tạo gồm không chỉ những cánh đồng mà có xen kẽ những khoảnh đất của hệ sinh thái tự nhiên còn lại, hệ sinh thái mà đã từng một thời bao trùm cả khu vực. Phương thức mà các nông dân quản lý hệ thống nông nghiệp của họ có thể có tác động mạnh mẽ tới mức độ đa dạng sinh học tổng thể tại Việt Nam. Điều không may là các nông dân thường không nghĩ tới hoặc chỉ nghĩ rất ít về những yêu cầu cho một hệ sinh thái tự nhiên lành mạnh, đa dạng và làm sao để hệ thống nông nghiệp có thể hỗ trợ cho đa dạng sinh học ở mức độ cao. Số lượng và chất lượng đa dạng sinh học nông nghiệp ở Việt Nam chắc chắn là đang suy giảm do hậu quả của việc quản lý không tính đến bảo tồn đa dạng sinh học. Bài tiểu luận này dự định cung cấp cho người đọc một cách nhìn khái quát về đa dạng sinh học trong khu vực nông nghiệp ở Việt Nam dưới góc độ những sinh cảnh đặc biệt tại mỗi vùng trong nước và những vai trò quan trọng của những sinh cảnh này. Do vậy, trọng tâm của bài tiểu luận này là nhằm vào đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp chứ không phải trong hệ sinh thái tự nhiên nói chung. Tương tự, một phần đất rừng bị xâm lấn bởi đất nông nghiệp xen kẽ tạo thành một “hệ nông-lâm” sẽ chỉ được mô tả một cách ngắn gọn để đảm bảo tập trung sự chú ý của người đọc vào sự quan trọng của đa dạng sinh học đang bị đe dọa trên các vùng đất chuyên nông nghiệp của Việt Nam.Cuối cùng, thảo luận về sự đa dạng hoá phương thức canh tác cũng sẽ không được đề cập đến. Do không còn tính đa dạng về gen của các loài cây trồng, mặc dù đây là vấn đề cũng quan trọng và đáng báo động như đã được nhắc đến trên nhiều diễn đàn và các tài liệu khác . 2. Tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với nông nghiệp Đa dạng sinh học là sự phong phú các sinh vật và các phức hợp sinh thái mà sinh vật đó là một thành phần, bao gồm sự đa dạng trong nội bộ các loài (đa dạng gen), đa dạng các loài ,và các hệ sinh thái. Đa dạng sinh học là nền tảng của nông nghiệp, là nguồn gốc và sự phong phú của mọi giống cây trồng và vật nuôi .Đa dạng sinh học nông nghiệp (ĐDSHNN)là bộ phận của đa dạng sinh học, bao gồm tất cả các thành phần của đa dạng sinh học-ở cấp gen, cấp loài và cấp hệ sinh thái–liên quan đến thực phẩm và nông nghiệp và các hệ sinh thái nông nghiệp, bao gồm các loài cây trồng và vật nuôi, và nhiều giống thuộc các loài đó và còn bao gồm các thành phần khác hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp. ĐDSHNN còn là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân tạo. Vì sao đa dạng sinh học lại quan trọng đối với nông nghiệp và kinh kế nông nghiệp tại Việt Nam? Không thể có câu trả lời đơn giản cho câu hỏi có vẻ đơn giản này vì nông nghiệp là cơ sở của hàng loạt những mối quan hệ phức tạp trong hệ sinh thái tự nhiên ,hệ thống cây trồng và xã hội. Một câu trả lời đơn giản không thể bao quát hết chiều sâu và độ phức tạp của vấn đề. Việt Nam là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có điều kiện địa lý, địa hình đặc biệt tạo nên khu hệ động thực vật, vi sinh vật rất phong phú và đa dạng, là một trong 16 nước có sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Khu vực nông nghiệp ở Việt Nam được hình thành từ nhiều hệ sinh thái đa dạng khác nhau, điều này góp phần hình thành nên nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có của đất nước. Đa dạng sinh học trong những hệ sinh thái này cung cấp cho con người những điều kiện cần thiết để sống như cung cấp cơ sở để sản xuất lương thực cũng như hàng loạt những sản phẩm phi lương thực khác như các nguyên vật liệu dùng cho cuộc sống hàng ngày, thuốc chữa bệnh, tạo nguồn thu nhập và hỗ trợ cho hệ thống văn hoá, xã hội. Đa dạng sinh học là cơ sở trợ giúp cho việc sản xuất lương thực thông qua các hiện tượng như sự thụ phấn, kiểm soát sinh học các loài dịch hại ,bệnh, và làm đất mầu mỡ do chu trình các chất dinh dưỡng . Tất cả đều có những chức năng quan trọng trong các hệ thống nông nghiệp. Sự đa dạng của những loài thực vật, động vật, những loài vi sinh vật cần thiết để duy trì năng suất và tính bền vững của mùa màng, gia súc và việc nuôi trồng thuỷ sản, cho tới ngày nay, vẫn còn ít được biết đến. Càng ngày con người càng hiểu và tin rằng tương lai của vấn đề an ninh lương thực phụ thuộc vào việc khai thác và duy trì đa dạng sinh học nông nghiệp và rất nhiều chức năng khác của nó nằm trong vùng đất nông nghiệp. Ngày càng có nhiều hệ sinh thái tự nhiên tại Việt Nam như rừng nguyên sinh, rừng ngập mặn và đất ngập nước bị chuyển đổi thành đất nông nghiệp để cung cấp lương thực, thuỷ sản và các sản phẩm, dịch vụ khác cho một số lượng người tiêu dùng ngày càng tăng trong các thành phố cũng như để xuất khẩu. Do tốc độ suy giảm ngày càng tăng của các khu vực đa dạng sinh học tự nhiên để dành đất cho nông nghiệp và các khu công nghiệp mới nên loại đất này ngày càng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp môi trường sống cho đa dạng sinh học của quốc gia. Điều này cũng có nghĩa rằng những người nông dân đang quản lý đất nông nghiệp sẽ có vai trò ngày càng lớn trong việc bảo tồn và quản lý môi trường sống trong các trang trại, nơi mà đa dạng sinh học ở mức độ cao đang tồn tại. Mở rộng và thâm canh nông nghiệp đã làm biến đổi đất nông nghiệp thành những cánh đồng thâm canh được xen kẽ bởi những khoảnh rừng, vườn cây, dòng sông, suối, kênh và những vùng đất phi nông nghiệp khác. Trong khi những vùng đất này là rất quan trọng vì chúng cung cấp môi trường sống cho nhiều loài sinh vật, thì bản chất của sự chia cắt này cũng đã gây thiệt hại cho nhiều loại động và thực vật. Trong một thế giới cạnh tranh cao nhưng ngày nay, tính hiệu quả của chi phí trong cách hoạt động nông nghiệp làm mối quan tâm của những người nông dân tại Việt Nam. Tuy nhiên, điều quan trọng làm mọi yếu tố đều phải được phản ánh trong việc đánh giá hiệu quả chi phí của một quá trình sản xuất. Sự mất mát đa dạng sinh học là một yếu tố quan trọng trong số các yếu tố cần xem xét. Đa dạng sinh học tại Việt Nam có một giá trị kinh tế to lớn. Cần phải đánh giá đầy đủ và tích hợp chúng vào trong quá trình quy hoạch nông nghiệp. Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy trong đời sống các dân tộc bản địa của Việt Nam, đặc biệt là ở Tây Nguyên, hiện nay nguồn thứ căn khai thác từ thiên nhiên vẫn giữ vị trí quan trọng. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Vương Xuân Tính, (2003) tại 3 điểm nghiên cứu Làng Le, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon tum của dân tộc Rơmăm, buôn ChàmB, huyện Krông Bông của dân tộc Êđê và thôn 6A, huyện ĐăcR lấp, tỉnh Đắc Lắc của dân tộc Hmông cho thấy cư dân của 3 nơi này chủ yếu là cư dân nương rẫy nên nguồn thức ăn họ sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào đất rừng, vào nguồn thức ăn từ thiên nhiên là chính. Tổng số có 146 loài thực vật được người Êđê dùng làm thức ăn, trong số đó có tới 42 loài dùng làm thuốc chữa các bệnh như bệnh đường ruột, đau răng, hậu sản... Nguồn thức ăn này gồm 4 thứ các loại rau, nấm, quả và củ rừng. Về rau rừng có khoảng từ 30 đến 50 loài rau rừng (nhiều nhất là lá bép, đọt mây, măng các loại) được bà con ở các điểm nghiên cứu biết khai thác, nấm có 10-14 loài chủ yếu vào mùa mưa, Quả rừng được lấy rải rác quanh năm nhưng nhiều nhất vào các tháng 4,5,6 dương lịch. Củ rừng là loại thực vật quan trọng để cứu đói cho cộng đồng những khi giáp hạt. Khi hết lương thực đồng bào thường kiếm củ rừng thay ngũ cốc. Thực vậy, mọi cộng đồng dân cư nông thôn trên đất nước Việt Nam đều sử dụng hệ sinh thái tự nhiên nhưng nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng của họ và bổ sung nguồn thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp. Khác với nhiều nước phương Tây, sự mất mát về đa dạng sinh học không chỉ là tổn thất về những giá trị thẩm mỹ và xã hội mà thường rất khó đánh giá được. Mất mát về đa dạng sinh học tại Việt Nam có liên quan trực tiếp tới những mất mát hoặc sự giảm bớt tính phong phú của các loại thực phẩm có nguồn gốc hoang dã mà chúng là một phần quan trọng trong các bữa ăn của dân chúng và cuộc sống hàng ngày của họ [Konijnendịjk,2005]. Mất mát về đa dạng sinh học cũng có thể có tác động đến hiệu quả chi phí của sản xuất do ảnh hưởng suy giảm sự thụ phấn, mất các loài côn trùng có ích, mất độ mầu mỡ cho đất đai, và mất những loài sinh vật khác có tác dụng nâng cao năng suất nông nghiệp. Do vậy, việc hiểu biết về cách thức duy trì đa dạng sinh học cao trong khu vực nông nghiệp là rất cần thiết. Điều quan trọng là phải có ý thức sâu sắc về những hậu quả do suy giảm đa dạng sinh học tại các khu vực trang trại. Chất lượng của đa dạng sinh học thường rất khó đo lường và luôn là chủ đề tranh luận của các nhà nghiên cứu. Những chỉ số nào nên được dùng để đánh giá về mức độ đa dạng sinh học tại một khu vực? Và chúng có thể định lượng như thế nào? Việc điều tra các loài cũng là chưa đủ vì sự tương tác cũng như các chức năng và mối quan hệ giữa các loài cũng quan trọng không kém. Các loài khác nhau có những vai trò khác nhau trong việc duy trì những hệ sinh thái đa dạng. Các yếu tố vật lý của khu vực nông nghiệp như diện tích các thửa ruộng, mức độ chia cắt, các vùng đệm thiên nhiên và sự tồn tại của các “hành lang” đều có những tác động lên đa dạng sinh học nông nghiệp. Để dễ dàng cho việc thảo luận, những chức năng khác nhau của đa dạng sinh học trong nông nghiệp tại Việt Nam có thể chia ra thành 7 nhóm sau: ●Tạo thu nhập ●Cung cấp thực phẩm ●Cung cấp nguyên vật liệu ●Cung cấp dược liệu ●Các giá trị văn hoá / xã hội ●Giá trị thẩm mỹ ●Các loài thiên địch Các nhóm này được đưa ra dựa trên các lợi ích đối với cuộc sống của nhân dân tại các vùng nông thôn. Bảy nhóm chức năng này thể hiện việc các gia đình nông dân sử dụng đa dạng sinh học như thế nào. Chúng bao gồm các chức năng liên quan tới sản xuất nông nghiệp trong đó có chăn nuôi, trồng trọt và khai thác sử dụng những loài động, thực vật bản địa. Chúng bao gồm các chức năng của các loài sinh vật và các cơ cấu hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp như thụ phấn cho cây, cải tạo đất, các loài săn mồi và các loài ký sinh thiên địch. Nó cũng bao gồm các giá trị thẩm mỹ và văn hoá. Sự đa dạng sinh học như vậy có thể tìm thấy ở khắp nơi trong các vùng đất nông nghiệp trên và xung quanh cánh đồng, quanh nhà, vườn tược. Đa dạng sinh học nông nghiệp thay đổi mạnh từ mùa này sang mùa khác và theo chu kỳ gieo trồng. Thời gian khó khăn và áp lực nhất đối với đa dạng sinh học là vào mùa khô hạn khi chỉ có ít cây cối để tạo nền tảng cho chuỗi thức ăn. Điều này được đặc biệt nhấn mạnh ở những vùng nóng và khô tại các tỉnh duyên hải miền trung của đất nước. Mùa khô cũng là mùa mà dân chúng còn ít nguồn dự trữ nhất và phải bổ sung bữa ăn của mình bằng những thực phẩm kiếm được từ tự nhiên trên đất nông nghiệp. Do số lượng tương đối và sự đa dạng của các loài vật vào thời điểm này là khá thấp nên việc hoạch định kém hay khai thác quá mức sẽ có thể có tác động xấu đến đa dạng sinh học. Các chương tiếp theo sẽ mô tả các vùng sinh thái nông nghiệp có đa dạng sinh học quan trọng và việc sử dụng cũng như tầm quan trọng của chúng sẽ được đánh giá dựa trên 7 nhóm chức năng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. 3. Các mối đe dọa và quan tâm dài hạn Phát triển nông nghiệp tại Việt Nam hiện đang theo hướng dồn điền đổi thửa để có những cánh đồng ngày càng tập trung với chỉ ít giống mới năng suất cao và sử dụng ngày càng nhiều hơn các chất hoá học. Cả hai điều này đều dẫn tới những tác động có hại đối với đa dạng sinh học do khó tái tạo lại quần thể các tập đoàn sinh vật trên cánh đồng sau một mùa khô, do khoảng cách từ các khu dự trữ đa dạng sinh học cao như các con mương trên các cánh đồng đến giữa cánh đồng sẽ xa hơn. Trên thực tế, những khu vực đa dạng sinh học cao này sẽ bị loại bỏ đi để lấy đất làm cho cánh đồng rộng hơn, giảm bớt diện tích đất dành cho những khu vực không canh tác này. Một hậu quả khác của cánh đồng rộng hơn là đa dạng thực vật trong một diện tích cụ thể sẽ giảm đi do cánh đồng rộng hơn chỉ được trồng một giống cây trong khi nhiều cánh đồng nhỏ có thể được trồng nhiều giống cây hơn. Việc kiểm soát chặt chẽ các loài dịch hại cả bằng hoá chất và cơ học cũng giúp cho nông dân giữ cho đất trồng trọt không còn cỏ dại và sâu bệnh, nhưng cũng làm giảm đáng kể đa dạng sinh học. Các hoá chất nông nghiệp thường có tác hại lớn đối với sinh thái và đa dạng sinh học trong khu vực nông nghiệp, trên chính các cánh đồng đó. Xói mòn và rửa trôi dinh dưỡng của các khu vực trơ trọi thiếu thảm thực vật trong đầu mùa mưa cũng là mối đe doạ lớn đến đa dạng sinh học vùng này. Có thể nhận thấy sự gia tăng đôi chút của đàn gia súc trong những năm gần đây ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ và vùng Bắc Trung Bộ. Nếu điều này trở thành trào lưu, nó sẽ có tác động lâu dài tới đa dạng sinh học, do gia súc có xu hướng được chăn thả quá mức tại những cánh đồng trong mùa khô. Điều này có hại cho đa dạng sinh học do khả năng của cánh đồng để thực hiện chức năng là môi trường sống cuối cùng của đa dạng sinh học trong mùa khô sẽ bị giảm mạnh và thành phần của đa dạng sinh học sẽ bị thay đổi. IV – Sự du nhập của các loài ngoại lai và sự lây lan dịch bệnh. A - Sự du nhập của các loài ngoại lai. Định nghĩa. Cùng với quá trình toàn cầu hóa, các hoạt động thương mại, giao thông và vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới đã mang lại nhiều lợi ích cho nhiều người. Tuy nhiên điều này cũng làm cho sự phát tán của các loài sinh vật lạ và những tác động tiêu cực của chúng trở nên dễ dàng hơn đây cũng là điều mà các nhà sinh học và sinh thái học trên thế giới đang quan tâm Ta biết: -Sinh vật lạ xâm lấn là một loài, phân loài hặc một taxon (bậc phân loại) thấp hơn , xuất hiện bên ngoài vùng phân bố tự nhiên lâu đời của chúng, đã thích nghi hoặc phát triển mạnh trong một hệ sinh thái hoặc môi trường sống tự nhiên hoặc nửa tự nhiên mới và là nguyên nhân gây ra sự thay đổi và đe doạ đa dạng sinh học bản địa. -Sinh vật ngoại lai là những loài không có nguồn gốc bản địa Vậy du nhập của các loài ngoại lai là sự xâm lấn của các loài không phải là loài bản địa tới một môi trường hoàn toàn mới có thể thích hợp hoặc không thích hợp với môi trường cũ.Nó trở thành loài gây hại khi thiếu vắng các đối thủ cạnh tranh và thiên địch như ở quê nhà cùng với điều kiện sống thuận lợi, các loài này có điều kiện sinh sôi nảy nở rất nhanh và đến một lúc nào đó phá vỡ cân bằng sinh thái bản địa và vượt khỏi tầm kiểm soát của con người. 2 - Các con đường du nhập của các loài ngoại lai a- Con đường không chủ định Sự vận chuyển các container: việc sử dụng các container trong vận chuyển hàng hóa đã tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các sinh vật ngoại lai. Chuột và các loài côn trùng cư trú bất hợp pháp trên máy bay, tàu thủy; các vector truyền bệnh, các động vật kí sinh được vận chuyển cùng với các động vật chủ của chúng. Rõ ràng là các cảng biển là con đường xâm nhập của nhiều sinh vật lạ, nhưng với việc vận chuyển bằng container thì các loài ngoại lai được vận chuyển tới các vùng đất trên thế giới các container là môi trường trú ngụ lí tưởng cho các sinh vật ngoại lai. Chúng có thể ở trong đó vài tuần để rồi sau đó được vận chuyển đi. Các thanh tra của hải quan cũng rất khó để phát hiện chúng. Các container chở vỏ xe của Nhật đã mang các loài muỗi của Châu Á đến khắp nước Mỹ, Nam Phi, Úc và một số nước phía Nam Châu Âu Nước dằn tàu: Nhiều tàu chở hàng được cân bằng nhờ vào việc bơm nước biển hay nước ngọt vào các thùng nước dùng để dằn tàu. Nước được vận chuyển như thế bao gồm cả các loài động thực vật sẽ được vận chuyển từ nơi này đến nơi khác. Các túi đất để dằn tàu thường mang theo các hạt cỏ và ấu trùng sống trong đất. C ác túi nước để dằn tàu đổ ra ở cảng thường đem theo rêu tảo, động vật không xương sống và các loại ca nhỏ. Đây rõ àng ladf con đường xâm nhập chính của các loài sinh vật thủy sinh. Khoảng 1/3 các loài vi sinh vật ở hồ Lớn(Great Lakes) được du nhập theo con đường này. Năm 1990, tổng thống Mỹ, Bush đã kí đạo luật yêu cầu các nhân viên bảo vệ vùng biển Mỹ phải triển khai mạnh mẽ các tiêu chuẩn lien quan tới kiểm tra nước dằn tàu. Vận chuyển bằng máy bay: Vận chuyển bằng hang không là hình thức xâm nhập mới của các loài ngoại lai. Các loài muỗi Châu Phi đã xâm nhập vào nước Anh thong qua các khoang khách hang. Các loài rắn đã mang theo hang hóa từ đảo Guam đến Hawaii. Bên cạnh đó nhiều loài còn du nhập nhờ gió, nhờ mang bán vào các cây trồng vật nuôi nhập nội,…. b- Con đường có chủ định Chế độ thuộc địa của các nước Châu Âu: Những người Châu Âu khi đến những vùng thuộc địa mới mang theo hang trăm giống chim, thú của Châu Âu để làm cho phong cảnh ở đây trở nên than quen với họ cũng như tạo ra thú vui săn bắn. Nông, lâm nghiệp: Một số cây trồng đã ra ngoài tự nhiên và trở thành vật hại, thường xảy ra là các hạt cỏ vô tình bị thu hoạch cùng các hạt ngủ cốc được đem bán và gieo trên địa bàn mới. Hoạt động nông, lâm nghiệp đã gây ra sự lây lan của nhiều loại sâu hại va dịch bệnh. Khoảng 20 loài cỏ dại được tìm thấy ở khắp mọi nơi và khoảng 40% các laoij bệnh chính trên khắp thế giới. Chuột và chim sẻ là sinh vật đồng hành ở các trang trại trên khắp thế giới. Nuôi trồng thủy sản: Đã gây ra sự lay lan của rất nhiều loại cá, ví dụ như cá rô phi đã lan rộng ở hầu hết các nước nhietj đới và á nhiệt đới. Các trang trại nuôi tôm hiện nay đang làm lay lan các virus ra khắp thế giới, các virus này có ảnh hưởng tới các đàn cá tự nhiên. Các trại cá hồi cũng đã du nhập các mầm bệnh và các gen lạ. 3- Ảnh hưởng của sự nhập các loài ngoại lai a- Mặt lợi Trong thời gian qua việc trao đổi, di nhập một số cây trồng vật nuôi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số nơi giống mới nhập ngoại chiếm 70%-80% và cho năng suất cao Ví dụ như: -Trong công tác trồng rừng ở Việt Nam, chúng ta đã sử dụng thành công khá nhiều loài cây nhập nội như phi lao trên vùng cát trên biển, Keo,Bạch Đàn cho vùng đồi thấp và rừng công nghiệp.Trong khi giống thuần ở một số vùng của nước ta có những thời điểm bị bệnh chết hàng loạt - Trong trồng trọt các giống mới như lúa, ngô, cà phê, cao su, nhiều loài cây ăn quả khác… được nhập nội cho năng suất cao nên được gây trồng rộng rãi. Sự du nhập các loài ngoại lai còn tạo điều kiện cho các gen mới được phát tán trong quần thể từ đó góp phần tạo ra các loài có tính thích nghi cao với môi trường vừa sinh sản nhanh. b- Mặt tiêu cực Bên cạnh một số mặt tích cực thì điều mà chúng ta quan tâm đó là hậu quả của sụ du nhập loài ngoại lai theo các nhà khoa học thì các loài sinh vật ngoại lai xâm hại được coi là một trong những mối đe doạ nguy hiểm nhất cho mất mát đa dạng sinh học , không những chỉ làm suy giảm đa dạng sinh học, mà còn ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác về sức khoẻ, kinh tế, xã hội của con người. Tác động mà các loài sinh vật xâm hại gây ra đối với môi trường sống rất đa dạng nhưng có thể gộp chung thành 4 nhóm: · Cạnh tranh với các loài bản địa về thức ăn, nơi sống.v. · Ăn thịt các loài khác · Phá huỷ hoặc làm thoái hoá môi trường sống · Truyền bệnh và kí sinh trùng Và một khó khăn cho chúng ta là các loài ngoại lai thường trải qua một giai đoạn “ủ bệnh”. Vì vậy gây khó khăn cho chúng ta khi nhập nội một loài nào đó nếu chúng biểu hiện ngay thì khắc phục hậu quả dễ dàng hơn từ đó đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu tất cả các trường hợp trước khi nhập nội không để xẩy ra trường hợp đang tiếc như: - Ốc bưu vàng : Gây hại lúa - Lục Bình (Eichhornia crassipes (C. Mart.) Solms .Sông ngòi, kênh rạch bị lộc bình bao phủ làm tắc nghẽn giao thông thuỷ. Xác bã, lá cây phân huỷ làm ô nhiễm nguồn nước uống, giảm sản lượng cá. Các hồ thuỷ lợi và thuỷ điện có lục bình bao phủ làm giảm năng lượng thuỷ điện, giảm tốc độ dòng chảy, năng suất tưới tiêu và tăng kinh phí bảo trì. - Cây Mai dương (Mimosa pigra. Hiện nay Mai dương đang trở thành một loài cỏ dại, xâm chiếm đất nông nghiệp, lấp đầy các kênh mương, hồ ao, hồ chứa nước ở các nước thuộc Châu úc, Châu Phi và Châu á. - Cây bông ổi (Lantana camara L.) Cây rất dễ bắt lửa, cả khi thân còn xanh. Sau khi bị cháy, Bông ổi lại tái sinh mạnh hơn cả trước khi cháy và ức chế các loài cây bản địa khác (Ramakrishnan,1991). - Ốc sên - Chuột hải ly, - Rùa tai đỏ, - Bọ ăn lá dừa, - Sâu róm thông - Hay như muỗi Anopheles gambiae 1930 được du nhập một cách vô tình vào vùng tây bắc Barasil theo các đoàn tàu biển đến từ Châu Phi. Chưa đến một năm sau, trong một diện tích khoảng 6 mile vuông với số dân khoảng 12000 người đã xuất hiện 10000 ca nhiễm bệnh sốt rét - Trường hợp của cá vược sông Nile (Lates niloticus). Sự bùng nổ của các loài thực vật này làm giảm lượng oxy trong hồ và làm chết nhiều cá hơn 4- Các biện pháp để phòng trừ các loài ngoại lai xâm lấn Nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tác hại của các loài sinh vật lạ xâm lấn, Tổ chức Bảo tồn Thiên thiên Quốc tế (IUCN, 199?) đã đưa ra các hành động cần thiết để phòng trừ như sau: 1/ Nâng cao nhận thức về tác hại của sinh vật lạ xâm lấn đối với đa dạng sinh học, sức khoẻ con người và kinh tế xã hội ở các nước phát triển và đang phát triển. 2/ Ưu tiên cho công tác ngăn chặn sự du nhập của các loài sinh vật lạ xâm lấn ở qui mô quốc gia cũng như trên toàn thế giới. 3/ Giảm thiểu sự du nhập vô tình hoặc nhập lậu các loài sinh vật lạ xâm lấn. 4/ Đánh giá cẩn thận các tác động của một loài sinh vật lạ có thể gây ra, trước khi quyết định cho phép nhập chúng. 5/ Khuyến khích và thực hiện các biện pháp kiểm soát và tiêu diệt các loài sinh vật lạ xâm lấn cũng như từng bước nâng cao hiệu quả của các biện pháp đã có. 6/ Tăng cường khung pháp luật cũng như hợp tác quốc tế trong việc phòng ngừa việc du nhập. kiểm soát và tiêu diệt các loài sinh vật lạ xâm lấn. - Các biện pháp phòng trừ cụ thể: Biện pháp phòng trừ. Việc phòng ngừa các loài sinh vật lạ xâm nhập là rất cần thiết vì nếu càng phát hiện sớm các loài sinh vật lạ thì càng dễ phòng trừ và đỡ mất công sức. Tốt nhất là nên lập các ô và tuyến định vị để theo rõi sự xuất hiện và sự xâm lấn của các loài sinh vật lạ. Các tuyến và ô này được theo rõi định kỳ: 1 tháng, 3 tháng hay 6 tháng/1lần, tuỳ theo đối tượng và mức độ nguy hiểm của chúng. Có thể dùng bản đồ với tỷ lệ thích hợp để theo dõi sự phân bố và phát tán của các loài sinh vật lạ trong khu vực. Nếu là khu Bảo tồn thiên nhiên thì phải theo dõi sự xuất hiện và xâm lấn của các loài sinh vật lạ ở cả vùng đệm và các phân khu. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt cần cần được theo rõi chặt chẽ với số lần theo rõi định kỳ nhiều hơn so với các phân khu khác. Các biện pháp kiểm soát và tiêu diệt Trước hết cần tập hợp tài liệu về các loài sinh vật lạ xâm lấn và tiến hành các nghiên cứu về đặc tính sinh thái và sinh vật học của chúng. Sau đó,tuỳ theo điều kiện của địa phương, và các đặc điểm sinh thái và sinh vật học của các loài sinh vật lạ xâm lấn để quyết định áp dụng các biện pháp kiểm soát và tiêu diệt bằng cơ giới, hoá học hoặc sinh vật học: Biện pháp cơ giới. Là biện pháp đã được sử dụng lâu đời nhất để kiểm soát các loài sinh vật lạ xâm nhập. Ưu thế của biện pháp này là đơn giản, dễ áp dụng, trang bị đơn giản và không làm ô nhiễm môi trường. Có thể áp dụng các biện pháp cơ giới sau: ·       Nhổ và cắt bằng tay, áp dụng tốt đối với các loài sinh vật lạ chưa đến giai đoạn sinh sản. Chú ý thu thập hết các cơ thể sinh vật không để lại bộ phận nào của chúng còn lại, đề phòng chúng có thể tái sinh lại bằng con đường vô tính hoặc hữu tính. ·       Đối với các loài thực vật lạ xâm lấn có thể dùng các biện pháp cơ giới khác như: Đào cây, sới đất làm bật rễ, phát đốt, san ủi, kéo lưới (đối với các loài thực vật thuỷ sinh)... Biện pháp hoá học. Biện pháp này có lợi thế là nhanh, ít nhân công và rẻ tiền nhưng thường gây ô nhiễm cho môi trường hoặc đôi khi gây độc cho cả cây trồng và những loài sinh vật bản địa khác. Vì vậy cần rất thận trọng khi sử dụng các hoá chất độc để tiêu diệt các loài sinh vật lạ xâm nhập và cần áp dụng nhiều biện pháp để giảm thiểu tác hại của hoá chất trong giai đoạn trước mắt cũng như trong tương lai. Biện pháp sinh vật học. Thường dùng các loài thiên địch của các loài sinh vật lạ để tiêu diệt chúng. Thí dụ như dùng loài ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu bướm trắng (Eublema amabilis) gây hại cho sản xuất Cánh kiến đỏ ở ấn Độ và Trung Quốc. Ưu điểm của phương pháp này là không gây ô nhiễm môi trường, nhưng rất bất lợi do khó kiểm soát được sự phát triển của các loài thiên địch sau khi chúng đã tiêu diệt hết các loài sinh vật lạ, Vì vậy khi sử dụng biện pháp này cần hết sức thận trọng và chỉ nhập các loài thiên địch khi biết rất rõ đặc tính sinh vật học của chúng và có thể kiểm soát sự phát triển của chúng khi nhập vào một môi trường mới. Biện pháp tổng hợp. Biện pháp này phối hợp cả 3 biện pháp trên nhằm phát huy ưu điểm và hạn chế khuyết điểm của từng biện pháp riêng lẻ. Thí dụ như để tiêu diệt cây Mai dương cần tiến hành nhổ, chặt, cầy đất khi cây còn non và mới phát triển; dùng hoá chất khi cây đã phát triển mạnh và nếu không kết quả phải tìm được các loài thiên dịch thì mới tiêu diệt được hoàn toàn chúng. B – Sự lây lan dịch bệnh 1.Tìm hiểu chung Sinh vật ngoại lai du nhập có thể bao gồm các loài sinh vật ở tất cả các nhóm phân loại chính, như vi rút, nấm, tảo, rêu, dương xỉ, thực vật bậc cao, động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, bò sát, chim và động vật có vú được du nhập vào môi trường mới khác với nơi phân bố tự nhiên ban đầu của chúng và gây ra các thiệt hại về kinh tế, sức khỏe con người và môi trường. Sinh vật ngoại lai có thể mang theo các mầm mống dịch bệnh trong cơ thể và khi tới môi trường mới thì các mầm bệnh này phát tán. Đơi với các sinh vật ngoài môi trường do chưa từng gặp phải bệnh này nên không có khả năng đề kháng chính vì thế mà bệnh nhanh chóng trở thành dịch gây hại nghiêm trọng cho môi trường sống mới.Đôi khi chúng cũng trở thành nguyên nhân đe dọa tới các loài quý hiếm. Vào năm 1987, quấn thể cuối cùng của loài chồn chân đen( Mustela nigrepes) trong tự nhiên đã bị tiêu diệt bởi virus gây ho của chó nhà và một số các gia súc khác. Một loài ngoại lai du nhập có thể gây ra nhiều dịch bệnh khác nhau, trên nhiề đối tượng khác nhau như Muỗi vằn châu Á - Aedes albopictus. Loài muỗi vằn Châu Á được du nhập vào Mỹ và nhiều nước khác theo vỏ lốp xe cũ nhập khẩu. Loài muỗi này liên quan đến việc truyền bệnh sốt xuất huyết, viêm não ngựa phương đông, sán tim chó, và có thể cả vi rút viêm não St. Louis và LaCrosse. Muỗi vằn châu Á - Aedes albopictus (Ảnh: ento.okstate) \ Tên thường gọi: Muỗi sốt xuất huyết Loài muỗi này khi tới Việt Nam do thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm mà đã nhanh chóng phát triển mang theo bệnh sốt xuất huyết hang năm đã gây tử vong cho hang nghìn người đặc biệt là trẻ nhỏ. Và thảm khốc hơn khi những đại dịch mà sinh vật ngoại lai này gây ra đôi khi còn thảm khốc hơn những cuộc chiế tranh. Vào thế kỷ 17 - 18, bệnh sốt vàng là một trong những thảm họa kinh hoàng ở các nước nhiệt đới. Mỗi khi vụ dịch bùng nổ có đến 3% dân chúng bị nhiễm bệnh và tỷ lệ tử vong lên đến 10%.Tác nhân truyền bệnh ở đây chính là muỗi.Chúng đã di cư từ khu vực bờ biển phía Tây châu Phi, các nước Nam Mỹ, vùng Caribê... từ đó lan truyền đến các thành phố dọc bờ biển nước Mỹ như Boston, New Orleans rồi đến tận dòng sông Mississipi.Tuy khoa học đã có những phát trienx vượt bậc nhưng tỷ lệ người chết do bệnh tật vẫn còn rát cao.Tháng 9/2009, một loại bệnh truyền nhiễm do muỗi phát tán đang bùng phát ở các bang miền Bắc Australia khiến ít nhất 400 người tử vong.Dịch bệnh lây lan nhanh khiến người dân địa phương lo lắng và các cơ quan chức năng phải lên tiếng cảnh báo sự nguy hiểm của dịch bệnh. Bệnh dịch trên đã từng xuất hiện ở châu Á hồi thập niên 60 của thế kỷ trước. Khi đó, bệnh được cho là bắt nguồn từ châu Phi và đã làm hơn 500 người tử vong trong vòng một năm. Sau đó, bệnh đột ngột biến mất, rồi lại bùng phát tại các nước ven bờ Ấn Độ Dương, với hàng triệu người nhiễm, thậm chí lan sang một số nước châu Âu, trong đó có Italy. Những hậu quả về dịch bệnh mà các loài ngoại lai mang lại đem lại đôi khi cũng chính lag do con người gây nên bơi nhiều loài vật nguy hại đã chính do tay con người nhập vào như Sán ốc sên - Platydemus manokwari. Sán ốc sên được du nhập vào nhiều đảo thuộc Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương để kiểm soát loài ốc sên Châu Phi. Sán ốc sên đã trở thành mối đe doạ nghiêm trong đối với các loài nhuyễn thể chân bụng bản địa. Ở Guam, cũng đang đe doạ các loài trong họ Partulidae ở đảo Mariana cũng như các loài sống trong đất đặc hữu ở đây. Sán ốc sên - Platydemus manokwari Tại Việt Nam thì dịch cúm H5N1 năm 200 đã là một ví dụ minh chứng. Với sự du nhập của các loài chim từ vùng Quảng Tây của Trung Quốc nơi mà ổ dịch cúm đầu tiên được phát hiện đã nhanh chóng đã lan rộng khắp Việt Nam do điều kiện khí hậu thuận lợi cho các loài chim cư trú và phát tán dịch. Trong năm đó hang triệu con gia cầm tại Việt Nam bị tiêu hủy, Hàng nghìn ngưoqif phải nhập viện vì bị sốt cao, chảy nước mũi, thơy khò khè do ăn hoạc tiếp xúc với gia cầm bị bệnh. Các loài nhập cư này không chỉ dừng lại tịa Việt Nam mà chúng còn tiếp tục du nhập tới các khu vực khác chính vig thế làm cho công tác phòng chống dịch bệnh gặp khó khăn. Trong nông lâm ngư nghiệp thì sự phát tán dịch bệnh do các loài ngoại lai du nhập cũng đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng.Những giống cây, con giống mang theo những mầm bệnh không được kiểm tra khi nhập vào nuôi trồng đã tạo điều kiện cho chúng nhanh chóng lây lan tới các cây trồng vật nuôi khác. Như bệnh đốm trắng trên tôm sú là nguyên nhân chính hang năm gây chết trên tôm ở đồng bằng song Cửu Long. 2 - Các biện pháp phòng chống Do sự du nhập của các loài ngoại lai khó có thể kiểm soát được do chúng di cư một cách tự do như các loài chim, các sinh vật thủy sinh,…Chính vì thế chỉ có thể khắc phục được khi chúng gây ra tác hại mà thôi.Đối với các loài ngoại lai du nhập có thể kiểm soát được như các giống cây trồng, vật nuôi nhập nội,…thì biện pháp tốt nhất chính là kiểm dịch,… Đối với các loài thú quý hiếm thì có 3nguyên tắc cơ bản về dịch bệnh học được áp dụng rộng rãi: Thứ nhất, các loài được con người nuôi và động vật sống trong tự nhiên khi sống trong quần thể có mật độ cao sẽ có nguy cơ dễ mắc dịch bệnh hay bị nhiễm kí sinh trùng. Thứ hai, tác hại gián tiếp do nơi cư trú bị phá hủy làm cho loài dễ mắc các bệnh dịch hơn. Khi các quần thể vật chủ sống tập trung trong mội khu vực nhỏ hơn do nơi sinh sống của chúng bị phá hủy, tại đây chất lượng môi trường nơi cư trú thường bị suy giảm, thức ăn trở nên khan hiếm kém dinh dưỡng, các động vật trở nên yếu hơn và dễ bị mắc bệnh hơn. Thứ ba, tại rất nhiều khu bảo tồn và vườn thú, các loài tiếp xúc với nhiều loài rất ít khi, thậm trí không bao giờ chúng gặp trong tự nhiên hoang dã cho nên bệnh dịch có thể truyền từ loài này sang loài khác. KẾT LUẬN Qua bài tiểu luận “Những tác động ảnh hưởng tới đa dạng sinh học” chúng ta thấy có nhiều yếu tố tác động tới sự đa dạng sinh học. Trong đó cần quan tâm tới sự tuyệt chủng và các nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng, sự du nhập của các loài ngoại lai và sự lây lan dịch bệnh. Qua việc hiểu rõ những tác động tới sự đa dạng sinh học chúng ta có thể áp dụng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học và hạn chế sự suy thoái đa dạng sinh học.Cũng qua đó ta thấy được ý nghĩa của đa dạng sinh học đối với sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình làm không tránh khỏi thiếu sót rất mong nhận được sự góp ý để bài tiểu luận của chúng tôi được hoàn thiện hơn. Tài liệu tham khảo: www.nhasinhhoctre.com.vn www.wikipedia.com.vn Bài giảng Đa dạng sinh học – G/v Nguyễn Thị Thủy trường ĐH NN Hà Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững tác động ảnh hưởng tới đa dạng sinh học.doc
Tài liệu liên quan