Những phẩm chất cần thiết của nhà sản xuất phim

Về cơ bản, nhà sản xuất có nhiệm vụ biến những ý tưởng sáng tạo thành những khái niệm thực tế hoặc có khả năng sinh lợi. Họ là những người có mặt ở trường quay để chịu trách nhiệm chi trả kinh phí làm phim. Nhà sản xuất giám sát chặt chẽ từng khâu trong quá trình sản xuất; không giống như trong các lĩnh vực: viết kịch bản, đạo diễn hay diễn xuất chẳng có hội đồng hay uỷ ban nào điều hành quy định trong sản xuất. Đạo diễn, biên kịch hay diễn xuất đều là những công việc được đánh giá cao trong ngành công nghiệp giải trí. Sản xuất phim thì lại là chuyện khác, đi kèm với các chức danh khác như hợp tác, điều hành, giám sát, công việc của người sản xuất càng phức tạp hơn. Richard Zanuck từng phát biểu rằng: “Nhà sản xuất cũng giống như một nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc. Có thể ông ta không biết chơi từng nhạc cụ, nhưng ông ta biết các nhạc cụ đó phải được chơi như thế nào”

pdf26 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 1953 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những phẩm chất cần thiết của nhà sản xuất phim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những phẩm chất cần thiết của nhà sản xuất phim Về cơ bản, nhà sản xuất có nhiệm vụ biến những ý tưởng sáng tạo thành những khái niệm thực tế hoặc có khả năng sinh lợi. Họ là những người có mặt ở trường quay để chịu trách nhiệm chi trả kinh phí làm phim. Nhà sản xuất giám sát chặt chẽ từng khâu trong quá trình sản xuất; không giống như trong các lĩnh vực: viết kịch bản, đạo diễn hay diễn xuất chẳng có hội đồng hay uỷ ban nào điều hành quy định trong sản xuất. Đạo diễn, biên kịch hay diễn xuất đều là những công việc được đánh giá cao trong ngành công nghiệp giải trí. Sản xuất phim thì lại là chuyện khác, đi kèm với các chức danh khác như hợp tác, điều hành, giám sát, công việc của người sản xuất càng phức tạp hơn. Richard Zanuck từng phát biểu rằng: “Nhà sản xuất cũng giống như một nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc. Có thể ông ta không biết chơi từng nhạc cụ, nhưng ông ta biết các nhạc cụ đó phải được chơi như thế nào” Có những trường lớp đào tạo các chuyên môn trong ngành công nghiệp giải trí, nhưng không có trường lớp đặc biệt nào dạy người ta các kỹ năng để trở thành một nhà sản xuất thành công và hiệu quả. Nhìn chung thì nhà sản xuất đảm nhận trách nhiệm kết nối các khâu sản xuất, đưa ra những ý tưởng sáng tạo, giải quyết vô số những vấn đề trục trặc nảy sinh trong quá trình làm phim. Đối với những người làm việc chăm chỉ, công việc của họ còn bao gồm thêm những việc như: thuê người viết kịch bản, bán kịch bản cho một xưởng phim, ký hợp đồng với diễn viên chính, tự lo ngân quỹ, thuê đoàn làm phim, đảm bảo để mọi việc được hoàn thành đúng thời hạn. Rõ ràng rằng một người thì chẳng thể làm hết ngần ấy việc. Những người cùng một lúc đảm nhận ba nhiệm vụ: viết kịch bản - sản xuất - đạo diễn thường bị ngập trong công việc, và họ là người phải chịu trách nhiệm toàn bộ với thành phẩm của mình. Trong đoạn giới thiệu phim, có rất nhiều chức danh đi kèm với từ “sản xuất” . Họ nêu ra rất nhiều dạng sản xuất tuỳ thuộc vào trách nhiệm của từng cá nhân. Có những chức danh như: nhân viên sản xuất, nhà sản xuất độc lập, điều hành sản xuất, trợ lý sản xuất, nhà sản xuất kết hợp. Các công ty sản xuất và ban tổ chức thuê đội ngũ nhân viên sản xuất để làm các công việc cơ bản. Thường thì họ được giao làm một dự án cụ thể nào đó, và chuyên trách từng loại phim riêng. Các nhà sản xuất độc lập thì có trách nhiệm quảng bá phát hành phim rộng rãi, phần này sẽ được đề cập chi tiết sau. Công việc của người “Điều hành sản xuất” được mô tả đúng như tên chức danh của mình. Nếu ai đó không làm việc trực tiếp liên quan đến bộ phim thì người đó không thể biết chính xác nhiệm vụ của người điều hành sản xuất là gì. Người mang chức danh này là người huy động từng xu để hoàn thành bộ phim hoặc cũng có thể là người chỉ gọi điện thoại đến xưởng phim và sau đó chẳng liên quan gì đến dự án làm phim nữa. Đây cũng có thể là người chịu trách nhiệm để kinh phí làm phim không bị phụ trội hoặc đơn giản là một chức danh đính kèm cho một diễn viên muốn nâng cao vị thế. Trợ lý sản xuất thường là người trực tiếp tham gia sản xuất phim, đảm bảo cho kế hoạch được thực hiện đúng như dự kiến và giải quyết mọi khó khăn, rắc rối có thể nảy sinh khi phân chia tiền nong. Nhà sản xuất kết hợp là người cùng một lúc có hai vai trò, ngoài việc sản xuất phim, họ còn viết kịch bản hoặc làm đạo diễn. Những người cùng một lúc đảm nhận ba nhiệm vụ: viết kịch bản - sản xuất - đạo diễn thường bị ngập trong công việc, và họ là người phải chịu trách nhiệm toàn bộ với thành phẩm của mình (dĩ nhiên là họ chia sẻ trách nhiệm cùng với cả hãng phim). Nhà sản xuất phim Bill Mechanic Tìm mua bản quyền Nhà sản xuất thường là người xuất hiện đầu tiên trong một dự án, thậm chí trước cả người viết kịch bản. Có thể nhà sản xuất không phải là người nảy ra ý tưởng gốc cho kịch bản, nhưng họ có thể xem một vở kịch hoặc đọc một cuốn sách và thấy rằng từ đó có thể tạo ra một bộ phim hay. Quyết định đầu tiên của một nhà sản xuất (và có lẽ là quyết định then chốt) đó là tham gia vào dự án. Chỉ khi cam kết được đưa ra, khi đó người ta mới đi tìm người viết kịch bản. Trên lý thuyết thì một nhà sản xuất phải tìm ra một kịch bản với nội dung chuẩn, người ta chỉ việc áp dụng nguyên si kịch bản đó và đưa lên phim, nhưng điều này hiếm khi xảy ra. Thông thường (nếu kịch bản được viết trước) thì các ý tưởng đều có sẵn và các nhân tố phụ trợ khác đều phải thật tốt, lời thoại cần phải được chăm chút hơn để thật sự nổi bật. Trong một vài trường hợp thì nhà sản xuất có quyền giữ bản quyền tài liệu trước khi họ tiến hành làm phim. Quyền này có được do mua bán hoặc là do thoả thuận tuỳ chọn (điều này cho phép nhà sản xuất có quyền đặc biệt được mua bán các tài liệu). Sở dĩ có chuyện này là vì hầu hết các tài liệu được xuất bản đều có bản quyền và việc sử dụng những tài liệu này mà không có sự đồng ý của tác giả có thể dẫn đến kiện tụng. Tuy nhiên cũng có vài trường hợp ngoại lệ, như là các tác phẩm của Shakespeare hoặc là Charles Dickens. Những tác phẩm này được tự do sử dụng và có thể được đưa lên phim mà không cần phải xin phép. Trong thời gian gần đây, thời đại của xuất bản, hầu hết các tác phẩm đều tự động được xin phép đưa vào sản xuất. Mặc dù thực tế là vậy, nhưng có rất ít tác phẩm được một hãng phim chọn mua. Nếu một nhà sản xuất muốn tìm ra tác quyền của một tác phẩm nào đó, họ có thể dễ dàng thực hiện việc truy tìm bản quyền. Những công ty như Tập đoàn nghiên cứu bản quyền Thompson and Thompson (trụ sở ở Washington DC) chuyên môn làm nhiệm vụ tìm kiếm bản quyền. Quá trình tìm kiếm sẽ đưa ra một chuỗi dây xích liên quan đến tác phầm cần tìm. Nếu một nhà sản xuất thực sự muốn mua một tài liệu nào đó thì việc tìm ra tác quyền là cực kỳ quan trọng. Một khi nhà sản xuất đã xác định cần theo đuổi tài liệu nào và bản quyền của nó nằm ở đâu thì bước tiếp theo là cố gắng để có được bản quyền đó. Trong hầu hết các trường hợp, một thoả thuận mua bán được đàm phán song song với quá trình chọn lựa tài liệu. Cũng lúc đó, hàng loạt các quyền (bao gồm xuất bản, TV, cát sét, kịch nói, buôn bán) được đưa ra thảo luận, tất cả đều liên quan đến triển vọng của tài liệu đó trong tương lai. Nhà sản xuất sẽ nhanh chóng nhận ra rằng việc lựa chọn mua một kịch bản liên quan khá nhiều đến những vấn đề pháp luật. Những bản thoả thuận chọn lựa và mua bán khác xa những tài liệu thông thường, và sự góp mặt của một luật sư là rất hữu ích. Rõ ràng là thuê luật sư thì chẳng rẻ, nhưng trong một quá trình đàm phán dài hơi, một luật sư sẽ giúp ích được rất nhiều cho nhà sản xuất tránh được những rắc rối và thất bại. Một luật sư có kinh nghiệm trong ngành giải trí sẽ biết rất rõ cần ghi gì trên giấy tờ và sẽ đưa ra rất nhiều định hướng kinh doanh cho các nhà sản xuất. Để bảo đảm cho bộ phim và những người đứng đằng sau không bị dính dáng đến các vấn đề liên quan đến vi phạm bản quyền có khả năng xảy ra sau khi bộ phim hoàn thành, ông luật sư thường lôi ra một điều khoản bảo hiểm được biết đến với tên gọi “errors and omissions policy (E and O policy)” (điều khoản sơ xuất). Trong hầu hết các trường hợp, nếu một vụ vi phạm bản quyền được nêu ra thì nó thường được bào chữa thành công trước khi được đưa ra toà. Một công ty liên quan đến việc xem xét lại những tài liệu này có tên là de Forest Research, Inc, trụ sợ đặt bên ngoài Hollywood California. Họ không chỉ xem xét lại công việc của bạn, họ còn có một thư viện lớn rất có ích cho những người viết kịch bản trong quá trình mở đầu tác phẩm của mình Đối với nhà sản xuất, có nhiều cách để bảo vệ tác phẩm của mình. Cách thứ nhất là nhà sản xuất tự mình giữ bản quyền tài liệu mình đang làm việc. Cách thứ hai là tham gia vào Hội các nhà văn Hoa Kỳ, hội này cho phép đăng ký bản quyền các tài liệu chữ viết. Đối với cả hai cách này, thời hạn nhà sản xuất được kiểm soát tài liệu sẽ được đưa ra và điều này có thể là bằng chứng hữu ích nếu có khiếu nại sau này. Cách cuối cùng để bảo vệ chính tài liệu của mình đó là tự niêm phong tài liệu của mình lại rồi gửi cho chính mình tài liệu đó qua đường bưu điện đăng ký, cách này cũng là căn cứ cho thời hạn được phép kiểm soát tài liệu. Làm việc với người đại diện Một trong những nhân tố đem đến thành công cho một nhà sản xuất là người đại diện. Trong ngành công nghiệp điện ảnh, hiếm có bộ phim nào được làm mà không có sự tham gia của người đại diện. Có thể kể đến một số công ty đại diện lớn như: International Creative Management (ICM), William Morris, TRIAD and Creative Artists Agency (CAA). Nhờ có những mối quan hệ mật thiết với người điều hành hãng phim phim và các nhà sản xuất độc lập, hiện nay giám đốc ban điện ảnh của những công ty này là một trong những người có thế lực nhất trong làng điện ảnh. Thông thường các công ty đại diện thường được hưởng tối đa 10% lợi nhuận từ thu nhập của khách hàng, các công ty này căn cứ theo công việc mà họ làm cho khách. Các công ty này được nhà nước cấp phép và được bầu bởi các hiệp hội chuyên ngành khác nhau, ví dụ như Screen Actors Guild (SAG) - Hiệp hội diễn viên điện ảnh, the Directors Guild of America (DGA) - Hiệp hội các đạo diễn Hoa Kỳ và American Federation of Television and Radio Artists (AFTRA) – Liên đoàn truyền thanh và truyền hình Hoa Kỳ. Người đại diện được coi là kẻ trung gian giữa một bên muốn bán tài liệu và một bên muốn mua. Mặc dù người này không nhất thiết phải đưa ra những thoả thuận đặc biệt gì nhưng họ luôn có vai trò liên quan. Để tìm ra ai là đại diện cho ai trong ngành công nghiệp điện ảnh này, SAG đưa ra một dịch vụ cung cấp tên và số điện thoại của các nhà đại diện là thành viên của SAG. Dịch vụ này đã chứng minh được rằng nó rất hữu ích đối với một nhà sản xuất bởi lẽ đa số các diễn viên chỉ được người ta mời thông qua nhà đại diện của mình. Một nhà sản xuất không nhất thiết phải cần một một người đại diện cho riêng mình để làm một bộ phim, nhưng người đại diện là người tiếp cận được với những cá nhân mà nhà sản xuất cần đến để thực hiện bộ phim. Đối với bất cứ nhà sản xuất nào muốn cất cánh dự án của mình thì sự năng nổ của một người đại diện có thể là một trợ giúp cực kỳ hữu ích. Nếu người đại diện cảm thấy hứng thú với dự án làm phim, họ sẽ nhiệt tình hơn trong việc gợi ý tới các khách hàng của mình. Vấn đề là đôi khi để một người đại diện lắng nghe bạn thì không dễ chút nào. Đối với một nhà sản xuất mới vào nghề hoặc tên tuổi của người đó chưa được biết đến trong ngành này, người đại diện thậm chí chẳng mất thời giờ nghe điện thoại của bạn. Cách vượt qua được trở ngại này đó là kiên trì. Người đại diện thường rất bận rộn và không có thời gian lắng nghe người khác, nhưng nếu bạn kiên trì theo đuổi họ, có thể cuối cùng họ cũng chịu lắng nghe. Vì trong một công ty đại diện có rất nhiều cá nhân, tốt nhất thì một nhà sản xuất nên thiết lập mối quan hệ với ít nhất một người đại diện trong mỗi công ty đại diện. Bằng cách này, nhà sản xuất sẽ có nhiều hơn một phương án để chọn lựa trong quá trình làm phim. Một nhà sản xuất không nhất thiết phải cần một một người đại diện cho riêng mình để làm một bộ phim, nhưng người đại diện là người tiếp cận được với những cá nhân mà nhà sản xuất cần đến để thực hiện bộ phim. Sự tham gia của hãng phim Kế hoạch trọn gói là sự kết hợp giữa hai hoặc nhiều hơn các vị trí khác nhau ví dụ như khi trình bày với người bỏ vốn một dự án cụ thể trong đó có đủ bộ: biên kịch, diễn viên hoặc đạo diễn thì sẽ có thuận lợi hơn. Khi một đề nghị trọn gói được đưa đến người bỏ vốn thì nhiều khả năng đề nghị đó được chấp nhận. Khi người mua được đề nghị một món hàng là một kịch bản đi kèm theo là một diễn viên và một đạo diễn, họ có thể dễ dàng đưa ra một quyết định đúng đắn trong việc hoạch định vốn bỏ ra cho phim. Một thoả thuân trọn gói có thể giúp trút bỏ được lo lắng về những khoản tiền có khả năng phát sinh từ những tình huống ngoài dự tính. Hiện nay, các hãng phim điện ảnh là nguồn quỹ chính cung cấp kinh phí để sản xuất và phát hành phim. Thật không may là đối với những nhà sản xuất mới vào nghề thì việc tìm ra một hãng phim để hậu thuẫn sau lưng là vô cùng khó khăn. Trong những năm trở lại đây, có rất nhiều bộ phim được sản xuất độc lập, điều này có được là nhờ một thực tế hiển nhiên rằng một nhà sản xuất không thể bán được dự án của mình cho một hãng phim. Hiện nay có những hãng phim lớn như: Warner Brothers, Fox, MGM, Paramount, và DreamWorks Cũng có những hãng phim “hơi nhỏ” hơn một chút thường là các công ty đầu tư tài chính cho phim nhưng sau đó lại chuyển việc phát hành bộ phim đó cho các công ty khác. Các hãng phim “hơi nhỏ” hơn này là Castle Rock và Interscope. Biên tập được coi là một đồng minh đáng tin cậy và rất có ích đối với nhà sản xuất bởi nhà điều hành sản xuất thường hay lắng nghe những gợi ý của biên tập. Một nhà sản xuất phải leo trên một chiếc thang rất dài trong việc thuyết phục để có được tài trợ kinh phí từ một hãng phim. Bước đầu tiên là người đọc. Nhà điều hành sản xuất thường đưa tài liệu cho người đọc xem qua và bình luận. Người đọc sẽ tóm tắt lại kịch bản, mô tả nội dung và các nhân vật. Người đọc cũng nêu lên ý kiến của mình rằng liệu kịch bản đó có đáng để dựng thành phim hay không. Nếu người đọc đưa ra những nhận xét tiêu cực thì khả năng kịch bản đó bị từ chối là rất cao và sẽ chẳng có ai đọc nó nữa. Trên người đọc một bậc là người biên tập cốt truyện. Biên tập là người theo dõi những người đọc và đưa ra vài gợi ý về kịch bản và tác giả. Biên tập được coi là một đồng minh đáng tin cậy và rất có ích đối với nhà sản xuất bởi nhà điều hành sản xuất thường hay lắng nghe những gợi ý của biên tập. Bậc thang tiếp theo đó là những nhà điều hành sản xuất và/hoặc phó chủ tịch. Đây là những người đưa những tài liệu “tốt” đến với các hãng phim và giám sát các quá trình làm phim, sản xuất và hậu kỳ. Đối với một nhà sản xuất, để thoả hiệp được với người sẽ tiếp nhận ý tưởng của mình, họ thường bắt đầu với nhà điều hành sản xuất. Nhà điều hành sản xuất chính được coi là đầu tàu của quá trình sản xuất phim. Họ là người quyết định dự án nào sẽ được thực hiện và thời điểm bắt đầu, để căn cứ vào đó hãng phim có được cái nhìn tổng thể về thị trường trong cả năm đó. Có nhiều trường hợp một kịch bản đã được chấp nhận, nhưng sau đó bộ máy quản lý thay đổi, có một số dự án khác xen vào hoặc vấn đề thiếu hụt kinh phí xảy ra… Không may đối với một nhà sản xuất, một khi kịch bản được đưa cho hãng phim và bắt đầu từng bước tiến hành, thì chẳng có cách nào có thể biết trước được nó sẽ đi đến đâu. Ngay cả khi mọi thứ có vẻ như đang tiến triển đúng kế hoạch, việc quyết định một thoả thuận trong sản xuất hay một cam kết nào đó đối với bộ phim có thể dẫn đến những thiệt hại mà nhà sản xuất khó có thể kiểm soát được. Có nhiều trường hợp một kịch bản đã được chấp nhận nhưng sau đó bộ máy quản lý thay đổi, một số dự án khác xen vào hoặc vấn đề thiếu hụt kinh phí xảy ra và sau đó kịch bản bị chìm xuống. Ngay khi nhà sản xuất nghe được phản hồi từ phía hãng phim rằng kịch bản đó được chấp nhận, nhưng cuối cùng nó cũng có thể bị gạt đi và lí do thì chẳng bao giờ là cụ thể cả. Nhà viết kịch bản William Goldman đã nêu ra một ví dụ cực chuẩn trong cuốn sách của mình “Tôi đã nói dối điều gì?”. William kể lại một trường hợp khi ông viết một kịch bản cho hãng Universal, nhà sản xuẩt rất thích kịch bản đó. Nhà sản xuất đã trình bày kế hoạch cho người có quyền quyết định và rồi bị từ chối. Sau đó nhà sản xuất này rời khỏi hãng Universal và muốn mua lại kịch bản này từ hãng, nhưng ông ta bị từ chối. Trong trường hợp này cả Goldman (người viết kịch bản) và nhà sản xuất kia đều cảm thấy rằng kịch bản đó nếu được dựng thành phim thì sẽ rất hay, nhưng vì một vài lí do nào đó mà hãng phim từ chối lời đề nghị của họ và kịch bản đó cứ nằm im trong tủ. “Đèn xanh” đối đầu với “Bước ngoặt” Khi một dự án được đi vào thực hiện, nhiệm vụ kế tiếp là biến tài liệu kịch bản trở nên hoàn hảo nhất có thể để dựng thành phim. Nhà sản xuất có thể làm việc trực tiếp với nhà điều hành sản xuất trong dự án riêng của họ. Việc hối thúc, sốt sắng trong quá trình làm phim là vô cùng quan trọng. Cùng với nhà điều hành sản xuất, họ hi vọng rằng hãng phim sẽ bật đèn xanh cho bộ phim. Thường thì các hãng phim có vô số các dự án cần triển khai nếu không có những nỗ lực không ngừng của các nhà sản xuất trong việc hối thúc dự án thì có lẽ bộ phim sẽ chẳng bao giờ hoàn thành. Mục tiêu bán một kịch bản cho hãng phim dĩ nhiên là để thực hiện dự án làm phim đó (đèn xanh). Một khi kịch bản được mua rồi thì hãng phim thường muốn nhà sản xuất đó kí nhận vào tất cả những quyền hạn mà họ có đối với kịch bản. Nhà sản xuất thường chọn việc nhận tiền và đi tiếp con đường, mặc dù họ vẫn luôn có phần trách nhiệm cho đến khi hoàn thành dự án. Một nhà sản xuất cũng có thể quyết định tiếp tục làm việc với bộ phim và do đó trực tiếp liên quan đến quá trình thực hiện bộ phim dựa trên kịch bản. Khoản tiền mà một nhà sản xuất kiếm được từ bộ phim rất khác nhau tuỳ thuộc vào trình độ kinh nghiệm và mức độ tham gia của họ vào bộ phim. Một nhà sản xuất mới lần đầu vào nghề thì thường không tham gia nhiều lắm vào quá trình sản xuất phim và thường ra đi với mức tiền khoảng $10,000 - $30,000. Đây được gọi là mức phí dành cho người tìm ra ý tưởng và nhà sản xuất này thường hiếm khi nhận được lợi nhuận từ bộ phim. Đối với một nhà sản xuất có kinh nghiệm hơn và tham gia tích cực hơn vào bộ phim sẽ được nhận thêm tiền đóng góp phát triển. Số tiền này thường là tiền đền bù cho sự đóng góp của nhà sản xuất trong khi hãng phim tìm ra một hoặc vài người viết kịch bản phim và quyết định có bật đèn xanh cho dự án làm phim này hay không. Trong trường hợp này, nhà sản xuất có thể kiếm được từ $15,000 đến $60,000. Nếu một dự án được bật đèn xanh, nhà sản xuất có thể nhận được lợi nhuận phụ thêm từ $100 đến $400,000 hoặc hơn nữa tuỳ vào mức độ lợi nhuận của bộ phim. Trong quá trình làm phim thường có một giai đoạn được gọi là “bước ngoặt”. Khi một hãng phim từ bỏ việc tài trợ cho một dự án và do đó việc sản xuất sẽ không bao giờ được thực hiện. Khi đó nhà sản xuất sẽ được cho cơ hội đưa dự án của mình tới hãng phim khác và chỉ khi đự án được bán lại, nhà cung cấp kinh phí ban đầu mới được bồi hoàn lại số tiền. Có rất nhiều lý do giải thích tại sao một dự án lại gặp phải “bước ngoặt”. Một trong những lí do đó là việc thiếu kịch bản đủ hấp dẫn để có thể đem đến lợi nhuận. Một lý do khác có thể là do thay đổi bộ máy quản lý, điều đó dẫn đến việc hãng phim thay đổi quan điểm về dự án. Việc thiếu đi nhiệt huyết cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến “bước ngoặt” cho một dự án. Trong bất cứ trường hợp nào, một nhà sản xuất sẽ có cơ hội đưa dự án của mình vào sản xuất với hãng phim này hoặc hãng phim khác. Khi một dự án được thông qua nhiều giai đoạn triển khai và được một hãng phim bật đèn xanh, bước tiếp theo của nhà sản xuất là bắt đầu xem xét kỹ lưỡng ngân quỹ và đội ngũ tham gia làm phim. Nếu một nhà sản xuất không nhận được sự hỗ trợ cho dự án của mình từ một hãng phim nào đó nhưng vẫn cảm thấy rằng dự án đó rất đáng làm, khi đó việc tìm ra một nguồn tài trợ khác là vô cùng thiết yếu. Vì chi phí trung bình cho một bộ phim được hãng phim tiêu tốn khoảng 30 triệu đôla, thế nên rõ ràng các hãng phim chẳng thể bị thu hút bởi những bộ phim chỉ đem về được 1-2 triệu đô la lợi nhuận. Trong một vài năm trở lại đây có một sự gia tăng đáng kể trong ngành sản xuất phim độc lập. Trong ngành sản xuất thì khái niệm độc lập có thể hiểu theo nhiều nghĩa. Thông thường khái niệm “độc lập” thường gắn với các công ty sản xuất không trực tiếp liên quan gì đến một hãng phim lớn. Hoặc cũng có thể hiểu là một hãng phim nhỏ hoặc là một nhà sản xuất riêng lẻ. Một nhà sản xuất độc lập là người làm việc độc lập với hệ thống của hãng phim và thu hút kinh phí từ những nhà đầu tư tư nhân. Số tiền đầu tư đó có thể lấy từ những nơi như ngân hàng, người làm kinh doanh, bạn bè giàu có và thậm chí là từ người thân Mặt trái của vấn đề này là có rất nhiều người muốn đầu tư vào phim ảnh và họ đang ngộ nhận. Ví dụ, nhiều người đang muốn tìm kiếm vinh quang và danh tiếng trong ngành điện ảnh. Là một nhà sản xuất độc lập có nghĩa là mặc dù nhà sản xuất đó nhận tiền từ một hãng phim, nhưng họ vẫn có quyền kiểm soát toàn bộ dự án. Làm việc độc lập với hãng phim có thể đem lại cho một nhà sản xuất lợi nhuận từ việc tiết kiệm được một khoản tiền lớn trong quá trình sản xuất phim Khi một dự án hoàn toàn được bỏ vốn độc lập, nhà sản xuất có thể có toàn quyền kiểm soát dự án và có thể bán ngay bản quyền cho các công ty hoặc các tổ chức khác nhau. Một nhà sản xuất giữ lại quyền của mình đối với dự án thì có thể tự mình thương thảo việc phát hành phim với các rạp chiếu phim khác nhau. Khi giữ trong tay quyền phát hành, nhà sản xuất lập tức nhận được nhiều lợi nhuận hơn từ bộ phim. Làm việc độc lập với hãng phim có thể đem lại cho một nhà sản xuất lợi nhuận từ việc tiết kiệm được một khoảng tiền lớn trong quá trình sản xuất phim. Nhà sản xuất sẽ có thể tự đưa ra các ý kiến và quyết định của mình liên quan đến bộ phim mà không bị áp lực liên tục từ phía hãng phim. Nếu một hãng phim có tham gia vào thì nhà sản xuất lập tức bị đặt dưới sự giám sát của hãng phim, và những quyết định liên quan đến tiền bạc của nhà sản xuất phải có sự đồng ý của hãng phim. Nhà sản xuất phim độc lập sẽ biết chính xác anh ta cần tiêu bao nhiêu tiền vì anh ta phải tự thu xếp ngân quỹ tuỳ thuộc vào số tiền anh ta nhận được từ nhà đầu tư. Đối với một bộ phim để đạt được ngưỡng cơ bản thì nó phải kiếm lại được đủ tiền chi phí sản xuất, in ấn, quảng cáo và những chi phí khác mà hãng phim phải bổ sung thêm trong quá trình làm phim. Đối với một hãng phim, lợi nhuận thu về cần phải gấp 3-7 lần chi phí ban đầu của bộ phim. Mặt khác, một bộ phim được tài trợ độc lập có thể đạt được mức lợi nhuận từ những thoả thuận rất hời. Nhà sản xuất thoả thuận với người phát hành, theo đó nhà sản xuất được nhận lợi nhuận trực tiếp từ doanh thu của bộ phim. Sau đó, sự thành công của bộ phim sẽ đem đến nhiều tiền hơn cho nhà sản xuất. Những bộ phim được coi là có kinh phí thấp hoặc kịch bản được chuyển từ kịch sang phim thường được phát hành dưới dạng phim độc lập. Các hãng phim luôn tìm những dự án đảm bảo chắc chắn sẽ tạo ra tiếng vang lớn, những bộ phim kiểu này thường được gọi là bom tấn. Đối với những người cho rằng làm phim mà không có hậu thuẫn từ một hãng phim lớn thì sẽ bị thất bại, những người đó nên nhìn vào những bộ phim thành công như The Blair Witch Project hoặc là Boys Don't Cry Nếu nhà sản xuất tin tưởng vào bộ phim, thì có một cách để thực hiện bộ phim đó mà không cần sự trợ giúp của một hãng phim The Blair witch project được sản xuất độc lập và được trình chiếu tại liên hoan phim Sundance, tại đây bộ phim nhận được rất nhiều lời bình luận. Đến ngày hôm nay, bộ phim đã thu về được 100 triệu đôla. Bộ phim sau đó, Boys Don't Cry đã không đem lại lợi nhuận khổng lồ nhưng nó được đánh giá rất cao và nhận được vài đề cử Oscar, và giành được giải Oscar nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho Hilary Swank. Hai bộ phim trên là những bằng chứng rất cụ thể, dù rằng phim có đạt doanh thu khổng lồ hay làm mọi người trợn tròn mắt, thì thực tế hấp dẫn này đã khuấy động lòng người; nếu nhà sản xuất tin tưởng vào bộ phim, thì có một cách để thực hiện bộ phim đó mà không cần đến sự trợ giúp của hãng phim. Đối với một bộ phim độc lập, “lời đồn thổi” là vô cùng quan trọng đối với thành công của bộ phim. Bởi vì kinh phí làm phim là nhân tố quan trọng để sản xuất phim, dễ dàng thấy rằng một hãng phim có thể chi hàng triệu đôla để quảng bá cho bộ phim của họ, điều này là không thể đối với một bộ phim được sản xuất độc lập. The Blair Witch Project đã rất thành công tại LHP Sundance, vô số những lời bình luận, lời đồn về bộ phim được lan nhanh như điện. Đây được coi là một trong những bộ phim đáng sợ nhất được phát hành trong những năm gần đây. Nhờ có những lời khen và việc quảng cáo từ Internet do nhóm sản xuất thực hiện, bộ phim khi đem ra chiếu rạp đã đạt được thành công ngoài sức tưởng tượng. Phim Boys Don't Cry không được phát hành rộng rãi ở các rạp chiếu phim và đã không thu được nhiều tiền từ phòng bán vé. Sau khi nhận được vài đề cử Oscar và một giải Oscar, bộ phim đã thu được rất nhiều tiền từ dịch vụ cho thuê băng đĩa. Tiền kỳ Paul Lazarus, một nhà sản xuất phim lâu năm ở Hollywood nói rằng “Mọi thứ bắt đầu với chữ viết. Một ý tưởng có thể nảy ra thành nhiều hướng, nhưng một bộ phim chỉ bắt đầu hình thành khi chữ được viết trên giấy.” Hãy luôn ghi nhớ trong đầu: rất dễ để nhận thấy rằng một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của một nhà sản xuất là phải chọn ra được người viết kịch bản cho phim của mình. Để tìm hiểu xem những người viết kịch bản đã viết những dự án nào trong quá khứ, những tổ chức như Hiệp Hội Nhà Văn Hoa Kỳ, Viện Khoa học và Điện Ảnh và Viện Khoa học và Truyền hình xuất bản danh sách của người viết kịch bản hàng năm. Dĩ nhiên nhà biên kịch càng nổi tiếng thì chi phí càng cao và do đó nếu nhà sản xuất nhận vốn độc lập thì họ sẽ phải thu hẹp phạm vi tìm kiếm ở mức độ đủ trang trải. Thông thường một người viết kịch bản sẽ được một nhà sản xuất thuê vì chỉ có nhà sản xuất đó mới hiểu rõ công việc của họ. Một khi người viết kịch bản đã được chọn và mọi thoả thuận được thu xếp xong, việc viết kịch bản sẽ được bắt đầu. Trước tiên, những thông số cơ bản phải được thống nhất rõ ràng giữa người viết kịch bản và nhà sản xuất để tránh những vấn đề phát sinh sau này trong qúa trình thực hiện dự án. Tiếp theo, sẽ rất quan trọng khi để người viết kịch bản được thoả sức đưa ra những lựa chọn khác nhau cho kịch bản căn cứ trên cốt truyện và tuyến nhân vật gốc. Nhà sản xuất dĩ nhiên phải tham gia vào quá trình này, nhưng mức độ tham gia như thế nào tuỳ thuộc vào biên kịch và nhà sản xuất. Bản nháp đầu tiên thường được hoàn thành sau khoảng 16 tuần kể từ khi người viết kịch bản bắt đầu. Khi bản nháp đầu tiên được hoàn thành, nó sẽ được đưa đến nhà sản xuất để xem xét. Nhiệm vụ của nhà sản xuất là đọc kịch bản và gợi ý cách cải thiện câu chuyện. Ngoài việc đưa ra ý kiến về cốt truyện hay nhân vật, nhà sản xuất còn một nhiệm vụ khác là kiểm soát vấn đề tài chính của kịch bản. Nhà sản xuất cần đưa ra những gợi ý cho người viết kịch bản để từ đó có thể cắt bớt một số cảnh nào đó để giảm chi phí. Sau khi hoàn thành bản nháp cuối cùng, hầu hết những người viết kịch bản sẽ chuyển sang dự án khác. Dĩ nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ, đặc biệt là khi kịch bản đó là một tác phẩm gốc. Cũng có nhiều trường hợp đạo diễn yêu cầu được tiếp tục hợp tác với người viết kịch bản. Điều này có thể đem lại lợi ích mà cũng có thể là thảm hoạ tuỳ vào người tham gia. Ước tính quy mô và số lượng khán giả tiềm năng có thể là cách hữu ích để xác định được doanh thu của bộ phim. Tiền kỳ có lẽ là giai đoạn quan trọng nhất đem đến thành công của một bộ phim. Hiện nay, một nhà sản xuất sẽ đảm nhận nhiều trách nhiệm quản lý khác nhau. Tiền kỳ là giai đoạn trước khi sản xuất một bộ phim, là nền tảng cho các ý tưởng sáng tạo và vấn đề tài chính của bộ phim. Trong gian đoạn tiền kỳ, nhà sản xuất rất cần duy trì tính kỷ luật cao và môi trường làm việc vui vẻ cho toàn bộ đội ngũ làm phim. Sẽ rất thông minh nếu nhà sản xuất đưa ra được chiến lược sản xuất cho bộ phim. Chiến lược đó bao gồm ít nhất (không giới hạn) ba bước. Bước đầu tiên là xác định mục tiêu của dự án. Việc xác định được mục tiêu của dự án trong giai đoạn tiền kỳ sẽ đảm bảo được rằng tất cả thành viên trong nhóm sản xuất cùng nhất trí với mục đích của dự án. Bước thứ hai là xác định được lượng khán giả tiềm năng. Mặc dù sức hấp dẫn của khán giả sẽ được bàn ở sau, nhưng cần nhớ rằng việc ước tính được quy mô và số lượng khán giả tiềm năng có thể là cách hữu ích để xác định được doanh thu của bộ phim. Việc ước tính là rất phức tạp và chẳng bao giờ chính xác tuyệt đối, nó chỉ giúp được phần nào trong việc xử lý thông tin để đạt được định mức khản giả và đảm bảo được tính hiệu quả của chương trình. Bước kế tiếp trong những chiến lược sản xuất là nghiên cứu chủ đề. Gorham Kindem đã nói rằng nghiên cứu có thể tạo ra sự khác biệt giữa quảng cáo và khai thác những thông tin thiếu chính xác, giữa việc xem xét kỹ lưỡng những vấn đề mấu chốt và nảy sinh những suy nghĩ cân nhắc hợp lý. Các cảnh quay trong phim hiếm khi được quay theo thứ tự liên tiếp, mà được quay theo một lịch trình nhất định để làm sao đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu nhất. Một vài nhà sản xuất có kinh nghiệm trong quản lý được gọi là chỉ đạo sản xuất tuyến. Những nhà sản xuất này thường đảm nhận những công việc cụ thể hàng ngày, chứ không hẳn là toàn bộ tổng thể dự án. Họ chịu trách nhiệm với những công việc như: đảm bảo mọi việc được hoàn thành đúng thời hạn, đảm bảo cho phục trang đã được hoàn thiện, vv… Các hãng phim thường thuê họ và những nhà sản xuất độc lập để điều hành, đảm bảo cho tiến trình công việc được hoàn thành đúng thời hạn và không bị phụ trội kinh phí. Nhà quản lý sản xuất sẽ phân cảnh trong kịch bản rồi vạch ra kế hoạch làm phim trên bản thông báo sản xuất. Các cảnh quay trong phim hiếm khi được quay theo thứ tự liên tiếp, mà được quay theo một lịch trình nhất định để làm sao đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu nhất. Việc quyết định lình trình quay này là công việc của cả nhà quản lý sản xuất và bản thân nhà sản xuất. Sau khi hoàn thành bản kế hoạch sản xuất, nhà sản xuất sẽ quyết định xem từng diễn viên sẽ làm việc vào lúc nào trong quá trình quay phim. Trong ngành điện ảnh hiện nay, các diễn viên đưa ra những mức giá rất khác nhau, việc chọn diễn viên cho phim là một nhân tố quan trọng quyết định ngân sách của một bộ phim và ngược lại. Trong một hoàn cảnh lý tưởng, một nhà sản xuất và đạo diễn sẽ chọn được diễn viên xuất sắc nhất cho vai diễn. Quá trình sản xuất Sản xuất là khoảng thời gian mà tất cả các nỗ lực hợp tác của đoàn làm phim bắt đầu được hình thành và đi vào việc cụ thể. Đây cũng là cơ hội lớn nhất cho mọi người trong quá trình làm phim. Không may rằng đây cũng là lúc tiêu tốn nhiều tiền nhất và do đó đây cũng là giai đoạn căng thẳng nhất cho những ai là người chi tiền cho bộ phim. Quản lý sản xuất là việc cực kỳ quan trọng trong việc duy trì hiệu quả sản xuất phim. Quản lý sản xuất bao gồm những việc như: giám sát, lên kế hoạch cho đoàn làm phim, các trang thiết bị cơ sở vật chất cho sản xuất. Một phần công việc của quản lý sản xuất bao gồm cả việc phân cảnh. Việc này giúp nhà sản xuất ước tính được ngân quỹ và thời gian cần thiết để quay những cảnh đặc biệt của bộ phim. Việc phân cảnh sẽ cho nhà sản xuất biết được những chi tiết cụ thể như: phục trang, đạo cụ cần thiết và khi nào thì diễn viên cần xuất hiện. Sau khi việc phân cảnh hoàn tất, những chi tiết như: đạo cụ, phục trang, diễn viên, các thiết bị cho từng cảnh được ghi rõ trong các trang phân cảnh. Một nhà sản xuất sẽ có thể quyết định lịch trình quay phim và số ngày cần thiết để hoàn thành dự án. Một khi dự án đã bắt đầu thì không có gì lạ khi có vài nhà sản xuất rời bỏ dự án đó. Như đã trình bày ở trên, cũng có một vài nhà sản xuất vẫn tiếp tục có mặt từ đầu đến cuối trong quá trình sản xuất. Những nhà sản xuất này đảm nhận nhiều vai trò trong dự án, những chủ yếu họ tập trung vào vấn đề kinh doanh và các ý tưởng sáng tạo trong quá trình làm phim. Thực tế thì nhà sản xuất không nhất thiết có mặt ở trường quay. Mỗi người trong trường quay đều có một vai trò rõ ràng trừ nhà sản xuất. Vì thế sẽ nảy sinh một câu hỏi tại sao nhà sản xuất lại có mặt ở trường quay khi mà họ chẳng có nhiệm vụ gì cụ thể. Có một sự khác biệt rất lớn giữa nhà sản xuất thường xuyên có mặt ở trường quay và nhà sản xuất hiếm khi xuất hiện. Việc một nhà sản xuất không bao giờ xuất hiện ở trường quay sẽ bị đoàn làm phim coi như là người lạ nếu bỗng dưng một ngày nào đó anh ta bất ngờ xuất hiện – đó là điều dễ hiểu. Mặt khác, nếu nhà sản xuất luôn có mặt tại trường quay, mọi người đều biết đến và coi anh ta như một nhà sản xuất thực thụ, thậm chí cởi mở và bày tỏ quan tâm đến nhà sản xuất. Nhà sản xuất thường được coi như là người trung gian giữa đoàn làm phim và đạo diễn, quay phim, vv… Họ sẽ được nghe nhiều gợi ý từ phía đoàn làm phim, những gợi ý này có thể rất có ích cho quá trình quay phim. Với bất kỳ nhà sản xuất nào tham gia trực tiếp vào cả quá trình làm phim thì việc thiết lập một mối quan hệ tốt đẹp với đoàn làm phim là một việc rất quan trọng. Nhà sản xuất hợp tác với các hoạt động của báo giới trong suốt qúa trình làm phim là một việc làm quan trọng. Một vai trò quan trọng khác đó là trong suốt quá trình sản xuất, nhà sản xuất cần phải giám sát quan hệ công chúng hay nói cách khác là giám sát việc quảng bá cho bộ phim. Nhà sản xuất cần phải bao quát tất cả những gì báo chí viết về dự án và không cho phép có những thông tin sai lệch về quá trình sản xuất đến được với công chúng. Thường thì ý tưởng của nhà làm phim dễ bị hiểu sai và ai đó không trực tiếp liên quan đến dự án sẽ có thể đánh giá không đúng hình ảnh của bộ phim. Nhà sản xuất hợp tác với các hoạt động của báo giới trong suốt quá trình làm phim là một việc làm quan trọng. Bằng việc duy trì kiểm soát và luôn đi trước một bước những tài liệu sắp được in ra, tất cả những tài liệu “không hay” có thể được chỉnh sửa trước khi được đưa đến với công chúng. Trong suốt quá trình sản xuất, nhà sản xuất sẽ thường xuyên giữ liên lạc với hãng phim. Nhà sản xuất phải đều đặn thông báo tiến trình làm phim cho hãng phim và tách hãng phim đứng xa đạo diễn. Sẽ dễ dàng hơn cho đạo diễn khi làm việc mà không bị áp lực liên tục từ phía hãng phim Nếu nhà sản xuất có thể đảm bảo với hãng phim rằng mọi chuyện đang diễn ra đúng dự kiến và trong phạm vi ngân sách, đạo diễn có thể tập trung trọn vẹn vào bộ phim. Quan hệ nhà sản xuất và đạo diễn Rõ ràng rằng quan hệ giữa nhà sản xuất và đạo diễn là cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện một bộ phim thành công. Mặc dù vai trò của nhà sản xuất là quan trọng đối với một bộ phim, những hãng phim lại không nhất thiết tin vào điều đó. Thực tế là nhà sản xuất được trả lương ít hơn nhiều so với người đạo diễn, và việc quyết định liệu một bộ phim có nhận được “đèn xanh” hay không chẳng phải là một cân nhắc to tát gì. Chính vì thế, một trong những nhiệm vụ lớn nhất của nhà sản xuất là tìm ra một đạo diễn mà hãng phim có thể chấp nhận và có thể chi trả được. Có rất nhiều đạo diễn được coi là “yên tâm như đem tiền đi gửi ngân hàng”, nghĩa là nhiều hãng phim vui vẻ chấp nhận dự án vì sự thành công của bộ phim đã được đảm bảo khi tên tuổi của những đạo diễn này xuất hiện trong dự án. Tuy nhiên, không có đạo diễn nào có thể chỉ đạo được mọi loại phim dù họ có tài năng và uy tín đến mấy đi nữa. Nhà sản xuất phải cân nhắc thật kỹ xem mức độ liên quan của người đạo diễn đó đối với dự án. Nhà sản xuất phải thật kiên trì và nhiệt tình đối với dự án để có thể thuyết phục được một đạo diễn tham gia cùng với mình. Khi giai đoạn tiền kỳ bắt đầu, nhà sản xuất và đạo diễn nên làm việc và hợp tác chặt chẽ với nhau về việc quá trình sản xuất và bối cảnh của phim. Ngay từ đầu nhà sản xuất và đạo diễn nên chia sẻ quan điểm của mình về bộ phim. Nếu một đạo diễn tham gia dự án với một lịch làm việc chỉ có lợi cho vị thế của ông ta thì bộ phim có thể đi đến thảm hoạ. Nhà sản xuất và đạo diễn phải chia sẻ mục đích chung, để làm nên một bộ phim mà cả hai cùng tin tưởng. Sự giẫm chân lên nhau trong quyền lợi và trách nhiệm giữa hai bên là điều không thể tránh khỏi và họ cần bàn bạc về phận sự của mình để cố gắng tìm ra cách giải quyết hiệu quả nhất. Nhà sản xuất và đạo diễn nên làm việc cùng với nhau để quyết định chọn lựa diễn viên và đoàn làm phim cũng như địa điểm quay và những công việc cơ bản khác trong giai đoạn tiền kỳ. Trong suốt quá trình sản xuất, nhà sản xuất là người rất có ích vì họ có thể xuất hiện ở nhiều nơi mà đạo diễn không thể. Trong khi đạo diễn bận rộn với công việc riêng của họ như là quay phim, nhà sản xuất có thể làm việc với hãng phim, giám sát đoàn làm phim và công việc của họ, chăm lo giới báo chí, vv… Nhà sản xuất là người rất có ích cho đạo diễn trong việc đưa ra định hướng của bộ phim trong suốt quá trình. Sẽ rất có ích cho đạo diễn khi nhà sản xuất xem xét công việc hàng ngày và có cái nhìn khách quan. Khi bộ phim bắt đầu thành hình, quan điểm khách quan của nhà sản xuất có thể sẽ giúp tránh được những lỗi nhỏ mà sau này có thể làm hỏng cả bộ phim nếu không sửa chữa kịp thời. Nhiều khi đạo diễn và những người khác dành hàng giờ đồng hồ mỗi ngày dán mắt vào máy quay nhưng lại không nhìn ra những lỗi đó. Cái nhìn của nhà sản xuất thường là sự kết hợp giữa cách thể hiện và các yếu tố kỹ thuật của bộ phim. Hậu kỳ Một khi bộ phim được hoàn thiện, diễn viên có thể về nhà, những nhà sản xuất thì vẫn ở lại. Khoảng thời gian dành cho hậu kỳ của mỗi phim không giống nhau, nhưng thường là 28 đến 32 tuần (có thể lâu hơn). Ban đầu thì người dựng phim là người được đạo diễn và nhà sản xuất thuê (thường là với sự đồng ý của hãng phim) sẽ làm hầu hết các công việc của phần hậu kỳ. Trong quá trình làm hậu kỳ, bộ phim có thể có nhiều phiên bản khác nhau. Ban đầu nó sẽ đi qua phòng dựng phim, tại đây người dựng phim và đạo diễn sẽ tự cắt phim, họ sẽ để lại những cảnh quay mà họ tin rằng sẽ tạo nên bộ phim hay nhất. Quan điểm khác nhau là điều đương nhiên, khi hãng phim xen vào thì thậm chí tình hình còn sôi nổi hơn. Nhà sản xuất một lần nữa phải là người đứng ra phân tách giữa những cân nhắc về tính sáng tạo và vấn đề tài chính của bộ phim và tìm ra một giải pháp ổn thỏa cho tất cả. Nhà sản xuất có thể làm việc với đạo diễn trong việc dựng phim và xử lý thành phẩm cuối cùng, nhưng thường thì đạo diễn, người dựng phim và người soạn nhạc làm việc với nhau. Nếu được yêu cầu, nhà sản xuất tiếp tục giúp đỡ cả đạo diễn, dựng phim, soạn nhạc và đưa ra những gợi ý của mình trong quá trình cắt dựng. Nếu nhà sản xuất không được yêu cầu đóng góp ý kiến thì anh ta phải tạm thời đứng tránh sang một bên khi ba người kia đang làm việc. Khi đã hoàn thành công việc, nhà sản xuất sẽ được mời vào và chiêm ngưỡng bộ phim “của mình”. Trong phần hậu kỳ, nhà sản xuất phải rất tập trung vào ngân sách của bộ phim. Mặc dù gánh nặng chi phí lớn đã được xác định trong quá trình sản xuất, các khoản chi cho phần hậu kỳ có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát nếu không cẩn thận tính toán. Hiện nay, chi phí cho phần hậu kỳ của các hãng phim lớn là 1 triệu đôla Một trong những lý do chính dẫn đến việc bội chi cho phần hậu kỳ là tăng lương cho người dựng phim và soạn nhạc. Vì chỉ có 3 người (có thể là 4 nếu nhà sản xuất tham gia) nên cần nhiều thời gian hơn cho việc dựng phim cuối cùng. Tuy nhiên thời gian không phải là lý do duy nhất dẫn đến tình trạng tăng chi phí. Hiện nay người dựng phim và soạn nhạc là hai lực lượng sáng tạo chính giúp định hình bộ phim, giúp bộ phim trở nên nổi bật , do đó họ được trả lương cao hơn so với trước đây. Nhà sản xuất phải để mắt tới việc tăng ngân sách và thường xuyên cập nhật với hãng phim. Phát hành và quảng cáo Khi một bộ phim cuối cùng được hoàn thành và chuẩn bị đưa ra trình chiếu, nhiệm vụ còn lại là bán phim. Vì vài lí do nào đó, việc bán phim luôn là một lĩnh vực khó nhằn của nhà sản xuất. Các quan điểm của nhà sản xuất thường không được các nhà phát hành phim đón nhận nhiệt tình. Điều tốt nhất mà một nhà sản xuất có thể làm trong chuyện này là thành thật. Vì nhà sản xuất luôn theo sát bộ phim từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc, nên rõ ràng kiến thức của họ về bộ phim phải hơn nhiều so với người đại diện marketing. Chính vì lẽ đó, nhà sản xuất có thể tiếp cận thị trường và chào hàng hiệu quả hơn. Các hãng phim thường có nhiều phim trong lịch trình làm việc của họ và để có được sự hậu thuẫn cho một bộ phim thậm chí sau khi nó đã hoàn thành là một việc không dễ. Ngay cả nếu đó là một bộ phim hay, nhưng không được người ta biết đến, chắc chắn sẽ không bán được vé. Một nhà sản xuất, nên làm mọi thứ có thể để đưa bộ phim ra thị trường đúng cách. Với một nhà sản xuất, sẽ rất quan trọng khi tiếp tục tham gia vào quá trình phát hành phim. Nhà sản xuất, một lần nữa lại đứng vai trò trung gian giữa người làm phim và người phát hành phim. Những nhà phát hành phim lớn (cũng là các hãng phim) nhận một khoản thu lớn từ bộ phim của họ. Các hãng phim thường đàm phán với các chuỗi rạp lớn (như AMC hoặc các rạp Century) cùng với các rạp độc lập (tư nhân làm chủ) để chia sẻ khoản thu. Tỷ lệ phân chia thường thấy đối với các hãng phim lớn là 90/10, hãng phim lấy 90% tiền thu được, trong khi các rạp chiếu phim nhận 10% còn lại. Theo thời gian, doanh thu của các rạp sẽ tăng trong khi lợi nhuận của các hãng phim lại giảm. Trong giai đoan đầu phát hành, các rạp sẽ cạnh tranh với nhau để có được một số phim đặc biệt bằng cách đấu giá số tiền phân chia và thời gian chiếu (số tuần bộ phim sẽ được chiếu tại rạp đó). Các bộ phim được coi là bom tấn sẽ được phát hành với số lượng lớn hơn, tại nhiều rạp hơn ở khắp đất nước vào dịp cuối tuần để thu hút lượng khán giả lớn nhất có thể. Nhà sản xuất càng năng động và hăng hái trong việc lăng xê, thì hiệu quả quảng cáo càng tốt hơn. Một lĩnh vực quan trọng trong việc đàm phán một bộ phim, một lĩnh vực mà nhà sản xuất tham gia rất tích cực đó là “sản phẩm ăn theo”. Những sản phẩm ăn theo này bao gồm mọi thứ từ áo thun, đến đồ chơi, sách, đĩa nhạc, poster, búp bê, trò chơi. Đàm phán giữa nhà sản xuất và nhà phát hành có thể giúp gia tăng lợi nhuận cho một bộ phim thành công. Với một nhà sản xuất đi tìm trợ giúp trong việc tiếp thị phim, quảng cáo là một trong những nhân tố then chốt nhất. Nhà sản xuất càng nắm được nhiều thông tin thì quá trình làm việc càng tốt hơn. Nhà sản xuất càng năng động và hăng hái trong công việc lăng xê, thì hiệu quả quảng cáo càng tốt hơn. Ngay từ giai đoạn đầu của việc tiếp thị và quảng cáo, nhà sản xuất nên để ý xem bộ phim sẽ thu hút nhóm khán giả nào nhất. Anh ta cần phải có kiến thức tổng thể về bộ phim và đối tượng nào sẽ đón nhận bộ phim nhiều nhất. Với suy nghĩ đó, việc quảng cáo phim đòi hỏi một sự tiếp cận thật cẩn thận, nhờ đó sẽ giúp tiết kiệm được cả thời gian và tiền bạc. Mặt khác một nhà sản xuất phải cố gắng và tìm ra cách nào để vượt qua ranh giới giữa các nhóm khán giả trong xã hội, càng có nhiều người đi xem phim thì càng tốt. Đối với bộ phim, hãng phim sẽ cố gắng và đưa ra hạn định thời gian cho quảng cáo. Không may là việc đặt ra hạn định thời gian sẽ làm hạn chế phần nào việc xem xét lại tổng thể công việc. Có rất nhiều trường hợp khi các nhà quảng cáo trình bày sản phẩm của họ hoặc là đoạn phim quảng cáo cho nhà sản xuất mà không có thời gian để thay đổi. Nhà sản xuất phải cố gắng làm việc trong khuôn khổ thời gian giới hạn và đảm bảo bao quát mọi việc đúng như kế hoạch. Vì lẽ đó khi hết thời gian, việc quảng cáo sẽ không cần được xem lại. Các nhà phát hành nước ngoài có thể vô cùng quan trọng đối với nhà sản xuất, thậm chí trước khi bộ phim được đi vào sản xuất… họ sẽ cung cấp tiền ứng trước cho nhà sản xuất để có được quyền phát hành ngay khi bộ phim được ra mắt. Điều cuối cùng mà nhà sản xuất phải để tâm tới đó là việc phát hành phim ra nước ngoài. Trong những năm gần đây, doanh thu ở nước ngoài (những rạp nằm ngoài Mỹ và Canada) đã chiếm đến hơn 50% tổng doanh thu của phim. Các nhà phát hành phim nước ngoài có thể vô cùng quan trọng với nhà sản xuất, thậm chí trước khi bộ phim đi vào sản xuất… họ sẽ cung cấp tiền ứng trước cho nhà sản xuất để có được quyền phát hành ngay khi bộ phim ra mắt. Các nhà phát hành có thể đưa thêm sau khi bộ phim được sản xuất. Trong trường hợp này, nhà sản xuất có thể sử dụng số tiền đó để trang trải cho bộ phim và nhà phát hành sẽ hoàn lại được số tiền mà họ ứng cho nhà sản xuất khi bộ phim được đưa đến. Chưa bao giờ nguồn lợi từ các nhà phát hành nước ngoài đem về cho nhà sản xuất lại lớn như hiện nay. Nhà sản xuất, dù là độc lập hay làm việc cho hãng phim nên tận dụng tối đa từ phía nước ngoài nhưng nên đảm bảo chỉ có một mối liên hệ với mỗi nhà phát hành ở mỗi một quốc gia. Đây có vẻ như là một nhiệm vụ quá tải, nhưng mỗi nước sẽ có một cách tiếp cận khác nhau đối với việc phát và và số dư lợi nhuận của họ, và do đó nên được đối xử trên cơ sở độc lập. Nếu mọi việc được tiến hành theo đúng cách thì rất có khả năng việc phát hành ở nước ngoài có thể đem đến phần lớn lợi nhuận của bộ phim. Gorham Kindem, tác giả của cuốn sách “Hình ảnh động” đã tóm gọn vai trò của nhà sản xuất chỉ trong vài từ. Ông nói rằng “nhà sản xuất là người chịu rủi ro, vạch ra ý tưởng, chạy theo nó và thuyết phục người khác chạy cùng.” Các nhà sản xuất là những toà nhà cao tầng của ngành công nghiệp điện ảnh. Họ có thể đến từ bất cứ đâu và không cần được đào tạo đặc biệt để lao vào cuộc chơi (chỉ cần có khả năng giao tiếp xã hội tốt). Họ luôn nghĩ và cố gắng để bán một sản phẩm và luôn tìm kiếm ý tưởng, tìm một kịch bản có thể gây ra tiếng vang. Rất nhiều nhà sản xuất bắt đầu dự nghiệp như là trợ lý của một ai đó. Những người khác đến từ các ngành nghề khác như là đạo diễn, diễn viên, quản lý, luật, vv… Những người khác lại bắt đầu đơn giản với một giấc mơ được làm việc trong ngành này và lấy tiền từ gia đình hay một nguồn nào đó. Dù thế nào thì để là một đạo diễn nghĩa là bạn phải có sự tự tin, tính kiên trì và sự hết mình cho dự án. Nhà sản xuất là người có mặt khi chưa bắt đầu và kết thúc sau tất cả. Trịnh Minh Phương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNhững phẩm chất cần thiết của nhà sản xuất phim.pdf
Tài liệu liên quan