NHỮNG LỖI DOANH NGHIỆP THƯỜNG GẶP TRONG QUÁ TRÌNH YÊU CẦU BẢO HỘ NHÃN HIỆU.
TS. TRẦNVĂN HẢI – – Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
1. Dẫn nhập
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp không những phải quan tâm đến công tác tổ chức sản xuất, kinh doanh mà còn phải quan tâm đến việc xây dựng, bảo vệ, quảng bá để nâng cao uy tín thương hiệu của mình.
Thương hiệu là yếu tố quan trọng làm nên giá trị của một doanh nghiệp. Có nhiều định nghĩa khác nhau về thương hiệu, nhưng có thể nói thương hiệu của một doanh nghiệp được hình thành bởi nhiều thành tố thuộc tài sản vô hình, như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, uy tín của doanh nghiệp, hình ảnh của doanh nghiệp Trong các thành tố vừa nêu thì nhãn hiệu là thành tố quan trọng nhất, nó là các dấu hiệu tác động trực tiếp đến giác quan của người tiêu dùng, như nhìn thấy (cấu trúc từ ngữ, màu sắc, hình khối của nhãn hiệu), nghe thấy (cách phát âm nhãn hiệu), liên tưởng đến (ý nghĩa của nhãn hiệu, ví dụ: hoa hướng dương – sunflower, ánh dương – sunlight ).
Nhãn hiệu đối với doanh nghiệp quan trọng như vậy, nhưng rất tiếc đa số doanh nghiệp lại thường mắc các lỗi dẫn đến đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu bị từ chối, hậu quả là những doanh nghiệp này mất cơ hội kinh doanh, tốn phí thời gian chờ đợi vô ích và sau nữa tốn kém về kinh phí.
Bài viết này sử dụng các tài liệu do Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) quản lý về việc đăng ký nhãn hiệu, thẩm định hình thức, thẩm định nội dung, cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc ra thông báo từ chối bảo hộ nhãn hiệu đồng thời chúng tôi cũng sử dụng các tài liệu có liên quan đến các doanh nghiệp Nghệ An, với mục đích giúp các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nghệ An nói riêng nhận biết các lỗi đã gặp trong quá trình yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu, qua đó tránh các lỗi này để nâng cao khả năng được sở hữu hợp pháp nhãn hiệu của riêng mình nhằm tạo những lợi thế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Để thống nhất cách hiểu thuật ngữ, chúng tôi dẫn định nghĩa của Luật SHTT: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.
2. Các lỗi thường gặp
2.1. Thực hiện “Quy trình ngược”
Đây là lỗi hay gặp nhất, các doanh nghiệp thường làm theo “quy trình ngược” với các bước:
- Sản xuất, thực hiện dịch vụ;
- Đưa sản phẩm hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu (do doanh nghiệp tự đặt) ra thị trường; được người tiêu dùng chấp nhận;
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
Sau đó là hy vọng được Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Hy vọng là quyền của doanh nghiệp, còn việc có cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp hay không thì lại là việc khác. Trong đa số trường hợp, Cục SHTT đã từ chối bảo hộ, tình trạng này dẫn đến ngoài việc mất cơ hội kinh doanh (thời gian từ lúc nộp đơn yêu cầu bảo hộ đến lúc từ chối bảo hộ có thể đến 18 tháng), thì rất có thể doanh nghiệp còn bị doanh nghiệp khác khiếu nại, kiện tụng làm mất uy tín trong kinh doanh, tốn kém kinh phí (do có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp khác).
Lẽ ra, trước khi đưa sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường thì doanh nghiệp nên khảo sát đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trước với điều kiện phải tránh các lỗi sẽ đề cập dưới đây.
2.2. Nhầm lẫn giữa nhãn hiệu và tên thương mại
Trong bài Mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại[2], Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nghệ An đã nhấn mạnh việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và tên thương mại rất khác nhau: quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục SHTT cấp, còn quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.
Lưu ý 1: các doanh nghiệp tuyệt đối không bao giờ mặc nhiên coi tên thương mại của mình là nhãn hiệu, nhưng trong thực tế rất nhiều doanh nghiệp đã mắc phải lỗi này, trong đó có cả các doanh nghiệp lớn (ví dụ Vinakansai), các tổng công ty lớn (ví dụ Tổng Công ty Lương thực miền Bắc Vinafood I) tất nhiên trong số này cũng có các doanh nghiệp Nghệ An.
Lưu ý 2: trên phạm vi cả nước có thể có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trên cùng một lĩnh vực mà lại mang tên thương mại tương tự nhau, nhưng chỉ duy nhấtmột doanh nghiệp có thể lấy tên thương mại của mình làm nhãn hiệu. Ví dụ Tổng Công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood I) có tên tương tự với Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II), nhưng chỉ có Tổng Công ty Lương thực miền Nam là chủ sở hữu nhãn hiệu Vinafood II, còn Tổng Công ty Lương thực miền Bắc “đành phải” là chủ sở hữu nhãn hiệu VNF1.
9 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 1947 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những lỗi doanh nghiệp thường gặp trong quá trình yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG LỖI DOANH NGHIỆP THƯỜNG GẶP TRONG QUÁ TRÌNH YÊU CẦU BẢO HỘ NHÃN HIỆU.
TS. TRẦNVĂN HẢI – – Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
1. Dẫn nhập
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp không những phải quan tâm đến công tác tổ chức sản xuất, kinh doanh mà còn phải quan tâm đến việc xây dựng, bảo vệ, quảng bá để nâng cao uy tín thương hiệu của mình.
Thương hiệu là yếu tố quan trọng làm nên giá trị của một doanh nghiệp. Có nhiều định nghĩa khác nhau về thương hiệu, nhưng có thể nói thương hiệu của một doanh nghiệp được hình thành bởi nhiều thành tố thuộc tài sản vô hình, như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, uy tín của doanh nghiệp, hình ảnh của doanh nghiệp… Trong các thành tố vừa nêu thì nhãn hiệu là thành tố quan trọng nhất, nó là các dấu hiệu tác động trực tiếp đến giác quan của người tiêu dùng, như nhìn thấy (cấu trúc từ ngữ, màu sắc, hình khối… của nhãn hiệu), nghe thấy (cách phát âm nhãn hiệu), liên tưởng đến (ý nghĩa của nhãn hiệu, ví dụ: hoa hướng dương – sunflower, ánh dương – sunlight…).
Nhãn hiệu đối với doanh nghiệp quan trọng như vậy, nhưng rất tiếc đa số doanh nghiệp lại thường mắc các lỗi dẫn đến đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu bị từ chối, hậu quả là những doanh nghiệp này mất cơ hội kinh doanh, tốn phí thời gian chờ đợi vô ích và sau nữa tốn kém về kinh phí.
Bài viết này sử dụng các tài liệu do Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) quản lý về việc đăng ký nhãn hiệu, thẩm định hình thức, thẩm định nội dung, cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc ra thông báo từ chối bảo hộ nhãn hiệu… đồng thời chúng tôi cũng sử dụng các tài liệu có liên quan đến các doanh nghiệp Nghệ An, với mục đích giúp các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nghệ An nói riêng nhận biết các lỗi đã gặp trong quá trình yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu, qua đó tránh các lỗi này để nâng cao khả năng được sở hữu hợp pháp nhãn hiệu của riêng mình nhằm tạo những lợi thế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Để thống nhất cách hiểu thuật ngữ, chúng tôi dẫn định nghĩa của Luật SHTT: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.
2. Các lỗi thường gặp
2.1. Thực hiện “Quy trình ngược”
Đây là lỗi hay gặp nhất, các doanh nghiệp thường làm theo “quy trình ngược” với các bước:
- Sản xuất, thực hiện dịch vụ;
- Đưa sản phẩm hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu (do doanh nghiệp tự đặt) ra thị trường; được người tiêu dùng chấp nhận;
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
Sau đó là hy vọng được Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Hy vọng là quyền của doanh nghiệp, còn việc có cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp hay không thì lại là việc khác. Trong đa số trường hợp, Cục SHTT đã từ chối bảo hộ, tình trạng này dẫn đến ngoài việc mất cơ hội kinh doanh (thời gian từ lúc nộp đơn yêu cầu bảo hộ đến lúc từ chối bảo hộ có thể đến 18 tháng), thì rất có thể doanh nghiệp còn bị doanh nghiệp khác khiếu nại, kiện tụng… làm mất uy tín trong kinh doanh, tốn kém kinh phí (do có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp khác).
Lẽ ra, trước khi đưa sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường thì doanh nghiệp nên khảo sát đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trước với điều kiện phải tránh các lỗi sẽ đề cập dưới đây.
2.2. Nhầm lẫn giữa nhãn hiệu và tên thương mại
Trong bài Mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại[2], Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nghệ An đã nhấn mạnh việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và tên thương mại rất khác nhau: quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục SHTT cấp, còn quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.
Lưu ý 1: các doanh nghiệp tuyệt đối không bao giờ mặc nhiên coi tên thương mại của mình là nhãn hiệu, nhưng trong thực tế rất nhiều doanh nghiệp đã mắc phải lỗi này, trong đó có cả các doanh nghiệp lớn (ví dụ Vinakansai), các tổng công ty lớn (ví dụ Tổng Công ty Lương thực miền Bắc Vinafood I)… tất nhiên trong số này cũng có các doanh nghiệp Nghệ An.
Lưu ý 2: trên phạm vi cả nước có thể có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trên cùng một lĩnh vực mà lại mang tên thương mại tương tự nhau, nhưng chỉ duy nhấtmột doanh nghiệp có thể lấy tên thương mại của mình làm nhãn hiệu. Ví dụ Tổng Công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood I) có tên tương tự với Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II), nhưng chỉ có Tổng Công ty Lương thực miền Nam là chủ sở hữu nhãn hiệu Vinafood II, còn Tổng Công ty Lương thực miền Bắc “đành phải” là chủ sở hữu nhãn hiệu VNF1.
Ví dụ khác, chúng ta gặp khá nhiều bệnh viện mang tên Hữu Nghị, nhưng trong cuộc đua dành nhãn hiệu là chính tên bệnh viện của mình thì “phần thắng” thuộc về đơn vị nào nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu đầu tiên, rất tiếc trong cuộc đua này một số doanh nghiệp Nghệ An lại “chậm chân” hơn, mà trường hợp sau đây là ví dụ.
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An có trụ sở tại 138, đường Nguyễn Phong Sắc, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu sau:
cho nhóm 44 Dịch vụ khám chữa bệnh đa khoa cho người (bệnh viện), chúng ta thấy nhãn hiệu đề nghị rất đẹp, đặc biệt là chữ thập đỏ cách điệu đã thay thế chữ H trong cụm từ Nghệ An.
Mặc dù nhãn hiệu đề nghị đẹp như vậy, sau nữa nó rất phù hợp với ngành Y tế, nhưng Cục SHTT đã từ chối bảo hộ với lý do nhãn hiệu đề nghị đã tương tự với nhãn hiệu trong Đăng bạ quốc gia số 96564. Tài liệu đối chứng cho thấy Cục SHTT đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 96564: cho Doanh nghiệp tư nhân Bệnh viện Đa khoa Hữu Nghị 103 có trụ sở tại Tổ 21, phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Có lẽ sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau, thuộc các loại hình kinh tế khác nhau được thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực bảo hộ quyền SHTT, chúng ta thấy một doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ đã thắng một bệnh viện lớn trong cuộc đua dành quyền sở hữu nhãn hiệu là chính tên của mình.
2.3. Không khảo sát trước dẫn đến nhãn hiệu đề nghị trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đang còn hiệu lực bảo hộ
Các doanh nghiệp chỉ căn cứ vào yêu cầu của mình rồi tự thiết kế hoặc thuê thiết kế nhãn hiệu, sau đó nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu, tình trạng này dẫn đến nhãn hiệu đề nghị trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đang còn hiệu lực bảo hộ và tất nhiên bị từ chối bảo hộ.
Cách đây một năm, Tạp chí Thông tin KH&CN Nghệ An đã đề cập giải pháp rất đơn giản để khắc phục tình trạng này[3], nhưng rất tiếc nó vẫn diễn ra mà trường hợp sau đây là ví dụ.
Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế hạ tầng cơ sở có trụ sở tại nhà bà Ngô Thị Bích Trâm, đường Lý Thường Kiệt, phường Hưng Phúc, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu:
cho nhóm dịch vụ 35 Lập hồ sơ mời thầu xây lắp; tư vấn ban quản lý dự án; 36 Tư vấn đầu tư xây dựng; 37 Tư vấn giám sát công trình giao thông, thủy lợi; 42 Khảo sát, thiết kế công trình giao thông, thuỷ lợi, dân dụng; thẩm định hồ sơ thiết kế công trình giao thông, thủy lợi, dân dụng. Nhưng đã bị Cục SHTT từ chối bảo hộ với lý do đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 63307:cho chủ sở hữu Công ty Cổ phần Tư vấn, Thiết kế công nghiệp có trụ sở tại 146 Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
2.4. Bị hấp dẫn bởi các dấu hiệu mang ấn tượng đặc trưng, do đó tương tự với nhãn hiệu chứng nhận
Điều 4.18 Luật SHTT định nghĩa: “Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu”. Điểm đáng chú ý là nhãn hiệu chứng nhận thường được cấu trúc bởi các dấu hiệu đặc trưng, đẹp, gây ấn tượng mạnh, dễ nhớ… nên các doanh nghiệp thường yêu cầu bảo hộ các dấu hiệu này làm nhãn hiệu hoặc một phần nhãn hiệu của mình, chúng tôi xin chứng minh.
Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Việt Mỹ, có trụ sở tại Khu công nghiệp nhỏ đóng trên địa bàn xã Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu sau đây: cho nhóm sản phẩm số 16 màng mỏng bằng chất dẻo để bao gói: túi nilon. Nhưng Cục SHTT đã từ chối bảo hộ vì cách trình bày chữ V và ngôi sao đã trùng với nhãn hiệu đang còn hiệu lực bảo hộ tại Đăng bạ quốc gia số 33014, khi tra cứu tài liệu đối chứng chúng tôi nhận được thông tin Cục SHTT đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 33014 cho chủ sở hữu Báo Sài Gòn Tiếp thị, có trụ sở tại 25 Ngô Thời Nhiệm, phường 6, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh với nhãn hiệu:
Có lẽ ít người tiêu dùng tại Việt Nam mà không biết đến nhãn hiệu chứng nhận này, nhưng cũng chính chữ V và ngôi sao rất ấn tượng này đã hấp dẫn Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Việt Mỹ, dẫn đến đơn yêu cầu bị từ chối.
2.5. Dùng chính tên sản phẩm/dịch vụ làm nhãn hiệu
Điều 74.2.c Luật SHTT quy định: “Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu”. Ví dụ không bảo hộ nhãn hiệu Thuốc đau mắt cho chính loại thuốc có công dụng chữa đau mắt, không bảo hộ nhãn hiệu Rượu gạocho chính sản phẩm rượu trưng cất từ gạo lên men…
Rất thú vị khi chúng ta biết rằng không bảo hộ nhãn hiệu Cám con lợn/heo cho sản phẩm cám là thức ăn cho lợn/heo, nhưng trong thực tế chúng ta lại gặp nhãn hiệu Cám con cò cho sản phẩm cám là thức ăn cho lợn/heo, vì lẽ rất đơn giản cò khác biệt với lợn/heo.
Tưởng chừng rất đơn giản như vậy, nhưng ít nhất hai doanh nghiệp Nghệ An đã mắc lỗi này (còn một số doanh nghiệp nữa cũng mắc lỗi tương tự, nhưng do khuôn khổ có hạn chúng tôi không thể nêu hết), đó là Công ty Cổ phần đông nam dược HST có trụ sở trên đường Lê Viết Thuật, đối diện bệnh viện Quân Y 4 tại xóm 13, xã Hưng Lộc, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu sau: cho nhóm sản phẩm số 5 Rượu ngâm thuốc thảo dược. Tất nhiên, Cục SHTT đã từ chối bảo hộ nhãn hiệu này. Có thể lấy thêm ví dụ đối với trường hợp Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lợi Phát có trụ sở tại 141 Nguyễn Trãi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu:
cho nhóm 32 Nước uống tinh lọc đóng chai. Cục SHTT đã từ chối bảo hộ nhãn hiệu này, ngoài lý do Trường Sơn đã trùng với nhãn hiệu đang còn hiệu lực bảo hộ do người khác làm chủ sở hữu thì “Đỉnh cao Chất lượng” và “PURIFIED DRINKING WATER” mang tính mô tả và không có khả năng phân biệt như điều 74.2.c Luật SHTT đã quy định.
2.6. Không phân biệt được các đối tượng khác nhau của quyền SHTT
Luật SHTT quy định rằng đối tượng của quyền SHTT bao gồm quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và quyền đối với giống cây trồng. Trong thực tế, có doanh nghiệp nhận thức rằng quyền tác giả và nhãn hiệu cũng như nhau, vì chúng cùng là các đối tượng của quyền SHTT, bởi vậy khi bị Cục SHTT từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì sang Cục Bản quyền tác giả để nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng (thực chất nó chỉ là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, nhưng doanh nghiệp lại lầm tưởng rằng đó là nhãn hiệu).
Đáng tiếc là không chỉ các doanh nghiệp lầm tưởng, mà chính các phương tiện thông tin đại chúng cũng nhầm lẫn, điều nguy hiểm là với sức lan tỏa thông tin trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, khi một tờ báo đăng tin thì gần như ngay lập tức các báo khác cũng sao chép theo. Trường hợp sau là một ví dụ điển hình:
Tác giả Xuân Long đưa tin trên Báo Lao động số 3 ra ngày 04/01/2007 với đầu đề “Hoa đào Nhật Tân chính thức có bản quyền”, nội dung của bài báo được tóm tắt:
Bắt đầu từ Tết Nguyên đán Đinh Hợi, hoa đào Nhật Tân sẽ chính thức có bản quyền tác giả. Thương hiệu “Hoa đào Nhật Tân” đã được pháp luật bảo hộ.
… người dân trồng đào tại Nhật Tân sẽ yên tâm với thương hiệu riêng của mình “Hoa đào Nhật Tân”.
(Độc giả có thể sử dụng công cụ google để tra cứu tin này, hiện nó còn được khá nhiều website lưu giữ)[4].
Chúng tôi rất ngạc nhiên khi đọc tin này, khi lục tìm trong kho tư liệu của Cục Bản quyền tác giả thì thu được thông tin về tác phẩm mỹ thuật ứng dụng như sau:
Thực ra đây chỉ là một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng mà Cục Bản quyền tác giả ghi nhận bảo hộ với các thông tin:
Loại hình tác phẩm: - Mỹ thuật ứng dụng
Tác giả: – Đỗ Thị Mai Lan
Chủ sở hữu tác phẩm: – Hợp Tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp
Nhật Tân
Số chứng nhận: 710/2006/QTG
Ngày cấp: 25/04/2006
Các thông tin này cho thấy đây tuyệt nhiên không phải nhãn hiệu hay thương hiệu như Báo Lao động đã đăng.
Nếu doanh nghiệp không phân biệt nổi hai đối tượng rất khác nhau của quyền SHTT, mà cứ theo thông tin như báo đã đưa, rồi gắn hình vẽ kiểu như trên vào sản phẩm và mặc nhiên coi đó là nhãn hiệu rồi tung ra thị trường thì hậu quả sẽ khó lường.
3. Kết luận
Chúng tôi không đề ra giải pháp khắc phục các lỗi vừa nêu, mà các doanh nghiệp chỉ nên tránh các lỗi này thì chính đó đã là giải pháp.
Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp một số tư liệu có thể giúp ích cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp Nghệ An nói riêng trong quá trình sản xuất và kinh doanh, khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.,.
[1] Bài viết theo đề nghị của Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ Nghệ An, số 4.2011
[2] Xin tham khảo thêm: Trần Hải Linh, Mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại, Tạp chí Thông tin KH&CN Nghệ An, số 3.2010
[3] Xin tham khảo thêm: Trần Văn Hải, Thấy gì qua việc nhãn hiệu do các doanh nghiệp Nghệ An đề nghị được bảo hộ hoặc từ chối bảo hộ? Tạp chí Thông tin KH&CN Nghệ An, số 3.2010
[4] Xin tham khảo thêm:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những lỗi doanh nghiệp thường gặp trong quá trình yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu.doc