Những khe hở chết người John Maynard Keynes
Những khe hở chết người John Maynard KeynesJohn Maynard Keynes, nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ đã nói:
“Phát minh tinh xảo nhất, vĩ đại nhất trong lịch sử hàng nghìn
năm phát triển của con người là cổ phiếu và thị trường chứng
khoán.”
Sau khi phát minh thần kỳ này ra đời, trên thế giới đã diễn ra bao
nhiêu tấn bi hài kịch và câu chuyện thần tiên qua một đêm phát
tài mãi là giấc mơ của bất kỳ nhà đầu tư nào. Tuy nhiên, bên
cạnh những lợi nhuận mà thị trường chứng khoán mang lại, mặt
trái của nó cũng ngày càng thể hiện rõ nét hơn. Thị trường chứng
khoán có thể khiến chúng ta hân hoan, say sưa cực độ nhưng ngay tức khắc lại ném chúng ta xuống vực thẳm của thất bại. Một
lần giao dịch thất bại, nhà đầu tư phá sản. Một vụ đầu tư xảo trá
trót lọt và khi vỡ lở ra, các cổ phiếu sẽ thi nhau rớt giá. Kéo theo
đó là phản ứng dây chuyền với nhiều cổ phiếu khác có liên quan
cũng như tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
17 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1960 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những khe hở chết người John Maynard Keynes, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những khe hở chết người
John Maynard Keynes, nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ đã nói:
“Phát minh tinh xảo nhất, vĩ đại nhất trong lịch sử hàng nghìn
năm phát triển của con người là cổ phiếu và thị trường chứng
khoán.”
Sau khi phát minh thần kỳ này ra đời, trên thế giới đã diễn ra bao
nhiêu tấn bi hài kịch và câu chuyện thần tiên qua một đêm phát
tài mãi là giấc mơ của bất kỳ nhà đầu tư nào. Tuy nhiên, bên
cạnh những lợi nhuận mà thị trường chứng khoán mang lại, mặt
trái của nó cũng ngày càng thể hiện rõ nét hơn. Thị trường chứng
khoán có thể khiến chúng ta hân hoan, say sưa cực độ nhưng
ngay tức khắc lại ném chúng ta xuống vực thẳm của thất bại. Một
lần giao dịch thất bại, nhà đầu tư phá sản. Một vụ đầu tư xảo trá
trót lọt và khi vỡ lở ra, các cổ phiếu sẽ thi nhau rớt giá. Kéo theo
đó là phản ứng dây chuyền với nhiều cổ phiếu khác có liên quan
cũng như tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Với các gian lận, giấu giếm…, thị trường chứng khoán đã và
đang tạo ra những cơn địa chấn trong giới kinh doanh. Những vụ
việc liên tục xảy ra không những làm các nhà đầu tư đau đầu mà
ngay cả các cơ quan quản lý cũng khó xử không kém. Dường
như thị trường càng “hùng mạnh” bao nhiêu thì càng có lắm bê
bối bấy nhiều. Wall Street là một “đế quốc” hùng mạnh như vậy.
Khi nhấc điện thoại gọi cho luật sư Jacob H Zamansky vào đầu
năm 2003, Debases Kanjilai không nghĩ rằng mình có thể tạo ra
trận bão tại Wall Street. Kanjilai nói rằng ông mất 500.000 USD
đầu tư trong công ty Infospace Inc bởi nhà tư vấn Merrill Lynch &
Co khuyên không nên bán cổ phiếu khi nó đang giao dịch ở giá
60 USD. Cuối cùng, khi Kanjilai bán ra cổ phiếu ra thì nó chỉ còn
11 USD. Luật sư Zamansky giúp thân chủ Kanjilai kiện Merrill
Lynch và quy kết chuyên gia phân tích thị trường chứng khoán
Henry Blodget của Merrill Lynch đã móc ngoặc với Infospace
trong việc cố tình tư vấn sai để cũng nhau trục lợi.
Vụ kiện khiến chánh án tối cao toà New York Eliot Spitzer thực
hiện cuộc điều tra và đến cuối năm người ta đã công bố một tin
gây sốc: Merrill Lynch cùng nhiều ngân hàng đã thao túng thị
trường chứng khoán và lừa gạt các nhà đầu tư kinh doanh cổ
phiếu. Toà án New York đã buộc Merrill Lynch trả 100 triệu USD
để giải quyết những cáo buộc vụ Debases Kanjilai. Vụ Debases
Kanjilai chỉ là khai màn và công ty tư vấn đầu tư nổi tiếng Merrill
Lynch không chỉ là tay bịp có hạng duy nhất trên thị trường chứng
khoán.
Nhiều công ty tư vấn lớn khác cũng có dấu hiệu tình nghi, trong
đó có Salomon Smith Barney và Morgan Stanley Dean Witter.
Hiện tượng lừa bịp trong Wall Street không chỉ giới hạn ở phạm
vi địa phương (bang New York) mà lan rộng ra toàn nước Mỹ đến
nỗi Uỷ ban chứng khoán và hối đoái Mỹ (SEC) phải mở hàng loạt
các cuộc điều tra, chưa kể các cuộc điều tra của Bộ tư pháp.
Những sự việc tương tự liên tục xuất hiện tại phố Wall. Trên các
phương tiện thông tin đại chúng Mỹ hầu như ngày nào bạn cũng
có thể tìm được một hoặc một vài các vụ gian lận với các mức độ
lường gạt khác nhau.
SEC đang khởi tố vụ kiện chống lại cựu giám đốc điều hành của
Qwest và sáu cựu lãnh đạo khác với hành vi lợi dụng lòng tin của
các nhà đầu tư để báo cáo gian lận 3 tỷ USD doanh thu trong vụ
sáp nhập với một công ty viễn thông khác vào năm 2000 nhằm
nâng cao giá trị cổ phiếu. SEC đã yêu cầu các nhà lãnh đạo hoàn
trả các khoản lợi tức và các quyền lợi phát sinh trong vụ mua bán
đó. Mặc dù Nacchio đã bác bỏ lời kết tội này nhưng vụ việc vẫn
cho thấy lừa gạt là chuyện xảy ra thường ngày tại phố Wall.
Nhưng tại sao lại như vậy? Câu trả lời là dù đã có lịch sử hàng
trăm năm, nhưng Wall Street vẫn còn nhiều khe hở để các “kẻ
gian” lợi dụng nhằm trục lợi cho riêng mình.
Lợi dụng lòng tin
Quan hệ giữa các đối tác trong Wall Street là quan hệ khá đơn
giản, trong đó các công ty phát hành cổ phiếu, ngân hàng đầu tư,
hãng tư vấn, hãng luật và người kinh doanh cổ phiếu. Tại Wall
Street, thông tin là quan trọng nhất. Mọi giao dịch đều tiến hành
dựa vào tính chuẩn xác của thông tin. Không ai ngoài ngân hàng
nắm rõ tình hình kinh doanh công ty. Các công ty tư vấn mua
thông tin và bán lại cho người kinh doanh cổ phiếu. Tóm lai, giao
dịch tại Wall Street là giao dịch dựa vào thông tin và chính điểm
này đã nảy sinh một quy luật tối cần thiết: sự tin tưởng lẫn nhau.
Tuy nhiên, cơ chế hoạt động này của Wall Street đã trở thành
yếu tố tố khiến tình trạng tiêu cực có cơ hội phát triển: ngân hàng
đầu tư phục vụ cùng lúc hai khách hàng, công ty mà họ giúp bán
cổ phiếu, phát hành trái phiếu, thậm chí tiến hành thương vụ sáp
nhập và nhà kinh doanh cổ phiếu mà nhiệm vụ của ngân hàng
đầu tư là tư vấn để người ta kinh doanh sinh lợi.
Trong khi các công ty (có cổ phần niêm yết trên thị trường chứng
khoán) muốn giá cao cho cổ phiếu muốn ngược lại: mua cổ phiếu
giá thấp và hưởng tỷ lệ lãi suất trái phiếu cao. Với chức năng
này, ngân hàng tại phố Wall phải đặt tiêu chuẩn trung thực lên
hàng đầu. Việc người ta “bán thống bán tháo” hay “cắm đầu cắm
cổ” vơ vét cổ phiếu, theo lý thuyết, đều phụ thuộc vào tư vấn
ngân hàng. Trong vài trường hợp, vai trò ngân hàng còn rộng và
bao quát hơn. Từ khi luật ngân hàng thời Đại khủng hoảng thập
niên 1930 được bãi bỏ, các tập đoàn ngân hàng khổng lồ như
Citigroup hay JP Morgan Chase được phép làm mọi thứ, từ trực
tiếp bán cổ phiếu, cho vay đến cả quản lý quỹ lương hưu.
John Neff, một trong những nhà đầu tư nổi tiếng nhất Wall Street
đã từng nhận định: “Cuộc sống là đáng quý, tình yêu càng quý
báu hơn nhưng một khi tròng vào cổ cái “gông” cổ phiếu thì hai
thứ kia đều có thể bị vứt bỏ một cách nhẹ nhàng”.
Mối lo từ các chuyên gia
Các nhà đầu tư thường không am hiểu cách làm thế nào để có
thêm tiền đầu tư vào nó và biến nó thành loại cổ phiếu số một
trong danh mục đầu tư của mình. Để điều khiển danh mục đầu tư
của mình một cách chính xác, các nhà đầu tư cần có những quy
luật mua và những quy luật bán, nhưng họ cũng cần biết tất cả
các điều có liên quan tới cổ phiếu, thêm chúng vào khi thích hợp
và cuối cùng bán chúng đi khi chúng đã chạm đỉnh và chuẩn bị
theo chiều hướng đi xuống. Nếu nhà đầu tư tuân theo phương
pháp như trên có lẽ họ sẽ sở hữu những cổ phiếu tốt nhất trong
vòng một tới hai năm. Ngoài ra, các nhà đầu tư riêng lẻ không thể
đúng trong tất cả những quyết định đầu tư của mình và điều này
cũng không cần thiết. Ngay cả khi sở hữu những cổ phiếu hàng
đầu, các nhà đầu tư cũng cần biết cách điều khiển nó, chuyển nó
thành tiền mặt vào những thời điểm hợp lý để tránh sự khủng
hoảng. Để làm được tất cả các công việc trên, các nhà đầu tư
thường nhờ cậy đến một số nhân vật chiếm vị trí quan trọng trong
thị trường chứng khoán. Đó là các chuyên gia phân tích.
Với tính chuyên nghiệp hoá được đề cao, Wall Street bắt đầu
xuất hiện giới chuyên gia phân tích. Các công ty thuê chuyên gia
phân tích, ngân hàng thuê chuyên gia phân tích, người kinh
doanh thuê chuyên gia phân tích, và hãng kiểm toán thuê chuyên
gia phân tích. Vài người trong số họ là dân phân tích bậc thầy
nhưng vài kẻ khác chỉ dừng lại ở trình độ buôn bán nước bọt và
thậm chí là dân “ba xạo” chuyên nghiệp. Hàng loạt scandal Wall
Street thời gian qua đều có sự “đóng góp” ít nhiều của giới phân
tích. Nạn lừa gạt trong giới phân tích xảy ra một phần do cơ chế
hưởng hoa hồng. Chuyên gia phân tích Henry Blodget của Merril
Lynch (dính vài vụ Debase Kanjilai) đã tư vấn cho 52 thương vụ
giao dịch ngân hàng từ tháng 12 năm 1999 đến tháng 11 năm
0201, đem lại 115 triệu USD cho công ty mình và được hưởng từ
3 đến 12 triệu USD. Với tỷ lệ hoa hồng cao như vậy, các chuyên
gia phân tích dễ sẵn sàng làm mọi thứ đế giúp công ty đạt doanh
thu cao.
Wall Street không bao giờ thừa nhận họ trả tiền trực tiếp cho giới
chuyên gia phân tích từ những thương vụ làm ăn trực tiếp. “Tiền
hoa hồng của các chuyên gia phân tích phụ thuộc lợi nhuận của
công ty”, phát ngôn viên Susan McCabe của Merrill Lynch nói,
“Họ không bao giờ thực hiện bất kỳ thương vụ nào và lén lút
nhận chi phiếu”. Tuy nhiên, giới chuyên gia phân tích tiếp tục là
phần “không thể thiếu” trong những scandal Wall Street.
Trong vụ Worldcom, nhân vật đã được chú ý là Jack Grubman,
chuyên gia phân tích thị trường viễn thông cho công ty tư vấn
Salomon Smith Barney, thuộc tập đoàn ngân hàng Citigroup.
Grubman được trả đến 20 triệu USD/năm cho những thương vụ
giữa Salomon Smith Barney và các công ty khác trong đó có
Worldcom. Một vụ khác cho thấy vai trò nguy hiểm của giới phân
tích thị trường nguy hiểm như thế nào. Trong vụ Enron, nhiều nhà
phân tích tài chính liên tục đánh giá cao công ty này, cho đến sát
thời điểm nó sụp đổ. Theo tạp chí tài chính Bloomberg Markets,
đến giữa tháng 10 năm 2001, vẫn có ít nhất 6 nhà phân tích nổi
tiếng ở Wall Street tiếp tục khuyên nên mua cổ phiếu của Enron.
Chưa đầy hai tháng sau, ngày 2 tháng 12 năm 2001, Enron đệ
đơn xin phá sản.
Dường như, những scandal Wall Street đều không đơn thuần là
các vụ phá sản thông thường mà đằng sau đó là những bê bối
đạo đức, trong đó vụ hãng kiểm toán Athur Andersen (liên quan
đến Enron lẫn Worlcom) bị cáo buộc cố tình cản trở điều tra liên
bang; giám đốc điều hành của IM Clone Systems bị cáo buộc tội
mua bán gian trá; hãng truyền hình cáp Adelphia
Communications lớn thứ sáu của Mỹ gian lận kế toán; công ty
thiết bị văn phòng Xerox tâng bốc doanh thu nhằm duy trì giá cổ
phiếu ổn định; ông trùm Dennis Kozlowski của tập đoàn Tyco trốn
thuế; hãng viễn thông Worlcom làm sai lệch kế toán số tiền khổng
lồ 3,85 tỷ USD,… Cần nhắc lại Worldcom đang nợ 2,65 tỷ USD
và vào thời điểm trước khi vụ việc đổ bể, tập đoàn này còn
thương lượng vay 5 tỷ USD. Trong số ngân hàng trở thành nạn
nhân của Worlcom có Ngân hàng Bank of America, JP Morgan
Chase, Citigroup, FleetBosston Finacial, Mellon Financial, Bank
One, Well Fargo,…
Từ tháng 3 năm 2002, Worldcom bắt đầu gây chú ý khi SEC thực
hiện cuộc điều tra tại sao và làm thế nào mà Worldcom cho tổng
giám đốc điều hành (cũng là người sáng lập) Bernie Ebbers vay
366 triệu USD trước khi Ebbers tuyên bố từ chức vào cuối tháng
4 năm 2002 (và được hưởng lương hưu 1,5 triệu USD/ năm đến
suốt đời).
Nhà trắng cũng không ngoại lệ
Tạm gạt bỏ chi tiết Worldcom từng ủng hộ hơn 4 triệu USD cho
các chiến dịch tranh cử của Đảng Cộng hoà lẫn Đảng dân chủ
trong một thập niên qua (tương tự Enron), điều hiện được chú ý
là bản thân tổng thống Mỹ Bush cũng đang bị dòm ngó. Năm
1989, thời ông Bush có chân trong ban giám đốc tập đoàn năng
lượng Harken, SEC từng buộc công ty này sửa lại sổ sách kế
toán để xác minh việc hàng triệu USD thất thoát không rõ nguyên
nhân. Lúc đó, người ta tin rằng có những vụ kinh doanh cổ phiếu
trong nội bộ Harken và Bush đã bán số cổ phiếu trị giá 848.000
USD cho Harken vào hai tháng trước khi công ty chính thức báo
cáo kinh doanh lỗ. Cụ thể, Bush bán lại số cổ phiếu trên với giá 4
USD vào tháng 6 năm 1990 nhưng nó chỉ còn 1 USD vào cuối
năm. Cần nói thêm, công ty kiểm toán Arthur Andersen, nơi chịu
trách nhiệm giám sát sổ sách Worlcom lẫn Enron, từng là nhà
kiểm toán của Harken vào thời điểm tổng thống Bush bán cổ
phiếu. Sau vụ Enron xảy ra năm 2001, tổng thống Bush đã đề
xuất một kế hoạch cải tổ 10 điểm (liên quan đến Wall Street)
trong đó có phần mang nội dung bắt buộc các giám đốc điều
hành phải tiết lộ khi nào bán hoặc mua cổ phiếu công ty mình.
Bây giờ, cánh dân chủ đang đòi tổng thống Bush kể lại câu
chuyện cũ ở Harken.
Lợi nhuận luôn được coi trọng nhưng có lẽ năng lực thực sự và
đạo đức nghề nghiệp càng cần được trân trọng hơn. Các nhà
đầu tư đem toàn bộ tài sản và sự nghiệp của mình phó thác cho
những tờ giấy cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, một trong
những phát minh vĩ đại nhất của con người. Nhưng tại nhiều nơi,
chính tài sản và sự nghiệp của các nhà đầu tư lại bị chính một số
khe hở về cơ chế, quy tắc và đạo đức chi phối để rồi chìm nổi
cùng với nó. Warren Buffet đã từng nhận định: “Ta đâu còn là ta
nữa khi sống trong thị trường chứng khoán”. Và tất cả mọi người
đều muốn trả lời một câu hỏi: “Trong hoạt động kinh doanh chứng
khoán, đứng trước những khe hở chết người như vậy, liệu chúng
ta còn có thể giữ vững được sự độc lập và vượt lên nó hay
không?”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_khe_ho_chet_nguoi_7635.pdf