Những dẫn liệu bước đầu về hệ thực vật tỉnh Thái Nguyên

Flora in Thai Nguyen province is quite rich and varied. There are 270 angiosperms species in our country but in Thai Nguyen there are exisiting 145 species accounted for more than 51%. However, the data on the results of the study are just the results of initial studies. Therefore, they are not fully reflecting the essence of them. If we study carefully and investigate more fully, we will certainly discover many other valuable species in both scientific and practical service for people living in areas. Thai Nguyen vegetation is extremely important value in the ecological and environmental protection, as well as water protection and production activities of people. Therefore, we should plan to use and exploit rationally to protect, restore and develop the province's forest capital.

pdf4 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những dẫn liệu bước đầu về hệ thực vật tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê Ngọc Công và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 107 - 109 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 107 NHỮNG DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ HỆ THỰC VẬT TỈNH THÁI NGUYÊN Lê Ngọc Công1*, Bùi Thị Dậu1, Trương Thị Tố Uyên2 1Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên, 2Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên TÓM TẮT Hệ thực vật tỉnh Thái Nguyên khá phong phú và đa dạng. Cả nƣớc ta có 270 họ thực vật hạt kín thì ở Thái Nguyên có 145 họ chiếm hơn 53,70%. Tuy nhiên những dẫn liệu trên mới là những kết quả nghiên cứu bƣớc đầu chƣa phản ánh đƣợc đầy đủ thực chất của nó. Nếu đƣợc nghiên cứu điều tra kỹ lƣỡng và đầy đủ hơn chắc chắn sẽ phát hiện đƣợc nhiều loài khác có giá trị cả về khoa học và thực tiễn, phục vụ cho đời sống nhân dân trong vùng. Thảm thực vật Thái Nguyên còn có giá trị vô cùng quan trọng trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, bảo vệ nguồn nƣớc sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Vì vậy, cần phải có kế hoạch sử dụng, khai thác hợp lý để bảo vệ, phục hồi và phát triển vốn rừng của tỉnh. Từ khóa: Hệ thực vật, thảm thực vật ĐẶT VẤN ĐỀ* Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi phía bắc Việt Nam đƣợc tái lập năm 1997 (sau khi chia tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn). Từ đó đến nay Thái Nguyên chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện thảm thực vật và hệ thực vật trong tỉnh. Điều đó đã gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng này. Tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự nhiên là 354.150 ha và nằm trong hệ toạ độ địa lý từ 21 019’đến 22003’vĩ độ bắc và 105029’đến 106 015’kinh độ đông. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía nam giáp Thủ đô Hà Nội, phía tây giáp các tỉnh Vĩnh Phúc và Tuyên Quang. Tỉnh Thái Nguyên nằm trong khu vực mang đặc trƣng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh giá mƣa ít; mùa hè nóng ẩm mƣa nhiều. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm của Thái Nguyên đạt từ 1700- 2000mm, độ ẩm trung bình từ 80-83%. Những điều kiện khí hậu nhƣ vậy đã giúp cho thảm thực vật rừng phát triển đa dạng và phong phú. * Tel: 0913383290 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng: Là thành phần thực vật bậc cao có mạch trong các kiểu thảm (rừng thứ sinh, thảm cây bụi) ở độ cao dƣới 500m. Tất cả các loài thực vật thủy sinh, các loài cây trồng nông nghiệp, thảm cỏ đều không thuộc phạm vi nghiên cứu này. Phương pháp: * Phương pháp điều tra theo tuyến Tuyến điều tra đƣợc chọn rộng 2m chạy xuyên suốt và cắt ngang qua các vùng đại diện cho các quần xã nghiên cứu. Tuyến điều tra nhằm thu mẫu kỹ hơn về thành phần loài thực vật. * Phương pháp điều tra theo ô tiêu chuẩn (OTC) Trong mỗi quần xã đặt 3 OTC ở các vị trí sao cho nó phản ánh đƣợc đặc điểm đặc trƣng về thành phần thực vật của quần xã nghiên cứu. Diện tích OTC theo phƣơng pháp của Thái Văn Trừng (1978) [5]. * Xác định tên loài thực vật Các tài liệu sử dụng để định tên khoa học các loài thực vật là “Tên cây rừng Việt Nam” (2000) của Bộ Nông Nghiệp và PTNT [1], “Sách đỏ Việt Nam” (2007) của Bộ Khoa học Công nghệ [2], “Cây cỏ Việt Nam” (1991-1993) của Phạm Hoàng Hộ [3], “1900 loài cây có ích ở Việt Nam” (1993) của Trần Đình Lý [4] KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Lê Ngọc Công và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 107 - 109 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 108 Chúng tôi đã sơ bộ hoàn thành bản danh lục thực vật bậc cao có mạch trong các quần xã rừng tỉnh Thái Nguyên gồm 733 loài, 465 chi, 145 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong danh lục ở mỗi ngành thực vật, các họ, chi, loài đƣợc sắp xếp theo vần ABC của tên khoa học. Ở mỗi bậc phân loại đều có tên Việt Nam và tên khoa học, bậc loài có xác định công dụng và phân bố. Số lƣợng và tỷ lệ các họ, chi, loài của các ngành thực vật đƣợc thống kê trong Bảng 1. Từ kết quả ở Bảng 1 có thể rút ra một số nhận xét nhƣ sau: 1. Hệ thực vật tỉnh Thái Nguyên khá phong phú và đa dạng, bao gồm 733 loài, 465 chi thuộc 145 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) là họ có nhiều loài nhất (36 loài). Sau đó là họ Cúc (Asteraceae) và họ Hòa thảo đều có 28 loài; họ Dâu tằm (Moraceae) 22 loài; họ Đậu (Fabaceae) 21 loài; họ Cà phê (Rubiaceae) 19 loài; họ Trúc đào 15 loài. Có 10 họ có từ 10 – 14 loài là các họ: họ Sim (Myrtaceae) 10 loài; họ Na (Annonaceae) và họ Cà (Solanaceae) đều có 11 loài; Họ Trinh nữ (Mimosaceae) và họ Lan (Orchidaceae) có 12 loài; họ Ráy (Araceae) 13 loài. Các họ có 14 loài là họ Cam (Rutaceae), họ Re (Lauraceae), họ Bầu bí (Cucurbitaceae) và họ Vang (Caesalpiniaceae). 2. Các họ có nhiều chi là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 26 chi, họ Cúc (Asteraceae) 23 chi, họ Lúa (Poaceae) 22 chi, họ Đậu (Fabaceae) 16 chi, họ Cà phê (Rubiaceae) 14 chi. Hai họ Bầu bí (Cucurbitaceae) và họ Trúc đào (Apocynaceae) đều có 11 chi. Họ Dâu tằm (Moraceae) 9 chi. Bốn họ Na, Long não, Cam, Hoa tán mỗi họ có 8 chi ... 3. Các chi có nhiều loài là Ficus (họ Dâu tằm - Moraceae) 13 loài, Allium (họ Hành - Alliaceae) 7 loài, Brassica (họ Cải - Brassicaceae) 6 loài. Các chi có 5 loài gồm: Diospyros (họ Thị - Ebenaceae), Citrus (họ Cam - Rutaceae), Solanum (họ Cà - Solanaceae), Euphorbia (họ Thầu dầu - Euphorbiaceae) và Dendrobium (họ Lan - Orchidaeae). Nhiều họ khác tuy số chi và loài ít hơn nhƣng lại giàu về số lƣợng cá thể, giữ một vai trò quan trọng thành phần của các thảm thực vật ở Thái Nguyên. Những họ đó là: Dẻ (Fabaceae), Hồ đào (Juglandaceae), Xoan (Meliaceae), Sim (Myrtaceae), Bồ hòn (Sapindaceae), Chè (Theaceae), Tre nứa (Poaceae), Cau (Arecaceae), Gừng riềng (Zingiberaceae) ... 4. Hệ thực vật Thái Nguyên có nhiều loài gỗ qúy nhƣ: Sến (Madhuca pasquieri), Táu (Vanica fleuryana, V. tonkinesis), Đinh (Markhamia stipulata), Lim (Erythrofloeum fordii), Chò chỉ (Parashorea sinensis), Lát (Chukrasia tabularis), Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Giổi (Michelia mediocris), Hinh đá (Keteleria roulletti), Trƣơng vân (Toona surenei) ... 5. Ngoài gỗ ra, hệ thực vật Thái Nguyên còn cung cấp nguồn vật liệu xây dựng, làm bột giấy và nguồn thực phẩm quan trọng. Các loài có giá trị cao và có trữ lƣợng lớn là: Nứa (Teinostachym dullosa), Vầu (Phylostachys), Sặt (Arundinaria sat), Tre gai (Bambusa pinosa), Giang (Dendrocalamus patellaris) ...Nhiều loài cây thuốc qúy nhƣ: Hoàng tinh (Polygonanum kingianum), Sa nhân (Amomun villosum), Hoài sơn (Diosopera persimilis), Ngũ gia bì (Schefflera sp.), Bình vôi (Stephania rotunda), Bách bộ (Stermona tuberosa), Đẳng sâm (Codonopsis javanica), Ba kích (Morinda officinalis). ... Hiện nay chúng đang bị khai thác qúa mức, cần có kế họach sử dụng hợp lý để bảo vệ nguồn tài nguyên qúy giá này. 6. Với các kết quả thu đƣợc, dựa vào các tài liệu nhƣ: Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ IUCN (2006), và Nghị định 32/2006/NĐ- CP... chúng tôi phân loại và lập danh sách các loài thực vật quý hiếm ở KVNC tại Thái Nguyên có nguy cơ bị tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau. Kết quả thu đƣợc 71 loài, trong đó có 1 loài đã bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên (Lan hài Việt Nam),2 loài ở mức rất Bảng 1. Số lượng và tỷ lệ các họ, chi, loài của các ngành thực vật ở KVNC Lê Ngọc Công và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 107 - 109 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 109 TT Ngành thực vật Họ Chi Loài Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Thông đất (Lycopodiophyta) 2 1,39 2 0,43 5 0,69 2 Cỏ Tháp bút(Equisetophyta) 1 0,69 1 0,22 2 0,27 3 Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) 13 8,96 20 4,30 30 4,09 4 Thông (Pinophyta) 3 2,06 3 0,65 5 0,69 5 Mộc lan (Magnoliophyta) 126 86,90 439 94,40 690 94,16 Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) 105 83,33 373 84,97 593 85,94 Lớp Hành (Liliopsida) 21 3,57 66 9,43 97 8,22 Tổng cộng 145 100,0 465 100,0 733 100,0 nguy cấp (CR), 18 loài ở mức nguy cấp (EN), 37 loài ở mức sẽ nguy cấp (VU), 7 loài nghiêm cấm khai thác, sử dụng và 19 loài hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thƣơng mại. Vì vậy, tỉnh Thái Nguyên cần phải có kế hoạch bảo vệ kịp thời, tránh nguy cơ tuyệt chủng của các loài này trong tƣơng lai. KẾT LUẬN Hệ thực vật tỉnh Thái Nguyên khá phong phú và đa dạng. Cả nƣớc ta có 270 họ thực vật hạt kín thì ở Thái Nguyên có 145 họ chiếm hơn 53,70%. Tuy nhiên những dẫn liệu trên mới là những kết qủa nghiên cứu bƣớc đầu chƣa phản ánh đƣợc đầy đủ thực chất của nó. Nếu đƣợc nghiên cứu điều tra kỹ lƣỡng và đầy đủ hơn chắc chắn sẽ phát hiện đƣợc nhiều loài khác có giá trị cả về khoa học và thực tiễn, phục vụ cho đời sống nhân dân trong vùng. Thảm thực vật Thái Nguyên còn có giá trị quan trọng trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, bảo vệ nguồn nƣớc sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Vì vậy, cần phải có kế họach sử dụng, khai thác hợp lý để bảo vệ, phục hồi và phát triển vốn rừng của tỉnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ NN&PTNT (2000), Tên cây rừng Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [2]. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam (2007), Sách đỏ Việt Nam (Phần thực vật). Nxb KHTN&CN. Hà Nội. [3]. Phạm Hoàng Hộ (1993), Cây cỏ Việt Nam, Montreal. [4]. Trần Đình Lý (1993), 1990 loài cây có ích ở Việt Nam. Nxb Thế giới, Hà Nội. [5]. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. SUMMARY PRELIMINARY DATA ON THE FLORA IN THAINGUYEN PROVINCE Le Ngoc Cong 1 , Bui Thi Dau 1 , Truong Thi To Uyen 2 1College of Education - Thai Nguyen University 2Thai Nguyen Department of Education and Training Flora in Thai Nguyen province is quite rich and varied. There are 270 angiosperms species in our country but in Thai Nguyen there are exisiting 145 species accounted for more than 51%. However, the data on the results of the study are just the results of initial studies. Therefore, they are not fully reflecting the essence of them. If we study carefully and investigate more fully, we will certainly discover many other valuable species in both scientific and practical service for people living in areas. Thai Nguyen vegetation is extremely important value in the ecological and environmental protection, as well as water protection and production activities of people. Therefore, we should plan to use and exploit rationally to protect, restore and develop the province's forest capital. Key words: Flora, Vegetation Lê Ngọc Công và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 107 - 109 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 110

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_32723_36564_2082012162836107109_1181_2052727.pdf
Tài liệu liên quan