Từ những số liệu về nhân khẩu học của 4 nhóm dân tộc thiểu số này, có nhiều vấn đề
có thể đặt ra. Giữa phong tục tập quán, lối sống của từng dân tộc và kinh tế, yếu tố nào là
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mức sinh và mức chết cao ở dân tộc H’Mông, Dao, và Gia Rai
? Giữa dân tộc Gia Rai và dân tộc Mường có mức phát triển khác nhau tại sao tỷ suất sinh
thô của dân tộc Gia Rai thấp hơn nhiều so với dân tộc H’Mông, Dao và cao hơn chút ít so
với dân tộc Mường? Vì sao dân tộc Gia Rai có tỷ lệ sinh đặc trưng theo tuổi cao nhất ở nhóm
tuổi 35-39, và thấp hơn ngay cả so với người Mường ở nhóm tuổi 25-19? Những vấn đề về
kế hoạch hóa gia đình trong các dân tộc thiểu số nói chung và 4 nhóm dân tộc thiểu số này
nói riêng còn là một vấn đề ít được nghiên cứu khi ba trong bốn dân tộc thiểu số này có mức
sinh đẻ cao.
11 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những đặc điểm nhân khẩu và kinh tế xã hội của các nhóm dân tộc Mường, H’Mông, Dao và Gia Rai ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
24 Xã hội học, số 1 -1998
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Những đặc điểm nhân khẩu và kinh tế xã hội
của các nhóm dân tộc Mường, H’Mông, Dao và Gia Rai ở
Việt Nam
VŨ TUẤN HUY
I. Giới thiệu
Những đặc điểm nhân khẩu và kinh tế xã hội của 4 nhóm dân tộc thiểu số Mường,
H’Mông, Dao và Gia Rai là bản tổng quan dựa trên những công trình nghiên cứu gần đây và
số liệu điều tra dân số 1989 ở Việt Nam. Đây là kết quả bước đầu của Dự án nghiên cứu :
"Những đặc điểm nhân khẩu của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam" với sự giúp đỡ của Tiến
sỹ Magali Barbieri trong chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Viện Xã hội học, Trung tâm
Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia Việt Nam và Viện Nghiên cứu Dân số Quốc gia
Pháp (INED).
Việc lựa chọn 4 nhóm dân tộc Mường, H’Mông, Dao và Gia Rai dựa trên mức sinh và
mức tử vong cao của bốn nhóm dân tộc thiểu số này qua số liệu điều tra dân số 1989, những
đặc điểm về phân bố dân cư của dân tộc Mường, H’Mông, Dao ở vùng núi phía Bắc và dân
tộc Gia Rai ở Tây Nguyên, những khu vực cư trú chủ yếu của các dân tộc thiểu số ở Việt
Nam. Mục đích chủ yếu là mô tả những đặc điểm về quá trình phân bố dân cư, về lịch sử,
phong tục tập quán, hôn nhân và gia đình của bốn nhóm dân tộc thiểu số này. Trên cơ sở
phân tích mức sinh và mức chết, báo cáo cũng nhằm rút ra mô hình sinh đẻ và tử vong đặc
thù của 4 nhóm dân tộc này trong sự liên hệ với những yếu tố kinh tế xã hội như việc làm,
thu nhập, y tế, giáo dục.
II. Phân bố dân cư và cơ cấu dân số của 4 dân tộc Mường, H’Mông, Dao, Gia Rai
Theo số liệu bảng 1, dân tộc Kinh là dân tộc đa số với tỷ lệ dân số là 86,86% dân số cả nước,
dân tộc Mường chiếm 1,42% ; H’Mông 0,87% ; Dao 0,74% và Gia Rai chiếm 0,38%. Về tỷ
suất giới tính, cả bốn dân tộc này đều có tỷ suất giới tính cao hơn tỷ suất giới tính của cả
nước. Trong đó, cao nhất là dân tộc Dao (100,2), tiếp đến là dân tộc H’Mông (98,47),
Mường (95,76), Gia Rai (94,68). Tỷ suất giới tính của dân tộc Kinh (93,80) thấp nhất so với
bốn dân tộc này và thấp hơn so với tỷ suất giới tính trung bình của cả nước.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về tỷ suất giới tính giữa các dân tộc như mức
độ sinh, chết, di cư. Sự phân bố dân cư khác nhau giữa các khu vực, các tỉnh và thành phố
dẫn đến tỷ suất giới tính rất khác nhau ngay trong cùng một tộc người do ảnh hưởng của yếu
tố di cư. Một quy luật của di cư là có tính lựa chọn. Theo giới tính, nam giới thường di cư
nhiều hơn nữ giới. Theo độ tuổi, những người ít tuổi thường di cư nhiều hơn là người có tuổi
và dòng di cư theo chiều từ nông thôn đến đô thị. Điều này thấy rõ hơn khi xem xét tỷ suất
giới tính của từng dân tộc tại những nơi di cư đi và di cư đến của cùng một dân tộc. Tại
những nơi di cư đến, tỷ suất giới tính thường cao trong khi tại những nơi di cư đi, tỷ suất giới
tính thường thấp. (Bảng 1)
Vũ Tuấn Huy
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
25
Bảng 1: Quy mô dân số và tỷ suất giới tính của từng dân tộc
Dân tộc Tổng số % Tỷ suất giới tính
Mường 914596 1,42 95,76
H’Mông 558053 0,87 98,47
Dao 473945 0,74 100,02
Gia Rai 242291 0,38 94,68
Kinh 55900224 86,86 93,80
Dân số cả nước 64357762 100,00 94,22
Nguồn : Tính từ biểu 1.4 - Dân số theo dân tộc và giới tính. Kết quả điều tra toàn diện, tập 1. Tổng điều tra dân số
Việt Nam 1989. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số Trung ương, Hà Nội 1991.
Cơ cấu dân số theo các nhóm tuổi từ 0-4, 5-14 và 60 trở lên cho thấy đặc điểm dân số
của mỗi tộc người về tỷ lệ phụ thuộc của nhóm dân số ngoài độ tuổi lao động. Xếp theo thứ tự
giảm dần, trong 4 nhóm dân tộc thiểu số này, dân tộc H’Mông có tỷ lệ dân số trong nhóm tuổi 0-
4 và 5-14 cao nhất (21% và 29%), tiếp đến là dân tộc Dao (19% và 27%), dân tộc Gia Rai (18%
và 31%), và dân tộc Mường (17% và 25%). Ngược lại, trong nhóm tuổi từ 60 trở lên, dân tộc
Mường có tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên cao nhất trong 4 nhóm dân tộc này (6,64%), dân tộc Dao
(5,43%), Dân tộc Gia Rai (5,4%) và thấp nhất là dân tộc H’Mông (4,87%). (Bảng 2)
Bảng 2: Tỷ lệ dân số trong các nhóm tuổi so với tổng số dân của mỗi dân tộc
Nhóm tuổi Dân tộc
Mường H’Mông Dao Gia Rai Kinh
0-4 17,04 21,44 19,27 18,27 13,90
5-14 25,36 28,55 27,11 27,61 25,37
60 + 6,64 4,87 5,43 5,40 7,40
Nguồn - Số liệu điều tra dân số năm 1989. Trích từ ”Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam”, Khổng Diễn - Nhà
xuất bản Khoa học Xã hội. Hà Nội - 1995.
Tỷ lệ dân cư trong nhóm tuổi 0-4 cao ở dân tộc H’Mông và dân tộc Dao cho thấy tiềm
năng sinh đẻ cao trong các dân tộc này. Mặt khác, tỷ lệ dân cư từ 60 tuổi trở lên thấp chỉ ra mức
tử vong cao. Về phương diện kinh tế, tỷ lệ tổng cộng của cả hai nhóm tuổi này so với dân số cho
thấy mức độ phụ thuộc về kinh tế, vì hai nhóm tuổi này được xem là nhóm tuổi ngoài lực lượng
lao động.
1. Dân tộc Mường
Mường là tên gọi của dân tộc cư trú ở một vùng đồi núi khá rộng nằm giữa vùng người
Kinh ở phía Đông và vùng người Thái ở phía Tây với chiều dài khoảng 350 km từ Tây Bắc tỉnh
Yên Bái đến phía Bắc tỉnh Nghệ An. Giống như người Kinh, người Mường có mặt ở hầu hết các
tỉnh, thành phố. Tuy nhiên mức độ phân bố rất khác nhau. Theo kết quả điều tra dân số năm
1989, người Mường có tổng số dân là 904 nghìn, sống tập trung ở tỉnh Hà Sơn Bình (400 nghìn
người chiếm 44,3 %). Tỉnh Thanh Hóa là tỉnh đứng thứ hai có dân tộc Mường cư trú (260 nghìn
người chiếm 28,9%) và thứ ba là tỉnh Vĩnh Phú (133 nghìn người chiếm 14,7%). Ngoài khu vực
này, theo kết qủa điều tra dân số 1989, hầu như ở tất cả các tỉnh thành đều có người Mường cư
trú, trong đó có 6,2% người Mường sống ở tỉnh Sơn La ; 1,9% sống ở Hà Nội ; 0,6% sống ở Đắc
Lắc và 0,3% ở Đồng Nai, v...v.
Về tỷ suất giới tính, điều đáng quan tâm là ở những khu vực dân tộc Mường cư trú lâu đời và có
tỷ lệ dân cư đông nhất thì lại có tỷ suất giới tính thấp. Ví dụ, ở ba tỉnh Hà Sơn Bình (cũ), Thanh
Hóa và Vĩnh Phú (cũ), tỷ suất giới tính đều là 93,4 thấp hơn so với tỷ suất giới tính trung bình
của cả nước. Mặt khác, ở những tỉnh có người Mường mới di cư đến trong vài thập kỷ gần đây,
tỷ suất giới tính thường là cao.
2. Dân tộc H’Mông
Những đặc điểm nhân khẩu và kinh tế xã hội ...
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
26
Việt Nam hiện nay người H’Mông có 6 nhóm. Người H’Mông cư trú trên một địa bàn rất
rộng và thường ở độ cao từ 700- 800 m trở lên, bao gồm các tỉnh miền núi từ biên giới Việt
Trung đến Nghệ An. Số xã có người H’Mông cư trú không nhiều, điều đó cho thấy người
H’Mông cư trú khá tập trung.
Người H’Mông có khoảng 557000 người tập trung ở các tỉnh Hà Tuyên (cũ): 152000
người chiếm 27,4%, tỉnh Hoàng Liên Sơn (cũ): 145000 người chiếm 25,9%, tỉnh Lai Châu:
110000 người chiếm 19,7%, tỉnh Sơn La: 82000 người chiếm 14,7%. Như vậy dân tộc H’Mông
cư trú ở bốn tỉnh này chiếm 87,7% dân số dân tộc H’Mông. Khác với dân tộc Mường, người
H'Mông cư trú khá tập trung ở một số tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc.
Tỷ suất giới tính trung bình của dân tộc H’Mông là 98,47. Ví dụ tỉnh Hà Tuyên, tỷ suất
giới tính là 95,7 ; tỉnh Hoàng Liên Sơn có tỷ suất giới tính là 99,1 và tỉnh Lai Châu là 97,8. Một
trong những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất giới tính của dân tộc H’Mông ở khu vực này là yếu tố
di cư như đă phân tích ở trên.
3. Dân tộc Dao
Theo các nhà dân tộc học ở Việt Nam, hiện nay ở nước ta có đến 30 nhóm người Dao.
Theo kết quả điều tra dân số 1989, dân số dân tộc Dao có khoảng 473000 người. Địa bàn có
người Dao cư trú đông nhất là tỉnh Hà Tuyên (cũ): 131000 người chiếm 27,7%; tỉnh Hoàng Liên
Sơn (cũ): 109000 người chiếm 23%; tỉnh Cao Bằng: 60000 người chiếm 12,8%. Từ hai tỉnh cư
trú tập trung này, người Dao sinh sống trải rộng trên hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc như
Lạng Sơn, Lai Châu, Bắc Thái, Sơn La, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Hà Sơn Bình. Trong gần hai chục
năm trở lại đây, hàng nghìn người Dao di cư đến làm ăn sinh sống tại các tỉnh Tây Nguyên và
Đông Nam Bộ. Tỉnh Gia Lai - Kon Tum có 1600 người, tỉnh Đồng Nai có 1200 người.
Tỷ suất giới tính của người Dao là 99,5. Trong ba tỉnh tập trung đông người Dao cư trú
là Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn và Cao Bằng, tỷ suất giới tính thường thấp hơn so với tỷ suất giới
tính trung bình. Ngược lại ở các tỉnh lân cận thuộc khu vực miền núi phía Bắc, tỷ suất giới tính
lại cao hơn so với tỷ suất giới tính trung bình.
4. Dân tộc Gia Rai
Trong các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Gia Rai là dân tộc có số dân đông nhất. Tổng
số dân của dân tộc Gia Rai theo kết quả điều tra dân số năm 1989 là 242000 người. Người Gia
Rai sống tập trung ở tỉnh Gia Lai-Kon Tum (231000 người chiếm 95,7%). Ngay trong khu vực
này theo các nhà dân tộc học, người Gia Rai sống khá tách biệt với các dân tộc khác.
Từ những đặc điểm chung về phân bố dân cư của 4 nhóm dân tộc thiểu số Mường,
H’Mông, Dao và Gia Rai có thể rút ra một số nhận xét cơ bản sau đây :
-Khu vực miền núi phía Bắc mà tập trung ở tỉnh Hà Sơn Bình và Thanh Hoá là địa hạt cư
trú chủ yếu của người Mường ; hai tỉnh Hà Tuyên và Hoàng Liên Sơn là địa bàn cư trú chủ yếu
của người H’Mông và người Dao. Khu vực Tây Nguyên mà tỉnh Gia Lai - Kon Tum là địa bàn
cư trú chủ yếu của người Gia Rai.
- Trong bốn nhóm dân tộc thiểu số này, dân tộc H'Mông và dân tộc Dao có tỷ lệ dân số
trong các nhóm tuổi 0-14 cao và tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên thấp. Nhìn chung, cả bốn nhóm
dân tộc thiểu số này có tỷ lệ dân số phụ thuộc kinh tế, tức nhóm dân số nằm ngoài độ tuổi lao
động xấp xỉ 50%.
Tỷ suất giới tính của bốn dân tộc thiểu số này tại những địa bàn cư trú lâu đời thấp hơn
so với tỷ suất giới tính trung bình của dân tộc đó. Điều đó cho thấy rằng di cư là một trong
những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự phân bố dân cư của các dân tộc này. Những yếu
tố khác ảnh hưởng đến tình trạng phân bố dân cư của mỗi tộc người sẽ ảnh hưởng như thế nào
Vũ Tuấn Huy
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
27
đến quy mô dân số và cơ cấu tuổi như mức độ sinh, chết của mỗi nhóm dân tộc này có những
đặc điểm gì sẽ được phân tích trong những phần sau.
III. Sự tăng trưởng dân số, mức sinh và mức chết
1. Tăng trưởng dân số qua hai cuộc điều tra dân số 1979 và 1989
Theo số liệu điều tra dân số năm 1979 và 1989, dân số cả nước tăng gần 12 triệu người, với
tốc độ tăng bình quân hàng năm là 2,1%. Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của các nhóm
dân tộc thiểu số này đều cao hơn so với tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của cả nước và
có sự khác nhau giữa 4 nhóm dân tộc này.
Bảng 3 : Số dân trong hai cuộc điều tra dân số 1979, 1989 và tốc độ tăng bình quân
năm của các dân tộc Mường, H’Mông, Dao, Gia Rai
Số
TT
Dân tộc Số dân
1/10/79
Số dân
1/4/89
Tăng giảm Tốc độ tăng giảm
bình quân năm (%)
Cả nước 52471766 64375762 11633996 2,1
1 Mường 686082 914596 228514 3,0
2 H’Mông 411074 558053 146979 3,2
3 Dao 346785 473945 127160 3, 3
4 Gia Rai 184507 242291 57784 2,9
5 Kinh 46065384 55900224 9834840 2,0
Nguồn - Số liệu điều tra dân số năm 1979 và 1989. Trích từ ”Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam”, Khổng
Diễn - Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Hà Nội - 1995.
So sánh tốc độ tăng dân số bình quân năm giữa 4 nhóm dân tộc thiểu số này, dân tộc Dao
có tốc độ tăng dân số cao nhất, tiếp đến là dân tộc H’Mông, dân tộc Mường, và tốc độ tăng dân
số bình quân thấp nhất là dân tộc Gia Rai : dân tộc Mường sau 10 năm tăng trên 228 nghìn
người, tốc độ tăng bình quân năm là 3,0% ; dân tộc H’Mông tăng khoảng 147 nghìn người, tốc
độ tăng bình quân năm là 3,2% ; dân tộc Dao tăng 127 nghìn người, tốc độ tăng bình quân năm
là 3,3% ; dân tộc Gia Rai tăng 58 nghìn người, tốc độ tăng bình quân năm là 2,9%. (xem bảng 3)
Mức tăng trưởng dân số khác nhau giữa các dân tộc phụ thuộc vào cơ cấu dân số, tỷ lệ
phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ, mức sinh và mức tử vong cũng như những ảnh hưởng
của các yếu tố kinh tế xã hội. Phần tiếp sau đây sẽ xem xét các yếu tố này để qua đó có thể thấy
được những nguyên nhân của mức tăng trưởng dân số của mỗi dân tộc.
2. Mức sinh
Theo kết quả điều tra năm 1989, giữa 4 dân tộc này, Dân tộc H’Mông có tỷ suất sinh thô
cao nhất (53,4%O ), tiếp đến là dân tộc Dao (45,7%O ), dân tộc Gia Rai có tỷ suất sinh thô là
36,5%O và thấp nhất trong 4 dân tộc này là dân tộc Mường (35,5%O ).
Theo kết quả điều tra dân số 1989, tỷ suất sinh tổng cộng cho năm trước tổng điều tra
dân số. Sự khác nhau về tỷ suất sinh tổng cộng cũng tương tự như sự khác nhau về tỷ suất sinh
thô trong 4 nhóm dân tộc này. Dân tộc H’Mông có tỷ suất sinh tổng cộng cao nhất (9,3 con), dân
tộc Dao (6,9 con), dân tộc Gia Rai (5,5 con) và dân tộc Mường (4,4 con).
Bảng 4 : Tỷ suất sinh thô và tỷ suất sinh tổng cộng của 4 nhóm dân tộc
Nhóm tộc người CBR TFR
Mường 35,5 4,4
H’Mông 53,4 9,3
Dao 45,7 6,9
Gia Rai 36,5 5,5
Kinh 29,8 3,6
Những đặc điểm nhân khẩu và kinh tế xã hội ...
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
28
Nguồn : œớc lượng mức sinh và mức chết cho các tỉnh và các nhóm dân tộc. Nhà xuất bản Thống kê 1994.
Bảng 5 trình bày tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi tính từ số sinh xảy ra trong vòng 12
tháng trước thời điểm tổng điều tra dân số 1989 của 4 nhóm dân tộc. Dân tộc Mường,
H’Mông, Gia Rai giống như dân tộc Kinh có tỷ lệ sinh đặc trưng theo tuổi đạt mức cao nhất
ở độ tuổi 25-29 và sau đó giảm dần. Dân tộc Dao đạt mức sinh cao nhất ở độ tuổi 30-34. Tuy
nhiên, ở mọi nhóm tuổi, mức sinh của người H’Mong là cao nhất, tiếp đến là dân tộc Gia
Rai, dân tộc Dao và dân tộc Mường. Ă nhóm tuổi 40-44, mức sinh của dân tộc Mông vẫn còn
cao hơn mức sinh cao nhất của dân tộc Mường ở nhóm tuổi 25-29 và của dân tộc Dao ở
nhóm tuổi 30-34.
Bảng 5: Tỷ lệ sinh đặc trưng theo tuổi của các dân tộc, 1989
Nhóm Nhóm tuổi
Mường 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49
H’Mông 0,0317 0,2451 0,2456 0,1724 0,1224 0,0499 0,0158
Dao 0,1135 0,3239 0,4015 0,3559 0,2848 0,2585 0,1202
Gia Rai 0,0961 0,3195 0,3373 0,2498 0,1851 0,1347 0,0571
Kinh 0,0627 0,2176 0,2274 0,2400 0,1530 0,1217 0,0772
Mường 0,0217 0,1786 0,2060 0,1567 0,0991 0,0486 0,0148
Nguồn : Ước lượng mức sinh và mức chết cho các tỉnh và các nhóm dân tộc. Nhà xuất bản Thống kê 1994.
2. Mức chết
Vào những năm 50, tỷ lệ chết thô trong dân cư đã giảm xuống còn 12%O và vào đầu
thập kỷ 60, tỷ lệ chết thô dao động ở mức 6-8%O . Như vậy, mức chết của Việt Nam khá ổn
định trong vòng 30 năm nay. So sánh tỷ lệ chết thô giữa bốn nhóm dân tộc với dân tộc Kinh,
Dân tộc Mường có tỷ lệ chết thô bằng tỷ lệ chết thô của dân tộc Kinh (7,7%O ). Dân tộc
H’Mông có tỷ lệ chết thô cao nhất (14,9%O ) gần gấp đôi so với dân tộc Mường và dân tộc
Kinh, dân tộc Gia Rai (13,7%O ), và dân tộc Dao là 11,8%O .
Bảng 6: Tỷ suất chết thô, tỷ suất chết của trẻ em và kỳ vọng sống trung bình lúc sinh
của 4 nhóm dân tộc thiểu số
Kỳ vọng sống lúc sinh
Dân tộc CDR IMR Chung Nam Nù
Mường 7,7 40,5 67,1 65,2 69,1
H’Mông 14,9 106,0 52,8 51,3 54,5
Dao 11,8 82,0 57,6 55,9 59,5
Gia Rai 13,7 98,0 54,4 52,8 56,1
Kinh 7,7 38,5 67,7 65,9 69,6
Nguồn: Ước lượng mức sinh và mức chết cho các tỉnh và các nhóm dân tộc. Nhà xuất bản Thống kê 1994
Về tỷ lệ chết của trẻ em, dân tộc Mường có tỷ lệ thấp nhất cao hơn chút ít so với dân
tộc Kinh (40,5%O của dân tộc Mường so với 38,5%O của dân tộc Kinh). Dân tộc H’Mông
có tỷ lệ chết của trẻ em cao nhất 106,0%O, tiếp đến là dân tộc Gia Rai (98,0%O) và dân tộc
Dao (82,0%O). Ă dân tộc H’Mông, nguy cơ tử vong của trẻ em trước 1 tuổi cao hơn người
Kinh 2,8 lần. Do mức chết cao, tuổi thọ bình quân lúc sinh của dân tộc H’Mông là thấp nhất
(52,8 năm). (xem Bảng 6)
Như chúng ta đă biết, tỷ lệ chết phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình hình phát
triển kinh tế - xã hội, hệ thống phòng và chữa bệnh, điều kiện môi trường, tập quán trong
việc sinh đẻ và nuôi dạy con cái. Thêm vào đó, đối với các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng
xa, do phong tục tập quán, nạn tảo hôn khá phổ biến. Điều đó không những dẫn đến mức sinh
Vũ Tuấn Huy
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
29
cao mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em. Một số dân tộc thiểu số còn
duy trì nhiều tập tục lạc hậu như phụ nữ khi mang thai kiêng ăn uống những thức ăn có chất
bổ vì sợ đẻ khó. Thậm chí khi đẻ không được đẻ ở nhà, việc chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu khoa
học. Khi ốm đau không được điều trị bằng thuốc mà thường cúng bái, kiêng cữ. Điều đó làm
cho tỷ lệ chết chung và tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh trong các dân tộc thiểu số này rất cao.
Những năm gần đây, khi thực hiện cơ chế thị trường, xoá bỏ bao cấp đã làm cho hoạt
động y tế ở khu vực này gặp nhiều khó khăn. ỀVí dụ, ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên bái
với số dân gần 30 nghìn người, trong đó đến 90% là người H’Mông, mà chỉ có một bệnh viện
huyện có 13 giường, hàng năm được cấp kinh phí cho 5 giường bệnh nhưng thực tế chỉ điều
trị được 2 bệnh nhân ở mức trung bình là hết kinh phí. Hay như thuốc chống bệnh bướu cổ,
toàn huyện chỉ được cấp 1000 liều thuốc Iốt. Với cơ số thuốc này chỉ đủ dùng cho từ 1 đến 2
xã ».6
IV. Một số chỉ báo kinh tế xã hội của bốn nhóm dân tộc thiểu số
1. SMAM theo giới tính của từng nhóm dân tộc
Sự khác nhau về tỷ lệ phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ dẫn đến những khác nhau
về mức sinh đối với từng dân tộc. Đối với các dân tộc ở Việt Nam nói chung và 4 dân tộc
thiểu số này nói riêng, sinh đẻ trong hôn nhân là một chuẩn mực xã hội. Trong xã hội truyền
thống, phù hợp với chuẩn mực đông con là kết hôn sớm và đặc biệt ở các khu vực miền núi,
tảo hôn là một hiện tượng khá phổ biến.
Bảng 7: Tỷ lệ độc thân theo nhóm tuổi và SMAM theo từng giới tính
Tỷ lệ độc thân
Nhóm Mường H'Mông Dao Gia Rai Kinh
Tuổi Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
13-14 99,3 99,1 93,9 92,3 96,4 96,0 98,4 97,1 99,6 99,5
15-17 96,7 93,9 77,8 67,3 86,9 83,1 94,6 84,3 98,5 96,6
18-19 83,5 70,8 47,4 32,6 60,3 51,0 75,4 56,3 92,3 79,4
20-24 41,8 32,3 20,8 12,4 25,3 17,5 39,8 27,2 60,5 43,2
25-29 9,2 11,5 7,9 4,8 6,7 5,1 12,2 11,5 22,1 17,8
30-34 2,3 6,9 3,5 2,3 3,0 2,6 4,4 6,4 6,7 11,0
35-39 1,4 4,8 2,7 2,1 2,6 1,9 2,1 4,3 2,9 8,5
40-44 1,4 3,6 2,3 1,3 2,4 1,5 1,1 2,7 1,7 6,0
45-49 0,8 2,2 2,1 1,6 1,8 1,6 1,4 2,4 1,3 3,3
50-54 0,8 1,3 1,4 1,4 1,8 1,1 1,3 1,8 1,0 2,1
SMAM 23,7 23,0 20,2 18,6 21,3 19,3 23,3 21,6 26,1 24,7
Nguồn : Tính từ biểu 1.4 - Dân số theo dân tộc và giới tính. Kết quả điều tra toàn diện, tập 1. Tổng điều tra dân số
Việt Nam 1989. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số Trung ương, Hà Nội 1991.
Giá trị của SMAM là số năm trung bình sống trong tình trạng độc thân của những người
kết hôn trước tuổi 50 có thể coi như một chỉ báo của việc nâng cao tuổi kết hôn. SMAM của phụ
nữ và nam giới dân tộc H'Mông là thấp nhất (18,6 đối với nữ và 20,2 đối với nam, tiếp đó là
người Dao (19,3 và 21,3), của người Gia Rai (21,6 và 23,3) người Mường có SMAM cao nhất
trong số 4 nhóm dân tộc thiểu số này (23,0 và 23,7
Đối với dân tộc Mường, H’Mông, Dao ở vùng núi phía Bắc, bên cạnh loại gia đình hạt
nhân theo chế độ phụ hệ là chủ yếu, còn có gia đình mở rộng nhiều thế hệ với vài cặp vợ chồng
và con cái cùng chung sống dưới một mái nhà, có kinh tế chung (làm chung, ăn chung, chi tiêu
chung). Loại hình gia đình gốc mở rộng gồm 2-3 anh em trai, có vợ con nhưng vẫn ở chung và
có kinh tế chung với bố mẹ đẻ.
Những đặc điểm nhân khẩu và kinh tế xã hội ...
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
30
Theo kết qủa nghiên cứu gần đây nhất của Viện Xã hội học và tổ chức Future Group về
sức khỏe sinh sản - Nhu cầu và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tại cấp cơ sở của các dân tộc thiểu
số cho thấy: Người H'Mông ở bản Hua Rốm, xã Nà Tấu thường sống trong hộ gia đình đa thế
hệ. Các anh em trai thường sống chung một nhà với bộ mẹ và sau khi lập gia đình cũng vấn sống
ở đó. Cả đại gia đình cùng làm chung, ăn chung. Khi gia đình quá chật chội hoặc có mâu thuẫn
thì người cha có thể quyết định cho các con ra ở riêng. Bố mẹ chia đất, chia ruộng cho con cái
đã xây dựng gia đình. Trong hình thức gia đình này, người bố có vai trò quan trọng nhất cho đến
khi già quá thì trao lại quyền điều hành gia đình cho người con trai lớn nhất sống cùng.
Đối với dân tộc Gia Rai, hình thức gia đình nhỏ mẫu hệ là phổ biến. Đó là một quá trình
phát triển tất yếu của sự giải thể những gia đình lớn mẫu hệ. Bước đầu là tách ra ở riêng và sau
đó là chia ruộng, rẫy sản xuất riêng, chăn nuôi riêng. Điều đó ít nhiều giải phóng sức lao động
và thúc đẩy kinh tế tư hữu của gia đình nhỏ phát triển.
Gia đình các dân tộc ít người thực hiện nhiều chức năng. Sản xuất nông nghiệp với
những phương thức canh tác khác nhau giữa các tộc người, song nhìn chung đều sử dụng sức
người là chủ yếu. Điều này biểu hiện rất rõ ở các dân tộc hiện đang sống bằng làm nương rẫy và
cư trú ở vùng sinh thái khắc nghiệt. Điển hình là người H’Mông. Với chức năng kinh tế của gia
đình như vậy, kết hôn sớm và có nhiều con là hiện tượng phổ biến trong các dân tộc ít người.
2. Tình hình sản xuất và thu nhập
Các dân tộc thiểu số trước đây cũng như hiện nay chủ yếu là cư dân nông nghiệp. Đặc
điểm nổi bật của nông nghiệp ở miền núi phía Bắc và vùng các dân tộc ít người là sản xuất
lương thực trong những năm gần đây có bước phát triển. "Trong thời kỳ 1990-1993, miền núi
phía Bắc bình quân hàng năm diện tích cây lương thực tăng 3,92%, sản lượng lương thực quy
thóc tăng 8,1%. Ă khu vực Tây Nguyên mức tăng tương ứng là 3,23% và 4,59%. Mặc dù dân số
tăng nhanh cả cơ học, cả tự nhiên nhưng bình quân lương thực quy thóc trên đầu người vẫn tăng
2,24% ở phía Bắc và 1,01 % ở Tây Nguyên".7
Nguồn sống chính của các dân tộc ít người ở nước ta là trồng trọt và chăn nuôi, đă từ lâu
gắn chặt với canh tác rẫy và ruộng. Hầu hết mọi nghề phụ chỉ được tiến hành khi công việc canh
tác đă xong. Chính vì vậy, trong sự phân hoá giàu nghèo hiện nay ở các dân tộc thiểu số, đất đai,
bao gồm cả đất ruộng, rẫy và đất rừng là một yếu tố tác động khá mạnh mẽ. Ví dụ, người Dao ở
xă Tân Dân, những hộ gia đình có thu nhập khá là những hộ có ưu thế về đất ruộng, đất rừng và
đất rẫy. Ví dụ, bình quân các loại đất ở hộ nghèo đói là 152m2 ruộng, 2347 m2 đất rừng và 347
m2 đất rẫy ; trong khi đó đối với hộ khá giả diện tích tương ứng các loại đất là 467 m2 , 5109
m2 và 696 m2 .
Cho đến nay, vùng các dân tộc thiểu số vẫn là vùng sản xuất chậm phát triển, đời sống
nhân dân gặp nhiều khó khăn. "Tính theo chỉ số GDP thì bình quân đầu người dân ở vùng núi
phía Bắc trong năm 1992 chỉ đạt 278,48 nghìn đồng, bằng 62,55% GDP của cả nước. Hay nói
cách khác, tổng giá trị sản phẩm quốc nội của người dân ở vùng này chỉ bằng 1/ 2 người dân ở
vùng khác"8.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thiếu các điều kiện sản xuất, trước hết là vốn
và đất. "Đối với người Dao ở xã Tân Dân, 89,29% hộ gia đình trả lời thiếu đất và 84,69% thiếu
vốn"9. Thiếu vốn thì có thể giải quyết được, còn thiếu đất canh tác, tư liệu sản xuất quan trọng
nhất của người dân các dân tộc miền núi thì khó giải quyết hơn cả.
3.Tình hình giáo dục
Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, tỷ lệ mù chữ trong năm 1989 của cư dân các dân tộc thiểu
số đều cao hơn so với năm 1979. Ở nhiều vùng, nhiều dân tộc có hiện tượng thế hệ sau có tỷ lệ
mù chữ cao hơn thế hệ trước. Tình trạng tái mù chữ cũng phổ biến ở nhiều địa phương trong
mấy thập kỷ qua. Bên cạnh đó là tình trạng mù nghĩa, biết đọc nhưng không hiểu nghĩa của từ.
Vũ Tuấn Huy
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
31
Một tình trạng phổ biến trong những năm qua là chữ viết của một số dân tộc đă hình
thành nhưng không phát triển được. "Chữ H’Mông vẫn còn đang ở giai đoạn dạy thí điểm tại
một số địa phương và không ít trở ngại. Ă các tỉnh Tây Nguyên có 4 thứ chữ : ‰đê, Bana,
Gia Rai và Cơ Ho được triển khai từ những năm 1982-1983 nhưng cho đến nay cũng không
thể nói là thành công"10.
Nguyên nhân của tình trạng đó là do một số văn tự mới được hình thành, chưa đủ thời
gian để hoàn thiện nên việc dạy và học có nhiều khó khăn. Đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số
lượng vừa yếu về chất lượng. Cơ sở vật chất như sách giáo khoa, phương tiện ấn loát không
đáp ứng được với yêu cầu của công tác này. Cơ sở vật chất của học đường thiếu thốn, nhiều
nơi xuống cấp nghiêm trọng, không thu hút hết số trẻ em trong độ tuổi đến trường và không
đảm bảo cho việc học tập có kết quả
Bảng 8: Dân số từ 5 tuổi trở lên theo dân tộc và tình trạng biết đọc biết viết
Biết đọc, biết viết Không biết đọc Không xác định Tổng
Dân tộc TS Nam Nữ TS Nam Nữ TS Nam Nữ
Mường 81,58 40,76 40,83 18,28 7,03 11,26 0,13 0,06 0,07 100,0
H’Mông 10,04 8,73 1,31 89,80 40,66 49,14 0,16 0,07 0,09 100,0
Dao 34,17 21,65 12,52 65,71 28,05 37,66 0,12 0,06 0,06 100,0
Gia Rai 20,53 14,26 6,27 79,45 33,85 45,60 0,02 0,01 0,01 100,0
Kinh 87,10 42,51 44,58 12,87 4,62 8,44 0,03 0,01 0,01 100,0
Nguồn : Tính từ biểu 4.5 - Dân số theo dân tộc và giới tính. Kết quả điều tra toàn diện, tập I1. Tổng điều tra dân số
Việt Nam 1989. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số Trung ương, Hà Nội 1991
Theo số liệu điều tra dân số năm 1989, tỷ lệ dân số từ 5 tuổi trở lên không biết đọc,
không biết viết cao nhất ở dân tộc H’Mông (89,8%), dân tộc Gia Rai (79,45%), dân tộc Dao
(65,71%) và thấp nhất là dân tộc Mường (18,28%). Trong các dân tộc này, tỷ lệ mù chữ của
nữ giới đều cao hơn của nam giới.
Tình trạng mù chữ của cư dân trong 4 dân tộc này, cũng theo kết quả điều tra dân số
năm 1989, chủ yếu do tỷ lệ chưa bao giờ đến trường. Trong 4 nhóm dân tộc này, dân tộc
H’Mông có tỷ lệ dân cư từ 5 tuổi trở lên chưa bao giờ đến trường cao nhất (89,94%), tiếp
đến là dân tộc Gia Rai (79,57%), dân tộc Dao (66,35%) và thấp nhất là dân tộc Mường
(18,66%).
Bảng 9: Tình trạng đi học phổ thông của dân số từ 5 tuổi trở lên
1- Nam giới
Dân tộc Đang đi học Đã thôi học Chưa bao giờ đi
học
Không xác
định
Tổng số
Dân tộc 22,07 62,58 15,05 0,30 100,0
Mường 4,95 12,29 82,44 0,32 100,0
H’Mông 9,25 33,17 57,35 0,22 100,0
Dao 8,56 20,90 70,51 0,04 100,0
Gia Rai 27,15 62,57 10,20 0,07 100,0
2- Nữ giới
Dân tộc Đang đi học Đã thôi học Chưa bao giờ đi
học
Không xác
định
Tổng số
Dân tộc 17,62 60,05 21,98 0,36 100,0
Mường 0,76 1,63 97,28 0,33 100,0
Những đặc điểm nhân khẩu và kinh tế xã hội ...
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
32
H’Mông 6,06 18,48 75,24 0,23 100,0
Dao 4,73 7,26 87,97 0,04 100,0
Gia Rai 21,66 62,84 16,22 0,09 100,0
Nguồn : Tính từ biểu 4.5 - Dân số theo dân tộc và giới tính. Kết quả điều tra toàn diện, tập I1. Tổng điều tra dân số
Việt Nam 1989. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số Trung ương, Hà Nội 1991.
Sự khác biệt nam nữ về phương diện giáo dục có thể chỉ ra qua số liệu về tỷ lệ chưa
bao giờ đến trường của từng giới. Trong 4 nhóm dân tộc này, tỷ lệ phụ nữ H’Mông từ 5 tuổi
trở lên chưa bao giờ đến trường lên đến 97,28%, phụ nữ Gia Rai là 87,97%, phụ nữ Dao là
75,24%.
Theo kết qủa nghiên cứu định tính trong sự án Sức khỏe sinh sản - Nhu cầu và dịch vụ kế
hoạch hóa gia đình tại cấp cơ sở của một số dân tộc thiểu số do Viện Xã hội học và tổ chức
quốc tế Future Group tiến hành năm 1997 cho thấy tình hình giáo dục tại một trong những
điểm nghiên cứu như sau:
"Xã Nà Tấu, huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu có một trường cấp 1-2 tại trung tâm xã.
Ngoài ra còn có lớp học cho con em trong bản. Các em thường học đến lớp 3 hoặc lớp 4 thì
bỏ học. Phụ nữ và trẻ em gái thường mù chữ và hầu hết không thể nói được tiếng Kinh là
tiếng phổ thông. Cả bản chỉ có 3 phụ nữ biết đọc biết viết. Phụ nữ H'Mông có thể nói được
tiếng Thái nhưng không nhiều. Nam giới trong bản có thể nói được tiếng Kinh nhưng không
sõi. Trước đây, chỉ có nam giới đến trường, các em gái phải ở nhà bế em. Khoảng 3 năm trở
lại đây mới có học sinh nữ đến trường".
3. Chăm sóc sức khỏe và công tác kế hoạch hóa gia đình
Theo kết qủa sơ bộ nghiên cứu gần đây của Viện Xã hội học và tổ chức Future Group
về Sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình đối với dân tộc thiểu số (1997) tại các xã
khảo sát nhu Nà Tấu tỉnh Lai châu, Yên Ninh tỉnh Thái Nguyên, xã Lương Trung tỉnh Thanh
Hóa, xã Bình Chú tỉnh Trà Vinh và xã Cumta tỉnh Đắc Lắc, hầu hết các trạm y tế xã đều ở
trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, trang thiết bị, dụng cụ y tế nghèo nàn. Trình độ của
nhân viên y tế thường chỉ là y sỹ, trung cấp hoặc sơ cấp nên tay nghề rất thấp. Các nhân viên
của trạm không đủ khả năng để tiến hành các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình như đặt vòng,
đình sản, hoặc nạo thai và hút điều hòa kinh nguyệt. Các công việc này chủ yếu do các nhân
viên của đội dịch vụ kế hoạch hóa gia đình lưu động của huyện đảm nhận hoặc được tiến
hành tại các phòng khám đa khoa khu vực liên xã.
Chương trình kế hoạch hóa gia đình mới được bắt đầu trong thời gian gần đây. Ví dụ,
xã Nà Tấu, Yên Ninh bắt đầu từ năm 1993; xã Lương Trung từ năm 1994 và được đẩy mạnh
từ năm 1995. Điểm đặc thù của các xã vùng sâu, vùng xa của đồng bào các dân tộc thiểu số
là địa bàn xã rất rộng, các cụm dân cư không tập trung mà trải dài trên một địa hình đi lại
khó khăn. Do điều kiện sống tách biệt như vậy nên đồng bào dân tộc bị thiệt thòi trong việc
tiếp cận đến hệ thống y tế và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu chưa thực sự đến với người dân bản. Trẻ em
chưa được tiêm phòng do ở quas xa các cơ sở y tế. Đối với phụ nữ H'Mông, việc đi khám
bệnh phụ khoa và khám thai hầu như chưa được thực hiện. Một phần do giao thông đi lại khó
khăn và trả tiền cho việc chữa bệnh, song khó khăn chính do họ rất xấu hổ, e ngại nhất là khi
phải tiếp xúc với nhân viên y tế là nam giới. Đối với phần lớn chị em có thai, họ vẫn làm
việc bình thường và không có chế độ bồi dưỡng cho đến tận lúc sinh. Khi sinh nở, phụ nữ
dân tộc thường đẻ con tại nhà, chỉ trong trường hợp đẻ khó mới đến trạm xá. Ví dụ, đối với
phụ nữ H'Mông, Thái đen, Mường khi sinh con thì thường là chồng, mẹ chồng hoặc mẹ đẻ
đỡ cho.
Thực hiện kế hoạch hóa gia đình tại các khu vực này cho thấy: đối với phụ nữ
H'Mông ở bản Hua Rốm, chỉ có 4 phụ nữ sử dụng vòng tránh thai. Họ đều là cán bộ phụ nữ
hoặc người nhà của cán bộ trong bản. Biện pháp nạo hút thai cũng đã được chấp nhận. Đã có
Vũ Tuấn Huy
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
33
một số phụ nữ sử dụng biện pháp này để hạn chế số con không mong muốn. Tuy nhiên, họ
phải đi đến trạm xá và trả tiền mọi chi phí (mỗi ca từ 25000 đồng đến 30000 đồng). Bao cao
su cũng được sử dụng từ nguồn duy nhất là cộng tác viên dân số lĩnh hàng tháng từ chuyên
trách dân số của xã. Mỗi cá nhân có nhu cầu sử dụng được cấp 10 bao cao su/tháng nhưng do
dùng sai nên vẫn không đủ. Đối với vòng tránh thai và thuốc viên tránh thai, khi có nhu cầu,
phụ nữ phải đi đến trung tâm y tế xã cách xa 13km. Dịch vụ kế hoạch hóa gia đình chưa bao
giờ đi xuống tận bản. Trong các đợt truyền thông, cán bộ tuyên truyền thường nói tiếng phổ
thông, chiếu phim tuyên truyền bằng tiếng phổ thông nên đối tượng nghe nhiều khi không
hiểu hết.
V. Kết luận
Trên cơ sở những công trình nghiên cứu và số liệu điều tra dân số 1989 đă xuất bản,
bản tổng quan này nhằm mô tả một số đặc điểm nhân khẩu và kinh tế - xã hội của bốn nhóm
dân tộc thiểu số là Mường, H’Mông, Dao và Gia Rai. Trong sự phát triển lịch sử, bốn nhóm
dân tộc thiểu số này đều có những nét chung của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam. Mặt
khác, sự tác động lẫn nhau của các yếu tố kinh tế - xã hội - văn hoá và các quá trình nhân
khẩu đă dẫn đến những đặc điểm riêng về phân bố dân cư, mức sinh, mức chết, tỷ suất giới
tính, mô hình hôn nhân, gia đình và cơ cấu xã hội của mỗi dân tộc thiểu số.
Trong số 4 nhóm dân tộc thiểu số này, mức sinh và mức chết của ba nhóm dân tộc
H’Mông, Dao và Gia Rai đều ở mức cao hơn dân tộc Mường và cao hơn so với các dân tộc
thiểu số khác ở Việt Nam. Mặc dù không có những số liệu chỉ ra mối liên hệ trực tiếp giữa
mức sinh và mức chết với những yếu tố kinh tế xã hội chung và đặc thù của mỗi dân tộc song
có thể rút ra một số nhận xét từ những so sánh phân tích ở trên.
Do những đặc điểm lịch sử và mô hình định cư của mỗi dân tộc, phương thức canh
tác dựa trên những điều kiện tự nhiên và sức người là chính đã dẫn đến cơ cấu xã hội và gia
đình đặc thù của mỗi dân tộc. Những yếu tố đó đến lượt nó lại là những yếu tố quyết định
hành vi dân số khác nhau ở mỗi dân tộc. Cho đến nay, vùng các dân tộc thiểu số vẫn là vùng
sản xuất chậm phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, GDP của người dân ở vùng
này chỉ bằng một nửa so với người dân ở vùng khác.
Với phương thức canh tác đốt rừng làm rẫy truyền thống như người H’Mông, người
Dao và người Gia Rai, không những năng suất thấp mà còn dẫn đến hủy hoại môi trường,
mất cân bằng sinh thái. Hậu quả của phương thức canh tác này là rừng và đất đai để có thể
canh tác được ngày càng bị thu hẹp. Tình trạng thiếu đất ngày nay cũng đang trở thành phổ
biến đối với các dân tộc thiểu số. Hiện tượng di dân tự do của một số dân tộc thiểu số trong
đó có người Dao và người H’Mông đến các tỉnh phía Nam mới xuất hiện gần đây cho thấy rõ
điều đó.
Với phương thức canh tác như vậy, cộng với điều kiện tự nhiên, giao thông có nhiều
trở ngại, việc xây dựng cơ sở hạ tầng như trường học, y tế gặp nhiều khó khăn. Điều đó dẫn
đến trình độ dân trí thấp, những phong tục, tập quán không phù hợp có điều kiện để tiếp tục
duy trì. Một chỉ báo điển hình là tình trạng thiếu trường lớp, cơ sở vật chất, giáo viên đối với
khu vực của đồng bào thiểu số. Rõ ràng ở đây tình trạng mù chữ và không được đi học có
liên quan đến mức sinh và mức chết ở mỗi dân tộc thiểu số. Dân tộc H’Mông có tỷ lệ mù chữ
và không đi học cao nhất nên tuổi kết hôn cũng thấp nhất, mức sinh và mức chết cũng cao
nhất.
Điều ai cũng biết là sự tăng trưởng kinh tế không thể tách rời những nhân tố xã hội và
văn hoá. Sự phát triển kinh tế - văn hóa ở các dân tộc và sự phát triển ở từng dân tộc đều
phải dựa trên hai cơ sở chủ yếu là : sự giúp đỡ của Nhà nước và sự tự vươn lên của chính bản
thân mỗi dân tộc. Việc tăng cường áp dụng những biện pháp khoa học kỹ thuật tiến bộ thích
hợp, đẩy nhanh phát triển sản xuất hàng hóa là những cơ sở cần thiết cho sự phát triển bền
vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Và đó cũng là yếu tố tích cực để
giảm mức sinh và mức chết trong các dân tộc thiếu số.
Những đặc điểm nhân khẩu và kinh tế xã hội ...
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
34
Từ những số liệu về nhân khẩu học của 4 nhóm dân tộc thiểu số này, có nhiều vấn đề
có thể đặt ra. Giữa phong tục tập quán, lối sống của từng dân tộc và kinh tế, yếu tố nào là
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mức sinh và mức chết cao ở dân tộc H’Mông, Dao, và Gia Rai
? Giữa dân tộc Gia Rai và dân tộc Mường có mức phát triển khác nhau tại sao tỷ suất sinh
thô của dân tộc Gia Rai thấp hơn nhiều so với dân tộc H’Mông, Dao và cao hơn chút ít so
với dân tộc Mường? Vì sao dân tộc Gia Rai có tỷ lệ sinh đặc trưng theo tuổi cao nhất ở nhóm
tuổi 35-39, và thấp hơn ngay cả so với người Mường ở nhóm tuổi 25-19? Những vấn đề về
kế hoạch hóa gia đình trong các dân tộc thiểu số nói chung và 4 nhóm dân tộc thiểu số này
nói riêng còn là một vấn đề ít được nghiên cứu khi ba trong bốn dân tộc thiểu số này có mức
sinh đẻ cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện của Đảng về chính sách dân tộc. Nhà xuất bản Sự Thật. Hà Nội-1978, tr. 46.
2. Khổng Diễn: Dân số và dân tộc ít người ở Việt Nam, Viện Dân tộc học, Nhà xuất bản
Khoa học Xã hội. Hà Nội-1995. (3) tr. 87 ; (4,5) tr. 88 ;
3. Bế Viết Đảng: Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi.
Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia-Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc-1996. (6) tr. 183 ; (7) tr. 43;
(8,9) tr. 45.
4. Bế Viết Đẳng: 50 năm các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (1945-1995) Nhà xuất bản
Khoa học Xã hội-1995. (10) tr. 183.
5. Tổng điều tra dân số Việt Nam, ước lượng mức độ sinh và chết cho các tỉnh và nhóm
dân tộc Việt Nam, 1989. Nhà xuất bản Thống Kê-1994.
6. Tổng điều tra dân số Việt Nam - Kết quả điều tra toàn diện Tập I, II. Ban chỉ đạo tổng
điều tra dân số Trung ương, Hà Nội-1991.
7. Viện Xã hội học: Sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình của các nhóm dân tộc
thiểu số ở Việt Nam-1997
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_dac_diem_nhan_khau_va_kinh_te_xa_hoi_cua_cac_nhom_dan.pdf