Những chiều cạnh biến đổi sinh hoạt cộng đồng – xã hội trong thời kỳ đổi mới (Qua khảo sát tại 6 tỉnh/thành phố là Yên Bái, Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Tháp)

Hoạt động của các đoàn thể là một yếu tố quan trọng gắn kết các thành viên trong cộng đồng. Nhìn chung việc đánh giá mức độ tham gia các hoạt động chính trị - xã hội của các cá nhân cũng như so sánh sự biến đổi trong việc tham gia của họ vào các hoạt động này là điều không dễ dàng. Lý do không phải ai cũng có cơ hội, điều kiện hoặc mong muốn tham gia. Có những đoàn thể bị giới hạn bởi mục đích, tiêu chí hoạt động căn cứ theo nhóm tuổi, giới tính, nghề nghiệp, của cá nhân. Sự đánh giá ở trên chỉ mang tính chung nhất. Tuy vậy cũng cho thấy được sự biến đổi ở mặt con số thống kê. Hiện nay người dân có xu hướng tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng – xã hội, mặc dù sự biến đổi diễn ra không đồng đều ở các nhóm, các khu vực và đa số NTL tham gia ít nhất 1 Hội/đoàn thể ở thời điểm hiện tại (66,9%).

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những chiều cạnh biến đổi sinh hoạt cộng đồng – xã hội trong thời kỳ đổi mới (Qua khảo sát tại 6 tỉnh/thành phố là Yên Bái, Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Tháp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạ Thị Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 51 - 56 51 NHỮNG CHIỀU CẠNH BIẾN ĐỔI SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG – XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (Qua khảo sát tại 6 tỉnh/thành phố là Yên Bái, Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh và Đồng Tháp) Tạ Thị Thảo* Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bài viết là kết quả nghiên cứu “Biến đổi cơ cấu – xã hội sau đổi mới và dự báo xu hƣớng biến đổi” đƣợc khảo sát tại các tỉnh/thành phố là: Yên Bái, Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh và Đồng Tháp. Kết quả khảo sát cho thấy có sự biến động trong việc ngƣời dân tham gia các hoạt động cộng đồng trong vòng 10 năm (1998 - 2008). Phần lớn ngƣời dân có xu hƣớng tham gia tích cực hơn đối với các hoạt động cộng đồng xã hội tại địa phƣơng nơi họ đang sinh sống, tham gia các tổ chức chính trị xã hội chính thức và phi chính thức, điều này chứng tỏ ngƣời dân đã ý thức đƣợc quyền lợi cũng nhƣ vai trò chính trị của bản thân họ. Bên cạnh đó còn cho thấy sự khác biệt giữa các khu vực, các nhóm tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp. Nghiên cứu này góp phần làm phong phú thêm các nghiên cứu về biến đổi xã hội nói chung, một lần nữa khẳng định chính sách Đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc ta là hoàn toàn đúng đắn. Từ khóa: Biến đổi xã hội, sinh hoạt cộng đồng xã hội, đổi mới, tổ chức xã hội, cộng đồng xã hội DẪN NHẬP* K.Mark đã khẳng định rằng: “Bản chất con ngƣời không phải là một cái trừu tƣợng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó bản chất con ngƣời là tổng hoà của những mối quan hệ xã hội”, theo đó, con ngƣời phải đƣợc đặt trong các quan hệ xã hội mới có thể trở thành con ngƣời toàn diện, không có con ngƣời tồn tại riêng biệt. Một trong những hoạt động của cá nhân khi sống trong một cộng đồng, địa phƣơng chính là sự tham gia các hoạt động cộng đồng nhƣ: họp tổ dân phố, lễ hội văn hoá, đình chùa, lễ mừng thọ, họp họ hàng, câu lạc bộ, THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG – XÃ HỘI Một trong những hoạt động của các cá nhân khi sống trong một cộng đồng xã hội đó là sự tham gia các hoạt động của cộng đồng đó. Mức độ tham gia các hoạt động này cho thấy sự gắn kết, hòa nhập của cá nhân đó với nơi mà họ đang cƣ trú. Tham gia họp tổ dân phố/ thôn/ xóm, họp tại Ủy ban nhân dân (UBND) xã/ phƣờng Theo pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn đƣợc Ủy ban thƣờng vụ * Tel: 0988 820020, Email: thaotathi@gmail.com Quốc hội thông qua ngày 20/4/2007, các cuộc họp tổ dân phố, họp tại UBND xã/phƣờng đƣợc tổ chức để tuyên truyền đến ngƣời dân nội dung các văn bản, chính sách, pháp luật của nhà nƣớc, đồng thời lấy ý kiến đóng góp trao đổi của ngƣời dân một cách công khai về nội dung các quyết sách đó. Ngƣời dân tham gia các cuộc họp này là cách họ thể hiện thái độ cũng nhƣ ý thức đối với quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Số liệu cho thấy rõ sự biến đổi trong việc tham gia hội họp sau 10 năm. Ngƣời dân có tích cực trong việc tham gia họp tổ dân phố/thôn/xóm hay họp tại UBND xã/phƣờng hay không là minh chứng cho sự liên hệ của họ với cơ quan công quyền các cấp. Trong một nghiên cứu về biến đổi kinh tế xã hội nói chung đã cho thấy có 34,8% số hộ đô thị và 32,2% số hộ nông thôn có liên hệ với chính quyền địa phƣơng. Bình quân trong mỗi năm mỗi hộ đô thị liên hệ 1,2 lần còn mỗi hộ nông thôn là 1,0 lần [4]. Số ngƣời thƣờng xuyên tham gia họp tổ dân phố chủ yếu rơi vào nhóm tuổi từ 37 – 46 tuổi và trên 56 tuổi, tức là phần lớn ở lứa tuổi trung niên và ngƣời già (35,2%) trong khi tỷ lệ này ở ngƣời trẻ (dƣới 36 tuổi) là 7,5% (Biểu 1). Tạ Thị Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 51 - 56 52 Biểu 1. Mức độ tham gia họp tổ dân phố/ thôn xóm, họp tại UBND xã/ phường qua các mốc thời gian (Đơn vị tính: %) Kết quả khảo sát cho thấy, đa số có 51,2% số NTL làm nông nghiệp cho biết họ thƣờng xuyên tham gia các cuộc họp tại nơi cƣ trú, và nhóm nghề nông nghiệp hầu nhƣ chiếm tỷ lệ cao hơn các nhóm nghề khác (Biểu 2). Biểu 2: Mức độ tham gia họp tổ dân phố/thôn/xóm phân theo nhóm nghề nghiệp (Đơn vị tính: %) Tốc độ phát triển của xã hội càng nhanh, tính cá nhân của con người càng có cơ hội phát huy, những sinh hoạt cộng đồng, trong đó có họp tổ dân phố/thôn/xóm, họp tại UBND xã/phường là những hoạt động hiếm hoi để người dân thắt chặt tình đoàn kết và tính tự quản tại khu dân cư. Tham gia các lễ hội văn hóa, đi đình chùa Nếu Lễ Tết là một hệ thống phân bố theo thời gian thì các lễ hội văn hóa là một hệ thống phân bố theo không gian, nó thƣờng diễn ra vào mùa xuân và mùa thu khi công việc bắt đầu rảnh rỗi. Tham gia các lễ hội văn hóa truyền thống, đi lễ đình chùa là hoạt động văn hóa trong đời sống tâm linh của ngƣời Việt Nam. Theo thống kê thì trong một năm cả nƣớc ta có hơn 8.000 lễ hội lớn nhỏ. Nhƣ vậy tính trung bình cứ một ngày cả nƣớc lại có tới hơn 20 lễ hội đƣợc tổ chức. Từ xa xƣa lễ hội đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của ngƣời Việt Nam ta. Còn ngày nay, khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của mỗi ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng lên thì nhu cầu về đời sống tâm linh của mỗi ngƣời vì thế cũng càng cao. “...từ những năm 90 của thế kỷ trước, nhiều hội hè, đình đám được khôi phục, số lượng lễ hội được tổ chức ở các địa phương ngày càng tăng nhanh và số người đi hội năm sau cao hơn năm trước...” [6] Đặt hoạt động này trong không gian khu vực cho thấy dù ở thời điểm nào ngƣời dân nông thôn vẫn tích cực tham gia hoạt động này hơn so với ngƣời dân đô thị. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ cuộc sống của ngƣời dân nông thôn gắn 0 10 20 30 40 50 Họp tổ dân phố Họp tại UBND xã/phƣờng 2008 2003 1998 Nông nghiệp Buôn bán, dịch vụ Công nhân, viên chức Thủ công nghiệp/nghề tự do Khác Tạ Thị Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 51 - 56 53 liền với nhịp mùa vụ, nên họ có nhiều thời gian rỗi hơn cho các hoạt động mang tính giải trí văn hóa tâm linh này. (Biểu 3) Hoạt động này hầu nhƣ chỉ thu hút đƣợc nhóm tuổi trung niên và ngƣời già, ở mọi thời điểm số lƣợng ngƣời trẻ tham gia rất ít. “Ngày nay, nếu được hỏi rằng phương Tây hay các nước lân cận của Việt Nam có những lễ hội nào thì đa số các bạn trẻ đều trả lời rất đầy đủ về các lễ hội đó, cả lịch sử hình thành và ý nghĩa. Nhưng nếu chỉ cần hỏi ngày Giỗ tổ Hùng Vương là ngày nào thì hẳn sẽ thu được rất nhiều câu trả lời khác nhau” [7]. Nói nhƣ vậy không có nghĩa ngƣời trẻ không bao giờ đi chùa, so với cách đây 10 năm tỷ lệ ngƣời trẻ đi chùa đã tăng lên mặc dù mức tăng không nhiều. “Những năm gần đây, rất nhiều bạn trẻ đi chùa để tìm sự bình an hay những giây phút thư thái. Nhất là dịp đầu năm, đi chùa trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt cũng thu hút rất nhiều bạn trẻ.” [8]. Việc tham dự các lễ hội hay đi chùa là hành động thể hiện nét văn hóa tâm linh của người Việt. Theo thời gian, ngày càng nhiều người dân ở các lứa tuổi khác nhau, thuộc các nhóm ngành nghề khác nhau có xu hướng tích cực tham gia vào hoạt động này với mong muốn tâm hồn được thanh thản, thư thái sau những giờ làm việc căng thẳng. Biểu 3: Mức độ tham gia lễ hội văn hóa, đi đình chùa phân theo khu vực (Đơn vị tính: %) Bảng 1: Mức độ tham gia lễ hội văn hóa, đi đình chùa của NTL phân theo nhóm tuổi qua các mốc thời gian (Đơn vị: %) Mốc thời gian Tuổi của NTL (phân theo nhóm) 56 Năm 2008 11.1 14.6 24.1 26.6 23.6 Năm 2003 9.7 14.9 24.0 23.4 28.0 Năm 1998 8.0 12.9 23.3 24.5 31.3 Bảng 2: Sự tham gia của NTL vào các Hội/ đoàn thể chính thức theo thời gian (Đơn vị: %) Hội/ đoàn thể Năm 1998 Năm 2003 Năm 2008 Đảng Cộng sản 8.5 9.8 11.7 Đoàn thanh niên 13.5 14.3 12.3 Mặt trận tổ quốc 2.3 2.7 3.4 Hội Phụ nữ 20.2 26.1 29.0 Hội Nông dân 11.6 15.4 18.0 Hội Ngƣời cao tuổi 6.7 9.1 11.1 Hội Cựu chiến binh 4.3 5.8 7.0 Hội/ đoàn thể khác 3.6 3.8 4.6 Không tham gia Hội/ đoàn thể nào 47.2 38.2 33.1 42.2 57.8 44 56 46 54 0 10 20 30 40 50 60 1998 2003 2008 Nông thôn Thành thị Tạ Thị Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 51 - 56 54 THAM GIA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Việc phân tích và đánh giá mức độ tham gia các hoạt động chính trị - xã hội của các cá nhân cũng nhƣ sự biến đổi trong việc tham gia của họ vào các hoạt động này là rất khó khăn. Bởi những nguyên nhân khách quan nhƣ giới hạn về mục đích, tiêu chí, nội dung hoạt động đƣợc dành riêng cho một nhóm ngƣời nhất định, chứ không phải phổ biến cho tất cả mọi ngƣời, tức là không phải ai cũng có thể tham gia vào bất kỳ một tổ chức chính trị - xã hội nào mà họ muốn. Ví dụ: Đoàn thanh niên chỉ kết nạp những ngƣời trong độ tuổi thanh niên (Từ 15 – 30 tuổi), còn Hội ngƣời cao tuổi chỉ kết nạp thành viên là những ngƣời cao niên, Hội phụ nữ chỉ dành cho những ngƣời là nữ giới, Do vậy sự phân tích và đánh giá dƣới đây chỉ mang tính chất ƣớc lệ. Tham gia các tổ chức chính thức Các hội/ đoàn thể chính thức trong nghiên cứu này bao gồm có Đoàn thanh niên, Đảng cộng sản, Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội ngƣời cao tuổi, Hội cựu chiến binh. Trong số những ngƣời đƣợc hỏi thì có tới 66,9% cho biết họ có tham gia ít nhất một hội/ đoàn thể. Và trung bình thì số lƣợng hội/ đoàn thể mà họ tham gia là 2. Có thể nhận thấy sự thay đổi qua các mốc thời gian, số lƣợng NTL không tham gia hội/ đoàn thể nào đã giảm từ 47,2 % xuống còn 33,1%. Số lƣợng NTL tham gia từ 2 đoàn thể trở lên tăng đều qua các mốc thời gian. Số lƣợng đoàn thể NTL tham gia tập trung chủ yếu ở 1 – 2 đoàn thể, còn từ 3 đoàn thể trở lên có rất ít ngƣời tham gia (dƣới 5%). Nhƣ vậy có thể thấy rằng số lƣợng Hội/ đoàn thể chính thức mà NTL tham gia thay đổi không đáng kể, tuy nhiên thay vào đó là sự thay đổi về Hội/ đoàn thể chính thức mà họ tham gia. Năm 1998 tỷ lệ NTL không tham gia Đảng/ Đoàn là 67,9% thì đến năm 2003 tỷ lệ này đã tăng lên 70,3%. Điều đó cho thấy đa số ngƣời trả lời không tham gia các tổ chức Đảng/ Đoàn mà tham gia các Hội khác ngoài Đảng/ Đoàn trong suốt cả 3 giai đoạn. Xét riêng việc NTL tham gia Đảng cộng sản, có thể thấy rõ sự khác biệt trong các nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, những ngƣời là chủ hộ, khu vực sống. 81,9% những chủ hộ là nam giới có tham gia Đảng Cộng sản, số nam giới tham gia Đảng Cộng sản là 16,2%, trong khi tỷ lệ này ở nữ giới chỉ là 7,8%. Những ngƣời có trình độ học vấn càng cao thì càng tham gia nhiều vào Đảng cộng sản (99% số ngƣời mù chữ không tham gia Đảng Cộng Sản, và 58,3% số ngƣời có trình độ sau đại học có tham gia tổ chức này). Đoàn Thanh niên là tổ chức dành riêng cho lứa tuổi trẻ (từ 15 – 30 tuổi) nên không có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi, trong đó trên ¼ số thanh niên trong độ tuổi từ 15 – 24 là đoàn viên thanh niên. Những ngƣời có trình độ học vấn càng cao thì tỷ lệ tham gia càng lớn. Và nam giới thì tham gia nhiều hơn nữ giới (15,6% nam giới cho biết họ có tham gia Đoàn thanh niên, trong khi tỷ lệ này ở nữ giới chỉ chiếm 9,5%). Kết quả khảo sát không cho thấy sự khác biệt nào về tỷ lệ tham gia Hội phụ nữ của ngƣời trả lời ở khu vực nông thôn và thành thị. Nhƣng số phụ nữ là chủ hộ có tham gia chiếm 19,1%, trong khi tỷ lệ này ở nhóm phụ nữ không phải là chủ hộ là 38,1%. Bảng 3: Sự tham gia Hội nông dân của NTL theo khu vực và qua các mốc thời gian (Đơn vị: %) Tỉnh/thành phố Năm 1998 Năm 2003 Năm 2008 Hà Nội 3.2 4.3 4.0 Yên Bái 13.9 22.5 33.2 Hà Tĩnh 33.5 39.1 38.8 Đà Nẵng 11.4 16.1 20.4 TP Hồ Chí Minh 0 0 1.4 Đồng Tháp 7.5 10.4 10.4 Tính bình quân toàn mẫu, khoảng ¼ số hộ có tham gia Hội Nông dân. Các tỉnh Yên Bái, Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Đà Nẵng đƣợc coi là đại diện cho khu vực nông thôn của 3 khu vực Bắc, Trung, Nam. Kết quả khảo sát về tỷ lệ ngƣời trả lời coi nông nghiệp là nghề chính hiện nay cho thấy: Yên Bái là 52,3%, Đồng Tháp là 46,1%, Hà Tĩnh là 61,6% và Đà Nẵng Tạ Thị Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 51 - 56 55 là 27,0%. Một điểm giống nhau giữa các tỉnh này đó là sự thay đổi về tỷ lệ ngƣời tham gia Hội nông dân tăng dần qua các mốc thời gian (Bảng 3). Trên 50% số ngƣời đƣợc hỏi ở độ tuổi trên 56 cho biết họ có tham gia Hội ngƣời cao tuổi. Cũng có sự khác biệt giữa những ngƣời là chủ hộ và ngƣời không phải chủ hộ (17,2% và 5,7%). Có tới 34,1% số ngƣời hiện đang ở góa có tham gia tổ chức này, trong khi tỷ lệ này ở những tình trạng hôn nhân khác là khá thấp (dƣới 15%). Tham gia các tổ chức tự nguyện Các tổ chức xã hội dân sự và nghề nghiệp dƣới hình thức các hội, hiệp hội, trung tâm cả chính phủ và phi chính phủ đã xuất hiện ở nƣớc ta ngay từ khi Việt Nam bắt đầu gia nhập WTO. “...Các tổ chức này được lập ra, được phát triển nhằm mục đích phát triển dân chủ trong đời sống kinh tế - xã hội, góp phần nhiều vào công việc quản lý của nhà nước và sự ổn định xã hội. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy sự xuất hiện của các tổ chức xã hội dân sự là kết quả tất yếu của sự phát triển. Nhà nước càng gắn bó với các tổ chức dân sự thì càng đảm bảo sự ổn định và phát triển, càng cô lập những phần tử chống lại dân tộc...”[2] Bảng 4: NTL tham gia Hội tự nguyện qua các mốc thời gian (Đơn vị: %) Hội tự nguyện Năm 1998 Năm 2003 Năm 2008 Hội nghề nghiệp 2.5 3.3 4.3 Hội đồng hương/đồng niên/ đồng môn 9.1 12.4 14.5 Hội sở thích 1.6 2.5 2.9 Hội tự nguyện khác 1.0 1.6 1.7 Thực tế cho thấy trong nhiều năm gần đây, các tổ chức xã hội dân sự ở nƣớc ta phát triển khá nhanh và hết sức phong phú, đa dạng. Các tổ chức này hoạt động dựa trên sự tự nguyện của ngƣời dân, ngƣời dân tự quản lý, tồn tại độc lập với nhà nƣớc, có tính phi lợi nhuận, tự trang trải về tài chính. Hiện nay đã có trên 400 hội hoạt động trên toàn quốc, khoảng 6000 hội hoạt động trong phạm vi tỉnh/thành phố và hàng vạn hội hoạt động tại các xã/phƣờng/thị trấn. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ NTL tham gia các hội tự nguyện là không cao ở tất cả các thời điểm, nhƣng có thể dễ dàng nhận ra xu hƣớng tăng lên của việc tham gia các hội này. Thời gian trƣớc tỷ lệ ngƣời dân tham gia các hội tình nguyện thấp là do khi ấy các tổ chức này chƣa phổ biến, chủ yếu mới chỉ xuất hiện ở những khu vực đô thị lớn, và một lý do khác nữa là: “...hiện vẫn còn một số cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức cũng như người dân chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và tác dụng của khu vực xã hội dân sự trong đời sống xã hội;...bản thân các đoàn thể nhân dân, các hội chưa phát huy đầy đủ chức năng đại diện cho lợi ích của quần chúng nhân dân và hội viên của mình. Một số tổ chức đoàn thể nhân dân, hội còn mang tính hình thức, hoạt động kém hiệu quả, chưa đáp ứng được nguyện vọng và lợi ích của đoàn viên, hội viên, hoặc có biểu hiện trông chờ vào sự tài trợ của nhà nước; “hành chính hoá” về mặt tổ chức và hoạt động. Do đó, khả năng thu hút quần chúng của các tổ chức này còn hạn chế; việc tham gia cung cấp dịch vụ công chưa được triển khai đúng với tôn chỉ và mục đích, thậm chí có trường hợp chạy theo lợi nhuận kinh tế đơn thuần...”[5] Số lƣợng hội tình nguyện trung bình mỗi NTL tham gia chỉ là 1 tại tất cả các thời điểm. Tỷ lệ NTL tham gia 1 hội tình nguyện trong vòng 10 năm (1998 – 2008) dao động trong khoảng từ 9,3 đến 15,4% theo chiều hƣớng tăng dần theo thời gian. Ngƣời dân ở khu vực thành thị tham gia các hội tình nguyện nhiều hơn ngƣời dân nông thôn, nam cao hơn nữ, ngƣời có trình độ học vấn cao tham gia nhiều hơn ngƣời có trình độ học vấn thấp, những ngƣời là chủ hộ tham gia nhiều hơn những ngƣời không phải là chủ hộ và ngƣời cao tuổi tham gia nhiều hơn ngƣời trẻ tuổi. Tạ Thị Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 51 - 56 56 KẾT LUẬN Hoạt động của các đoàn thể là một yếu tố quan trọng gắn kết các thành viên trong cộng đồng. Nhìn chung việc đánh giá mức độ tham gia các hoạt động chính trị - xã hội của các cá nhân cũng nhƣ so sánh sự biến đổi trong việc tham gia của họ vào các hoạt động này là điều không dễ dàng. Lý do không phải ai cũng có cơ hội, điều kiện hoặc mong muốn tham gia. Có những đoàn thể bị giới hạn bởi mục đích, tiêu chí hoạt động căn cứ theo nhóm tuổi, giới tính, nghề nghiệp,của cá nhân. Sự đánh giá ở trên chỉ mang tính chung nhất. Tuy vậy cũng cho thấy đƣợc sự biến đổi ở mặt con số thống kê. Hiện nay ngƣời dân có xu hƣớng tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng – xã hội, mặc dù sự biến đổi diễn ra không đồng đều ở các nhóm, các khu vực và đa số NTL tham gia ít nhất 1 Hội/đoàn thể ở thời điểm hiện tại (66,9%). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Dân (2008), “Đời sống văn hóa của ngƣời Việt Nam sau hai mƣơi năm đổi mới”, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội số 9. 2. Trần Ngọc Hiên (2007), “Những biến đổi về mặt xã hội của Việt Nam dƣới tác động của hội nhập WTO”, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội số 3. 3. Khoa Xã hội học – Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Số liệu từ cuộc điều tra Biến đổi cơ cấu xã hội sau đổi mới và dự báo xu hướng biến đổi 4. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2007), Những biến đổi kinh tế - xã hội của hộ gia đình, Nxb Khoa học Xã hội 5. Viện Triết học, Vai trò của xã hội dân sự ở Việt Nam, Các website: 6. 7. 8. SUMMARY RECENT TREND IN SOCIAL ACTIVITIES DURING THE INNOVATION PERIOD Ta Thi Thao * College of Sciences - TNU Recent research shows there is a dramaticly change in the number of people participate in social activities during the last 10 year period (1998-2008). There are positive response from social clubs which are funded by local communities as well as the government, this shows the improvement in rasing the awareness of civil rights. Moreover this research has also demonstrated the differences between people from different areas, age groups, education and employment. This has contributed to the variation of social-change research and proved that the Vietnamese Government and The communist party of Vietnam are providing a sound leader ship. Key words: social changes, social activities, innovation period, social organization, social communities Ngày nhận bài:13/3/2014; Ngày phản biện:15/3/2014; Ngày duyệt đăng: 25/3/2014 Phản biện khoa học: TS. Lê Thị Ngân – Trường Đại học Khoa học - ĐHTN * Tel: 0988 820020, Email: thaotathi@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhung_chieu_canh_bien_doi_sinh_hoat_cong_dong_xa_hoi_trong_t.pdf
Tài liệu liên quan