Những bài học kinh nghiệm rút ra từ tám tháng đấu tranh du kích trên căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai (7/1941 – 2/1942) - Ngô Ngọc Linh

Qua học tập chính trị, tư tưởng, sức mạnh của Cứu quốc quân đã nâng cao không ngừng: “Chính ý thức tổ chức và kỷ luật, tinh thần trách nhiệm và tự giác, đề cao việc phê và tự phê, đã đoàn kết Cứu quốc quân thành một khối thép, không một sức mạnh nào có thể tiêu diệt được” [4]. Các cán bộ, chiến sĩ Cứu quốc quân không những hoàn thành tốt những trách nhiệm cùng cả trung đội mà ngay cả khi hoạt động độc lập ở các địa phương, họ cũng luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ mà cấp trên giao phó. Chỉ bằng việc trang bị cho lực lượng vũ trang lý luận chính trị cách mạng của Đảng để tạo niềm tin cách mạng và quyết tâm tiêu diệt địch, kết hợp với sự mưu trí, khéo léo, dũng cảm thì quân và dân ta mới có thể chiến thắng được kẻ địch hơn hẳn ta về số lượng, vũ khí và phương tiện chiến tranh như thắng lợi của “tám tháng đấu tranh du kích chống địch khủng bố” trên căn cứ địa Bắc Sơn –Võ Nhai. Kết luận này đã được rút ra từ cuộc đấu tranh du kích của quân và dân Bắc Sơn – Võ Nhai và đó cũng chính là một bài học kinh nghiệm cho Đảng ta trong công tác xây dựng lực lượng vũ trang về chính trị trong các thời kỳ cách mạng sau. “Tám tháng đấu tranh du kích chống địch khủng bố” mặc dù còn một số hạn chế do hoàn cảnh lịch sử nhưng đã để lại cho cách mạng Việt Nam nhiều bài học kinh nghiệm vô cùng quí giá trên nhiều phương diện công tác như: công tác Đảng, công tác xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng Những bài học kinh nghiệm rút ra đó một mặt đã được Đảng ta áp dụng triệt để, khéo léo vào việc lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân làm cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 thành công và tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) vĩ đại thắng lợi; mặt khác nó là sự bổ sung vô cùng quan trọng vào kho tàng lý luận quân sự Việt Nam.

pdf6 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những bài học kinh nghiệm rút ra từ tám tháng đấu tranh du kích trên căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai (7/1941 – 2/1942) - Ngô Ngọc Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngô Ngọc Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 171 - 176 171 NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ TÁM THÁNG ĐẤU TRANH DU KÍCH TRÊN CĂN CỨ ĐỊA BẮC SƠN – VÕ NHAI (7/1941 – 2/1942) Ngô Ngọc Linh* Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc kỳ, quân và dân Bắc Sơn – Võ Nhai mà Cứu quốc quân là lực lượng nòng cốt, đã tiến hành Tám tháng đấu tranh du kích chống địch khủng bố (7/1941-2/1942) hết sức oanh liệt và sôi nổi trên căn cứ địa cách mạng của mình. Những thắng lợi của cuộc đấu tranh ấy đã để lại cho Đảng ta và cách mạng Việt Nam những bài học kinh nghiệm có giá trị trên nhiều phương diện. Quân và dân Bắc Sơn – Võ Nhai đã ghi tên mình vào những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Từ khóa: Đấu tranh du kích, du kích, căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai. Cuộc đấu tranh du kích chống địch khủng bố trên căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai (từ tháng 7/1941 đến tháng 2/1942) là một quá trình chiến đấu vô cùng gian khổ của quân và dân ta. Dù cho quá trình đấu tranh đó còn một vài hạn chế do hoàn cảnh lịch sử song đã để lại cho Đảng ta và cách mạng Việt Nam nhiều bài học kinh nghiệm vô cùng quí giá, đặc biệt là về vấn đề đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa giành chính quyền và đặc biệt là về những vấn đề liên quan của một cuộc chiến tranh du kích.* Vấn đề “Tám tháng đấu tranh du kích trên căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai” là vấn đề đã được chúng tôi đề cập đến trong công trình nghiên cứu đã công bố trên tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, tập 79, số 3, năm 2011. Tuy nhiên, trong phạm vi của nghiên cứu này, chúng tôi cố gắng đưa ra và phân tích sâu về sự kiện quan trọng này trên góc độ những bài học kinh nghiệm mà Tám tháng đấu tranh du kích chống địch khủng bố trên căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai đã để cho phong trào cách mạng Việt Bắc nói riêng và phong trào cách mạng Việt Nam nói chung; Từ đó, chúng ta có thể có những nhận định đúng đắn, chính xác về vị trí, vai trò của sự kiện lịch sử này trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Quán triệt đường lối chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng và những quan điểm của Hồ Chí Minh về đấu tranh du kích đối với lực lượng vũ trang cách mạng * Tel: 0983.851.565; Email: ngongoclinhvn@gmail.com Ngay từ khi Khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ đến Tám tháng đấu tranh du kích chống địch khủng bố, lực lượng quân du kích luôn nhận được sự chỉ đạo tích cực, sự hỗ trợ kịp thời của Trung ương Đảng ta. Ngay trong Khởi nghĩa Bắc Sơn, Trung ương Đảng, Xứ ủy Bắc kỳ đã cử ngay cán bộ lên tăng cường cho quân du kích, cùng với cán bộ, đảng viên tích cực xây dựng lực lượng du kích Bắc Sơn và khu du kích Bắc Sơn (hai Ủy viên Xứ ủy Bắc kỳ là Trần Đăng Ninh và Nguyễn Thành Diên). Tại đây, các cán bộ Xứ ủy tham gia trực tiếp lãnh đạo đội phát triển lực lượng du kích quân, cơ sở cách mạng của quần chúng và đấu tranh với quân thù. Tuy nhiên, do Cứu quốc quân còn quá non trẻ và mỏng về lực lượng, vũ khí thô sơ nên đã bị thực dân Pháp khủng bố và phải rút vào hoạt động bí mật. Khi phong trào ở Bắc Sơn đang còn lúng túng, chưa có hướng đi thì Hội nghị lần thứ bảy của Trung ương Đảng đã họp và vạch ra phương hướng tiến lên của phong trào cách mạng và đội du kích Bắc Sơn. Đồng chí Hoàng Văn Thụ được Hội nghị phân công trực tiếp lãnh đạo phong trào Bắc Sơn – Võ Nhai. Trung ương Đảng còn phát động một phong trào ủng hộ Bắc Sơn khởi nghĩa trong toàn quốc và phong trào diễn khá sôi nổi, nhất là ở các tỉnh lân cận. Sau đó, đồng chí Lương Văn Chi - Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc kỳ và một số cán bộ ở dưới xuôi lên tăng cường cho căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai. Nhờ đó, đến thời điểm đầu năm 1941, khu căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai dần hình thành dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc kỳ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ngô Ngọc Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 171 - 176 172 Trung ương Đảng không những vạch ra đường lối, chủ trương, phương châm hoạt động, hình thức đấu tranh cho quân và dân Bắc Sơn – Võ Nhai, tăng cường, bổ sung cán bộ cốt cán cho khu căn cứ, mà còn chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, xây dựng tổ chức Đảng trong quân du kích. Các đồng chí lãnh đạo khu căn cứ, Ban chỉ huy quân du kích đã mở nhiều lớp huấn luyện chính trị, quân sự ngắn ngày cho cán bộ, chiến sĩ, đảng viên địa phương nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ và chiến sĩ du kích. Trên đường đi dự Hội nghị Trung ương 8, các đồng chí trong Ban chấp hành Trung ương đã dừng lại nơi đây; sau khi nghe Ban lãnh đạo khu căn cứ báo cáo tình hình, Trung ương Đảng đã có chỉ đạo cụ thể về các mặt hoạt động cho Ban lãnh đạo căn cứ và đặc biệt là cho Ban chỉ huy Đội du kích Bắc Sơn. Khi kết thúc Hội nghị, trên đường về xuôi, mặc dù địch khủng bố dã man, các đồng chí trong Ban Thường vụ (BTV) Trung ương vẫn bố trí thời gian ở lại công tác tại địa phương để chỉ đạo phong trào và mở một số lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ, chiến sĩ Bắc Sơn – Võ Nhai. Nội dung các lớp này là học tập Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, Chương trình, Điều lệ Việt Minh Mặt khác, theo quyết định của Hội nghị Trung ương 8 (5/1941) và thực hiện lời kêu gọi của Hội nghị cán bộ toàn xứ Bắc kỳ (25/9/1941) “Cơ hội giải phóng đã tới, các đồng chí phải hoạt động gấp đôi, gấp ba trước, theo lời hiệu triệu của Trung ương” [1] nhiều đồng chí cán bộ của Đảng đã lên tăng cường cho Cứu quốc quân và khu căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai, trong đó có đồng chí Phùng Chí Kiên - Ủy viên Trung ương Đảng; BTV cũng phân công đồng chí Hoàng Quốc Việt - Ủy viên Thường vụ Trung ương ở lại chỉ đạo khu căn cứ thêm một thời gian (khoảng 1 tháng); Như vậy đến thời điểm này (9/1941), khu căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai đã được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của BTV Trung ương Đảng. Qua thực tiễn hoạt động về mọi mặt của mình, Cứu quốc quân đã quán triệt đường lối chỉ đạo của Trung ương Đảng và tư tưởng của Hồ Chí Minh về chiến tranh du kích, nghệ thuật đấu tranh du kích. Nhờ đó khu căn cứ đã có nhiều bước trưởng thành vượt bậc, nhất là trong lực lượng Cứu quốc quân. Ở mỗi tiểu đội, tổ công tác của Cứu quốc quân đều có chi bộ, tổ đảng hoặc do các đảng viên lãnh đạo. Qua học tâp, sinh hoạt, công tác; với tinh thần dân chủ, đoàn kết, phê bình và tự phê bình cao, đội ngũ đảng viên được nâng cao trình độ, luôn giữ vững phẩm chất cách mạng, luôn hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao. Nhờ có công tác Đảng và việc quán triệt đường lối của Đảng mà các đảng viên chiến sĩ Cứu quốc quân hoàn toàn có đủ trình độ lý luận chính trị, quân sự để có thể hoạt động độc lập, tự chủ ở địa phương hay trong hoàn cảnh bị địch khủng bố ác liệt. Vấn đề áp dụng chiến thuật du kích trong đấu tranh chống địch khủng bố là vấn đề đã được nêu lên trong chủ trương của Đảng và trong quan điểm quân sự của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Theo chủ trương, quan điểm đó, trong chiến đấu chống địch khủng bố, các chiến sĩ du kích phải quán triệt phương châm vũ trang công tác, khi cần thì đấu tranh chống địch khủng bố bằng cách áp dụng nghệ thuật đánh du kích để chống lại những đội quân hùng mạnh với vũ khí hiện đại của địch: “Chiến thuật của các chiến hữu là chiến thuật du kích, đã có những thể nghiệm, vì đó là chiến thuật của các du kích Trung Hoa đã dùng hàng trǎm lần. Các chiến hữu cũng dùng nó, tấn công các đoàn tàu, làm suy kiệt lực lượng bọn cướp nước và từng tí từng tí một phát triển cuộc chiến tranh du kích. Các bạn nên nhớ rằng những cơn gió nhẹ có thể trở thành bão tố, những kết quả nhỏ có thể trở thành thắng lợi to. Hãy tiếp tục thu những kết quả nhỏ. Khẩu hiệu của các chiến hữu hiện nay phải là vừa đánh quân thù vừa chiếm đoạt vũ khí của chúng. Mục đích của các chiến hữu phải là mục đích của toàn dân” [2]. Từ thực tiễn đấu tranh của quân và dân Bắc Sơn – Võ Nhai cho thấy chiến thuật du kích đã được áp dụng triệt để và rất hiệu quả. Bằng cách đánh du kích như: phục kích, tập kích, truy kích Cứu quốc quân đã tiêu diệt được nhiều sinh lực địch. Có những trận đánh mặc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ngô Ngọc Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 171 - 176 173 dù lực lượng quân địch nhiều hơn ta rất nhiều nhưng chúng vẫn thất bại bởi quân ta đã triệt để áp dụng lối đánh du kích, khiến chúng không kịp trở tay và phải rút quân. Hay có những trận quân du kích tổ chức phục kích và tiêu diệt được nhiều tên mật thám đầu sỏ, gian ác, có nhiều nợ máu với nhân dân Tóm lại, sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào cách mạng Bắc Sơn – Võ Nhai, với Cứu quốc quân là trực tiếp, toàn diện cả về chính trị lẫn quân sự. Đây là một nhân tố vô cùng quan trọng quyết định mọi thắng lợi của quá trình xây dựng, phát triển lực lượng cách mạng, quá trình công tác, chiến đấu của lực lượng vũ trang. Đảng ta cũng đã nhận định: “Cứu quốc quân tiến hành chiến tranh du kích đánh địch kéo dài trong tám tháng, nêu cao tinh thần chiến đấu bất khuất và lòng trung thành vô hạn của một đội quân cách mạng. Sự kiện này chứng tỏ rằng, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng có khả năng lập căn cứ địa cách mạng, kết hợp với phong trào đấu tranh chính trị rộng lớn của quần chúng, tiến hành chiến tranh du kích chống lại một quân đội đế quốc có ưu thế về vũ khí và lực lượng ” [3]. Đây chính là một bài học kinh nghiệm đáng quí được rút ra từ cuộc đấu tranh chống địch khủng bố trên căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai và nó đã trở thành nguyên tắc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng ta trong các thời kỳ cách mạng tiếp diễn. Xây dựng, phát triển những tổ chức của quần chúng cách mạng; lấy đó làm cơ sở phát triển phong trào đấu tranh cách mạng – phong trào du kích chiến. Cứu quốc quân lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống địch khủng bố thông qua các tổ chức của quần chúng và các tổ chức đó chính là cơ sở để quân du kích liên hệ, phối hợp, tổ chức quần chúng đấu tranh. Nhận thức được vai trò của các tổ chức quần chúng, Cứu quốc quân luôn chú ý gây dựng, phát triển các tổ chức này, lấy đó làm cơ sở để phát triển, đẩy mạnh cuộc đấu tranh du kích chống địch khủng bố trên căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai. Có thể thấy, đa số các đồng chí trong đội Cứu quốc quân đều có xuất thân từ những lực lượng, tổ chức của quần chúng, họ đều là cán bộ, chiến sĩ, đảng viên của các đội tự vệ, các cán bộ và hội viên của các Hội cứu quốc ở địa phương hoặc ở dưới xuôi lên tăng cường cho căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai. Trong các phong trào đấu tranh của quần chúng: đòi các quyền dân sinh, dân chủ, chống sưu cao, thuế nặng họ là những người hăng hái, nhiệt tình, dũng cảm đấu tranh. Trải qua một quá trình rèn luyện qua các tổ chức cách mạng và phong trào đấu tranh của quần chúng, họ được Đảng tuyên truyền, giác ngộ, đào tạo rồi bổ sung vào lực lượng du kích quân chiến đấu chống lại kẻ thù. Quá trình ra đời, phát triển nhanh chóng của các lực lượng quân du kích trên căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai (từ năm 1940 đến đầu năm 1942) phần lớn cũng nhờ sự bổ sung lực lượng kịp thời của các tổ chức quần chúng. Thực vậy, từ các tổ chức, phong trào cách mạng của quần chúng hình thành trước năm 1940 mà Khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ, Đội du kích Bắc Sơn – tiền thân của các Trung đội Cứu quốc quân đã ra đời. Phong trào Bắc Sơn – Võ Nhai tiếp tục có nhiều bước phát triển mới dưới ánh sáng soi đường của Hội nghị Trung ương 7 (11/1940), Đội du kích Bắc Sơn và các tổ chức quần chúng được củng cố không ngừng. Kết quả là Trung đội Cứu quốc quân I – tiền thân của Trung đội Cứu quốc quân II, đã ra đời (1/5/1941): “Tại các địa phương, Cứu quốc quân vừa tiến hành tuyển chọn lực lượng bổ sung cho đội vừa tiến hành công tác tuyên truyền, mở các lớp đào tạo cấp tốc cho Cứu quốc quân” [4]. Trong tám tháng đấu tranh du kích, các tổ chức quần chúng (Hội Cứu quốc, Đội tự vệ) tiếp tục được xây dựng, phát triển, dẫn tới sự ra đời của Trung đội Cứu quốc quân II (15/9/1941). Trong sự phát triển liên hoàn của các lực lượng du kích trên căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai, vai trò của các tổ chức cách mạng của quần chúng là rất quan trọng. Lực lượng chính trị và lực lượng tự vệ đông đảo cùng như phong trào cách mạng phát triển là những điều kiện rất cơ bản để phát triển Cứu quốc quân. Các địa phương có phong trào cách mạng quần chúng sâu rộng trong khu căn cứ: Bắc Sơn, Tràng Định, Thoát Lãng (Lạng Sơn), Võ Nhai, Đại Từ, Định Hóa, Đồng Hỷ (Thái Nguyên) là những nơi đóng góp cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ngô Ngọc Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 171 - 176 174 các lực lượng du kích Bắc Sơn – Võ Nhai rất nhiều cán bộ, chiến sĩ ưu tú. Không thể có các Trung đội Cứu quốc quân cũng như những thắng lợi to lớn của họ, nếu không có sự tham gia của những quần chúng trung kiên, những người đã được rèn luyện, trưởng thành trong các tổ chức quần chúng cách mạng địa phương. Nhận thức được vai trò của mặt công tác này trong cuộc đấu tranh cách mạng, Cứu quốc quân xác định đây là một công tác trọng tâm nhằm tạo dựng cho quân du kích có địa bàn hoạt động, có chỗ dựa về cả vật chất lẫn tinh thần khi bị địch càn quét khủng bố mạnh. Chú trọng mặt công tác đó, Cứu quốc quân đã chia ra nhiều tổ về các địa phương xây dựng cơ sở quần chúng, lãnh đạo, tổ chức quần chúng đấu tranh chống địch khủng bố. Họ đã cùng với cán bộ, đảng viên địa phương ra sức xây dựng và phát triển các Hội Cứu quốc, các đội tự vệ. Trên cơ sở quán triệt đường lối cách mạng của Đảng; nắm vững tâm lý và nguyện vọng của đồng bào các dân tộc; với nhiều hình thức tuyên truyền, giác ngộ quần chúng phong phú, Cứu quốc quân đã xây dựng được cho khu căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai những cơ sở quần chúng vững chắc; đó là lực lượng chính trị quan trọng, hỗ trợ, giúp đỡ, tác chiến cùng quân du kích trong cuộc đấu tranh chống địch khủng bố. Mặt khác, trong cuộc đấu tranh ấy, Cứu quốc quân đã cùng nhân dân các dân tộc Bắc Sơn – Võ Nhai chia ngọt sẻ bùi trong những ngày địch càn ác liệt. Vì lẽ đó, đồng bào các dân tộc hết lòng giúp đỡ và chăm lo cho lực lượng du kích từ miếng cơm, manh áo, thuốc men, gạo tiền cho đến việc chở che cho Cứu quốc quân khi bị địch truy kích, tìm diệt. Hơn nữa, đồng bào còn trực tiếp tham gia vào các mặt công tác của Cứu quốc quân: công tác binh vận, địch vận, theo dõi bọn mật thám, tay sai tạo mọi điều kiện để quân du kích xây dựng, phát triển lực lượng. Nhờ quá trình hoạt động của Cứu quốc quân trong lòng quần chúng nên các tổ chức của quần chúng trên địa bàn căn cứ địa phát triển rất nhanh; đặc biệt, do họ được Cứu quốc quân giác ngộ nên khả năng đấu tranh chính trị trực tiếp với quân thù của quần chúng cách mạng đã cải thiện, nâng cao rõ rệt. Tóm lại, lực lượng chính trị của quần chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi cuộc đấu tranh, cách mạng vì sự phát triển của các tổ chức quần chúng có tác dụng tạo nên nền móng vững chắc cho phong trào cách mạng. Do đó, trong tám tháng đấu tranh du kích chống địch khủng bố, Cứu quốc quân luôn chú trọng mặt công tác này và đã tạo ra một phong trào đấu tranh rộng rãi với sức mạnh vô địch, sức mạnh của sự kết hợp giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Không ngừng củng cố, mở rộng căn cứ địa cách mạng nhằm xây dựng, tăng cường lực lượng quân du kích, tạo chỗ đứng chân cho lực lượng khi hiểm nguy cũng như làm bàn đạp để tiến công địch khi thời cơ đến. “Chiến tranh du kích và căn cứ địa là hai yếu tố cơ bản của chiến tranh cách mạng nhằm giải phóng dân tộc. Hai yếu tố này luôn gắn bó với nhau trong truyền thống quân sự của dân tộc” [5]. Xây dựng căn cứ địa là công tác hậu phương, đấu tranh du kích là công tác tiền tuyến, chúng có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít, không tách rời. Vì vậy, xây dựng căn cứ địa cách mạng và tiến hành đấu tranh du kích là hai hoạt động trọng tâm của Đảng trong giai đoạn này. Quá trình đấu tranh của các đội quân du kích cách mạng trên căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai đã chứng minh điều đó. Quá trình hình thành, phát triển căn cứ địa cách mạng luôn gắn với sự trưởng thành của Cứu quốc quân: khi Đội du kích Bắc Sơn ra đời thì căn cứ du kích Bắc Sơn cũng hình thành; sự ra đời của Trung đội Cứu quốc quân I gắn liền với quá trình phát triển của khu du kích Bắc Sơn; khi trung tâm căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai hình thành thì Trung đội Cứu quốc quân II ra đời. Quá trình phát triển của cách mạng Bắc Sơn – Võ Nhai đã chứng thực rõ mối quan hệ không thể tách rời giữa sự hình thành, phát triển căn cứ địa và sự trưởng thành của các lực lượng du kích quân. Dựa vào căn cứ địa, Cứu quốc quân mới có thể đấu tranh du kích chống địch khủng bố, bảo toàn và phát triển lực lượng, thực hiện những nhiệm vụ mà Trung ương giao phó. Căn cứ địa nhờ có sự bảo vệ, xây dựng của Cứu quốc quân mà ngày càng phát triển, mở rộng hơn. Nói một cách cụ thể, căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai, với một vị trí chiến lược cơ động “tiến khả dĩ công, lui khả dĩ thủ”, với một nền kinh tế tự cấp, tự túc, đặc biệt với phong trào cách mạng mạnh và lực lượng chính trị rộng lớn là “mảnh đất tốt” cho quá trình trưởng thành của Cứu quốc quân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ngô Ngọc Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 171 - 176 175 Đặc điểm của quá trình hình thành, mở rộng căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai là đi từ thấp đến cao và nó gắn với quá trình đấu tranh du kích chống khủng bố của Cứu quốc quân. Nhận định quá trình đó đi từ thấp đến cao là bởi nó được xây dựng từ lực lượng chính trị tiến lên xây dựng lực lượng vũ trang, từ những căn cứ nhỏ, bị chia cắt tiến lên nối liền các căn cứ đó với nhau thành một khu căn cứ rộng lớn, từ chưa hoàn chỉnh đến ngày càng hoàn chỉnh. Quá trình ấy gắn liền với hoạt động đấu tranh du kích của Cứu quốc quân vì: trong điều kiện địch khủng bố ác liệt, nhiều khi quân du kích phải “hóa chỉnh vi linh”, phân tán lực lượng, dựa vào dân hoạt động bí mật. Cũng nhờ thế, các chiến sĩ du kích có điều kiện gần dân, giác ngộ quần chúng, xây dựng cơ sở cách mạng. Ở góc độ khác, công tác mở rộng địa bàn hoạt động, căn cứ cũng là một nhiệm vụ trọng tâm của Cứu quốc quân; nó nhằm xây dựng, tăng cường lực lượng quân du kích, tạo chỗ đứng chân cho lực lượng khi hiểm nguy cũng như làm bàn đạp để tiến công địch khi thời cơ đến. Cho nên Cứu quốc quân đã phân tán, chia nhỏ lực lượng về các địa phương trong và ngoài khu trung tâm căn cứ để thực hiện những nhiệm vụ trên. Do đó, đầu cuối năm 1941, các tổ công tác của Cứu quốc quân được phân công đi về các địa phương ở Bắc Sơn, Võ Nhai, Chợ Chu (Định Hóa), Phương Liễn (Sơn Dương – Tuyên Quang), Hữu Lũng, Yên Thế (Bắc Giang) để mở rộng địa bàn của khu căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai. Kết quả: căn cứ địa được mở rộng; nhiều cơ sở Đảng cũ được khôi phục; gây dựng, phát triển thêm được nhiều cở sở cách mạng quần chúng mới; nối liền được nhiều tuyến giao thông liên lạc giữa trong và ngoài căn cứ; bổ sung được nhiều quần chúng ưu tú cho lực lương du kích quân Tóm lại, vấn đề mở rộng căn cứ địa có nhiều ý nghĩa quan trọng: nó vừa là chỗ dựa để xây dựng lực lượng vũ trang và lực lượng cách mạng, vừa là bàn đạp để tiến công quân địch bằng chính trị lẫn vũ trang nhằm đánh lùi từng bước, đánh đổ từng bộ phận, tiến lên đập tan hoàn toàn ách thống trị của bọn thực dân xâm lược và bè lũ tay sai bán nước. Cũng chính vì thế, căn cứ địa luôn nằm trong tình trạng bị uy hiếp, nguy hiểm vì đó là mục tiêu đánh phá ác liệt của kẻ thù. Do vậy, trong quá trình xây dựng, phát triển, lực lượng vũ trang cách mạng phải không ngừng xây dựng, mở rộng địa bàn căn cứ địa. Nhìn lại vấn đề này, Quân đội ta đã đánh giá: “Tám tháng đánh du kích ở Bắc Sơn – Võ Nhai đã chỉ ra rằng dưới ách thống trị đế quốc, phát xít Pháp – Nhật, nhân dân ta do Đảng lãnh đạo, có thể lập được căn cứ cách mạng ở vùng nông thôn, rừng núi và đánh du kích lâu dài để tiêu hao và tiêu diệt quân đội của đế quốc có ưu thế tuyệt đối về số lượng và trang bị” [6]. Bài học kinh nghiệm đáng quí được rút ra qua quá trình đấu tranh du kích này còn được Đảng ta quán triệt, áp dụng nhiều trong các giai đoạn cách mạng tiếp theo. Giáo dục chính trị, tư tưởng là nhiệm vụ trọng tâm, căn bản nhất trong quá trình rèn luyện các đội quân du kích để có đủ sức mạnh để hoàn thành mọi nhiệm vụ cách mạng Xuất phát từ nhận thức: trong cuộc chiến đấu không cân sức này, kẻ địch hơn ta về nhiều mặt: vũ khí, phương tiện chiến tranh, quân số nhưng ta lại hơn địch ở tinh thần quyết tâm, anh dũng, mưu trí Những thắng lợi của Cứu quốc quân II trên nhiều mặt trận trong tám tháng đấu tranh du kích có được phần nhiều do du kích quân ta đã thấm nhuần, tin tưởng vào đường lối, tư tưởng cách mạng của Đảng; vì thế, quyết tâm chống Pháp cũng được củng cố, nâng cao hơn. Xét về nguyên nhân sâu xa của thực tế này là do lực lượng du kích của ta đã được giáo dục, nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng trong quá trình chiến đấu. Các lớp huấn luyện về chính trị, tư tưởng do Trung ương Đảng, Xứ uỷ, Ban chỉ huy Cứu quốc quân và các chi bộ, tổ Đảng tổ chức ngay trên căn cứ địa trong những điều kiện gian khổ đã chứng minh Đảng ta rất quan tâm và coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Đảng. Nội dung học tập chính trị, tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ du kích là học về đường lối, chính sách của Đảng như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám của BCH Trung ương Đảng, Chương trình và Điều lệ Việt Minh, Cạnh đó, các chi bộ, tổ Đảng thường xuyên tổ chức họp, kiểm điểm, rút kinh nghiệm công tác và chiến đấu; công tác khen thưởng và kỷ luật trong Đảng cũng được thực hiện kịp thời, nghiêm minh. Những nội dung và hoạt động sinh hoạt chính trị, tư tưởng cùng nhiều hình thức phong phú trên đã giúp cán bộ, chiến sĩ Cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ngô Ngọc Linh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 171 - 176 176 quốc quân ngày càng thấm nhuần, tin tưởng tuyệt đối vào chủ trương, đường lối cách mạng của Đảng; thấy rõ vai trò, trách nhiệm vô cùng vẻ vang của mình; do đó, họ luôn ý thức phải cố gắng hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng giao phó, phải trung thành tuyệt đối với nhân dân, vì nhân dân quên mình, vì sự nghiệp cách mạng không tiếc hy sinh. Qua học tập chính trị, tư tưởng, sức mạnh của Cứu quốc quân đã nâng cao không ngừng: “Chính ý thức tổ chức và kỷ luật, tinh thần trách nhiệm và tự giác, đề cao việc phê và tự phê, đã đoàn kết Cứu quốc quân thành một khối thép, không một sức mạnh nào có thể tiêu diệt được” [4]. Các cán bộ, chiến sĩ Cứu quốc quân không những hoàn thành tốt những trách nhiệm cùng cả trung đội mà ngay cả khi hoạt động độc lập ở các địa phương, họ cũng luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ mà cấp trên giao phó. Chỉ bằng việc trang bị cho lực lượng vũ trang lý luận chính trị cách mạng của Đảng để tạo niềm tin cách mạng và quyết tâm tiêu diệt địch, kết hợp với sự mưu trí, khéo léo, dũng cảm thì quân và dân ta mới có thể chiến thắng được kẻ địch hơn hẳn ta về số lượng, vũ khí và phương tiện chiến tranh như thắng lợi của “tám tháng đấu tranh du kích chống địch khủng bố” trên căn cứ địa Bắc Sơn –Võ Nhai. Kết luận này đã được rút ra từ cuộc đấu tranh du kích của quân và dân Bắc Sơn – Võ Nhai và đó cũng chính là một bài học kinh nghiệm cho Đảng ta trong công tác xây dựng lực lượng vũ trang về chính trị trong các thời kỳ cách mạng sau. “Tám tháng đấu tranh du kích chống địch khủng bố” mặc dù còn một số hạn chế do hoàn cảnh lịch sử nhưng đã để lại cho cách mạng Việt Nam nhiều bài học kinh nghiệm vô cùng quí giá trên nhiều phương diện công tác như: công tác Đảng, công tác xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng Những bài học kinh nghiệm rút ra đó một mặt đã được Đảng ta áp dụng triệt để, khéo léo vào việc lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân làm cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 thành công và tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) vĩ đại thắng lợi; mặt khác nó là sự bổ sung vô cùng quan trọng vào kho tàng lý luận quân sự Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Dương Trung Quốc (2005), Việt Nam – những sự kiện lịch sử (1919 - 1945), Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.340. [2]. Chu Văn Tấn, Từ Bắc Sơn đến Pắc Bó - một chuyến đi lịch sử, Lưu trữ Tỉnh ủy tỉnh Thái Nguyên, cặp 8, số 6. [3]. Ba mươi lăm năm chiến đấu và xây dựng (1980), Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.69, 70. [4]. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Khu tự trị Việt Bắc (1975), Lịch sử Cứu quốc quân, Nxb Việt Bắc, tr 165, tr.137. [5]. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2000), Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.242. [6]. Ban Nghiên cứu lịch sử Quân đội – Tổng cục Chính trị (1977), Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr.91. SUMMARY LESSONS LEARNED FROM EIGHT MONTHS OF GUERRILLA WARFARE IN BAC SON - VO NHAI BASE (7/1941 - 2/1942) Ngo Ngoc Linh* College of Sciences - TNU Under the leadership of the Party Central Committee and the North Committee, army and people of Bac Son – Vo Nhai, in which the National Salvation Army was the core force, has conducted eight months of guerrilla struggle against the terrorist enemy. It was a heroic and excitement struggle in their revolutionary base. The victory of the struggle had left to the Communist Party and Vietnam's revolution many extremely valuable lessons. Military and residents in Bac Son - Vo Nhai had written their name in the heroic history of Vietnam. Key words: Guerrilla struggle, eight months of guerrilla struggle, Bac Son – Vo Nhai. * Tel: 0983.851.565; Email: ngongoclinhvn@gmail.com Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_33450_37271_79201210274912012_split_27_9257_2052256.pdf
Tài liệu liên quan