Nhu cầu Vitamin C và Vitamin E ở một số loài cá nuôi

Vitamin E có tác dụng ngăn cản quá trình oxy hóa, thúc đẩy quá trình tổng hợp các hormone sinh dục, làm gia tăng tốc độ sinh trưởng, giảm tỉ lệ chết, chống thoái hóa cơ và tích mỡ trong gan. Sự kết hợp giữa hai loại vitamin E và vitamin C còn có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về lão hóa, đục nhân thể mắt, xơ vữa động mạch, bệnh đái tháo đường, suy nhược thần kinh, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và ung thư, tuy nhiên vài trò chính của vitamin E và vitamin C vẫn là chống quá trình oxy hóa. Do nhu cầu đối với từng loại vitamin ở từng vật nuôi khác nhau nên liều lượng bổ sung cũng khác nhau. Việc bổ sung quá thừa hay thiếu hàm lượng vitamin C và vitamin E trong thức ăn đều có ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh trưởng phát triển và sinh sản của vật nuôi. Trong sản xuất thức ăn cần lưu ý đến tính chất của từng nhóm vitamin, nhu cầu của từng loài cá để cung cấp loại vitamin, hàm lượng vitamin cho phù hợp với đối tượng nuôi.

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhu cầu Vitamin C và Vitamin E ở một số loài cá nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 186 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VAÁN ÑEÀ TRAO ÑOÅI NHU CẦU VITAMIN C VÀ VITAMIN E Ở MỘT SỐ LOÀI CÁ NUÔI VITAMIN C AND VITAMIN E REQUIREMENTS OF FARMED FISHES Phạm Thị Anh1 Ngày nhận bài : 15/10/2012; Ngày phản biện thông qua: 27/5/2013; Ngày duyệt đăng: 10/12/2013 TÓM TẮT Vitamin là những phân tử hữu cơ cần thiết ở lượng rất nhỏ cho quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản và duy trì các hoạt động của các loài động vật. Cơ thể của các loài cá không tự tổng hợp được các loại vitamin hoặc có thể chỉ tổng hợp được với số lượng rất ít không đủ để cung cấp cho các hoạt động sinh trưởng, phát triển và duy trì các hoạt động thông thường, do vậy chúng cần được bổ sung thêm các loại vitamin vào trong khẩu phần thức ăn. Đại đa số các loài cá có nhu cầu khác nhau đối với từng loại vitamin, điều này phụ thuộc vào loài, kích cỡ của cá, khẩu phẩn thức ăn, các yếu tố môi trường, mối tương quan giữa các yếu tố dinh dưỡng hoặc sức khỏe của cá. Các loại vitamin thiết yếu tham gia trong quá trình chuyển hóa hay các phản ứng coenzime thì thường được bổ sung vào trong khẩu phần thức ăn. Vitamin C và vitamin E được xem là các chất chống oxi hóa hữu hiệu và chúng cũng có tác dụng là giảm stress cho các loài cá. Vitamin C rất cần thiết cho nhiều quá trình chuyển hóa như tổng hợp collagen (làm lành vết thương), bảo vệ các màng tế bào, tăng cường khả năng hấp thu các kim loại và giải độc cho cơ thể. Thêm vào đó việc bổ sung vitamin C sẽ làm gia tăng tốc độ tăng trưởng, ngăn ngừa việc vẹo xương sống và các mô sụn, giảm tỷ lệ chết ở cá, tăng khả năng sinh sản ở các con cá cái. Từ khóa: vitamin E, vitamin C, vitamin E và C trên cá ABSTRACT Vitamins are organic substance that are essential for growth, health, reproduction and maintenance in animal, but required in small amount. Since fi sh can not synthesize vitamins at all or can only synthesize in insuffi cient quantity for normal development, growth and maintenance, they must be supplied in the diet. Most fi sh species require vitamin supplementation which varies according to species, fi sh size, food rates, environmental factors, nutrient interrelationships or health condition. Essential vitamins in some metabolic and corporal enzymatic reactions are commonly supplemented in the diet. Vitamins E and C are considered as antioxidants owing to their ability to reduce the stress in fi sh. Vitamin C is essential in many metabolic processes including collagen synthesis (tissue repair), protection of cell membranes, metal absorption and detoxifi cation of xenobiotics. In addition, supplied vitamin C to increase growth rate, prevent from the deformation of skeletal and cartilaginous tissues, reduced mortality rate and increased fertility of females. Keywords: Vitamin E, vitamin C, vitamin E and C, fi sh and vitamin 1 ThS. Phạm Thị Anh: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang I. MỞ ĐẦU Trong những nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho nuôi trồng thủy sản, vitamin đã được đánh giá là cần thiết cho quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản cũng như duy trì các hoạt động sống của các loài thủy sản. Có nhiều loại vitamin và chúng khác nhau về bản chất hoá học lẫn tác dụng sinh lý. Cũng như con người, cá cần được cung cấp đầy đủ lượng vitamin cần thiết để có thể phát triển khỏe mạnh. Vitamin là các hợp chất hữu cơ, tuy không có giá trị về mặt cung cấp năng lượng nhưng có vai trò quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến biến dưỡng chất đạm, chất béo, chất bột, chất đường, xơ và muối khoáng trong đời sống của cá. Vitamin và amino acid được sử dụng trong thức ăn cho cá với số lượng rất nhỏ, chi phí rất ít so với thức ăn, nhưng không thể thiếu trong thành phần thức ăn của các loài cá. Cá thiếu một số amino acid Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 187 và vitamin sẽ biểu hiện các dấu hiệu như kém ăn, chậm lớn, dễ bị nhiễm bệnh, vết thương lâu lành và tỷ lệ nhiễm trùng, tỷ lệ chết cao... Đặc biệt trong ngành công nghiệp nuôi cá hiện nay, sản lượng trên một đơn vị diện tích nuôi rất lớn thì việc quản lý sức khỏe đàn cá càng trở lên cấp thiết khi ngày càng xuất hiện nhiều loại bệnh. Việc bổ sung các loại vitamin thiết yếu vào thức ăn để tăng cường sức khỏe và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cá là rất cần thiết. Vitamin E và vitamin C là hai loại vitamin thiết yếu cho sinh trưởng, phát triển và sinh sản của chúng, việc cung cấp đầy đủ vitamin C và vitamin E sẽ giúp cá nâng cao sức đề kháng, nhanh lành vết thương, giảm stress và có khả năng chống chịu với nhiều loại bệnh tật, tăng cường khả năng sinh sản, giảm thiểu một số bệnh thần kinh ở cá, tăng cường khả năng hấp thu thức ăn[23]. II. NỘI DUNG 1. Vitamin C và nhu cầu vitamin C của cá Vitamin C thuộc nhóm vitamin tan trong nước, không bền với nhiệt trong khi thức ăn chế biến cho thủy sản thường phải thông qua quá trình gia nhiệt và cho ăn trong môi trường nước, chức năng chính của nhóm này là coenzyme trong quá trình trao đổi chất của tế bào. Trong những nghiên cứu về thức ăn cho nuôi trồng thủy sản, vitamin C được nghiên cứu và xác định là thành phần rất quan trọng cho động vật thủy sinh bởi vì trong khi các động vật khác có khả năng tổng hợp vitamin C từ glucuronic acid thì cá và giáp xác lại thiếu enzyme gulonolactone oxidase cần thiết cho bước cuối cùng của quá trình tổng hợp, chính vì thế mà vitamin C của động vật thủy sinh được hấp thụ chủ yếu từ thức ăn [25]. Thiếu vitamin C trong thức ăn sẽ dẫn tới bệnh lý như vẹo cột sống ở cá, giảm sức đề kháng, chính vì thế mà ở giai đoạn ấu trùng và giai đoạn giống cần bổ sung đầy đủ hàm lượng vitamin C cần thiết để tăng cường sức đề kháng và tốc độ tăng trưởng cho vật nuôi. Trong quá trình sản xuất thức ăn cho động vật thủy sản, thức ăn thường được ép đùn trong điều kiện độ ẩm và nhiệt độ lên đến 25% và 1500C. Ngoài ra sau khi ép, thức ăn thường được sấy ở nhiệt độ 400C khoảng 10-12 giờ, điều này làm cho lượng vitamin C trong thức ăn bị thất thoát rất nhiều. Để giảm khả năng hòa tan trong nước của vitamin C người ta sử dụng ethylcellulose để bao lấy các hạt vitamin C (vitamin C dạng áo - dạng này dễ chuyển hóa thành vitamin C tinh cho cá hấp thu dễ dàng). Ngoài ra người ta có thể sử dụng dầu để bao lấy hạt vitamin C hoặc một số chất màng có chứa vitamin C. Lớp dầu sẽ ngăn thấm nước và hoạt động của oxy trong suốt quá trình chế biến và bảo quản, trong đó vitamin C dạng áo có hàm lượng vitamin C hoạt tính cao từ 80-90% và có thể lưu trữ trong vài tháng mà không bị oxy hóa. Năm 1987, Soliman và ctv cho biết với L-ascorbyl 2-Sulfat, sau khi chế biến, hàm lượng vitamin C chỉ mất đi từ 4-28%, dạng L-ascobyl 2-polyphosphate chỉ mất đi 5-17% [30]. Gần đây người ta có bổ sung thêm dạng muối Na hay Mg cùng với sulphate hay phosphate để tăng độ bền trong nước và chống oxy hóa. Hàm lượng vitamin C mất đi khoảng 10-20% sau chế biến và 30% sau bảo quản 20 tháng, tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin C kết hợp với phosphate thì cá dễ hấp thu và có tác dụng tốt [1]. Vitamin C có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất tạo thành collagen, có nghĩa là chúng tham gia vào quá trình sinh trưởng và phát triển. Collagen chứa đựng 12% prolineva, 9% hydroxyproline, cả hai chất này có nhiệm vụ nối các phần trong cơ và vitamin C có chức năng trợ giúp men xúc tác quá trình hydroxyl hóa của proline và lysine trong tổng hợp collagen. Vì thế khi thiếu vitamin C, collagen mới được hình thành không được hydroxyl hóa, không tạo được xoắn 3, độ bền kém do đó dễ bị thương tổn, thành mạch cương dễ vỡ gây xuất huyết ở cá [1]. Thức ăn có chứa hàm lượng vitamin C cao được đề xuất là có lợi ích cho việc giảm sốc cho cá [19]. Mức độ vitamin C bổ sung vào thức ăn cho cá thì tùy vào loại vitamin C, loài cá, giai đoạn phát triển, kích cỡ và tuổi của chúng. Nhu cầu tối đa của vitamin C tốt cho sự tăng trưởng và phát triển của đại đa số các loài cá dao động trong khoảng 10-122mg/kg. Phần lớn là trong phạm vi từ 10-50mg/kg thức ăn là mức thích hợp cho sự tăng trường và phát triển bình thường của xương, nhưng mức 400mg/kg cũng được xem là nhu cầu tối đa giúp lành vết thương của cá hồi bạc Oncorhynchus kitsch [16]. Năm 1978, Lim và Lovell khi nghiên cứu nhu cầu của cá nheo đối với vitamin C đã kết luận rằng: với khẩu phần thức ăn chứa 30mg vitamin C/kg là hàm lượng đầy đủ và có lợi cho cơ thể và sự tạo xương, với 60mg vitamin C/kg thức ăn được xem là nhu cầu ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin C và chữa lành vết thương [23]. Cá nheo 2-7g, nhu cầu tối đa có lợi cho cơ thể là 50mg vitamin C/kg thức ăn, trong khi đó đối với cá có khối lượng từ 14 đến 100g, nhu cầu 25mg vitamin C/kg là đủ [5]. Li và Lovell (1985) cũng chứng minh rằng ở cá nheo, nhu cầu vitamin C trong khẩu phần ăn sẽ giảm khi Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 188 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG kích cỡ cá tăng. Nhu cầu của cá có khối lượng 10- 150g là 30mg/kg, trong khi cá 3-19g là 60mg/kg. Đối với cá basa việc bổ sung vitamin C vào thức ăn sẽ nâng cao sức đề kháng cho cá nuôi, mức sử dụng để bổ sung từ 0,2-0,5%. Thức ăn tự nhiên như phi- êu sinh động vật và thực vật rất giàu vitamin C [23]. Khi cá nuôi bị thiếu vitamin C thường thể hiện một số dấu hiệu như: các dạng dị tật xương sống, tật ưỡn lưng và hiện tượng xuất huyết ở gốc vây, ở xung quang miệng và mắt của cá, màu sắc cơ thể chuyển sang màu đen tối. Cá bị bệnh cũng giảm sinh trưởng và khả năng chống chịu sốc và sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh. Trên cá nuôi, đã có rất nhiều các thông báo khác nhau về bệnh thiếu vitamin ở cá: Dabrowksi và ctv (1988) đã phát hiện bệnh ưỡn lưng của cá chép (Cyprinus carpio); Coustans và CTV (1990) đã phát hiện bệnh ưỡn lưng ở cá bơn (Scophthalmus maxinnus); Lin (1991) đã phát hiện bệnh xuất huyết vây và mắt cá trắm cỏ do thiếu vitamin C. Gần đây Isti Koesharyani và CTV (2001) đã phát hiện bệnh thiếu vitamin C ở loài cá mú chuột (Cromileptes altivelis) nuôi ở Indonesia, sau một thời gian cho ăn thức ăn tổng hợp không có bổ sung vitamin C, cá bị bệnh có sự biến dạng của cột sống làm cá có dấu hiệu ưỡn lưng, bụng cá hóp lại, bệnh này có thể gây chết rải rác [10], [8], [24], [22]. Đối với các loài cá nuôi, nhu cầu vitamin cũng khác nhau tùy theo loài: cá rô phi xanh (Tilapia aurea) cần 50mg loại có vỏ bao/kg thức ăn; cá chép (Cyprinus capio) cần 45 mg loại có vỏ bao/kg thức ăn; cá rô phi lai (Tilapia nilotica) cần 79 mg loại Ascorbyl Monophosphate/kg thức ăn. Nhu cầu vitamin C ở cá chẽm là 700mg/kg thức ăn khô, cá thơm cần 300mg/kg, cá nheo cần 60mg/kg và cá trống cần 60-75mg/kg, cá cam mức đòi hỏi là 122mg/kg thức ăn khô [3]. Bảng 1. Nhu cầu vitamin C của một số loài cá Loài Nhu cầu (mg/kg) Tác giả Cá trê Phi (Clarias gariepinus) 45 Eya (1996) Cá trê trắn g (Clarias batrachus) 69 Misfra và ctv (1996) Cá chẽm (Scophthalmus maximus) 20 Merchie và ctv (1996) Cá chép (Cyprinus carpio) 45 Gouillou-Coustans (1998) Cá bơn Nhật Bản (Paralichthys alivaceus) 60-100 Teschima và ctv (1993) Cá rô phi lai (Tilapia nilotica ♀ x T.auea ♂) 79 Shiau và Jan (1992) 2. Vitamin E và nhu cầu vitamin E của cá Vitamin E tự nhiên tồn tại dưới 8 dạng khác nhau bao gồm các tocopherols và các tocotrienols. Vitamin E có một số dạng khác nhau trong đó dạng α-tocopherol là dạng có chứa hàm lượng vitamin E hoạt tính cao nhất. Một trong những hoạt tính sinh học của vitamin E là ngăn cản quá trình oxy hóa chất béo cao phân tử không no (HUFA) của lipid trong màng tế bào sinh học. Vitamin E có vai trò trong quá trình tổng hợp các hormone sinh dục. Nhu cầu vitamin E tăng khi hàm lượng PUFA trong thức ăn cao. Nhu cầu vitamin E ở cá khoảng 30-100 mg/kg và ở tôm là 100 mg/kg thức ăn. Dấu hiệu khi thiếu vitamin E ở cá là giảm sinh trưởng, tỉ lệ chết cao thoái hóa cơ, tích mỡ trong ganĐối với cá chép hệ số thành thục cũng được cải thiện khi thức ăn có bổ sung đầy đủ vitamin E. Vitamin E rất dễ phân hủy qua quá trình chế biến và bảo quản, đặc biệt là ở các nước vùng nhiệt đới. Vì vậy dạng vitamin E thường được sử dụng bổ sung vào thức ăn cho tôm cá là a - tocophenol acetate. Hà m lượ ng vitamin E 30mg/kg trong khẩ u phầ n thứ c ăn được cho là cầ n thiế t cho quá trình tăng trưở ng và phá t triể n, đồng thời ngăn chặ n đượ c sự thiế u hụ t dinh dưỡ ng cho cá hồi Bắc Mỹ, cá basa và cá hồi đốm đen [9], [21], [26]. Watanabe và CTV (1970) cho rằng mức vitamin E tối ưu đối với cá chép là 100mg/kg [34]. Một nghiên cứu của Huang và ctv (2004) cho rằng cá rô phi sẽ tăng trưởng tốt hơn khi được bổ sung vitamin E vào trong khẩu phần ăn (>80 mg/kg). Cũng tác giả này khi tiến hành nghiên cứu trên cá hồi bạc lại có kết quả trái ngược rằng không có sự khá c biệ t đá ng kể nà o về tố c độ tăng trưở ng giữ a cá c lô thí nghiệ m. Tuy nhiên hà m lượ ng vitamin E trong cơ thị t và trong gan chị u sự tá c độ ng từ nguồ n vitamin E bổ sung từ thứ c ăn. Vớ i cá c lô thí nghiệm có bổ sung >50mg/kg thì hà m lượ ng vitamin E trong cơ thị t củ a cá gia tăng đá ng kể [20]. Paul và CTV (2004) nghiên cứ u bổ sung vitamin E trên cá mrigal, kế t quả nghiên cứ u cho thấ y vớ i 99mg/kg thứ c ăn khô, cá sẽ đạ t tố c độ tăng trưở ng cao nhấ t [28]. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 189 Stephan và CTV (1993) khi tiến hành thử nghiệm bổ sung vitamin E (0, 40 và 300mg/kg) và dầu cá trong thức ăn cho cá chẽm (có khối lượng ban đầu là 35g). Kết quả thử nghiệm cho thấy, hàm lượng vitamin E trong thức ăn không có tác động có ý nghĩa thống kê đến tốc độ tăng trưởng của cá. Hàm lượng vitamin E trong gan và cơ cá bị giảm ở những nghiệm thức thí nghiệm có bổ sung dầu cá tự nhiên nhưng không bổ sung vitamin E, kết quả này cũng được ghi nhận trong nghiên cứu của Stephan và CTV (1995) khi nghiên cứu trên cá bơn Scophthalmus maximus [31], [32]. Bảng 2. Nhu cầu vitamin E trên một số loài cá Loài Nhu cầu Vitamin E(mg/kg thức ăn khô) Tác giả Cá rô phi (Oreochromis niloticus, Linnaeus, 1758) >80 Huang và ctv (2004) Cá mrigal ( Cirrhinus mri gala, Hamilton, 1822) 99 Paul & ctv (2004) Cá chép (Cyprinus carpio, Linnaeus, 1758) 100 Halver J.E (1989) Cá hồi Đại Tây Dương (Salm o salar Linnaeus, 1758) 35 Halver J.E (1989) Cá nheo (Parasilurus asotus L, Linnaeus, 1758) 50 Halver J.E (1989) Cá chình (Anguilla marmorata Quoy et Gaimrd, 1824) 200 Halver J.E (1989) Cá cam (Seriola dumerili Risso, 1810) 119 Halver J.E (1989) 3. Mối quan hệ giữa Vitamin E và vitamin C trong nuôi trồng thủy sản Vitamin E và vitamin C đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh học của cơ thể như ngăn ngừa các bệnh về lão hóa, đục nhân thể mắt, xơ vữa động mạch, bệnh đái tháo đường, suy nhược thần kinh, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và ung thư, tuy nhiên vài trò chính của vitamin E và vitamin C vẫn là chống quá trình oxy hóa [12]. Mối liên hệ giữa hai loại vitamin này cũng đã được nghiên cứu trên các loài cá như: cá hồi vân Oncorhynchus mykiss, cá hồi Đại Tây Dương Salmo salar và cá tầm Acipenser fulvescens [33], [18], [27]. Hamre và ctv (1997) chỉ ra rằng khẩu phần thức ăn thiếu vitamin C sẽ làm giảm đáng kể hàm lượng vitamin E có trong gan, đồng thời các tác giả này cũng cho thấy có sự tương tác lẫn nhau giữa hai loại vitamin này [18]. Dabrowski và cộ ng sự (2003) đã nghiên cứ u về ả nh hưở ng củ a vitamin E và vitamin C (có bổ sung cả hai loại vitamin: +E +C; chỉ bổ sung vitamin E: +E-C; chỉ bổ sung vitamin C: -E+C và không bổ sung cả hai loại vitamin C và E: –E-C) đế n tố c độ tăng trưở ng, thà nh phầ n lipid và triệ u chứ ng bệ nh lý củ a cá vược vàng (Perca fl avenscens). Kế t quả cho thấ y lô thí nghiệ m có bổ sung +C+E cá có tố c độ tăng trưở ng cao nhấ t, lượ ng thứ c ăn sử dụ ng và hiệ u suấ t thứ c ăn cao hơn so vớ i nhữ ng nghiệ m thứ c thứ c ăn không bổ sung vitamin C. Hàm lượng vitamin C trong cơ thể cá cao hơn ở những lô thí nghiệm có bổ sung hàm lượng vitamin C so với các lô thí nghiệm không bổ sung hoặc bổ sung ít. Hà m lượ ng vitamin E có sự gia tăng ở nhữ ng lô thí nghiệ m có bổ sung vitamin C cao và thấp ở lô không bổ sung hoặ c bổ sung í t vitamin C, điề u nà y cho thấ y sự tá c độ ng củ a vitamin C tớ i hà m lượ ng vitamin E trong thứ c ăn. Nhữ ng nghiệ m thứ c không bổ sung vitamin C (-C-E; -C+E) thì cá thườ ng mắ c nhiề u bệ nh khá c nhau như: chứ ng vẹ o xương số ng, bệ nh đụ c nhân mắ t, chứ ng chá n ăn và xuấ t huyế t. Số lượ ng cá chế t tí ch lũ y trong lô thí nghiệ m –C-E là cao nhấ t [11]. Năm 2008, Aksoy A.Y và ctv đã kết luận rằng vitamin E và vitamin C đều có tác động rõ rệt lên tốc độ tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ sống của ấu trùng cá basa. Tuy nhiên sự tương tác qua lại giữa hai loại vitamin này không có ý nghĩa đối với tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống cũng như hiệu quả sử dụng thức ăn của ấu trùng cá basa [1]. Sealey (1994) khi nghiên cứu trên cá vược sọc lai kết luận rằng với việc bổ sung các mức vitamin C tối thiểu 25 mg/kg có thể cải thiện lượng thức ăn tiêu thụ và đồng thời làm gia tăng tốc độ tăng trưởng cũng như làm giảm tỷ lệ chết đối với những lô thí nghiệm không được bổ sung vitamin E. Đồng thời với mức 30mg/kg vitamin E trong khẩu phần thức ăn có thể làm giảm tỷ lệ chết đối với những lô thí nghiệm không bổ sung vitamin C. Đối với mức 300mg vitamin E/kg thức ăn là mức cần thiết để gia tăng tốc độ tăng trưởng ở những nghiệm thức không bổ sung vitamin C, tuy nhiên ở mức này không thể cải thiện được lượng thức ăn tiêu thụ [29]. Gatlin và ctv (1986) khi nghiên cứu trên cá trê sông đã khẳng định rằng, thức ăn không bổ sung Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 190 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG vitamin C thì cá chậm lớn, khối lượng cá có thể bị giảm sút đồng thời lượng thức ăn tiêu thụ cũng ít đi bất chấp việc có bổ sung vitamin E hay không. Đối với những nghiệm thức có bổ sung vitamin C, không quan sát thấy sự thiếu hụt đối với vitamin E trên cá mặc dù không bổ sung vitamin E [14]. Frischknecht và ctv (1994) đã chứng minh được khả năng của vitamin C trong thức ăn có thể giúp cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) tránh được bệnh thiếu máu cũng như giảm thiểu tỷ lệ chết [13]. Mocia và ctv (1984) khi tiến hành nghiên cứu trên cá hồi cũng có những kết luận tương tự, vitamin E và vitamin C có sự liên quan chặt chẽ đến sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng của cá, giảm tỷ lệ chết và hàm lượng vitamin tổng số của cơ thể [26]. Huang và ctv (2004) cũng cho rằng hàm lượng vitamin E tối ưu cho cá rô phi lai tăng trưởng và phát triển là 62,5mg/kg, tốc độ tăng trưởng của cá có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa nghiệm thức không bổ sung vitamin E và nghiệm thức có bổ sung hàm lượng vitamin E cao (P<0,05) [20]. Bên cạnh đó việc xuất hiện các bệnh lý của cơ thể là kết quả của việc thiếu hụt hai loại vitamin này khi tiến hành nghiên cứu trên cá hồi đốm đen [13], [33]. Trong nghiên cứu của Frischknecht và ctv (1994), việc gia tăng đáng kể tỷ lệ chết, bệnh teo cơ và xuất huyết được quan sát ở những con cá khi cho ăn loại thức ăn không có hai loại vitamin trên sau 8-12 tuần. Cá được cho ăn thức ăn thiếu hụt vitamin C có tốc độ sinh trưởng chậm, xuất huyết dưới da, các biến đổi về mang, sự biến dạng cột sống [13]. Moreau và ctv (1999) đã chỉ ra rằng hàm lượng vitamin C bổ sung vào thức ăn 1250mg/kg thức ăn khô làm gia tăng hàm lượng vitamin E trong gan cá lên 46% so với hàm lượng vitamin E đã được bổ sung vào. Tuy nhiên hàm lượng vitamin C trong gan cá lại giảm đi đáng kể. Tác giả cho rằng việc suy giảm này có thể do tác động của quá trình oxy hóa hàm lượng vitamin C cao được bổ sung trong khẩu phần thức ăn [27]. Trong quá trình nuôi cá công nghiệp, việc thiếu hụt một trong các loại vitamin trong thức ăn đều gây ra những hậu quả khá nghiệm trọng. Thức ăn không có vitamin C thường gặp nhất là chứng dị hình xương sống, cá không muốn ăn, sinh trưởng chậm hơn so với các cá có bổ sung vitamin C, xuất huyết nội và ngoại, mòn vây và giảm hồng cầu. Ngoài ra, nếu thiếu hụt vitamin E, cá sẽ giảm khả năng sinh sản, động thái bơi trở nên bất thường, viêm gan và bong bóng khí, cá sẽ rất nhạy cảm với stress, ngay cả những stress rất nhẹ [2]. Vitamin C và vitamin E tham gia vào hầu hết các quá trình sinh học của cơ thể người như ngăn ngừa các bệnh về lão hóa, đục nhân thể mắt, xơ vữa động mạch, bệnh đái tháo đường, suy nhược thần kinh, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và ung thư, tuy nhiên vai trò chính của vitamin E và vitamin C vẫn là chống quá trình oxy hóa màng tế bào. Tappel (1968) cho rằng việc thiếu vitamin C có thể làm giảm một lượng vitamin E hoạt động trong cơ thể và đại đa số các nghiên cứu của các tác giả khác khác cũng đều có những kết luận tương tự [6]. Sự tương tác giữa hai loại vitamin này cũng thấy xuất hiện trên màng nhầy [5]. Mối liên hệ giữa hai loại vitamin này cũng đã được nghiên cứu trên các loà i cá như: cá hồi vân Oncorhynchus mykiss, cá hồi Đại Tây Dương Salmo salar và cá tầm Acipenser fulvescens [33], [18], [27]. Hamre và ctv (1997) chỉ ra rằng khẩu phần thức ăn thiếu vitamin C sẽ làm giảm đáng kể hàm lượng vitamin E có trong gan [18]. Kết quả nghiên cứu của Stephan và ctv (1995); Gatta và ctv (2000) khi nghiên cứu trên cá bơn (Scophthalmus maximus) và cá chẽm giống (Lates calcarifer) [32], [15]. Hơn nữa Watanabe (1993), Gatta và ctv (2000) cũng đã chỉ ra rằng vitamin E không tác động đến thành phần sinh hóa trong cơ thể của cá hồi Đại Tây Dương, điều này cũng được ghi nhận trong nghiên cứu này khi tiến hành phân tích thành phần dinh dưỡng của cá sau khi kết thúc thí nghiệm. Bell và ctv (1998) cũng kết luận rằng không có bất cứ tác động nào của hàm lượng vitamin E đến thành phần sinh hóa trong thịt cá hồi Đại Tây Dương phi lê khi bổ sung vitamin E trong khẩu phần thức ăn, tuy nhiên nó có thể làm biến đổi màu sắc của thịt cá, cho nên việc bổ sung hàm lượng vitamin E trong khẩu phần thức ăn đối với mỗi loài cá khác nhau thì khác nhau. White và ctv (1991), Hamre và ctv (1997) đã công bố hàm lượng vitamin C trong gan cá hồi Đại Tây Dương bị giảm đi đáng kể khi cho ăn thức ăn có bổ sung vitamin với hàm lượng vitamin E thấp. Hầu như trong tất cả các nghiên cứu việc bổ sung hàm lượng vitamin E trong thức ăn đều thấp hơn so với nhu cầu thực tế của cá [35], [18]. Quá trình oxy hóa lipid có mối liên hệ mật thiết với hàm lượng vitamin E được bổ sung vào trong thức ăn, kết quả này được ghi nhận trong nghiên cứu của Frigg và ctv (1990) trên cá hồi, đồng thời cũng được ghi nhận ở một số loài cá khác như cá hồi Đại Tây Dương Salmon salar, cá bơn Scophthalmus maximus [32]. Gatta và ctv (2000) đã chứng minh được rằng hàm lượng vitamin E cao Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 191 trong thức ăn (cao hơn so với nhu cầu của cá) sẽ làm giảm đáng kể quá trình oxy hóa lipid ở cá hồi và cá bơn giống cũng như làm giảm quá trình oxy hóa trong cơ thịt cá hồi Đại Tây Dương trong quá trình bảo quản đông lạnh, cá chẽm cũng cho kết quả nghiên cứu tương tự [15]. Ruff (2003) cho rằng hàm lượng vitamin E trong cơ thịt cá chịu ảnh hưởng từ hàm lượng vitamin E có trong thức ăn và nó không chịu sự tác động của hàm lượng vitamin C. Trong khi đó, hàm lượng vitamin C tập trung trong cơ thịt cao lại chịu sự tác động của các mức vitamin E có trong thức ăn, đặc biệt khi hàm lượng vitamin E được bổ sung cao [28]. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Các nghiên cứu trên đều chỉ ra rằng, việc bổ sung vitamin C và vitamin E vào thức ăn cho các đối tượng nuôi thủy sản là rất cần thiết. Vitamin C có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển, phòng và tránh được một số bệnh, gia tăng sức đề kháng, chống stress, tăng tỷ lệ sống cho con non và giảm tỷ lệ chết cho cơ thể vật nuôi. Vitamin E có tác dụng ngăn cản quá trình oxy hóa, thúc đẩy quá trình tổng hợp các hormone sinh dục, làm gia tăng tốc độ sinh trưởng, giảm tỉ lệ chết, chống thoái hóa cơ và tích mỡ trong gan. Sự kết hợp giữa hai loại vitamin E và vitamin C còn có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về lão hóa, đục nhân thể mắt, xơ vữa động mạch, bệnh đái tháo đường, suy nhược thần kinh, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và ung thư, tuy nhiên vài trò chính của vitamin E và vitamin C vẫn là chống quá trình oxy hóa. Do nhu cầu đối với từng loại vitamin ở từng vật nuôi khác nhau nên liều lượng bổ sung cũng khác nhau. Việc bổ sung quá thừa hay thiếu hàm lượng vitamin C và vitamin E trong thức ăn đều có ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh trưởng phát triển và sinh sản của vật nuôi. Trong sản xuất thức ăn cần lưu ý đến tính chất của từng nhóm vitamin, nhu cầu của từng loài cá để cung cấp loại vitamin, hàm lượng vitamin cho phù hợp với đối tượng nuôi. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Trần Thị Thanh Hiền, 2004. Ảnh hưởng của việc bổ sung một số nguồn lipid và vitamin C vào thức ăn lên chất lượng tôm mẹ và ấu trùng tôm càng xanh Macrobranchium rosenbergii. Luận án Tiến sỹ Khoa học, Trường Đại học Nha Trang. 2. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội, 2004. Giáo trình Bệnh học thủy sản, Trường Đại học Nha Trang. 3. Lê Anh Tuấn, 2008. Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và thử nghiệm sản xuất thức ăn viên cho cá mú chấm đen (Epinephelus malabaricus) (Bloch and Schneider, 1801). Luận văn Tiến sỹ, Trường Đại học Nha Trang. Tiếng Anh 4. Aksoy M.Y., Lim, C., Li, M.H., Klesius. P.H, 2008. Interaction between dietary levels of Vitamin C and Vitamin E on growth and immune responses in channel catfi sh Ictalurus punctatus (Rafi nesque). Aquaculture Research 2008, 39: 1198-1209. 5. Andrew J.W and Murai T., 1975. Studies on Vitamin C requirements of channel catfi sh. Journal of Nutrition 105: 557-561. 6. Buettner, G. R., 1993. The pecking order of free radicals and antioxidants: lipid peroxidation, a-tocopherol and ascorbates. Archives of Biochemistry and Biophysics 300: 535-543. 7. Chan AC, 1993. Partners in defense, vitamin E and vitamin C. Canadian Journal of Physiology and Pharmacology 71: 725-731. 8. Coustans, M.F., Guillaume, J., Metailler, R., Dugornay, O. and Messager, J.L, 1990. Effect of an ascorbic acid defi ciency on tyrosinemia and renal granulomatous disease in turbot (Scophthalmus maximus) interaction with a slight polyhypovitaminosis. Comparative Biochemistry and Physiology 97A (2): 145-152. 9. Cowey, C. B., Adron, J. W., Walton, M. J., Murray, J., Youngson, A. & Knox, D., 1981. Tissue distribution, uptake, and requirement for a-tocopherol of rainbow trout (Salmo gairdneri) fed diets with a minimal content of unsaturated fatty acids. J. Nutr. W.: 1556-1567. 10. Dabrowski K., Hinterleitner S., Sturmbauer C., El-Fiky N. and Wieser W, 1988. Do carp larvae require vitamin C. Aquaculture 72: 295-306. 11. Dabrowski K., Lee.K.J., 2003. Interaction between vitamins C and E affects their tissue concentrations, growth, lipid oxidation, and defi ciency symptoms in yellow perch (Perca fl avescens). British Journal of Nutrition 89: 589-596. 12. Frei B, Stocker R, England L & Ames BN, 1990. Ascorbate: the most effective antioxidant in human blood plasma. Advances in Experimental Medicine and Biology 264: 155–163. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 192 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 13. Frischknecht, R.T., Wahli, W. & Meier, W., 1994. Comparison of pathological changes due to deciency of vitamin C, vitamin E and combinations of vitamins C and E in rainbow trout, Oncorhynchus mykiss (Walbaum). J. Fish Dis., 17: 31-45. 14. Gatlin, D. M., III, Poe, W. E. & Wilson, R. P., 1986. Effects of stocking density and vitamin C status on vitamin E-ad equate and vitamin E-defi cient fi ngerling channel catfi sh. Aquaculture 56: 187-195. 15. Gatta, P.P., Pirini, M., Testi, S., Vignola, G., Monetti, P.G., 2000. The infl uence of different levels of dietary vitamin E on sea bass, Dicentrarchus labrax fl esh qua lity. Aquac. Nutr. 6: 47-52. 16. Halver J.E., Ashley L.M and Smith R.R, 1969, Ascorbic acid requirement of coho salmon and rainbow trout. American Fisheries Society 98: 762-771. 17. Halver J.E., 1989. Fish Nutrition. San Diego, CA (USA), Acade mic Press, 2. ed., 798 p. 18. Hamre K, Waagbo R, Berge RK & Lie O (1997) Vitamin C and E interact in juvenile Atlantic salmo n. Free Radical Biology and Medicine 22: 137–149. 19. Hardie L.J., Fletcher T.C and Secombes C.J.,1991. The effect of dietary vitamin C on the immine response of the Atlantic salm on (Salmo salar), Aquaculture 95: 201-214 20. Huang C.H., Huang S.L, 2004. Effect of dietary vitamin E on growth, tissue lipid peroxidation, and liver glutathione level of juvenile hybrid tilapia, Oreochromis niloticus×O. aureus, fed oxidized oil. Aquculture 273: 381-389. 21. Hung, S. S. O., Cho, C. Y & Slinger, S. J., 1981 Effect of oxidized fi sh oil, DL-a-tocopheryl acetate and ethoxyquin supplementation on the vitamin E nutrition of rainbow trout (Salmo gairdneri) fed practical diets. J. Nutr. Ill: 648-657. 22. Isti Koeshryani, Des Roza, ketut Mahardika, Fris Jonny, Zafran and Kei Yuasa, 2001. Marine fi sh and Crustacean Diseases in Indonesia. 23. Li M.H and Lovell R.T., 1985. Elevated lev els of dietary ascorbic acid increase immune esponse in channel catfi sh. Journal of nutrition 115: 123-131. 24. Lin, D., 1991. Nutrient requ irement of grass carp, Ctenopharyngodon idella: in Wilson R.P. (Ed.). Handbook of Nutrient requirement of Finfi sh. CRC Press, London: 89-96. 25. Merchie,G., Lavens, P., Sorgeloos, p., 1997. Optimization of dietary vitamin C in fi sh a nd crustacean larvae: a review Aquaculture, 155: 165-181. 26. Moccia R.D., S.S.O. Hung, S.J. Slinger and H.W. Ferguson, 1984. Effect of oxidized fi sh oil, vitamin E and ethoxyq uin on the histopathology and haematology of rainbow trout, Salmo gairdneri Richardson. J. Fish dis., 7: 269 - 282. 27. Moreau R, Dabrowski K, Czesny S & Cihla F, 1999 Vitamin C vitamin E interaction in juvenile lake sturgeon (Acipenser fulvescens), a fi sh able to synthesize ascorbic acid. Journal of Applied Ichthyology 15: 250–257. 28. Pau B.N., Sarka S., Mohanty S.N (2004). Dietary vitamin E requirement of mrigal, Cirrhinus mrigala fry. Aq uaculture 242, pp 529-536. 29. Ruff, N., FitzGerald, R.D., Cross, T.F., Hamre, K. and Kerry, J.P. 2003. The effect of dietary vitamin E and C level on market-size turbot (Scophthalmus maximus) fi llet q uality. Aquaculture Nutrition, 9: 91-103. 30. Sealey, W.M., Gatlin, D.M.1994. Dietary Vitamin C Requirement of Hybrid Striped Bass Morone chrysops♀× M. saxatilis ♂. Journal of the World Aquaculture Society. Volume 30 Inssue: 297-301. 31. Soliman A .K., Jauncy K. and Roberts R.J.,1987. Stability of L-ascorbic acid (vitamin C) and its forms in fi sh feeds during processing, storage and leac hing, Aquaculture 60: 73-83. 32. Stephan, G., Messager, J.L., Lamour, L. and Baudin Laurencin, F., 1993. Interactions between dietary alpha-tocopherol and oxidized oil on sea bass Dicentrarchus labrax. In Fish Nutrition in Practice (INRA, ed.) (Les Colloques, No.61): 215-218. 33. Ste´phan, G., Guillaume, J., Lamour, F., 1995. Lipid peroxidation in turbot (Scophthalmus maximus) tissue: effect of dietary vitami n E and dietary n-6 or n-3 polyunsaturated fatty acid. Aquaculture 130, 251–268. 34. Wahli T, Verlhac V, Gabaudan J, Schuep W & Meler W, 1998. Infl uence of combined vitamins C and E on non-specifi c immunity and disease resistance of rainbow tr out, Oncorhynchus mykiss (Walbaum). Journal of Fish Diseases 21: 127-137. 35. Watanabe, T., Takashima, E, Ogino, C. & Hibiya, T., 1970 Effects of a-tocopherol defi ciency on carp. Bull. Jpn. Soc. Sci. Fish. 36: 623-630. 36. White, A., Fletcher, T. C., Secombes, C. J. & Houlihan, D. F., 1991 The effect of different dietary levels of vitamin C and E and their tissue levels in Atlantic salmon, Salmo salar L. In: Fish Nutrition in Practice (Kaushik, S. J. & Lu quet, P., eds.): 203–207. Les Colloques, Paris, France.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhu_cau_vitamin_c_va_vitamin_e_o_mot_so_loai_ca_nuoi.pdf
Tài liệu liên quan