The article focused on analyzing the theoretical issues about students’ needs for teachers’ advice
about studying under credit-based system; stating clearly the situation of these needs at University
of Education- Thai Nguyen University such as needs of the advice’s content, organization and
types of advice.
Based on the situation analysis, the paper has proposed a number of recommendations to improve
the effectiveness of academic advising at the University of Education - Thai Nguyen University
which aims at helping students overcome the difficulties arising from their studying along with
raising the quality of learning under credit-based system.
7 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhu cầu tư vấn học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Út Sáu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 107 - 113
107
NHU CẦU TƯ VẤN HỌC TẬP THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Nguyễn Thị Út Sáu*, Nguyễn Thị Thanh, Vũ Thị Hồng Hiến
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nội dung bài báo tập trung phân tích những vấn đề lý luận về nhu cầu tư vấn học tập theo học chế
tín chỉ của sinh viên; Chỉ rõ thực trạng nhu cầu tư vấn học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên: thực trạng nhu cầu về nội dung tư vấn; nhu cầu
về tổ chức, cá nhân tư vấn và nhu cầu về các hình thức tư vấn. Trên cơ sở phân tích thực trạng, bài
báo đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác tư vấn học tập tại trường Đại học
Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, giúp sinh viên kịp thời khắc phục những khó khăn trong học tập
để nâng cao chất lượng học tập theo học chế tín chỉ.
Từ khóa: Nhu cầu tư vấn, học tập, học chế tín chỉ, sinh viên, Đại học Sư phạm – ĐHTN
Một số vấn đề lý luận về nhu cầu tư vấn
học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên*
Từ năm học 2009 - 2010, Trường Đại học Sư
phạm – Đại học Thái Nguyên đã chuyển đổi
sang phương thức đào tạo theo tín chỉ. Đây là
phương thức đào tạo mới đòi hỏi sinh viên
phải thực sự tích cực, chủ động, sáng tạo
trong quá trình học tập. Chính vì vậy, trong
lĩnh vực học tập và nghiên cứu, sinh viên
cũng nảy sinh khá nhiều khó khăn, trở ngại về
mặt tâm lý làm ảnh hưởng đến kết quả học
tập, do đó sinh viên có nhu cầu được tư vấn,
giúp đỡ để giải quyết những khó khăn, trở
ngại đó. Khi nghiên cứu về nhu cầu học tập
theo tín chỉ, có rất nhiều quan điểm khác
nhau, nhưng theo chúng tôi: “Nhu cầu tư vấn
học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên là
sự biểu hiện mối quan hệ tích cực của sinh
viên với môi trường học tập theo học chế tín
chỉ, là sự đòi hỏi tất yếu của sinh viên cần
được trợ giúp, đưa ra lời khuyên, cung cấp
giải pháp nhằm giúp sinh viên phát huy tối đa
khả năng học tập, lựa chọn tốc độ và phương
pháp học tập phù hợp để tích lũy đủ hệ thống
môn học theo trình tự quy định của chương
trình đào tạo nhằm đạt được văn bằng một
cách tốt nhất”. Khi nghiên cứu nhu cầu tư
vấn học tập theo tín chỉ, có rất nhiều các vấn
đề cần nghiên cứu, nhưng trong khuôn khổ
*
Tel: 0922 516166, Email: Sau_dhsp@yahoo.com.vn
bài báo này, chúng tôi nghiên cứu 03 vấn đề
cơ bản: nhu cầu của sinh viên về nội dung tư
vấn; nhu cầu về tổ chức, cá nhân tư vấn và
nhu cầu về hình thức tư vấn.
Thứ nhất: Nhu cầu về nội dung tư vấn học
tập theo học chế tín chỉ. Trong quá trình học
tập, sinh viên có rất nhiều nội dung cần được
tư vấn, nhưng chúng tôi tập trung vào những
nội dung liên quan trực tiếp đến hoạt động
học tập của sinh viên, đó là:
Nội dung 1: Nhu cầu tư vấn đối với hoạt động
đăng kí học: Trước khi đăng ký học, sinh viên
có nhu cầu tư vấn về chương trình đào tạo: số
tín chỉ của chương trình đào tạo và thời gian
để thực hiện chương trình đó. Bên cạnh đó,
sinh viên quan tâm định hướng nghề nghiệp
của chương tình đào tạo mà các em theo học;
Giai đoạn đăng kí khối lượng học tập: Sinh
viên có nhu cầu tư vấn về môn học tiên quyết,
môn học tương đương, môn học thay thế,
môn học tự chọnvà kế hoạch tổ chức dạy
học các môn học. Ngoài ra sinh viên rất quan
tâm đến việc lựa chọn môn học, số lượng tín
chỉ có thể tích lũy trong một học kỳ, giảng
viên giảng dạy, đăng ký học trên mạng trực
tuyến của nhà trường; Sau khi đăng ký học,
sinh viên có nhu cầu tư vấn về điều chỉnh kế
hoạch học tập đã đăng ký.
Nội dung 2: Nhu cầu tư vấn đối với hoạt động
học lí thuyết: SV có nhu cầu tư vấn về quá
trình học lí thuyết như: lịch học cụ thể của
Nguyễn Thị Út Sáu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 107 - 113
108
từng môn học, đề cương môn học của từng
môn như thế nào, cần phải chuẩn bị những gì
cho giờ học trên lớp, trong quá trình học thì
nên ghi chép, chú ý những tri thức nào là
trọng tâm, làm đề cương như thế nào cho hiệu
quả, vấn đề tìm hiểu các nội dung tri thức
mới, các hướng nghiên cứu mới liên quan đến
môn học, phương pháp học tập phù hợp theo
đặc thù của môn học
Nội dung 3: Nhu cầu tư vấn đối với hoạt
động tự học, tự nghiên cứu: Trong quá trình
tự học, sinh viên có nhu cầu tư vấn về nội
dung, môi trường, thời gian tự học, cách thức,
nguồn tra cứu tìm tài liệu, phương pháp tự
học, ứng dụng tri thức tự học vào thực tiễn
cuộc sống.
Nội dung 4: Nhu cầu tư vấn đối với hoạt động
thảo luận, xêmina: Trong quá trình thực hiện
giờ thảo luận, xêmina, sinh viên có nhu cầu tư
vấn về lựa chọn và nhận thức về nội dung
thảo luận, xêmina; tư vấn về tài liệu, thời
gian, không gian, cơ sở vật chất phục vụ buổi
thảo luận; tư vấn về việc chuẩn bị nội dung
bài thảo luận, xêmina; tư vấn về cách thức,
quy cách trình bày thảo luận; tư vấn về những
nội dung cần điều chỉnh trong bài thảo luận,
xêmina.
Thứ hai: Nhu cầu về tổ chức, cá nhân tư vấn
học tập theo HCTC.
Sinh viên có nhu cầu được tư vấn từ các tổ
chức, cá nhân và đối tượng tư vấn rất phong
phú và đa dạng. Sau đây là một số tổ chức, cá
nhân tư vấn mà SV có nhu cầu: Nhu cầu được
tư vấn từ Ban Giám hiệu; Nhu cầu được tư
vấn từ các phòng chức năng; Nhu cầu được tư
vấn từ giảng viên trực tiếp giảng dạy bộ môn;
Nhu cầu được tư vấn từ cố vấn học tập; Nhu
cầu được tư vấn từ bạn bè.
Thứ ba: Nhu cầu về hình thức tư vấn học tập
theo HCTC.
Hình thức tư vấn của SV rất phong phú và đa
dạng. Những hình thức cơ bản mà sinh viên
có nhu cầu là: Tư vấn trực tiếp, gửi tim nhắn,
gọi điện thoại, gửi qua email.
Thực trạng nhu cầu tư vấn học tập theo
học chế tín chỉ của sinh viên Trường Đại
học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
Để nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi sử dụng
các phương pháp: điều tra bằng bảng hỏi,
phỏng vấn sâu và thống kê toán học. Chúng
tôi tiến hành điều tra trong học kỳ I năm học
2013 – 2014 trên 192 SV tại 3 Khoa của
Trường ĐHSP – ĐHTN (Khoa Ngữ Văn – 57
SV, Khoa Toán – 64 SV, Khoa Tâm lí – Giáo
dục – 71 SV). Kết quả nghiên cứu được
chuyển từ định tính sang định lượng như sau:
X < 1.7: ở mức độ 1 điểm (Không khó khăn,;
nhu cầu tư vấn ở mức thấp; 1.7≤ X < 2.4: ở
mức độ 2 điểm (Khó khăn; nhu cầu tư vấn ở
mức trung bình); 2.4≤ X < 3.0: ở mức độ 3
điểm (Rất khó khăn; nhu cầu tư vấn ở mức cao).
Khó khăn của sinh viên Trường Đại học Sư
phạm – Đại học Thái Nguyên trong quá
trình học tập theo học chế tín chỉ
Trước khi nghiên cứu nhu cầu tư vấn học tập
theo HCTC của SV Trường ĐHSP – ĐHTN,
chúng tôi đi tìm hiểu mức độ khó khăn trong
quá trình học tập của SV, với câu hỏi: “Bạn
có thường xuyên gặp khó khăn trong học tập
không?”. Kết quả thu được ở bảng 1.
Bảng 1: Mức độ khó khăn trong học tập của sinh viên theo học chế tín chỉ của sinh viên
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên
Khoa Mức độ
X Thường xuyên gặp
khó khăn
Đôi khi gặp khó
khăn
Ít khi gặp khó khăn
Ngữ văn
SL % SL % SL %
1,82 7 12,3 33 57.9 17 29.8
Toán 11 17,2 35 54,7 18 28,1 1,89
Tâm lý – Giáo dục 16 22,5 36 50,7 19 26,8 1,95
Tổng 34 17,7 104 54,2 54 28,1 1,89
Nguyễn Thị Út Sáu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 107 - 113
109
Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta thấy, sinh
viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái
Nguyên đang gặp khó khăn trong quá trình
học tập học tập theo học chế tín chỉ, chủ yếu
ở mức đôi khi gặp khó khăn ( X = 1,89).
Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu những
khó khăn cụ thể của sinh viên. Những ý kiến
có tỷ lệ từ ≥ 50% sinh viên trả lời được chúng
tôi lựa chọn và kết quả thu được như sau:
(1).Về hoạt động đăng ký môn học: Mạng của
nhà trường thường xuyên bị lỗi nên sinh viên
rất khó khăn khi đăng ký; Có ít môn tự chọn
và ít giảng viên nên sinh viên không được lựa
chọn giảng viên và sinh viên mình mong
muốn; Khi sinh viên đăng ký được thì các lớp
có nguyện vọng đã đủ sĩ số nên sinh viên
không đăng ký được theo nguyện vọng của
bản thân; Liên hệ với cố vấn học tập chưa
thuận lợi nên đôi khi không giải quyết kịp
thời những khó khăn của sinh viên; Sinh viên
chưa đăng ký được các môn tiên quyết nên
không đăng ký được các môn sau đó, vì vậy
sinh viên bị chậm tiến độ học tập.
(2).Trong quá trình thực hiện các giờ tín chỉ:
Vì sỹ số lớp học một số môn (đặc biệt là các
môn chung trong toàn trường) quá đông nên
sinh viên không có cơ hội thể hiện quan điểm
riêng của bản thân; Một số giảng viên chưa
hướng dẫn tự học nên sinh viên khó khăn khi
tự học ở nhà; Hoạt động giảng dạy của một số
giảng viên chưa có sự thay đổi đáp ứng yêu
cầu của giờ dạy – học theo học chế tín chỉ;
Hình thức kiểm tra đánh giá còn nặng về thi
cử, gây áp lực cho sinh viên. Đề thi còn thiên
về tri thức tái hiện nên chưa phát huy tính tích
cực của sinh viên; Một số sinh viên thiếu ý
thức trong học tập nên ảnh hưởng đến không
khí học tập của lớp; Vẫn còn tình trạng một
số giảng viên chưa quản lý được lớp học ; vấn
đề tìm tài liệu đôi khi gặp khó khăn; khó khăn
trong việc vận dụng kiến thức lý thuyết vào
thực tiễn; tỷ lệ giờ lý thuyết và giờ thảo luận,
xêmina chưa cân đối trong chương trình, có
những môn học không có giờ thảo luận,
xêmina nên sinh viên còn bỡ ngỡ khi thực
hiện giờ học nàyChính vì trong quá trình
học tập, sinh viên gặp một số khó khăn nên
các em có nhu cầu tư vấn học tập theo học
chế tín chỉ.
Nhu cầu tư vấn học tập theo học chế tín chỉ
của sinh viên Trường Đại học Sư phạm –
Đại học Thái Nguyên
Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi nghiên
cứu thực trạng nhu cầu của sinh viên về nội
dung tư vấn, về tổ chức cá nhân tư vấn và về
hình thức tư vấn.
Nhu cầu về nội dung tư vấn
Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đã đặt câu
hỏi: “Xin bạn vui lòng cho biết, mức độ nhu
cầu tư vấn của bạn đối với các nội dung sau
đây được thể hiện như thế nào?”. Kết quả thể
hiện ở bảng 2.
Nhìn vào số liệu ở bảng 2 chúng ta thấy, sinh
viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái
Nguyên rất mong muốn được tư vấn học tập
theo học chế tín chỉ ( X = 2.53), trong đó sinh
viên có nhu cầu cao nhất ở 02 hoạt động:
đăng ký học ( X = 2,56) và hoạt động tự học,
tự nghiên cứu ( X = 2,65).
Trong hoạt động đăng ký môn học, sinh viên
có nhu cầu được tư vấn cao nhất ở nội dung:
tìm hiểu nội dung, chương trình đào tạo. Theo
ý kiến của sinh viên, nhiều em chưa hiểu hết
nội dung chương trình đào tạo của chuyên
ngành mà em theo học nên đã gặp khó khăn
trong quá trình đăng ký. Có sinh viên không
hiểu ý nghĩa môn học tiên quyết nên đã không
đăng ký môn học tiên quyết, do đó ở học kỳ
sau, sinh viên không đăng ký được các môn
có liên quan (Ví dụ: Đối với lớp Tâm lý -
Giáo dục K46, vì trong chương trình học kỳ 2
năm học 2011 - 2012 có môn Giáo dục học
nhưng sinh viên không đăng ký học. Vì vậy,
đến học kỳ II năm học 2012 - 2013 có hai
môn là Lý luận dạy học và Lý luận giáo dục
sinh viên sẽ không được đăng ký vì môn Giáo
dục học là môn học tiên quyết hai môn học
trên. Như vậy ở học kỳ này số tín chỉ sinh
viên đăng ký được là rất ít. Rõ ràng, chỉ một
sơ suất nhỏ nhưng nếu không kịp thời học các
môn học đó, sinh viên sẽ ra trường chậm hơn
01 năm so với các bạn cùng lớp; Hay có một
Nguyễn Thị Út Sáu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 107 - 113
110
thực trạng cũng xảy ra khá phổ biến đó là: Ở
mỗi học kỳ, sinh viên sẽ có 2, 3 môn học tự
chọn. Nhưng do không tìm hiểu kỹ chương
trình nên có kỳ sinh viên đăng ký tất cả các
môn tự chọn đó dẫn đến số tín chỉ nhiều, chất
lượng học tập của sinh viên không đảm bảo.
Đồng thời, đến kỳ học sau sinh viên lại không
phải học các môn tự chọn nên số tín chỉ lại
quá ít. Như vậy rõ ràng mỗi kỳ học nhà
trường đều gửi thời khóa biểu dự kiến theo
niên giám của nhà trường nhưng sinh viên
vẫn chưa biết đăng ký môn học. Qua tìm hiểu
thực trạng trên chúng tôi thấy, trong hoạt động
tư vấn cho sinh viên đăng ký học tập, các tổ
chức và cá nhân tư vấn cần tư vấn cho sinh
viên tìm hiểu nội dung, chương trình đào tạo.
Trong hoạt động tự học, tự nghiên cứu, sinh
viên có nhu cầu tư vấn cao nhất ở nội dung
chuẩn bị hoạt động tự học (xác định nội dung,
tìm kiếm tài liệu, xác định không gian, thời
gian tự học). Theo ý kiến của sinh viên, khi
giao nội dung tự học cho sinh viên, các em
mong muốn giảng viên xác định rõ nội dung
tự học, những tài liệu có liên quan và cách
thức tra cứu tài liệu đó; hướng dẫn, gợi ý cho
sinh viên môi trường và thời gian tự học phù
hợp. Theo sinh viên, việc chuẩn bị cho hoạt
động tự học là rất quan trọng nhưng nhiều
giảng viên ít chú trọng đến vấn đề này, thầy
cô chỉ chú ý tới sản phẩm cuối cùng của hoạt
động tự học. Kết quả này chính là gợi ý rất
quan trọng cho các giảng viên trong quá trình
hướng dẫn sinh viên tự học.
Bảng 2: Mức độ nhu cầu về nội dung tư vấn của sinh viên
Nội dung
Mức độ nhu cầu tư vấn
Rất mong
muốn
Đôi khi mong
muốn
Không mong
muốn X
SL % SL % SL %
Đăng kí
môn học
Tìm hiểu chương trình học tập 140 72.9 49 25.5 3 1.6 2.71
Lựa chọn môn học;
lựa chọn giảng viên; lựa chọn số
tín chỉ
118 61.5 68 35.4 6 3.1 2.58
Điều chỉnh kế hoạch học tập 123 64.1 62 32.3 7 3.6 2.60
Đăng ký trên mạng trực tuyến
của nhà trường
75 39,1 103 53,6 14 7,3 2,32
Giờ lí
thuyết
Chuẩn bị cho giờ lí thuyết 97 50.5 91 47.4 4 2.1 2.48
Tiếp thu bài giảng, ghi chép, tìm
hiểu kiến thức chuyên sâu
114 59.4 76 39.6 2 1.0 2.58
Tiếp cận bài học theo các hướng
hiện đại
114 59.4 73 38.0 5 2.6 2.56
Hoạt
động tự
học
Chuẩn bị cho hoạt động tự học
(xác định nội dung, tìm kiếm tài
liệu, xác định không gian, thời
gian tự học)
148 77.1 44 22.9 0 0 2.77
Lập dàn ý và hoàn thiện bài tự học 121 63.0 68 35.4 3 1.6 2.61
Bổ sung những tri thức hiện đại
liên quan bài tự học
100 52.1 90 46.9 2 1.0 2.51
Phương pháp tự học 140 72.9 49 25.5 3 1.6 2.71
Xêmina,
thảo luận
Nhận thức chủ đề xêmina, thảo
luận
81 42.2 100 52.1 11 5.7 2.36
Chuẩn bị bài thảo luận, xêmina. 74 38.5 113 58.9 5 2.6 2.35
Báo cáo kết quả 89 46.4 96 50.0 7 3.6 2.42
Tổng chung 2.52
Nguyễn Thị Út Sáu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 107 - 113
111
Nhu cầu về tổ chức, cá nhân tư vấn
Trong hoạt động tư vấn học tập theo tín chỉ cho sinh viên, có rất nhiều tổ chức, cá nhân tham gia
hoạt động này. Nhưng trong phạm vi bài báo này, chúng tôi đề cập đến các tổ chức, cá nhân tư
vấn sau: Ban giám hiệu, các phòng chức năng, giảng viên trực tiếp giảng dạy, cố vấn học tập;
sinh viên khóa trên và bạn bè. Và kết quả điều tra chúng tôi thu được như sau:
Bảng 3: Nhu cầu về chủ thể tư vấn học tập của sinh viên
Mức độ nhu cầu
Chủ thể tư vấn
Mong muốn
Đôi khi mong
muốn
Không mong
muốn X
SL % SL % SL %
Ban Giám hiệu 4 2.1 24 12.5 164 85.4 1.16
Phòng chức năng 4 2.1 82 42.7 106 55.2 1.46
Giảng viên trực tiếp giảng dạy 72 37.5 100 52.1 20 10.4 2.27
Cố vấn học tập 74 38.5 100 52.1 18 9.4 2.29
Sinh viên khóa trên, bạn bè 161 83.9 25 13.0 6 3.1 2.80
Tổng chung 1.99
Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta thấy, khi
gặp khó khăn, vướng mắc trong học tập, đôi
khi sinh viên có mong muốn được các tổ
chức, cá nhân tư vấn ( X = 1,99). Trong số
các tổ chức, cá nhân tư vấn thì sinh viên
thường xuyên mong muốn được bạn bè và
sinh viên khóa trên tư vấn. Điều này cũng dễ
hiểu vì bạn bè hoặc các sinh viên khóa trên là
những người rất gần gũi, thân thiết, hiểu sinh
viên nên các em dễ dàng chia sẻ, thấu hiểu lẫn
nhau. Việc gặp các bạn hoặc các anh chị cũng
rất thuận lợi, thoải mái nên sinh viên mong
muốn được bạn bè và các anh chị khóa trên tư
vấn. Tuy nhiên nhờ bạn bè tư vấn sẽ có hạn
chế đó là, nếu sinh viên nhận thức sai sẽ tư
vấn cho bạn sai và do đó sẽ không hiệu quả.
Nhờ sinh viên khóa trên đặc biệt là những
sinh viên có học lực khá, giỏi, có hạnh kiểm
tốt tư vấn sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều. Xuất
phát từ nhu cầu của sinh viên, nhà trường có
thể xem xét mở rộng mô hình tư vấn học tập
cho sinh viên - mô hình cố vấn sinh viên
(đồng đẳng viên) như một số trường đại học ở
Việt Nam áp dụng: Trường Đại học Bách
Khoa Đà Nẵng, Trường Đại học Ngoại ngữ -
Đại học Quốc gia Hà Nội); tăng cường vai trò
của các câu lạc bộ sinh viên trong việc tư vấn
học tập cho sinh viên.
Chủ thể mà sinh viên cũng mong muốn được
tư vấn đó chính là cố vấn học tập và giảng
viên phụ trách môn học. Qua ý kiến của sinh
viên thì nhiều khi gặp khó khăn nhưng sinh
viên rất ngại gặp giảng viên và cố vấn học tập
để được tư vấn. Hầu hết sinh viên chỉ gặp các
thầy cô để xin chữ ký giải quyết những vấn đề
đã xảy ra chứ không có mục đích để được tư
vấn. Có một số sinh viên cho rằng các em đã
từng gặp cố vấn học tập để được tư vấn
nhưng thầy cô cũng không biết nên lần sau
các em không gặp nữa. Nắm bắt được nhu cầu
của sinh viên, cố vấn học tập và giảng viên
giảng dạy cần chú trọng việc tư vấn sinh viên
trong quá trình học tập theo học chế tín chỉ,
cần rèn luyện để hình thành kỹ năng tư vấn
học tập cho sinh viên.
Đối tượng mà sinh viên ít có nhu cầu được tư
vấn là Ban giám hiệu và các phòng chức
năng. Theo ý kiến của sinh viên, các em rất
ngại và thực tế rất ít gặp Ban giám hiệu và
các phòng chức năng để được tư vấn . Những
sinh viên đã từng tư vấn chủ yếu qua Hội nghị
Lớp, Đoàn, Hội. Vì tâm lý e ngại, hầu hết
sinh viên gặp Ban giám hiệu để báo cáo về
những sự việc đã xảy ra do vậy hiệu quả giải
quyết công việc là không cao. Hiện nay, nhà
trường đã khuyến khích sinh viên khi gặp khó
khăn có thể trực tiếp gặp tổ chức, cá nhân trực
tiếp có liên quan hoặc trong những trường
hợp đặc biệt có thể gặp Ban giám hiệu để kịp
thời tư vấn.
Nguyễn Thị Út Sáu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 107 - 113
112
Bảng 4: Nhu cầu về hình thức tư vấn của sinh viên
Hình thức tư vấn
Nhu cầu
Rất mong
muốn
Đôi lúc mong muốn Không mong muốn
X
SL % SL % SL %
Tư vấn trực tiếp 42 21.9 122 63.5 28 14.6 2.07
Tư vấn qua gửi tin nhắn 46 24.0 98 51.0 48 25.0 1.98
Tư vấn qua điện thoại 59 30.7 116 60.4 17 8.9 2.21
Tư vấn qua email 20 10.4 92 47.9 80 41.7 1.68
Tổng chung 1.98
Nhu cầu về hình thức tư vấn
Trước những khó khăn mà sinh viên gặp phải
trong quá trình học tập theo học chế tín chỉ và
ở các mức độ không giống nhau, rất nhiều
sinh viên có nhu cầu cần được tư vấn, giúp đỡ
dưới nhiều hình thức với mức độ khác nhau
để giải quyết những khó khăn, vướng mắc mà
bản thân mình gặp phải. Và để tìm hiểu rõ
hơn về mức độ sử dụng các hình thức tư vấn,
chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Bạn có nhu cầu
được tư vấn học tập bằng hình thức nào?”.
Nhìn vào bảng số liệu 4 chúng ta thấy: Khi
gặp khó khăn, vướng mắc trong học tập, sinh
viên thường sử dụng hình thức “Hỏi qua điện
thoại”( X =2.21) và hình thức gặp trực tiếp
( X =2.07); còn hình thức sinh viên ít sử dụng
là hình thức gửi qua email ( X =1.68).
Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc, Khoa Toán cho
biết: “Khi gặp khó khăn, vướng mắc trong
quá trình học tập, như: lịch đăng kí, muốn
đăng kí bổ sung hay hủy học phần thì em
thường gọi điện thoại hỏi cố vấn học tập, em
thấy gọi điện thoại rất tiện ích”.
Đồng thời theo ý kiến của một số sinh viên thì
các em có nhu cầu được gặp các tổ chức, cá
nhân tư vấn để có thể trình bày rõ ràng vấn đề
cần tư vấn, nhưng không phải lúc nào các
thầy cô cũng ở trên trường nên sinh viên thấy
hình thức gọi điện thoại là rất hiệu quả. Sinh
viên ít có nhu cầu được tư vấn qua tin nhắn và
qua gửi email vì hình thức gửi tin nhắn đôi
khi không thể hiện hết ý tưởng của sinh viên,
hình thức gửi email thì không phải sinh viên
nào cũng có máy tính và kết nối mạng nên
cũng không thuận lợi cho sinh viên.
Qua khảo sát trên, để công tác tư vấn học tập
cho sinh viên có hiệu quả, cố vấn học tập,
giảng viên nên sắp xếp thời gian, ấn định thời
gian cố định có mặt tại văn phòng Khoa để tư
vấn cho sinh viên một cách kịp thời và có
hiệu quả.
Căn cứ vào kết quả điều tra, chúng tôi đã tổng
hợp thực trạng nhu cầu tư vấn học tập theo tín
chỉ của sinh viên, kết quả cho thấy: phần lớn
sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học
Thái Nguyên (67,7%) có nhu cầu tư vấn học
tập theo học chế tín chỉ. Đây là nhu cầu rất
chính đáng nên cần được sự quan tâm từ các
tổ chức, cá nhân tư vấn trong nhà trường để
sinh viên kịp thời khắc phục những khó khăn
trong học tập theo tín chỉ.
Kết luận và kiến nghị
Đánh giá chung nhất thì sinh viên Trường Đại
học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đôi khi
gặp khó khăn và các em có nhu cầu được tư
vấn học tập theo tín chỉ. Thực tế cho thấy, đây
là nhu cầu chính đáng do đó nhà trường cần
quan tâm thực hiện tốt hoạt động tư vấn học
tập theo học chế tín chỉ cho sinh viên.
Nhà trường cần có biện pháp quản lý, bồi
dưỡng kỹ năng tư vấn học tập cho cố vấn học
tập, cho giảng viên trực tiếp giảng dạy; mở
rộng hình thức tư vấn sinh viên; tăng cường
vai trò tư vấn học tập của các câu lạc bộ sinh
viên; tăng cường gặp trực tiếp để lắng nghe
kịp thời những tâm tư, nguyện vọng của sinh
viên nhằm giải quyết những nhu cầu chính
đáng phục vụ cho quá trình học tập của các
em. Cố vấn học tập và các giảng viên cần rèn
luyện để phát triển kỹ năng tư vấn học tập
Nguyễn Thị Út Sáu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 107 - 113
113
theo học chế tín chỉ cho sinh viên; cần tăng
cường gặp trực tiếp để nắm bắt kịp thời nhu
cầu tư vấn của sinh viên; Sinh viên cần chủ
động xây dựng mối quan hệ tích cực với các
tổ chức, cá nhân tư vấn, mạnh dạn đề xuất
những nhu cầu chính đáng phục vụ cho hoạt
động học tập để kịp thời khắc phục khó
khăn, nâng cao chất lượng đào tạo theo học
chế tín chỉ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số
43/2007/ QĐ - BGD&ĐT 15/8/2007: Quy chế đào
tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ
thống tín chỉ, Hà Nội
2. Trần Thị Minh Đức, Giáo trình Tham vấn tâm lí
(Tái bản lần thứ 2 có chỉnh sửa bổ sung), Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
3. Phạm Thị Thúy Ngọc (2007), Tìm hiểu nhu cầu
tham vấn tâm lí của học sinh Trung học cơ sở,
Luận văn thạc sĩ Tâm lí học, Hà Nội.
SUMMARY
STUDENTS’ NEEDS FOR TEACHERS’ADVICE ABOUT
STUDYING UNDER CREDIT-BASED SYSTEM AT COLLEGE
OF EDUCATION - THAI NGUYEN UNIVERSITY
Nguyen Thi Ut Sau
*
, Nguyen Thi Thanh, Vu Thi Hong Hien
College of Education - TNU
The article focused on analyzing the theoretical issues about students’ needs for teachers’ advice
about studying under credit-based system; stating clearly the situation of these needs at University
of Education- Thai Nguyen University such as needs of the advice’s content, organization and
types of advice.
Based on the situation analysis, the paper has proposed a number of recommendations to improve
the effectiveness of academic advising at the University of Education - Thai Nguyen University
which aims at helping students overcome the difficulties arising from their studying along with
raising the quality of learning under credit-based system.
Key words: Needs for teachers’ advice, study, credit-based system, University of Education- Thai
Nguyen University
Ngày nhận bài:20/7/2014; Ngày phản biện:12/8/2014; Ngày duyệt đăng: 03/4/2015
Phản biện khoa học: TS. Trần Thị Minh Huế - Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN
*
Tel: 0922 516166, Email: Sau_dhsp@yahoo.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_51654_55486_1442016154345file16_0202_2046690.pdf