Nhiệm vụ Trung ương giao lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Tập II (1954-1975)

Trên nền tảng mặt trận thống nhất chống Mỹ của toàn thể dân tộc ta, Đảng chủtrương mởrộng và củng cốMặt trận thống nhất nhân dân ba nước Đông Dương và Mặt trận thống nhất thếgiới ủng hộnhân dân ta chống Mỹ. Phong trào ủng hộViệt Nam, lên án mạnh mẽhành động xâm lược của đế quốc Mỹdấy lên không những ở ba nước Đông Dương, ởtrên thếgiới mà ở ngay trong nước Mỹ. Trên thực tế, đây là loại hình mặt trận thống nhất quốc tếrộng lớn, với các hình thức, màu sắc và hành động khác nhau, nhưng tất cả đều đứng vềphía nhân dân Việt Nam, phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đếquốc Mỹ. “Mặt trận này tuy chưa xây dựng vềhình thức, nhưng thực tế đã hình thành bằng hành động và tinh thần. Nhân dân Mỹ đánh từ trong ra, nhân dân ta đánh từngoài vào. Hai bên giáp công mạnh mẽ, thì đế quốc Mỹ nhất định sẽ thua, nhân dân Việt - Mỹ nhất định sẽ thắng” 1 .

pdf439 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 2066 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhiệm vụ Trung ương giao lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Tập II (1954-1975), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t trong chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc. Chúng ta vẫn càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng to hơn về quân sự và chính trị"1. Ngày 16-1-1966, tại Hội nghị cán bộ cao cấp nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá III), Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu nhấn mạnh: việc Mỹ đưa quân viễn chinh vào miền Nam Việt Nam là sự bộc lộ khó khăn của chúng trên chiến trường và ngay trong lòng nước Mỹ. “Bây giờ Mỹ có 20 vạn quân ở miền Nam, chúng có thể đưa thêm vào hơn nữa đến 30, 40, 50 vạn quân. Ta vẫn thắng, nhất định thắng”. Nhưng Người cũng nhấn mạnh, việc Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam, cuộc chiến đấu của nhân dân ta ở cả hai miền sẽ gay go ác liệt hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ những vấn đề mà cán bộ và nhân dân cần chú ý để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong tình hình mới: - Phải cảnh giác trước những hoạt động tuyên truyền lừa bịp của giới 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H, 2003, t 27, tr 112. 401 cầm quyền Mỹ và nhận thức rõ đế quóc Mỹ là kẻ xâm lược miền Nam, đang đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược, mọi hoạt động tuyên truyền về thương lượng hoà bình của họ đều là giả dối, lừa bịp. - Lực lượng vũ trang và nhân dân các địa phương phải rút kinh nghiệm trong các cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, chhú ý làm tốt công tác phòng không, sơ tán. - Vừa chiến đấu, vừa duy trì sản xuất tốt. Mọi hoạt động đều phải chuyển mạnh sang thời kỳ có chiến tranh nhất là hoạt động của các cơ quan và cán bộ lãnh đạo các bộ, ban, ngành ở Trung ương. - Phải làm tốt công tác phòng gian, giữ bí mật 1. Từ ngày 16 đến 23-10-1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Hội nghị Bộ Chính trị bàn về tình hình miền Nam và những biện pháp đấu tranh chính trị, ngoại giao. Người đã góp nhiều ý kiến về chỉ đạo phong trào cách mạng miền Nam và cho rằng việc huy động sự đóng góp của nông dân vào cuộc kháng chiến là rất cần thiết, nhưng làm sao phải giảm nhẹ sự đóng góp của nông dân. Trong phong trào đấu tranh chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ phải có ngay những khẩu hiệu rõ ràng, dứt khoát đòi hoà bình và độc lập dân tộc, gắn hoà bình và độc lập dân tộc với việc đòi Mỹ rút quân. Người cũng nhắc nhở các cấp lãnh đạo phải luôn chú ý đến vấn đề dân tộc và tôn giáo ở miền Nam. Về phương châm kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao, Người cho rằng: “Ta đánh là chính, vừa đánh vừa đàm để chia rẽ địch, đàm là để phục vụ cho đánh. Phải kết hợp giữa đàm phán và tiến công quân sự sao cho uyển chuyển, trước hết phải giành thế mạnh về quân sự mới có điều kiện đàm phán được, trong đàm phán tránh mơ hồ, mất cảnh giác. Người nhắc Bộ Chính trị chỉ đạo cách mạng miền Nam phải khéo léo trong các mối quan hệ quốc tế" 2. Cũng tại Hội nghị Bộ Chính trị tháng 10-1966, căn cứ vào tình hình mới, Bộ Chính trị chủ trương, trong khi tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, cần đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao, “tích cực chủ động 1 Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Viện Lịch sử Đảng: Lịch sử Biên niên Xứ uỷ Nam bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954-1975), Nxb CTQG, HN, 2002, Tr. 524 -525. 2 Nguồn: Lưu tại kho Lưu trữ Trung ương Đảng. 402 và tích cực tạo điều kiện vận dụng sách lược vừa đánh vừa đàm, vừa đàm vừa đánh, nhằm mục đich tranh thủ dư luận thế giới, cô lập đế quốc Mỹ, gây thêm khó khăn cho địch, làm cho chúng bị động, lúng túng và nội bộ mâu thuẫn hơn nữa, góp phần làm tan rã nguỵ quân, nguỵ quyền và đẩy mạnh phong trào đấu tranh ở các đô thị”. Dựa trên tư tưởng chiến lược tiến công và từ thực tiễn cuộc chiến đấu trong năm qua, Bộ Chính trị đã chính thức thông qua 6 phương thức tác chiến chiến lược do Quân uỷ Trung ương đề ra từ tháng 2-1966. Phong trào đấu tranh chính trị chống Mỹ và tay sai ở các đô thị miền Nam đang rầm rộ dâng cao. Những yếu tố mới có lợi cho ta và bất lợi cho địch ngày càng bộc lộ rõ: Mâu thuẫn giữa đế quốc Mỹ và tay sai với quần chúng nhân dân kể cả nguỵ quân, nguỵ quyền ngày càng lan rộng, kể cả tầng lớp trên và nhân viên nguỵ quân, nguỵ quyền với đạo quân xâm lược Mỹ. Phong trào đấu tranh ở đô thị miền Nam, nhất là ở Sài Gòn có xu hướng phát triển mạnh như: phong trào đấu tranh của công nhân lao động đã đi đầu trong nhiều cuộc tổng đình công, bãi công, các phong trào học sinh, sinh viên chống Mỹ lan rộng châm ngòi nổ cho các phong trào bãi khoá, bãi thị khắp nơi. Để trực tiếp đánh vào hậu phương của địch, ngày 12 tháng 12 năm 1966, Trung ương Cục chủ trương phát động một phong trào đấu tranh chính trị chống Mỹ, tay sai Thiệu - Kỳ nhằm khoét sâu mâu thuẫn của địch, chủ động đưa phong trào đấu tranh của quần chúng ở các đô thị, góp phần bẻ gẫy kế hoạch bình định nông thôn của địch, phối hợp hoạt động quân sự trong đông xuân của ta. Nội dung chỉ đạo phong trào gồm: Gây dư luận rộng rãi chống Mỹ và tay sai, khoét sâu mâu thuẫn trong nội bộ địch. Nêu cao đoàn kết dân tộc, đòi dân chủ và chủ quyền chống Mỹ-Thiệu- Kỳ, đòi lật đổ Kỳ-Thiệu đi tới lập một chính phủ thật sự đại diện cho các tầng lớp nhân dân, đòi chủ quyền dân tộc, đòi dân chủ, dân sinh. Trung ương Cục yêu cầu các khu, tỉnh vừa nắm vững công tác cơ bản ở đô thị, vừa liên hiệp mở rộng mặt trận, phát động cao trào chống Mỹ-Thiệu- 403 Kỳ rộng rãi trong các vùng đô thị miền Nam 1. Nhân dịp Tết Đinh Mùi (năm 1967), Thường vụ Trung ương Cục ra Chỉ thị cho ngừng tiến công quân sự 7 ngày. Tuy nhiên, trong thời gian đó Trung ương Cục Chỉ thị phải tăng cường đấu tranh chính trị, binh vận, xây dựng lực lượng với khẩu hiệu: Tết đoàn kết, quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược. Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng tinh thần đoàn kết, lòng tin vào thắng lợi của cách mạng, căm thù giặc Mỹ xâm lược và tay sai bán nước, vạch trần những luận điệu bịp bợm của địch. Tại các vùng do địch kiểm soát, Trung ương Cục phát động phong trào đấu tranh đòi địch ngừng bắn, đòi những quyền lợi thiết thân như nghỉ Tết, tiền Tết… Tại các vùng nông thôn tranh chấp và giải phóng, ta tranh thủ thời gian này để hoàn thành những công việc mà ngày thường không có điều kiện thuận lợi để thực hiện như: gặt lúa, cất giấu, vận tải, chuyển quân, xây dựng công sự v.v…Để tạo không khí phấn khởi sôi nổi trong nhân dân, các địa phương, đơn vị tổ chức mừng công, đón Huân chương của Mặt trận, thăm hỏi các gia đình cách mạng…các lực lượng vũ trang và nhân dân ta không ngừng nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, tránh bị địch khiêu khích, tích cực chống chiến tranh tâm lý của chúng. Đề cương báo cáo tại Hội nghị Trung ương ngày 23-1-1967, Về đẩy mạnh công tác ngoại giao chủ động tiến công chính trị, vận dụng sách lược vừa đánh vừa đàm, vừa đàm vừa đánh chỉ rõ: Đế quốc Mỹ ngày càng thất bại, lúng túng bị động về quân sự và chính trị. Trong khi ta đã bước đầu đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ, giành được những thắng lợi to lớn về quân sự và chính trị. Trên thế thắng lợi đó, hiện nay tình hình đang trở nên thuận lợi cho việc ta chủ động vận dụng sách lược vừa đánh vừa đàm, vừa đàm vừa đánh. Tiếp đó, ngày 23-1-1967 Bộ Chính trị có Điện mật số 00, Về tiếp tục đấu tranh ngoại giao bảo vệ lập trường của ta trong thời gian tới gửi Trung ương Cục, Khu V. 1 Lịch sử Biên niên Xứ uỷ Nam bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954-1975), Nxb CTQG, HN, 2002, Tr. 565-566. 404 Bức điện khẳng dịnh: “dư luận nói chung ủng hộ lập trường 4 điểm và 5 điểm của ta, lên án Mỹ xâm lược Việt Nam, đòi Mỹ ngừng ném bom miền Bắc, rút quân khỏi miền Nam, công nhận Mặt trận. Gần đây, sau khi Mỹ leo thang ném bom miền Bắc, nhất là đánh phá Hà Nội, từ chối yêu cầu của U Than1, không chịu kéo dài ngừng ném bom trong mấy ngày lễ, thì dư luận lại càng phân vân với Mỹ, lo ngại Mỹ leo thang và lên án mạnh việc Mỹ ném bom miền Bắc”. Bộ Chính trị nhận định “tình hình trước mắt rất thuận lợi cho ta bước đầu vẫn dùng sách lược, chủ động đưa ra vấn đề: Mỹ chấm dứt ném bom vĩnh viễn và không điều kiện thì Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Mỹ có thể nói chuyện. Mục đích của ta nhằm tranh thủ dư luận gây sức ép với Mỹ, làm cho chúng lúng túng, bị động, đẩy mạnh phong trào đòi ngừng và chấm dứt ném bom miền Bắc, làm cho chúng khó khăn, lừng chừng trong việc leo thang. Tiến thêm một bước, ta đẩy mạnh đấu tranh trên dư luận, phối hợp với những thắng lợi trên chiến trường miền Nam, thì đến một lúc nào đó ta có thể buộc Mỹ phải ngừng ném bom trên thực tế để tiếp xúc với ta. Đại diện ta sẽ tiếp Mỹ theo yêu cầu của chúng và sẽ nói cho Mỹ biết phía Mỹ phải ngừng ném bom miền Bắc thì Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Mỹ mới có thể nói chuyện với nhau. Sau đó Bộ trưởng Ngoại giao ta sẽ trả lời phỏng vấn nói rõ ý chủ yếu đó”. Bức điện nêu rõ: “Một mặt ta phải tiếp tục đấu tranh mạnh với địch, chống thái độ ngoan cố của chúng. Mặt khác tuy dư luận thế giới rất hoan nghênh ta, ta cần phải đấu tranh với khuynh hướng sai lầm ảo tưởng về đàm phán hoà bình. Trong nội bộ, cần phải uốn nắn những nhận thức và tư tưởng lệch lạc” 2. Bộ Chính trị dự kiến: “ a) Trước khi đưa ra vấn đề, ta đẩy mạnh tuyên truyền: - Lên án Mỹ tăng cường chiến tranh xâm lược và tội ác của chúng ở hai miền. - Vạch trần những thủ đoạn hoà bình bịp bợm của chúng. - Nêu rõ Mỹ rất lúng túng bị động, có nhiều mâu thuẫn, khó khăn, 1 Tổng thư ký Liên Hợp quốc. 2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H, 2003, t. 28, tr. 86. 405 chúng ngày càng bị cô lập. - Đẩy mạnh thông điệp của Giôn xơn gửi Quốc hội Mỹ. - Đề cao chính nghĩa quyết tâm, thắng lợi của ta. b) Sau khi công bố trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Ngoại giao ta, cần có kế hoạch tuyên truyền rộng rãi, các đại diện ta ở nước ngoài gặp chính phủ sở tại để giải thích rõ lập trường và nêu thiện chí của ta. c) Mặt trận cần tỏ thái độ; tỏ quyết tâm và yêu cầu của Mặt trận, đồng thời nêu rõ sự đoàn kết nhất trí giữa hai miền, tán thành lời tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao ta dưới hình thức trả lời phỏng vấn. d) Cần làm tốt công tác tư tưởng, giải thích sâu rộng trong nội bộ cán bộ và nhân dân, đề phòng và khắc phục những nhận thức và tư tưởng lệch lạc, cần nhấn mạnh vấn đề quyết định là đấu tranh chính trị và quân sự trên chiến trường, địch rất ngoan cố, đây chỉ là bước tấn công ngoại giao làm cho địch cô lập thêm một bước. đ) Có kế hoạch đẩy mạnh đấu tranh chính trị, nhất là trong các đô thị phối hợp với hoạt động ngoại giao của ta và đẩy mạnh công tác địch nguỵ vận”1. Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Khoá III, từ ngày 23 đến ngày ngày 27-1-1967 đã ra Nghị quyết Về đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao, chủ động tiến công địch, phục vụ sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Sau khi phân tích tình hình giữa ta và địch trên chiến trường, Hội nghị đã dự đoán những âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ trong thời gian tới và nhận định: “năm 1967-1968, đặc biệt là năm 1967, cuộc chiến đấu giữa ta và địch sẽ diễn ra rất gay go, quyết liệt. Địch cố giành thắng lợi quân sự và mong tạo cái thế vững vàng cho chúng để làm hậu thuẫn cho một giải pháp chính trị đi đến kết thúc chiến tranh một cách có lợi cho chúng, đồng thời chuẩn bị điều kiện để khi cần thì kéo dài chiến tranh”2. Trước tình hình đó, “Chủ trương của Đảng ta là trên cơ sở nắm vững phương châm đánh lâu dài, cần phải động viên và tập trung lực lượng của cả nước, cố gắng cao độ, đập tan âm mưu của địch, giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn; đồng thời tích cực chuẩn bị sẵn sàng đánh thắng địch trong trường hợp 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, t. 28, Sđd, tr. 86-87. 2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H, 2003, t 28, tr 173. 406 chiến tranh kéo dài hoặc mở rộng ra cả nước”1. Đồng thời Hội nghị xác định: “Đi đôi với đấu tranh quân sự và chính trị ở miền Nam, ta cần tiến công địch về mặt ngoại giao, phối hợp với hai mặt đấu tranh đó để giành thắng lợi to lớn hơn nữa”. Hội nghị đã vạch rõ vị trí của từng hình thức đấu tranh: “đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Chúng ta chỉ có thể giành được trên bàn hội nghị những cái mà chúng ta đã giành được trên chiến trường. Tuy nhiên, đấu tranh ngoại giao không chỉ đơn thuần phản ánh cuộc đấu tranh trên chiến trường, mà trong tình hình quốc tế hiện nay với tính chất cuộc đấu tranh giữa ta và địch, đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò quan trọng, tích cực và chủ động”2. Hội nghị khẳng định: “Chúng ta tiến công địch về ngoại giao bây giờ là đúng lúc, vì ta đã và đang thắng địch, thế của ta là thế mạnh”. Hội nghị nêu lên ba phương châm của đấu tranh ngoại giao cần phải nắm vững là: phát huy thế mạnh, thế thắng của ta; chủ động tiến công địch; giữ vững tính độc lập, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Hội nghị đề ra mục đích cuộc tiến công ngoại giao của ta lúc này là nhằm tố cáo mạnh hơn nữa những tội ác dã man của bọn xâm lược Mỹ, vạch trần thủ đoạn “hoà bình” bịp bợm của chúng; đề cao lập trường 4 điểm của Chính phủ ta và bản Tuyên ngôn 5 điều của Mặt trận dân tộc giải phóng; làm sáng tỏ lập trường chính nghĩa và thế tất thắng của ta; tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ mạnh mẽ hơn nữa của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa anh em, của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của phong trào giải phóng dân tộc, của nhân dân các nước tư bản chủ nghĩa, nhất là nhân dân Mỹ và mọi lực lượng yêu chuộng hoà bình và công lý trên toàn thế giới, lập một mặt trận của nhân dân thế giới chống đế quốc Mỹ xâm lược. Phương châm đấu tranh ngoại giao của ta cũng được Hội nghị lần thứ 13 chỉ rõ: “Trên cơ sở kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ…cần vận dụng sách lược ngoại giao một cách linh hoạt, khôn khéo, nhằm khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa Mỹ và các nước đế quốc 1 Sđd, tr. 173-174 2 Sđd, tr. 174. 407 khác, phân hoá nội bộ bọn cầm quyền Mỹ, cô lập bọn hiếu chiến ngoan cố nhất, làm tan rã tinh thần nguỵ quân, nguỵ quyền và làm hoang mang tinh thần quân Mỹ, quân chư hầu, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị của ta ở miền Nam ginàh thắng lợi lớn. Chúng ta cần ra sức phấn đấu để tranh thủ hơn nữa dư luận thế giới ủng hộ những mục tiêu phấn đấu của ta là bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc”1. Hội nghị chủ trương: “Trước mắt, chúng ta cần tập trung vào khẩu hiệu đòi Mỹ phải chấm dứt không điều kiện, vĩnh viễn không ném bom và mọi hành động khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”. Hội nghị nhấn mạnh: “Chúng ta không lúc nào được quên rằng thắng lợi trên chiến trường là quyết định, cho nên trong bất cứ trường hợp nào, dù đế quốc Mỹ ngừng ném bom hoặc không ngừng ném bom miền Bắc, chúng ta cũng phải kiên quyết đẩy mạnh đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam và đẩy mạnh cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc theo quyết tâm chiến lược của ta theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 của Trung ương”2. Hội nghị đã chỉ rõ những công việc cụ thể: Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa miền Bắc và miền Nam, cần làm cho các nước xã hội chủ nghĩa và các đảng anh em, trước hết là Liên Xô và Trung Quốc hiểu rõ quyết tâm chiến lược, khả năng chiến thắng và việc vận dụng sách lược của ta, do đó càng đồng tình và ủng hộ ba mặt đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao của ta, tích cực giúp đỡ ta về vật chất và phối hợp tốt với ta về đấu tranh ngoại giao; cần tăng cường công tác tư tưởng trong nội bộ, làm cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta tăng cường đoàn kết nhất trí, quyết tâm đẩy mạnh sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến toàn thắng. Hội nghị kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân hãy tăng cường đoàn kết chặt chẽ, tuyệt đối tin tưởng vào đường lối đúng đắn của Đảng, phấn khởi và anh dũng tiến lên, kiên quyết làm tròn nhiệm vụ lịch sử đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Dưới ánh sáng Nghị quyết Hội nghị lần thứ 13 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao của ta ngày càng 1 Sđd, tr. 175. 2 Sđd, tr. 176 408 mở rộng, phối hợp chặt chẽ và phục vụ tích cực cho cuộc đấu tranh chính trị và quân sự, góp phần rất quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước. Tiếp theo Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ngày 28-1-1967, Bộ Ngoại giao ta ra tuyên bố, khẳng định lại lập trường trước sau như một của nhân dân ta: kiên quyết chiến đấu để bảo vệ độc lập, tự do. Về điều kiện cho việc đàm phán giữa Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Mỹ, tuyên bố của Bộ Ngoại giao ta nêu rõ phía Mỹ phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Chỉ sau khi Mỹ thực hiện điều này thì Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Mỹ mới có thể nói chuyện được. Mở ra hướng tiến công mới, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh ngoại giao với tiến công quân sự và đấu tranh chính trị. Đảng và Nhà nước ta đã triển khai nhiều hoạt động ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia, của nhân dân thế giới và nhân dân Mỹ, đồng thời tiếp tục lên án tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và vạch trần bản chất giả dối lừa bịp của chính quyền Giônxơn được che đậy bằng luận điệu “thương lượng hoà bình”. Lời tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh đã hé mở khả năng đàm phán nếu Mỹ chấm dứt không điều kiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, nhưng chính quyền Giônxơn vẫn chủ trương leo thang chiến tranh, “đàm phán trên thế mạnh” và đòi miền Bắc chấm dứt tăng viện cho miền Nam. Trong thư trả lời Tổng thống Mỹ Giônxơn ngày 15 tháng 2 năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên quyết bác bỏ những luận điểm trên của Mỹ và khẳng định: “Chính phủ Mỹ đã gây ra chiến tranh xâm lược Việt Nam thì con đường đưa đến hoà bình ở Việt Nam là Mỹ phải chấm dứt xâm lược. Chính phủ Mỹ phải chấm dứt vĩnh viễn và không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà; phải rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam…nhân dân Việt Nam quyết không khuất phục trước vũ lực và quyết không nói chuyện trước sự đe doạ của bom đạn” 1. Qua nhiều cuộc tiếp xúc với giới ngoại giao Mỹ và những nhân vật trung gian, các nhà lãnh đạo và cán bộ ngoại giao nước 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H, 2003, t 27, tr 182. 409 ta đã tiến công đế quốc Mỹ và tranh thủ sự ủng hộ của dư luận thế giới. Hoạt động ngoại giao của Nhà nước ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh góp phần quan trọng xây dựng mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam và lên án đế quốc Mỹ xâm lược. Năm 1967 đã dấy lên nhiều hình thức hoạt động tích cực và sáng tạo của nhiều chính phủ và phong trào chống đế quốc Mỹ xâm lược, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân ta, trong số đó có toà án quốc tế xét xử tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt Nam do Béctơrăng Rútxen, nhà khoa học và nhà hoạt động xã hội nổi tiếng người Anh lập ra. Hơn 2 năm tăng cường đánh phá miền Bắc và tiến hành các hoạt động ngoại giao thăm dò, đế quốc Mỹ không đạt được các mục tiêu đề ra, chúng phải cay đắng thú nhận: “Chưa có một dấu hiệu nào chứng tỏ việc ném bom làm giảm ý chí đề kháng của Hà Nội hoặc khả năng tiếp viện cho miền Nam những thứ hàng cần thiết. Hà Nội không tỏ ra một dấu hiệu nào muốn chấm dứt cuộc chiến tranh quy mô và khuyên Việt cộng rút vào rừng…Người Bắc Việt tin rằng họ đúng…họ tin thế giới ủng hộ họ” 1. Để lừa bịp dư luận, chính quyền Giônxơn rêu rao “miền Bắc xâm lược miền Nam” và mở cuộc vận động “ngoại giao hoà bình”, đòi “miền Bắc đình chỉ thâm nhập người và dụng cụ chiến tranh vào miền Nam, rút quân khỏi miền Nam” và ““đàm phán không điều kiện với Mỹ” Tháng 12-1967, Bộ Chính trị họp, ra Nghị quyết về tổng công kích và tổng khởi nghĩa, để chỉ đạo toàn bộ công tác chuẩn bị và thực hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa, Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ cụ thể cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta ở cả hai miền Nam, Bắc. Theo đó trên mặt trận ngoại giao, Bộ Chính trị chỉ rõ, cần có phương pháp và hình thức thích hợp để tiến công địch trong lúc chúng đang lúng túng, bị động, “phải mở đường cho địch đi vào thương lượng theo hướng có lợi nhất cho ta”. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam trong Tết Mậu Thân năm 1968 cùng với thắng lợi của miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại đã làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ. Đêm 31-3-1968, phát biểu ý kiến trên đài truyền hình Mỹ, Tổng thống Giônxơn thừa nhận thảm bại trong 1 Tài liệu mật Bộ Quốc phòng Mỹ, t. 2, tr 233. 410 Tết Mậu Thân và thông báo, đã ra lệnh chấm dứt mọi cuộc tiến công bằng máy bay và tàu chiến chống miền Bắc Việt Nam, trừ khu vực phía bắc khu phi quân sự. Ông ta còn cam kết “sẵn sàng đi bước đầu tiên trên con đường xuống thang” và không ra tranh cử tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa. Trong tình thế đã thay đổi có lợi cho ta, bằng một đòn tiến công ngoại giao mới, ta chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ. Ngày 3-4-1968, Chính phủ ta ra tuyên bố vạch rõ: Chính phủ Mỹ chưa đáp ứng nghiêm chỉnh và đầy đủ đòi hỏi chính đáng của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, của dư luận tiến bộ Mỹ và dư luận thế giới. Về phía mình, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tuyên bố sẵn sàng cử đại diện của mình tiếp xúc với đại diện Mỹ nhằm xác định với phía Mỹ việc Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và có thể bắt đầu cuộc nói chuyện. Bản tuyên bố trên là đòn tấn công rất kịp thời của Đảng và Nhà nước ta mà đế quốc Mỹ không thể dự liệu trước và đành phải chấp nhận đàm phán với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Với tuyên bố ngày 3-4-1968, ta mở ra cục diện vừa đánh vừa đàm, được thế giới đồng tình và hoan nghênh, tiếp đó sau một tháng tranh chấp về địa điểm dự họp. Ngày 8-4-1968, Bộ Chính trị điện gửi Trung ương Cục miền Nam về đẩy mạnh hoạt động ngoại giao phục vụ chiến trường, giành thắng lợi lớn. Bộ Chính trị nêu rõ: thắng lợi đầu Xuân Mậu Thân của ta ở miền Nam đã tạo ra một cục diện mới, đẩy địch vào thế phòng ngự bị động, khoét sâu những mâu thuẫn trong nội bộ Mỹ, nội bộ giữa Mỹ và nguỵ. Đặc biệt đưa nội bộ nước Mỹ bước vào thời kỳ khủng hoảng trong năm bầu cử tổng thống. Trong bối cảnh Mỹ – nguỵ bị thất thế ở cả trong nước và trên trường quốc tế, Bộ Chính trị đã có chủ trương tăng cường hoạt động ngoại giao, liên tục tiến công địch về chính trị nhằm phục vụ cho chiến trường đánh mạnh, giành thắng lợi to lớn. Mục tiêu của hoạt động đấu tranh ngoại giao nhằm: Tranh thủ dư luận thế giới ủng hộ ta đánh mạnh, ủng hộ thiện chí của ta, đồng thời cô lập địch cao độ. Phân hoá thêm nội bộ Mỹ, nhất là trong năm tổng tuyển cử làm cho 411 chúng gặp nhiều khó khăn, thất bại. Tích cực đấu tranh làm tan rã nguỵ quân, nguỵ quyền tay sai. Tạo điều kiện thuận lợi cho các bước đấu tranh ngoại giao tiếp theo. Cần tỏ thái độ thiện chí của ta trước dư luận thế giới để đẩy mạnh hơn nữa phong trào nhân dân thế giới chống chiến tranh xâm lược Việt Nam, trước hết là đòi Mỹ phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hoạt động chiến tranh khác trên toàn bộ lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Mọi hoạt động đấu tranh ngoại giao đều phải nhằm phục vụ yêu cầu của chiến trường làm cho địch thêm khó khăn, nội bộ chúng mâu thuẫn, mơ hồ gây tác động lớn tới tinh thần binh lính địch, nhất là binh lính sĩ quan. Bộ Chính trị cũng dự kiến hoạt động đấu tranh ngoại giao gồm 2 bước: a. Bước tiếp xúc cấp đại sứ giữa đại diện ta và đại diện Mỹ. b. Bước nói chuyện chính thức cấp Bộ giữa hai bên. Bộ Chính trị nhận định: “Quá trình đấu tranh ngoại giao trong giai đoạn này chắc chắn sẽ gay go, phức tạp, cần có phương án đấu tranh trong và ngoài cuộc gặp gỡ và trong trường hợp nào địch cũng sẽ ép buộc, đòi ta xuống thang ở miền Nam và mau tiến đến Hội nghị để giải quyết vấn đề miền Nam một cách trọn gói”. Do đó, quá trình đấu tranh ngoại giao giữa miền Bắc và Mỹ phụ thuộc và gắn chặt với yêu cầu của chiến trường, ta cần tính bước đi cho sát, phối hợp nhịp nhàng với đấu tranh trên chiến trường. Bộ Chính trị cũng chủ trương cần đẩy mạnh hoạt động quốc tế của cách mạng miền Nam và đã đến lúc miền Nam phải chủ động tiến công địch về ngoại giao. Vì vậy, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam cần chuẩn bị thật sẵn sàng về giải pháp chính trị cho vấn đề miền Nam, khi cần thì công bố trong nước và thế giới. Ngày 3-5-1968, Bộ Ngoại giao ta ra tuyên bố về vấn đề cấp bậc đại biểu, địa điểm, thời gian của cuộc đàm phán chính thức giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Mỹ. Phái đoàn đàm phán của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do đồng chí Xuân Thuỷ, Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng Phủ Chủ tịch làm trưởng 412 đoàn. Đồng chí Lê Đức Thọ, Uỷ viên Bộ Chính trị làm cố vấn đặc biệt trong cuộc đấu tranh ngoại giao trực diện với phía Mỹ. Phái đoàn Mỹ do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hariman, người đã từng tham dự nhiều hội nghị quan trọng của đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai tại Têhêran và Yanta, làm trưởng đoàn. Venxơ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, làm phó đoàn. Qua gần một tháng đấu tranh về địa điểm, cuộc nói chuyện tay đôi giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Mỹ được mở ra ở Pari từ ngày 13-5-1968. Ngày 13-5-1968, Tổng thống Mỹ Giônxơn buộc phải chấp nhận đàm phán với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Pari, tạo ra bước ngoặt quyết định cho cuộc kháng chiến chống Mỹ. Từ đây, mặt trận ngoại giao đã hình thành trên thực tế, mở ra cục diện “vừa đánh, vừa đàm”, kết hợp có hiệu quả đấu tranh quân sự - chính trị - ngoại giao để giành thắng lợi. Tuy phải đàm phán với Chính phủ ta trong thế suy yếu, nhưng trên bàn Hội nghị, Chính phủ Mỹ cố tình dây dưa, kéo dài thời gian, trong khi trên chiến trường chúng ráo riết thực hiện “phòng ngự bề sâu”, lập các tuyến phòng thủ xung quanh các thành phố, thị xã, căn cứ quân sự, mở các cuộc hành quân càn quét xung quanh Sài Gòn và các tỉnh nhằm làm ta suy yếu để ép ta phải nhượng bộ. Để có thể thực hiện chủ trương chống Mỹ trên mặt trận ngoại giao với điểm trung tâm là Hội nghị Pari, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta đã triển khai nhiều hoạt động đối ngoại nhằm giải quyết nhiều mối quan hệ quốc tế khác phức tạp đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. Bằng cách giải thích và thuyết phục, Đảng và Chính phủ ta đã tranh thủ tới mức cao nhất sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với cuộc đấu tranh ngoại giao của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Ngày 14-5-1968, Bộ Chính trị chỉ thị: “Mục đích đấu tranh của ta giai đoạn này là tố cáo, lên án địch một cách mạnh mẽ, dẫn chúng đến chỗ cụt lý, phải gục trước lý lẽ đanh thép của ta…” Ngày 20-7-1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào chiến sĩ cả nước. Người khẳng định: “Ngày nào đế quốc Mỹ chấm dứt chiến tranh xâm lược nước ta, chấm dứt ném bom, bắn phá miền Bắc, rút hết quân Mỹ và 413 chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam để dân ta tự do giải quyết công việc nội bộ của mình, thì ngày đó hoà bình sẽ lập lại ngay. Đó là nguyện vọng của nhân dân ta, mà cũng là nguyện vọng của nhân dân tiến bộ Mỹ và nhân dân yêu chuộng hoà bình và công lý trên thế giới. Cách duy nhất để lập lại hoà bình là quân Mỹ và quân chư hầu phải rút hết về nước! Nước Việt Nam của người Việt Nam!” 1. Ngày 17-8-1968, Bộ Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã công bố bị vong lục nhân dịp 14 năm Hội nghị Giơnevơ về Việt Nam (1954-1968), nhắc lại cam kết của đại diện Mỹ trong phiên bế mạc hội nghị đó và hành động thực tế của Mỹ ở Việt Nam trong 14 năm qua. - Ngày 10-10-1968, Điện của Bộ Chính trị gửi Trung ương Cục miền Nam chủ trương tiếp tục kéo Mỹ xuống thang và lập trường đấu tranh ngoại giao của ta. Từ 13-5-1968, cuộc đàm phán giữa Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Mỹ bắt đầu tại Pari và gần 6 tháng sau đi đến thoả thuận về việc Mỹ chấm dứt mọi hành động chiến tranh chống nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà từ ngày 31-10-1968, đồng thời thoả thuận về việc triệu tập tại Pari một hội nghị để bàn việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam gồm các bên: Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Ngày 25-1-1969, Hội nghị Pari về Việt Nam họp phiên đầu tiên, mở ra giai đoạn “vừa đánh vừa đàm” đúng như dự kiến của Hội nghị lần thứ 12 và 13 của Trung ương Đảng: “đến một thời gian nào đó, ta có thể áp dụng sách lược vừa đánh vừa đàm để hỗ trợ cho đấu tranh quân sự…”. Thực hiện chủ trương chống Mỹ trên mặt trận ngoại giao với trung tâm điểm là Hội nghị Pari, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã triển khai nhiều hoạt động đối ngoại nhằm giải quyết nhiều mối quan hệ quốc tế phức tạp đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Trong gần 6 tháng của giai đoạn một, Hội nghị Pari, cuộc đấu tranh ngoại giao của ta diễn ra 27 phiên họp chính thức, 21 cuộc gặp riêng, bí mật 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2002, t.12, tr 371. 414 kèm theo nhiều hoạt động ngoại giao bên ngoài hội nghị như họp báo và các cuộc gặp gỡ giữa phái đoàn ta với các đoàn thể nhân dân, tổ chức chính trị, xã hội, văn hoá Pháp, Mỹ và nhiều nước khác. Trong quá trình đấu tranh, phái đoàn ta luôn luôn nêu cao tính chất chính nghĩa của cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, lên án tội ác chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trên hai miền Nam, Bắc Việt Nam và hành động của Mỹ phá hoại Hiệp định Giơnevơ; đòi đế quốc Mỹ phải rút quân Mỹ và quân chư hầu về nước, phải chấm dứt hoàn toàn và không điều kiện việc ném bom miền Bắc Việt Nam, phải từ bỏ nguỵ quyền Sài Gòn, phải đáp ứng lập trường 4 điểm của Việt Nam Dân chủ cộng hoà và lập trường 5 điểm của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Phái đoàn ta kiên quyết bác bỏ những yêu sách vô lý của đế quốc Mỹ đòi Việt Nam Dân chủ cộng hoà phải chấp nhận những điều kiện của chúng đưa ra khi chúng ngừng ném bom miền Bắc, đòi Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Mỹ cùng rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Trước những quan điểm đúng đắn, thái độ kiên quyết của phái đoàn ta, trước chiều hướng phát triển chung của chiến trường và tình hình nội bộ nước Mỹ trước ngày bầu cử tổng thống, đế quốc Mỹ phải từng bước thay đổi yêu cầu từ đòi “có đi có lại” đến “cho biết điều gì sẽ xảy ra sau khi chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam” . Đến giữa tháng 10-1968, đế quốc Mỹ ngừng yêu sách về quân sự như cùng xuống thang, cùng rút quân khỏi miền Nam Việt Nam và yêu cầu phía ta chấp nhận đại diện chính quyền Sài Gòn tham gia đàm phán, coi đó là yếu tố quan trọng thuận lợi cho việc Mỹ tạm ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam. Để thúc đẩy cuộc đàm phán phát triển theo hướng đạt tới mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định, những ngày cuối tháng 10, phái đoàn ta chính thức thông báo cho phía Mỹ biết ta đồng ý cho đại diện chính quyền Sài Gòn tham gia đàm phán sau khi Mỹ chấm dứt hoàn toàn việc ném bom miền Bắc, đòi Mỹ và chính quyền Sài Gòn phải đàm phán với Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, tán thành trung lập miền Nam và thành lập Chính phủ liên hiệp. Sau bốn năm tiến hành chiến tranh đẫm máu ở miền Nam, Bắc và sau 415 năm tháng Hội nghị Pari bế tắc, ngày 1-11-1968, Giônxơn xuất hiện trên vô tuyến truyền hình liên bang, tuyên bố chấm dứt hoàn toàn việc ném bom, bắn phá và mọi hành động chiến tranh khác chống Việt Nam Dân chủ cộng hoà, chấp nhận họp Hội nghị Pari để giải quyết vấn đề chiến tranh Việt Nam, thừa nhận đại diện chính thức của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trong hội nghị. Quyết định đó chứng tỏ sự thất bại không sao cưỡng lại được của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, “đánh dấu một thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam ở cả hai miền. Đó cũng là thắng lợi to lớn củat phe xã hội chủ nghĩa, của phong trào giải phóng dân tộc và phong trào hoà bình, một thắng lợi của nhân dân toàn thế giới trong đó có nhân dân tiến bộ Mỹ” 1. Ngày 3-11-1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Lời kêu gọi có đoạn: “Đế quốc Mỹ tưởng lầm với sức tàn phá dã man của bom đạn, chúng có thể làm suy yếu miền Bắc, ngăn chặn sự ủng hộ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn và làm giảm sút sức chiến đấu của miền Nam”. Người nhấn mạnh: “Sự thật là, càng chiến đấu chống giặc Mỹ, miền Bắc càng vững mạnh về mọi mặt và luôn luôn hết lòng hết sức ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của đồng bào miền Nam anh hùng. Càng chiến đấu chống giặc Mỹ, đồng bào miền Nam càng đoàn kết chặt chẽ, sức càng mạnh, thắng càng to” 2. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở: “Chúng ta đã đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc. Song đó mới chỉ là thắng lợi bước đầu. Đế quốc Mỹ rất ngoan cố và xảo quyệt… Chúng nói “hoà bình”, “thương lượng” nhưng vẫn chưa chịu từ bỏ dã tâm xâm lược của chúng”…Vì vậy, nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải năng cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc. Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi…Chúng ta tin rằng: sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta ngày càng được sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ to lớn của nhân dân các nước anh em và nhân dân toàn thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ”. Lời kêu gọi của Người còn khẳng định: 1 Tuyên bố ngày 2-11-1968 của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.10, Nxb CTQG, H, 2002, tr. 406. 416 “Chúng ta kiên quyết đòi: Chính phủ Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam. Phải vĩnh viễn từ bỏ mọi hành động xâm phạm chủ quyền và an ninh của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Phải rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam. Công việc nội bộ của miền Nam phải do nhân dân miền Nam tự giải quyết theo Cương lĩnh chính trị của Mặt trận dân tôc giải phóng, nước ngoài không được can thiệp vào. Công việc thống nhất nước Việt Nam phải do nhân dân hai miền Nam, Bắc tự giải quyết, nước ngoài không được can thiệp vào. Đồng bào và chiến sĩ yêu quý, trước mắt chúng ta còn nhiều gian khổ hy sinh, nhưng sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của nhân dân ta đang tiến mạnh đến ngày thắng lợi. Tổ quốc đang kêu gọi chúng ta hăng hái tiến lên đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược!” 1. Chủ trương của Đảng tại Hội nghị bốn bên ở Pari: ép Hoa Kỳ xuống thang chiến tranh, rút dần quân khỏi miền Nam Việt Nam. Ngày 3-11-1968, đại diện Mỹ gặp đại diện Việt Nam Dân chủ cộng hoà đề nghị bắt đầu cuộc họp trù bị từ ngày 6-11-1968. Từ ngày 2-11-1968, một đoàn tiền trạm của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam do bà Nguyễn Thị Bình, Uỷ viên Đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam làm trưởng đoàn, đến Pari. Trong khi đó chính quyền Sài Gòn chần chừ và ngày 2-11-1968, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố không cử người đi dự Hội nghị Pari vì quyết định chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam là hành động đơn phương của Mỹ. Tuy vậy, dưới sức ép của dư luận, ngày 8-12, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu vẫn phải cử một phái đoàn do Phạm Đăng Lâm- đại sứ Việt Nam Cộng hoà tại Pari dẫn đầu và Nguyễn Cao Kỳ, Phó Tổng thống làm cố vấn đến Pari. Ngày 10-12-1968, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam quyết định cử đoàn đại biểu chính thức của Mặt trận do ông Trần Bửu Kiếm, Uỷ viên đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận làm trưởng đoàn, bà 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.10, Sđd, tr. 407- 408 417 Nguyễn Thị Bình và ông Trần Hoài Nam làm phó trưởng đoàn sang tham dự Hội nghị Pari. Tiến trình đến đây tưởng đã ổn, nhưng lại nảy sinh vấn đề về hình dáng bàn họp và chỗ ngồi của các đoàn. Về vấn đề tên gọi hội nghị là bốn bên hay hai phía, hai bên đã thoả thuận mỗi bên gọi theo cách của mình. Về bàn họp, hai bên đưa ra hàng chục cách xếp, trước sau vẫn là theo hai phíá hay bốn đoàn. Chỉ có thế thôi mà vấn đề kéo dài suốt 2 tháng cuối năm 1968 mặc dầu nhà đương cục Pháp và đại diện Liên Xô phải can thiệp để quan điểm của các bên xích lại gần nhau. Cuối cùng, các đoàn nhận kiểu bàn tròn liền, không có giải phân cách, hai bàn thư ký tách khỏi bàn họp: không có cờ, không có biển. Về thứ tự phát biểu, Đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hoà chủ động nhường cho Hoa Kỳ phát biểu trước nhưng nói thêm rằng điều đó không có nghĩa là chấp nhận quan điểm hai phía. Về ngày họp, hai bên đã đồng ý bắt đầu ngày 18-1-1969, nhưng đoàn chính thức của Sài Gòn đến chậm.. Đây là thủ đoạn của Nguyễn Văn Thiệu cố tình kéo dài việc cử đoàn chính thức đến Pari để Giônxơn rời Nhà Trắng mà vẫn không được biết hội nghị khai mạc. Ngày 14-1, trong lúc chưa bàn xong vấn đề bàn họp, theo gợi ý của phía Mỹ, Lê Đức Thọ và Xuân Thuỷ gặp Harriman. Harriman thông báo trưởng đoàn Mỹ là Cabot Lodge – người bạn cũ của Tổng thống Nixon; ông Walsh – một luật gia có tên tuổi làm phó trưởng đoàn. Harriman nêu ý kiến thăm dò, ông ta cho rằng làm sao xuống thang chiến sự, tôn trọng khu phi quân sự, cùng rút quân khỏi miền Nam Việt Nam; về chính trị, người Việt Nam phải ngồi nói chuyện với nhau để tìm ra giải pháp. Đồng chí Lê Đức Thọ cho rằng khó khăn là do tập đoàn Thiệu-Kỳ- Hương không muốn giải quyết vấn đề, do đó ngồi vào với nhau cũng khó giải quyết. Việc cử Nguyễn Cao Kỳ làm cố vấn cho đoàn Sài Gòn là điều không hay. Tình hình có thể phát triển theo ba khả năng: Khả năng thứ nhất là đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hoà và đoàn Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam nghiêm chỉnh và có thiện chí, chính quyền mới ở Mỹ và đoàn đại biểu mới của Mỹ ở Pari cũng nghiêm chỉnh và có thiện 418 chí thì có thể tiến lên giải quyết vấn đề. Khả năng thứ hai là Mỹ dùng thế mạnh để ép Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Mặt trận dân tộc giải phóng và không coi trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam thì khó có thể giải quyết vấn đề, cuộc đàm phán sẽ kéo dài. Khả năng thứ ba là Mỹ không muốn giải quyết mà muốn tiếp tục đánh thì Việt Nam cũng sẵn sàng chiến đấu. Harriman nói có thể gạt khả năng thứ ba, còn Nixon và Cabot Lodge sẽ nhìn vấn đề theo khả năng thứ nhất và thứ hai. Lúc 10 giờ 30, ngày 25-1-1969, Hội nghị đàm phán bốn bên về vấn đề Việt Nam long trọng khai mạc. Trong phiên họp đầu tiên, Trần Bửu Kiếm- Trưởng đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam phát biểu đầu tiên, vạch rõ nguồn gốc của tình hình miền Nam Việt Nam, lên án Mỹ xâm lược, vạch tội chhính quyền Sài Gòn, nêu cao chính nghĩa của Mặt trận và khẳng định lại các nội dung nêu trong Tuyên bố năm điểm của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 3- 11 -1968. Suốt mấy tháng, hội nghị không tiến triển. Để phá vỡ bế tắc và mở cuộc tấn công mới, trong phiên họp ngày 8-5-1969, Trần Bửu Kiếm đưa ra một đề nghị hoà bình, gọi là Giải pháp toàn bộ mười điểm về vấn đề miền Nam Việt Nam: 1. Tôn trọng các quyền dân tộc của nhân dân Việt Nam . 2. Rút hết quân Mỹ, nhân viên quân sự, vũ khí và dụng cụ chiến tranh của Hoa Kỳ và các nước phe Mỹ, huỷ bỏ các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam. 3. Vấn đề các lực lượng vũ trang ở miền Nam Việt Nam do các bên Việt Nam cùng giải quyết. 4. Nhân dân miền Nam Việt Nam giải quyết công việc nội bộ của mình không, không có sự can thiệp của nước ngoài, bầu ra quốc hội lập hiến, xây dựng hiến pháp, thành lập chính phủ liên hiệp. 5. Thành lập chính phủ liên hiệp lâm thời trên nguyên tắc bình đẳng, 419 dân chủ và tôn trọng lẫn nhau nhằm thực hiện một miền Nam Việt Nam hoà bình, độc lập, dân chủ, trung lập. 6. Miền Nam Việt Nam thực hiện chính sách ngoại giao hoà bình, trung lập, thực hiện chính sách láng giềng tốt với Campuchia và Lào, lập quan hệ với tất cả các nước. 7. Thực hiện từng bước thống nhất nước Việt Nam bằng phương pháp hoà bình trên cơ sở bàn bạc giữa hai miền; trong khi chờ đợi thực hiện hoà bình thống nhất nước Việt Nam, lập lại quan hệ bình thường về mọi mặt giữa hai miền. 8. Hai miền Nam - Bắc, trong khi chờ thống nhất, cam kết không tham gia liên minh quân sự nào, kông cho phép nước ngoài có căn cứ quân sự, quân đội và nhân viên quân sự trên đất mình. 9. Giải quyết những hậu quả của chiến tranh: vấn đề tù binh, vấn đề thiệt hại về chiến tranh ở Việt Nam. 10. Thoả thuận về sự giám sát quốc tế đối với việc rút vũ khí và dụng cụ chiến tranh. Trên cơ sở những nguyên tắc và nội dung trên đây, các bên sẽ đi đến ký kết các hiệp định để chấm dứt chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, góp phần lập lại hoà bình ở Việt Nam1. * * * Thắng lợi của nhân dân ta làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đại hội lần thứ IV của Đảng nhận định, thắng lợi này đã làm “đảo lộn thế chiến lược của địch, làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào đàm phán với ta tại Hội nghị Pari”2. Thực tế lịch sử ghi nhận, kể từ thất bại Mậu Thân (1968), Mỹ buộc phải 1 . Hồ sơ lưu trữ của Bộ Ngoại giao. 2 . Đảng Cộng sản Việt Nam: Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV: Sách đã dẫn, tr. 17-18 420 chấp nhận xu thế không thể đảo ngược: rút quân Mỹ về nước. Dù Nichxơn và Pho có tìm mưu kiếm kế kéo dài chiến tranh thêm bảy năm nữa (1969-1975) mới chịu thua hoàn toàn, nhưng nếu không có thắng lợi của những năm 1965- 1968 thì không thể có thắng lợi của thời kỳ sau buộc Nichxơn phải ký kết hiệp định rút hết quân Mỹ về nước, cam kết chấm dứt mọi dính líu quân sự, tạo tiền đề cho việc giải phóng hoàn toàn miền Nam. Làm nên thắng lợi đó, nhân dân ta phải trải qua bốn năm thử thách ác liệt, hy sinh không nhỏ, cố gắng phi thường, vượt lên mọi khó khăn. Đáp ứng nhu cầu lịch sử nóng bỏng của đất nước, Đảng ta đã trả lời được câu hỏi “có đánh thắng được quân Mỹ không?”. Thực tế đã chứng minh, chúng ta nhất định đánh thắng được quân đội xâm lược Mỹ và đã tìm ra cách thắng chúng. 1. Quyết tâm đánh thắng đế quốc Mỹ của Đảng đã biến thành quyết tâm của nhân dân cả nước, đã trở thành hiện thực lịch sử, dựa trên cơ sở biết phát hiện và phân tích mâu thuẫn của Mỹ. Chỗ mạnh của Mỹ là lực lượng chiến tranh khổng lồ hơn 600.000 quân Mỹ và chư hầu cộng với hơn 1.000.000 quân nguỵ, với cơ sở vật chất và phương tiện chiến tranh chưa từng có trong lịch sử chiến tranh xâm lược của Mỹ. Chỗ mạnh ấy gây ra nhiều khó khăn cho nhân dân ta, làm cho cuộc kháng chiến thêm gian khổ và kéo dài. Nhưng do tiến hành một cuộc chiến tranh phi nghĩa, Mỹ đã vấp phải nhiều mâu thuẫn, làm cho chúng không phát huy được sức mạnh. Trước hết, đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với bọn xâm lược và bè lũ tay sai; mâu thuẫn giữa mong muốn tập trung binh lực để đối phó với chủ lực đối phương và thực tế phải phân tán binh lực để đối phó với chiến tranh nhân dân; mâu thuẫn giữa việc Mỹ dựa vào quân đội nguỵ và muốn nó trở thành một lực lượng tác chiến quan trọng với thực trạng nó đang rệu rã vì thất trận trong “chiến tranh đặc biệt”; mâu thuẫn giữa chiến lược thực dân mới với việc phải dùng lại con bài thực dân cũ là quân đội viễn chinh Mỹ; mâu thuẫn giữa chiến lược, chiến thuật và toàn bộ bài bản chiến tranh quy ước của Mỹ với thực tế chiến trường Việt Nam; mâu thuẫn giữa Mỹ và chính quyền nguỵ; mâu thuẫn giữa tiến hành chiến tranh giành quyền bá chủ thế giới và chính sách mị dân “vừa bơ vừa súng” của chính quyền Giôxơn; mâu thuẫn giữa ý đồ lợi dụng bất đồng 421 Xô-Trung, hòng gây sức ép và cô lập Việt Nam với Mặt trận thống nhất quốc tế ủng hộ Việt Nam ngày càng mở rộng. Muốn lợi dụng triệt để những mâu thuẫn ấy, Đảng lãnh đạo phải bám sát thực tiễn, phát hiện kịp thời các mâu thuẫn, tìm ra quy luật chiến tranh, quy luật đánh Mỹ và thắng Mỹ, từ đó mới có đường lối, chủ trương đúng đắn, tổ chức thực hiện sắc bén, tạo ra lực lượng mạnh và có quyết tâm cao. 2. Cách đánh Mỹ và thắng Mỹ của ta là sự phát triển lên trình độ cao những kinh nghiệm của chiến tranh nhân dân chống Pháp cùng những kinh nghiệm mới của những năm đầu đánh Mỹ. Đó là kinh nghiệm bố trí thế trận chủ động tiến công, ba thứ quân phát triển đều khắp, triển khai hợp lý trên các chiến trường, kể cả nơi xung yếu; không cho địch đánh theo sở trường của chúng, buộc địch đánh theo cách ta lựa chọn, bí mật, bất ngờ đánh vào chỗ yếu, chỗ hiểm của địch; đánh giao thông, đánh ở các vành đai diệt Mỹ, đánh hậu cần, lực lượng dự trữ và sở chỉ huy ; lấy cái mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân phối hợp quân sự, chính trị, binh vận, ngoại giao... làm cho quân Mỹ - nguỵ đông mà không mạnh, mạnh mà thành yếu, bị những đòn tiến công liên tiếp đi đến phải lui quân. Cuộc đấu tranh ngoại giao với Mỹ được mở ra theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 13 của Trung ương Đảng là một đòn tiến công lợi hại, hỗ trợ cho đấu tranh quân sự, chính trị, binh vận, mở đường cho Mỹ xuống thang chiến tranh, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới và loài người tiến bộ. 3. Chiến đấu chống tên đế quốc đầu sỏ của chủ nghĩa đế quốc thế giới, quy luật tất yếu là phải chiến đấu lâu dài gian khổ. Nhưng để đi đến thắng lợi cuối cùng, phải biết tạo ra thắng lợi từng bước, phù hợp với lực lượng so sánh cụ thể cho phép, chuẩn bị điều kiện cho bước phát triển tiếp theo. Kinh nghiệm lớn của thời kỳ 1965-1968 chỉ rõ, kiềm chế địch và buộc địch phải xuống thang chiến tranh, chấm dứt ném bom miền Bắc, chịu “phi Mỹ hoá chiến tranh”, là mục tiêu thích hợp với lực lượng so sánh ta - địch. Mục tiêu giải phóng hoàn toàn miền Nam hoặc đại bộ phận miền Nam chưa có khả năng hiện thực lúc ấy. Buộc địch xuống thang chiến tranh là kinh nghiệm lớn trong cuộc đọ 422 sức với cuộc chiến tranh leo thang của đế quốc Mỹ. Để giành được mục tiêu đó, nhân dân cả nước ta phải đánh thắng chiến lược “tìm diệt” của Mỹ ở miền Nam, đánh thắng chiến tranh phá hoại ở miền Bắc và đánh vào tận sào huyệt của Mỹ - nguỵ. 4. Mục tiêu của Mỹ trong “Chiến tranh cục bộ” là vừa “bẻ gãy xương sống Việt Cộng” nghĩa là tiêu diệt lực lượng vũ trang cách mạng ở miền Nam, vừa đánh phá hậu phương miền Bắc, làm cho miền Bắc không đủ sức tăng viện miền Nam và đẩy miền Bắc “trở về thời kỳ đồ đá”. Do đó, muốn đánh thắng “Chiến tranh cục bộ”, thì việc đánh thắng chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc, giữa vững hậu phương lớn, bảo đảm tăng cường lực lượng về mọi mặt cho miền Nam bất kể tình huống nào là yêu cầu quan trọng song song với việc đánh thắng quân Mỹ trên chiến trường miền Nam. Chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ là một cuộc chiến tranh mới, ta chưa có kinh nghiệm. Nhân dân và quân đội ta, do Đảng lãnh đạo, đã sáng tạo ra cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại, đánh máy bay và tàu chiến địch bằng cả ba thứ quân, ở mọi tâng cao, tầng vừa, tầng thấp, bằng sự phối hợp các binh chủng, quân chủng và bằng lực lượng toàn dân. Để đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại, mọi hoạt động của miền Bắc phải chuyển hẳn sang thời chiến, lực lượng sản xuất và chiến đấu phải bố trí lại, việc sơ tán nhân dân, xí nghiệp, trường học, bệnh viện phải được tổ chức tốt, giao thông vận tải phải được bảo đảm thông suốt “địch phá, ta sửa, ta đi”, “địch phá, ta cứ đi”. Với sức tàn phá của gần 8 triệu tấn bom của Mỹ, miền Bắc vẫn vừa sản xuất, vừa chiến đấu, ý chí quyết chiến quyết thắng không hề lay chuyển, ngược lại, ý chí, quyết tâm đó ngày càng cao hơn, tăng viện cho miền Nam không hề giảm sút mà còn bảo đảm cho tiền tuyến đánh thắng hai cuộc phản công mùa khô của Mỹ và thực hiện cuộc tổng tiến công 1968. 5. Thắng lợi chống “Chiến tranh cục bộ” còn là thắng lợi của các mặt trận thống nhất chống Mỹ: Mặt trận thống nhất ở trong nước, Mặt trận thống Nhất ba nước Đông Dương, mặt trận thống nhất trên thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam. Từ khi đế quốc Mỹ đưa quân trực tiếp xâm lược miền Nam, mặt trận 423 thống nhất chống Mỹ của toàn thể dân tộc đã bao gồm không chỉ các giai cấp, các đảng phải, cá nhân yêu nước tập hợp trong Mặt trận dân tộc giải phóng ở miền Nam và Mặt trận Tổ quốc ở miền Bắc, mà còn bao gồm tất cả những lực lượng, cá nhân không nằm trong Mặt trận kể cả số người trong chính quyền nguỵ và trong quân đội nguỵ, tham gia cao trào chống Mỹ, cứu nước bằng mọi hành động thiết thực. Trên nền tảng mặt trận thống nhất chống Mỹ của toàn thể dân tộc ta, Đảng chủ trương mở rộng và củng cố Mặt trận thống nhất nhân dân ba nước Đông Dương và Mặt trận thống nhất thế giới ủng hộ nhân dân ta chống Mỹ. Phong trào ủng hộ Việt Nam, lên án mạnh mẽ hành động xâm lược của đế quốc Mỹ dấy lên không những ở ba nước Đông Dương, ở trên thế giới mà ở ngay trong nước Mỹ. Trên thực tế, đây là loại hình mặt trận thống nhất quốc tế rộng lớn, với các hình thức, màu sắc và hành động khác nhau, nhưng tất cả đều đứng về phía nhân dân Việt Nam, phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ. “Mặt trận này tuy chưa xây dựng về hình thức, nhưng thực tế đã hình thành bằng hành động và tinh thần... Nhân dân Mỹ đánh từ trong ra, nhân dân ta đánh từ ngoài vào. Hai bên giáp công mạnh mẽ, thì đế quốc Mỹ nhất định sẽ thua, nhân dân Việt - Mỹ nhất định sẽ thắng”1. Ba tầng Mặt trận thống nhất chống Mỹ là nhân tố thắng lợi trong “Chiến tranh cục bộ” đồng thời là nhân tố thắng lợi trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ. 1 . Hồ Chí Minh:Sách đã dẫn, t.10, tr.194-197.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhiem_vu_trung_uong_giao_lich_su_dang_cong_san_viet_nam2_p1_5733.pdf
  • pdfhiem_vu_trung_uong_giao_lich_su_dang_cong_san_viet_nam2_p2_1035.pdf