Nhiệm vụ nghiên cứu lịch sử Đảng và vấn đề xây dựng các nguồn sử liệu

Trong quá trình nghiên cứu và biên soạn lịch sử Đảng, các nhà nghiên cứu phải đụng chạm đến những sự kiện, những giai đoạn lịch sử đòi hỏi phải lý giải chúng trên một quan điểm khoa học và bằng những phương pháp thích hợp. Mỗi sự kiện, hiện tượng cần được nhìn nhận như là một khách thể của tự nhiên và xã hội, có sự phát sinh, phát triển, không phụ thuộc vào ý thức của con người. Có quan điểm đúng đắn và phương pháp khoa học sẽ giúp cho công trình sử học không bị rơi vào tình trạng bị dựng nên như một bức tranh phi thực tế, không phản ánh đúng bản chất của sự kiện, hiện tượng được nghiên cứu. Vấn đề thường được bàn tới trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử là cơ sở để nhận thức đúng đắn bản chất những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra.

doc6 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 1967 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhiệm vụ nghiên cứu lịch sử Đảng và vấn đề xây dựng các nguồn sử liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhiệm vụ nghiên cứu lịch sử Đảng và vấn đề xây dựng các nguồn sử liệu Nguyễn Lệ Nhung TS. Trung tâm Nghiên cứu khoa học - Cục Lưu trữ nhà nước Nhiệm vụ của việc nghiên cứu lịch sử Đảng Nhiệm vụ nghiên cứu lịch sử Việt Nam nói chung, lịch sử ĐCSVN nói riêng trong nhiều thập kỷ gần đây được rất nhiều người, đặc biệt là giới sử học rất quan tâm. Điều này thể hiện ở chỗ công tác nghiên cứu lịch sử trong cả nước ngày càng được mở rộng, các công trình sử học được công bố ngày càng nhiều, rất phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức. Đã xuất hiện nhiều tác phẩm về thông sử, về lịch sử Đảng, lịch sử địa phương (tỉnh, huyện, xã), lịch sử của từng ngành (quân sự, điện ảnh, công an, bộ đội biên phòng,...); lịch sử các tổ chức (phụ nữ, thanh niên, mặt trận,... ), lịch sử danh nhân, v. v.... Khoa học lịch sử Đảng là một chuyên ngành của khoa học lịch sử. Sau nhiều năm xây dựng, ngày nay khoa học nghiên cứu lịch sử ở Việt Nam đã có những bước chuyển biến mới, trong đó việc nghiên cứu lịch sử Đảng đang được đặt ra với nhiều yêu cầu cấp thiết. Thực tế nhiều năm qua cho phép chúng ta khẳng định rằng, những bài học của lịch sử Đảng ta có ý nghĩa không chỉ với chính chúng ta mà cả với bạn bè quốc tế. Không chỉ với hiện tại mà còn cả với tương lai, chúng ta tin rằng nghiên cứu lịch sử ĐCSVN sẽ đóng góp nhiều mặt cho phong trào cách mạng thế giới. Như mọi người đều biết, ĐCSVN ra đời đã đảm đương sứ mệnh lịch sử vẻ vang lãnh đạo cách mạng nước ta. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, những điều kiện xã hội cho sự hình thành và phát triển của khoa học lịch sử nước ta, trong đó có khoa học về lịch sử Đảng ngày càng thuận lợi. Từ đó, việc nghiên cứu lịch sử ĐCSVN ngày càng phát triển. Nó luôn luôn gắn liền một cách hữu cơ với nội dung cơ bản của lịch sử đất nước và dân tộc. Về mặt phương pháp luận, khoa học lịch sử Đảng được xây dựng và phát triển trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Chức năng chính của khoa học lịch sử Đảng là nhận thức đúng đắn, tái hiện khách quan, chân thực tiến trình phát triển của Đảng, phát hiện và tìm ra những vấn đề có tính quy luật, góp phần giáo dục lòng yêu nước, cung cấp luận cứ khoa học cho sự lãnh đạo của Đảng, cho công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay và sau này, cho việc tiếp tục chỉ đạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Cần nói rằng, đối tượng của khoa học lịch sử nói chung là quá trình phát triển thực tế của xã hội loài người, cũng như từng nước, từng dân tộc trong toàn bộ tính thống nhất, tính phức tạp, tính muôn màu muôn vẻ của nó. Nói cách khác, điều đó có nghĩa là, khoa học lịch sử phải nghiên cứu sự chuyển biến cụ thể của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử nói chung, lịch sử từng dân tộc, tìm hiểu những biểu hiện cụ thể, phong phú của cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử, vai trò của giai cấp lãnh đạo, vai trò của Đảng cầm quyền, vai trò sáng tạo, quyết định của quần chúng nhân dân lao động đối với lịch sử và nhiều vấn đề khác. Đối tượng của khoa học lịch sử Đảng là nghiên cứu quá trình ra đời và phát triển của Đảng để tìm ra các quy luật của sự phát triển đó. Việc xác định đối tượng của khoa học lịch sử Đảng đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu biên soạn lịch sử Đảng phải miêu tả, giải thích bản chất các sự kiện và quá trình lịch sử, đồng thời phải khám phá, tìm ra mối quan hệ, quy luật của sự phát triển đường lối cách mạng, của nghệ thuật lãnh đạo cách mạng. Như vậy, chức năng chung của khoa học lịch sử Đảng là nhận thức xã hội, giáo dục con người, tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng, đóng góp tích cực vào công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, con người mới. Đó là việc nghiên cứu một cách khoa học để bằng cách miêu tả, dựng lại quá trình trưởng thành của Cách mạng Việt Nam; phân tích, đánh giá, giải thích các sự kiện và quá trình lịch sử của Đảng, và từ đó phát hiện quy luật phát triển chung và quy luật đặc thù của sự nghiệp cách mạng Việt Nam, của Đảng ta. Chức năng nhận thức ở đây gồm hai vấn đề: một là, dựng lại lịch sử Đảng gần đúng như nó đã diễn ra; hai là, phát hiện quy luật, đúc kết lý luận và bài học kinh nghiệm từ lịch sử Đảng. Hai vấn đề này có quan hệ biện chứng với nhau: Có dựng lại lịch sử đúng như nó diễn ra mới có cơ sở để phát hiện quy luật của nó; đồng thời có nghiên cứu phát hiện được bản chất của sự kiện lịch sử, quy luật vận động khách quan của nó thì mới dựng lại được gần sát đúng như nó diễn ra. Đây là nét đặc trưng của khoa học lịch sử nói chung, khoa học lịch sử Đảng nói riêng. Quá trình nhận thức nói trên được lặp đi lặp lại, từ nông đến sâu, phát triển không ngừng. Không thể chỉ một lần đã có thể dựng lại được đúng bức tranh của lịch sử, cũng không thể nhận thức một lần là có thể phát hiện được đầy đủ bản chất và quy luật của lịch sử. Chúng ta nghiên cứu lịch sử Đảng không phải chỉ giản đơn là ôn lại quá khứ, mà chủ yếu là nhằm hiểu đúng, hiểu sâu cái đã qua, để có điều kiện hiểu được cái đang và sắp diễn ra, phục vụ tốt hơn cho việc xem xét và giải quyết những vấn đề của Đảng, của đất nước trong hiện tại và tương lai. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, khoa học lịch sử Đảng có những nhiệm vụ chính sau đây: 1/ Quán triệt và góp phần nhận thức đúng đắn quá trình thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và những kết quả đã đạt được từ quá trình đó. Đây chính là tính mục đích của lịch sử Đảng. Công tác nghiên cứu lịch sử Đảng phải cung cấp tri thức về quy luật và những bài học kinh nghiệm chỉ đạo cách mạng đã qua để góp phần xây dựng cơ sở thực tiễn và lý luận cho việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản trong đường lối, chủ trương của Đảng, tìm ra lời giải đáp cho những vấn đề cách mạng hiện nay và sắp tới. 2/ Khoa học lịch sử Đảng là một phương tiện giáo dục tư tưởng, góp phần xây dựng truyền thống cách mạng, truyền thụ kinh nghiệm, bồi dưỡng và nâng cao lòng yêu nước cho cán bộ đảng viên, cho nhân dân và các thế hệ tương lai của đất nước. 3/ Dựng lại chính xác các sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá trình phát triển của Đảng, đấu tranh khắc phục những quan niệm và nhận thức không đúng về lịch sử, phê phán và vạch trần những luận điệu xuyên tạc lịch sử, bảo vệ chân lý lịch sử Như vậy, nhiệm vụ của khoa học lịch sử Đảng là nghiên cứu quá trình Đảng lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, quá trình xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức; vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, đúc kết những vấn đề lý luận của cách mạng Việt Nam, về truyền thống cách mạng của Đảng và nhân dân ta, rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu về thực tiễn xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng Việt Nam. Nghiên cứu lịch sử ĐCSVN càng được tiến hành một cách khách quan, trung thực và dũng cảm bao nhiêu, càng phù hợp với lợi ích của Đảng, của giai cấp công nhân, của toàn dân tộc bấy nhiêu. Muốn vậy, điều cơ bản đầu tiên là nhà sử học phải tiếp cận với hiện thực lịch sử khách quan đã xảy ra, thông qua các nguồn sử liệu có đủ độ tin cậy để tái tạo lại bức tranh chân thực của lịch sử, để đánh giá được một cách trung thực, toàn diện nhiều vấn đề của lịch sử Đảng với tất cả sự đa dạng, phong phú của nó. Đó là những vấn đề về vai trò của Đảng trong cách mạng Việt Nam, trong quan hệ với các đảng cộng sản trên thế giới, về mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, về sự lãnh đạo và hoạt động của Đảng trong điều kiện kinh tế thị trường và nhiều vấn đề quan trọng khác. Tất nhiên, không phải hiện nay mọi vấn đề của khoa học lịch sử Đảng đều đã được giải quyết tốt. Thực tế cho thấy, dù đã đạt được nhiều thành tựu, khoa học lịch sử Đảng vẫn đứng trước nhiều câu hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ. Thí dụ, chúng ta cần phải đánh giá như thế nào cho thật khách quan, chính xác về thời kỳ Bác Hồ chưa được Quốc tế Cộng sản tin tưởng? về vai trò của đồng chí Lê Hồng Phong và Hà Huy Tập? về cải cách ruộng đất? về Hội nghị Giơ-ne-vơ, về cải tạo XHCN ở miền Nam sau giải phóng? v.v... Những vấn đề đó và hàng loạt vấn đề khác sẽ không thể giải quyết được nếu không dựa vào các nguồn sử liệu. Sử liệu càng phong phú và chính xác bao nhiêu thì nghiên cứu và trả lời những câu hỏi nói trên càng thuận lợi bấy nhiêu. 2. Vấn đề xây dựng các nguồn sử liệu cho nghiên cứu lịch sử Đảng Chính vì thế, vấn đề xây dựng các nguồn sử liệu là nhiệm vụ tất yếu phải làm hiện nay của khoa học nghiên cứu lịch sử Đảng. Trong số những nguồn sử liệu mà chúng ta hiện có liên quan đến lịch sử ĐCSVN, tài liệu lưu trữ rõ ràng là một loại hình sử liệu không thể thay thế. Khi xem xét các nguồn sử liệu của lịch sử Đảng trong mối quan hệ với nhiệm vụ lựa chọn tài liệu lưu trữ để bảo quản trong các kho lưu trữ Đảng, có thể khẳng định chắc chắn rằng, nhiệm vụ xây dựng các nguồn sử liệu trong sử học với công tác lựa chọn tài liệu văn kiện trong lưu trữ học có mối quan hệ rất khách quan. Lĩnh vực này tìm thấy ở lĩnh vực kia một cơ sở để giải quyết tốt hơn nhiệm vụ của mình. Khi công tác nghiên cứu lịch sử Đảng được đẩy mạnh thì đồng thời nó cũng thúc đẩy sự phát triển của công tác xác định giá trị tài liệu lưu trữ của Đảng. Về phần mình, công tác xác định giá trị tài liệu lưu trữ càng được hoàn thiện thì giới sử học càng có thể có được những nguồn sử liệu giá trị phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu của mình. ở đây, trước khi đi vào vấn đề xây dựng các nguồn sử liệu cho nghiên cứu lịch sử Đảng, chúng tôi thấy cần phải lý giải đôi nét về sử liệu học và các nguồn sử liệu, về nhiệm vụ của sử liệu học nói chung. Theo nghĩa rộng, nguồn sử liệu là tất cả những gì chứa đựng các thông tin về quá khứ hoạt động của con người trong điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định. Nhà sử học Ba Lan Topolski đã có một định nghĩa khá đầy đủ rằng: “Nguồn sử liệu là mọi thông tin về đời sống con người trong quá khứ cùng với các kênh thông tin”. Theo nghĩa như vậy, trong lịch sử của Đảng ta, các văn kiện quan trọng như: Hiệp định Pari năm 1973, Di chúc của Bác Hồ, Chỉ thị 100 về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong nông nghiệp và toàn bộ các nguồn tài liệu lưu trữ khác đều có thể xem là nguồn sử liệu của lịch sử Đảng, là kênh thông tin quan trọng, có thể khai thác dưới nhiều góc độ khác nhau cùng với nhiều kênh khác nhau để nghiên cứu lịch sử ĐCSVN. Trong giới hạn cụ thể được nói đến ở đây, nguồn sử liệu - lưu trữ Đảng là những tài liệu được hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức của Đảng, của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt và các đảng viên tiêu biểu được bảo quản cố định trong các kho lưu trữ Đảng, được phân loại, đánh giá theo yêu cầu của việc nghiên cứu lịch sử Đảng. Những sử liệu - tài liệu lưu trữ này chứa đựng nhiều thông tin về chủ trương, đường lối, sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta kể từ khi có Đảng, phản ánh tình hình cách mạng Việt Nam, tình hình tổ chức và xây dựng Đảng ở các cấp qua các thời kỳ. Cần nhấn mạnh rằng, tài liệu lưu trữ Đảng đang có hiện nay, được sinh ra không phải nhằm mục đích để làm sử liệu, mà trước hết là do nhu cầu của thực tiễn cách mạng đòi hỏi. Do vậy, chúng phải được xem xét như những hiện tượng xã hội được sinh ra trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định, mang dấu ấn của hoàn cảnh đó. Quan điểm này đòi hỏi phải có cái nhìn lịch sử khi nghiên cứu loại sử liệu này. Thí dụ khi nghiên cứu nhóm tài liệu văn kiện phản ánh những quyết sách quan trọng về đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam của Đảng ta như: Đề cương cách mạng miền Nam của đồng chí Lê Duẩn, Nghị quyết Hội nghị Liên khu ủy V năm 1958, Chỉ thị cuối năm 1958 của Liên khu ủy V về xây dựng căn cứ miền núi, Nghị quyết 15 ngày 13/01/1959 của Ban Chấp hành Trung ương; Báo cáo của các tổ chức cơ sở Đảng, các ban, ngành đoàn thể ở Liên khu V về thắng lợi của phong trào đồng khởi của nhân dân miền Nam năm 1959-1960,... chúng ta cần đặt chúng trong những điều kiện lịch sử cụ thể mà chúng đã xuất hiện. Những tài liệu văn kiện này phản ánh rõ nét con đường phát triển của Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1959 - 1975 là con đường bạo lực của quần chúng, dựa vào lực lượng của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang đánh đổ đế quốc Mỹ và tay sai, giành lấy chính quyền về tay nhân dân. Với những nhận định đúng đắn ấy, cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã chuyển sang một cục diện mới. Và từ đó, thế và lực của Cách mạng không ngừng phát triển. Nhóm tài liệu văn kiện này có liên quan trực tiếp đến các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đấu tranh giành thống nhất nước nhà. Chúng trở thành nguồn sử liệu khi ta đặt vấn đề thông qua chúng để nghiên cứu lịch sử kháng chiến ở các tỉnh miền Nam Trung bộ nói riêng và tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta nói chung. Từ đó có thể thấy rằng, khi chưa trở thành sử liệu, tài liệu văn kiện Đảng là phương tiện thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn trong hoạt động có mục đích của Đảng. Phục vụ thực tiễn là mục tiêu đầu tiên của sử liệu. Khi nghiên cứu sử liệu nếu không đặt nó vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà nó đã sản sinh và thấy được hoàn cảnh ấy đã tác động, chi phối như thế nào đối với nội dung và hình thức của sử liệu, thấy thực tại được phản ánh ở mức độ nào vào sử liệu thì sẽ không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu lịch sử bởi vì chúng ta sẽ không thể thấy hết ý nghĩa của một nguồn sử liệu cụ thể. Thông qua các nguồn sử liệu, người ta có thể nhận thức được bản chất của các hiện tượng và sự kiện lịch sử. Đây chính là sự tồn tại khách quan, độc lập của sử liệu đối với chủ thể nhận thức và cho thấy sử liệu có một vị trí quan trọng trong quá trình nhận thức lịch sử. Trở lại vấn đề xây dựng cơ sở sử liệu của lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, dựa trên nguồn tài liệu lưu trữ Đảng, như trên đã nói, có liên quan chặt chẽ với lý luận xác định giá trị tài liệu. ý nghĩa của phương pháp sử liệu học trong lý luận đánh giá chính là ý nghĩa của việc lựa chọn các nguồn tài liệu văn kiện đối với khoa học lịch sử. Chính vì thế, giá trị của tài liệu đương nhiên không chỉ phụ thuộc vào những mục đích thực tiễn hàng ngày mà sâu xa hơn, giá trị đó còn phụ thuộc vào vị trí của tài liệu lưu trữ trong toàn bộ cơ sở sử liệu lịch sử Đảng hiện tại và tương lai. Cũng chính vì thế mà muốn thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng cơ sở sử liệu của khoa học lịch sử Đảng dựa trên nguồn tài liệu lưu trữ Đảng, đòi hỏi lý luận đánh giá hỗ trợ và giải quyết thật tốt yêu cầu lựa chọn tài liệu văn kiện. Tất nhiên, các nguồn sử liệu của lịch sử ĐCSVN không phải chỉ có tài liệu lưu trữ. Như mọi người đều biết, việc nghiên cứu lịch sử ĐCSVN trong thời gian qua được tiến hành tại rất nhiều cơ quan, viện nghiên cứu. Các nguồn sử liệu được sử dụng để nghiên cứu rất phong phú. Trong số đó có thể kể đến các báo chí định kỳ, các cuốn hồi ký, các tư liệu do các cơ quan nước ngoài cung cấp, các tài liệu thu được từ quá trình khảo sát thực tế của các nhà nghiên cứu trong nhiều thời gian khác nhau, v.v... Các loại hình sử liệu của lịch sử Đảng có thể chia thành các nhóm như: sử liệu chữ viết, sử liệu vật thật, sử liệu phim, ảnh, sử liệu truyền miệng,... Tuy nhiên, cách phân chia như trên chỉ là tương đối và ước lệ. Các nhóm sử liệu cần phải được phân loại chi tiết hơn, phù hợp hơn với những đặc điểm của lịch sử ĐCSVN và đặc điểm của mỗi nguồn sử liệu. Thí dụ: sử liệu chữ viết có thể phân loại thành sử liệu sách, báo chí, tài liệu lưu trữ, hoặc theo đặc điểm ngôn ngữ của chúng như sử liệu tiếng Việt, sử liệu tiếng Nga, sử liệu tiếng Anh, sử liệu tiếng các dân tộc thiểu số,... Trong các sử liệu chữ viết lại có loại bản gốc, có loại là bản sao, có loại dịch và in lại. Chúng cần phải được phân biệt và đánh giá khoa học trước khi sử dụng để nghiên cứu lịch sử. Cũng có thể phân biệt loại hình sử liệu theo nội dung của chúng hoặc dựa vào một vài đặc trưng khác. áp dụng đặc trưng nào trong số các đặc trưng nói trên để phân loại các nguồn sử liệu là tùy thuộc vào nhu cầu thực tế của công việc nghiên cứu, của việc sử dụng sử liệu, đồng thời cũng cần dựa vào những đặc điểm cụ thể của các nguồn sử liệu được nghiên cứu. Thực tế cho thấy, có những sử liệu không thể phân loại theo đặc trưng này nhưng lại có thể phân loại theo đặc trưng khác, thí dụ như nguồn sử liệu phim ảnh, các tài liệu ghi âm, v.v... Đối với loại sử liệu này, chúng ta không nên phân loại theo địa bàn mà nên phân loại theo loại hình của chúng như: phim tài liệu, phim thời sự, băng ghi âm, đĩa ghi âm... Hoặc đối với nguồn sử liệu là báo, tạp chí thì chúng ta nên phân chia chúng thành báo chí trung ương, báo chí địa phương, báo chí ngoài nước, báo chí thời kỳ trước Cách mạng, sau Cách mạng, v. v... Như vậy, để phân loại tổng hợp toàn bộ các nguồn sử liệu của lịch sử ĐCSVN, chúng ta cần áp dụng nhiều đặc trưng khác nhau. Việc phân loại tổng hợp sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu có cái nhìn toàn diện đối với các nguồn sử liệu, thấy được mối liên hệ giữa chúng với nhau và mỗi thời kỳ lịch sử cụ thể. Tuy nhiên bất cứ một sự phân loại chung nào cũng không thể bao gồm hết được tính đặc thù của các nhóm sử liệu riêng biệt. Vì vậy việc phân loại theo phạm vi từng nguồn sử liệu vẫn có vai trò riêng của nó. Đặc biệt là khi các nhóm sử liệu riêng biệt có khối lượng lớn như tài liệu lưu trữ thì sự phân loại cụ thể, chi tiết trong nhóm là hết sức cần thiết. Vì thế, chúng tôi cho rằng, các nguồn sử liệu của lịch sử ĐCSVN cần được phân loại theo cả hai khuynh hướng: tổng hợp và từng nguồn cụ thể theo tính đặc thù của chúng, sao cho các nguồn sử liệu sau khi phân loại có khả năng phản ánh được quy luật phát triển chung của Đảng, cũng như quá trình sưu tầm, nghiên cứu tư liệu mà các nhà sử học đã tích luỹ được. Cần nhấn mạnh rằng, việc phân loại các nguồn sử liệu là tạo khả năng để chúng ta mở rộng mối quan hệ giữa các nguồn sử liệu và sử dụng chúng có hiệu quả trong một công trình nghiên cứu hay trong một thời kỳ lịch sử nhất định. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến một tác phẩm và nó cũng không phải là nhiệm vụ riêng của một nhà sử học nào. Đây là nhiệm vụ có liên quan đến mọi công trình sử học, có ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu của tất cả các nhà sử học khi nghiên cứu một vấn đề, một giai đoạn lịch sử của Đảng, của dân tộc. Theo chúng tôi, trong số các nguồn sử liệu của lịch sử ĐCSVN, nguồn sử liệu chữ viết là có khối lượng lớn nhất và có ý nghĩa quan trọng nhất. Trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, có thể nói, nguồn sử liệu là vấn đề đầu tiên cần phải được nhận thức đúng đắn từ phía các nhà nghiên cứu lịch sử nói chung, những người nghiên cứu và biên soạn lịch sử Đảng nói riêng. Như đã nhấn mạnh ở trên, để nghiên cứu lịch sử, các nhà sử học phải sử dụng nhiều nguồn sử liệu khác nhau: sử liệu chữ viết, sử liệu vật thật, sử liệu nghe nhìn, sử liệu truyền miệng, v. v... Trong nguồn sử liệu chữ viết thì tài liệu lưu trữ đóng một vai trò rất quan trọng. Nhiều nhà nghiên cứu từ lâu đã khẳng định rằng, dựa vào tài liệu lưu trữ, chúng ta có khả năng nghiên cứu và nhận thức sâu sắc hơn một số vấn đề trong lịch sử Việt Nam hiện còn chưa sáng tỏ. Hơn thế nữa, nó còn có khả năng đóng góp, soi sáng hàng loạt vấn đề khác nhau của lịch sử nước ta ở mọi thời kỳ. Nhà sử học người Pháp Charles Fourniau đã đưa ra một nhận định lý thú về sử liệu là tài liệu lưu trữ khi ông sử dụng tài liệu lưu trữ để nghiên cứu một vấn đề trong lịch sử Việt Nam như sau: “Nguồn tài liệu lưu trữ là một kho chứa đựng những thông tin gần như không bao giờ cạn, nếu biết khai thác và đặt chúng dưới một sự phê phán phức tạp thì những nguồn tài liệu lưu trữ này sẽ cho phép đi khá xa trong sự nhận thức, kể cả vấn đề đã bị tranh luận và phủ nhận. Trong quá trình nghiên cứu và biên soạn lịch sử Đảng, các nhà nghiên cứu phải đụng chạm đến những sự kiện, những giai đoạn lịch sử đòi hỏi phải lý giải chúng trên một quan điểm khoa học và bằng những phương pháp thích hợp. Mỗi sự kiện, hiện tượng cần được nhìn nhận như là một khách thể của tự nhiên và xã hội, có sự phát sinh, phát triển, không phụ thuộc vào ý thức của con người. Có quan điểm đúng đắn và phương pháp khoa học sẽ giúp cho công trình sử học không bị rơi vào tình trạng bị dựng nên như một bức tranh phi thực tế, không phản ánh đúng bản chất của sự kiện, hiện tượng được nghiên cứu. Vấn đề thường được bàn tới trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử là cơ sở để nhận thức đúng đắn bản chất những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra. Những sự kiện này có thể có từ một số khả năng khác nhau: sự kiện chưa được biết tới, sự kiện đã được biết nhưng chưa được hiểu một cách đúng đắn; sự kiện chưa được hiểu một cách toàn diện và đầy đủ. Giải quyết những vấn đề này chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng của khoa học lịch sử. Và để giải quyết được những nhiệm vụ đó một cách khách quan, đòi hỏi phải dựa vào các nguồn sử liệu, trong đó tài liệu lưu trữ là nguồn sử liệu quan trọng. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là kết quả nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn sử liệu. Điều hiển nhiên là nếu không có tri thức riêng của người nghiên cứu thì sử liệu chỉ là những hiện tượng rời rạc. Nhưng ngược lại, nếu không có sử liệu thì người nghiên cứu không thể đem tri thức của mình để dựng nên một bức tranh lịch sử thực tế. Qua đó, có thể thấy rõ ràng nguồn sử liệu là điều kiện để người nghiên cứu đặt vấn đề và giải quyết vấn đề nghiên cứu lịch sử đảng một cách có hiệu quả và khoa học. Nó là một bộ phận của phương pháp nghiên cứu sử học.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnhi_m_v_nghion_c_u_l_ch_s_ng_9552.doc