2.2.2. Những biểu hiện khát dục (libido) và tình dục bất thường
Phân tâm học lí giải: “Khát dục (libido) là sự đòi hỏi phải được thỏa mãn một ham
muốn mang nội dung tình dục. Cũng ví như đói đòi hỏi phải được ăn, khát đòi hỏi phải
được uống” [5, tr. 177]. Soi chiếu từ phân tâm học, ta thấy cái khát khao tình dục của
nhân vật rất rõ nét, nó còn là sự biện chứng cho cách lí giải về hiện tượng libido. Hùng
Carô – nhân vật trung tâm của tác phẩm có một cuộc đời phức tạp theo đúng nghĩa một
tay giang hồ lang bạt, lãng tử. Sự phức tạp đó không chỉ làm đa diện nhân cách, đạo đức
Hùng mà còn kéo theo cả một đời sống tâm lí, đời sống tình dục phức tạp không kém.
Lúc thì cháy khát với người con gái này, lúc lại thô bạo với người con gái khác. Cũng
có lúc cùng một đối tượng tình dục song thời điểm này thì say mê, yêu thương, thời
điểm khác lại hạ nhục và trả thù. Song thiết nghĩ với một tính cách như thế, kết cộng với
những môi trường sống phức tạp thì những biểu hiện không đồng nhất đó lại là điều
logic, hợp lí trong thực tế cuộc sống. Nhà văn Chu Lai đã dành nhiều trang văn để miêu
tả tường tận, tỉ mỉ những thao tác ái ân của Hùng (11 lần quan hệ tính dục với 7 cô gái,
chiếm tổng cộng 25 trang viết). Riêng 9 trang viết bạo liệt chỉ để miêu tả cảnh làm tình
giữa Hùng và Thôn (từ trang 86 đến trang 94) thì thật là tận cùng của tính dục sa đọa,
đam mê. Không thể trích dẫn quá nhiều những trang viết ấy, song khi đọc xong những
trang viết về tính dục của một Hùng Carô bạo liệt, có thể lí giải chính sự ức chế tính dục
cao độ của Hùng đã đẩy những cuộc hành lạc xác thịt thành sa đọa, bất thường. Theo
bước chân cuộc đời Hùng cũng là theo bước chân của những cuộc làm tình. Không thể
dẫn hết những cảnh “nóng” của tiểu thuyết để chứng minh cho luận điểm trên, song từ
tiểu thuyết này Chu Lai như khẳng định; tính dục là một thế giới phức tạp, bí mật, muôn
màu và hấp dẫn. Không sâu xa, triết lí, bí ẩn như những cuộc tình của Toru Wantanabe
trong tiểu thuyết Rừng Na Uy của Haruki Murakami, song Hùng Carô cũng là một triết
lí về tình yêu, tình dục, tình người và là hồi chuông cảnh tỉnh về sự lệch tâm trong biểu
hiện tình yêu, tình dục ở cuộc sống phức tạp hiện nay.
Vấn đề tình yêu, tình dục từ tiểu thuyết Hùng Carô như một mệnh đề cho một triết lí về
tình người, về quy luật bù trừ, nhân quả của nhân gian mà Chu Lai muốn gửi đến bạn trẻ
hôm nay. Hùng nam tính, bạo liệt, mạnh mẽ trong tình dục là vậy rồi cuối cùng cũng rơi
vào bi kịch không ai ngờ là bệnh “bất lực” ở đàn ông. Từ lí thuyết về mặc cảm hoạn của
Freud, mới thấy hết những trạng thái tâm lí phức tạp của nhân vật, cũng như lí giải được
những ẩn ức của Hùng. Hùng vì sự ám ảnh tình yêu đầu đời mà lao vào vòng tội lỗi, tù tội
nhưng cũng chính tình yêu cuối cùng lại kéo Hùng về với cuộc sống lương thiện, chính
nghĩa, đời thường. Tác phẩm như một bức thông điệp hãy tin vào tình yêu và tình người
trong cuộc sống. Chính nhà văn Chu Lai tâm sự: “Trong văn chương, anh có thể mặc sức
đi vào sân chơi dục tính nhưng đi như thế nào để nâng con người lên chứ không phải dìm
con người xuống” [6]. Hùng Carô mang theo thông điệp trân trọng đó.
3. Tiểu thuyết Hùng Carô vẫn một chất giọng Chu Lai trần trụi, thô tục nhưng mạch chuyển
câu chuyện được đẩy nhanh hơn, dồn dập hơn, nhiều tình tiết hấp dẫn li kì theo kiểu điện
ảnh, trinh thám, cowboy. Tất cả được đẩy mạnh đến tận cùng - thành bạo liệt. Đọc Hùng
Carô, độc giả như bị hút vào dòng đời đầy biến động, và cũng đầy lãng mạn của Hùng. Tác
phẩm khép lại sau hơn 500 trang viết mệt nhoài theo số phận nổi chìm của nhân vật trung
tâm, nhưng đồng thời cũng gieo sâu vào lòng người đọc với biết bao những tình cảm buồn
vui, trở trăn với lẽ sống – chết, tốt – xấu, được – mất của kiếp làm người.
Cuốn tiểu thuyết của Chu Lai viết về lớp trẻ hôm nay với biết bao khát vọng như Hùng:
tình yêu, tình dục, kiếm tiền, làm giàu và cả những táo bạo, hận thù, nhân nghĩa, cao
thượng Cũng từ đó bức thông điệp mà nhà văn gửi gắm về lẽ sống và luật đời từ nhânNHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT HÙNG CARÔ CỦA CHU LAI 71
vật Hùng hiện rõ. Nó làm cho tuổi trẻ phanh hãm nhịp đời mình lại để suy tư, để lắng
lại, để tẩy rửa bớt những dục vọng đời thường vươn lên sống trong sáng hơn, hoàn thiện
hơn, cái ác tự tiêu, cái thiên lương bung tỏa vào cuộc đời.
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết hùng carô (Chu Lai) – từ góc nhìn phân tâm học - Nguyễn Đắc Đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 03(19)/2011: tr. 66-71
NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT HÙNG CARÔ (CHU LAI) –
TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC
NGUYỄN ĐẮC ĐƯỜNG - LÊ THỊ HƯỜNG
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
Tóm tắt: Chu Lai khẳng định tên tuổi trong văn học đương đại với tư cách
một nhà tiểu thuyết chiến tranh. Nhiều tác phẩm của nhà văn mang đậm dấu
ấn phân tâm học, Hùng Carô là một tiểu thuyết tiêu biểu. Từ trục chính là
cuộc đời Hùng, soi chiếu từ Phân tâm học hiện thực chiến tranh và hậu chiến
hiện lên đa chiều. Mặc cảm nghèo đói và mặc cảm tội lỗi là hai ám ảnh vô
thức lớn đã sai khiến, xoay chuyển cuộc đời Hùng sang những ngã rẽ khác
nhau. Trong con người ngang tàng, bạo liệt đó, những mặc cảm ấy vừa là
căn nguyên của tội ác, lại vừa là hiện thân của đạo đức, nhân nghĩa. Yêu,
hận, buồn, cô đơn, đời sống tính dục tất cả những phức cảm đó đậm rõ khi
được soi chiếu từ lí thuyết phân tâm học.
1. Chu Lai khẳng định tên tuổi trong văn học đương đại với tư cách một nhà tiểu thuyết
chiến tranh. Ông viết nhanh, liền mạch, từ Nắng đồng bằng (1978) đến Hùng Carô
(2010) là cả một chặng đường sáng tác bền bỉ hơn 30 năm. Trong sự nghiệp văn chương
của Chu Lai, không tính đến truyện ngắn và tản văn, riêng tiểu thuyết đã có đến 15 bộ.
Tiểu thuyết Chu Lai ám ảnh người đọc không chỉ do phản ánh cuộc đấu tranh khốc liệt,
sống còn của dân tộc, mà còn bởi đằng sau đó là những gì chưa biết về cõi sâu tâm hồn
người lính. Những trang viết Chu Lai như là sự tỏa bung những ẩn khuất vô thức cá
nhân và vô thức tập thể bị che khuất, dồn nén của một thời dân tộc. Nhiều tác phẩm của
Chu Lai mang đậm dấu ấn phân tâm học, đặc biệt là tiểu thuyết Hùng Carô. Tác phẩm
xoay quanh cuộc đời của nhân vật Hùng Carô, một cá tính mạnh mẽ, một thế giới tâm
hồn phức tạp, đầy ám ảnh, một đời sống bản năng mãnh liệt.
2. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai đa dạng, sinh động, với đời sống tâm linh
phong phú và đời sống bản năng mạnh mẽ. Từ trục chính là cuộc đời Hùng Carô, soi
chiếu từ phân tâm học hiện thực chiến tranh và hậu chiến hiện lên đa chiều.
2.1. Nhân vật Hùng Carô từ góc nhìn vô thức
Nghiên cứu những phức cảm của con người, Freud quan tâm đến những ám ảnh tuổi
thơ. Theo Freud, những ấn tượng mạnh, những chấn động tuổi thơ luôn ám ảnh suốt
cuộc đời con người. Soi chiếu từ phân tâm học, có thể lí giải những mặc cảm, những ám
ảnh đeo đuổi cả cuộc đời nhân vật Hùng Carô, hình thành tính cách, số phận của con
người đặc biệt này.
2.1.1. Ám ảnh tuổi thơ - mặc cảm đói nghèo
Hùng Carô có một tuổi thơ lam lũ, bần hàn. Điều ấy lớn đến nỗi trở thành những chấn động
vô thức, hữu thức chi phối số phận, cuộc đời nhân vật. Hùng sinh ra ở vùng đất nghèo
khó: “Làng tôi thật nghèo. Nghèo đến nỗi đi qua nhau, chỉ cần ngửi mùi là biết ngay.
NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT HÙNG CARÔ CỦA CHU LAI
67
Một thứ mùi mốc mốc, nhàn nhạt, gây gây như cứt chó phơi ba nắng. Nhà tôi còn nghèo
hơn Hồi nhỏ đi học chỉ có củ khoai lang nhũn nhoẵn bằng đúng cái b thằng đánh
giậm” [4, tr. 8]. Cái nghèo, cái khó đó như mầm gốc đẻ nhánh ra hàng trăm thứ tội tình
dồn vào bố mẹ, em gái và cả cuộc đời Hùng. Nó ám ảnh, nhức nhối. Nó đi vào hành
động, vào ý nghĩ, vào giấc ngủ, và vô thức đẩy đưa, sai khiến số phận nhân vật. Cũng vì
nghèo mà Hùng đau đớn nhìn em gái chết mòn, chết dần với căn bệnh rò tủy do một tai
nạn gây ra; cũng vì nghèo, vì giàu mà người yêu đã bỏ Hùng lấy người khác. Vì quá
nghèo mà Hùng “sướng tỉnh người” khi được đi lính, vì cái nghèo mà Hùng làm giấy tờ
giả, làm gạch, buôn trâu, làm tướng cướp, đào vàng, buôn rùa, buôn rắn, đào đá đỏ,
chạy xe ôm, đánh bạc Hiệu ứng từ mặc cảm nghèo đói ấy với nhân vật Hùng Carô có
khi là nguồn cơn của lòng tốt, thánh thiện đồng thời cũng là nguyên cớ gây nên cái xấu,
cái ác trong con người anh. Có lúc cái nghèo làm dịu mềm con thú trong Hùng (lần đi
giết thằng Hoán), có khi cái nghèo xúi đẩy nhân vật thực hiện những hành vi tội lỗi đến
bất ngờ, vô thức (lần cướp trên xe khách).
Cái nghèo đói tuổi thơ ám ảnh triền miên, chi phối hành động, tính cách và số phận
nhân vật Hùng. Nghèo đói vừa là nỗi đau, vừa là nguồn gốc của hận thù, vừa là nguyên
nhân của cách hành xử liều lĩnh ở nhân vật. Với Hùng, khát tiền và khát khao kiếm tiền
như sự điều khiển của vô thức mà chính nhân vật cũng không thể nào hiểu nổi. Có khi,
Hùng kiếm tiền như một sự trả thù quá khứ chứ không hoàn toàn để làm giàu, để thụ
hưởng. Tiền, vàng với Hùng có khi là rất nhiều; có khi hai mươi cây vàng (khi đào vàng
ở Nà Rì), có khi bảy tám trăm triệu (khi buôn rùa, buôn rắn), cũng có khi năm sáu tỉ
đồng (khi đánh bạc).
Nghiên cứu tâm lí con người, phân tâm học đặc biệt quan tâm đến ngôn ngữ lỡ lời, nói
nhịu, ngôn ngữ vô thức. Freud cắt nghĩa: “Khuynh hướng gây rối kìm hãm, dồn ép vào
trong. Vì đương sự quyết định không cho nó xuất hiện nên mới lỡ lời” [1, tr. 66]. Với
Hùng Carô, nghèo đói ám ảnh như một vô thức cá nhân sai khiến, kéo lệch ngôn ngữ
Hùng, nó trở thành ngôn ngữ lỡ lời, những lời nói như bật ra từ vô thức. Như một dòng
vô thức chảy tuôn những nung nấu, ấp ủ, dự định, đứng trước toà Hùng thổn thức: “Tòa
hỏi bị cáo có muốn nói điều gì không? Muốn chứ. Tôi đứng bật dậy, và lạ chưa, đáng lẽ
từ vòm miệng khô khốc của tôi, những lời ăn năn sám hối, nghẹn ngào sẽ rơi ra thì
ngược lại, nó loảng xoảng những lời thách thức: “Nghèo thì nhục lắm!” [4, tr. 62]. Lời
nhân vật là lời vô thức, bật ra từ ám ảnh, mặc cảm thời thơ ấu. Như Freud kết luận “dẫu
là sự lỡ lời đơn giản nhất cũng có thể tìm ra từ bên ngoài hàm nghĩa của chúng sự
nhiễu loạn của suy nghĩ bị ức chế” [2, tr. 127].
2.1.2. Mặc cảm tội lỗi – Cuộc đua với số phận
Nghèo đói và mặc cảm tội lỗi gây ra cho em gái bị bệnh và chết như một cơn đau mãn
tính, luôn gặm nhấm tâm hồn Hùng. Nhà có hai anh em, em gái kém Hùng ba tuổi, gầy
xanh nhưng học giỏi. Hùng thương em vô cùng. Song có lần cõng em đi củi vì đường
trơn nên Hùng té, em gái bị sưng vai, sợ cha mẹ buồn nên cả hai giấu chuyện ấy để rồi
nó là nguyên nhân dẫn đến bệnh rò tủy vô phương cứu chữa sau này. Với Hùng, đó là
NGUYỄN ĐẮC ĐƯỜNG – LÊ THỊ HƯỜNG
68
nỗi dày vò, ám ảnh, đớn đau nhất trong cuộc đời. Mặc cảm tội lỗi ấy biến thành những
hành động kiếm tiền liều lĩnh, bất chấp tất cả.
Nhanh chóng xin phục viên, Hùng lao vào cuộc đua với bệnh tình người em: “Phục
viên hôm trước, hôm sau tôi đã âm thầm mở cuộc đua với bệnh tình của em tôi, với số
phận của chính tôi, với số phận của cả cái mảnh đất cằn cỗi đã sinh ra tôi” [4, tr. 31].
Nỗi ân hận thường trực trong sâu thẳm trái tim Hùng về tội lỗi làm cho em gái mang
bệnh chết mòn, chết dần cứ như mũi dao đỏ, nhọn nung xoáy vào gan ruột anh ta. Xót
xa thay khi nó lại chính là căn nguyên đẩy Hùng lao vào những cuộc kiếm tiền phi pháp
– Hùng làm giả giấy tờ. Thế rồi bị bắt. Trước khi bị công an dẫn đi, Hùng vẫn bị hình
ảnh người em dày vò; “Cái làm tôi buốt nhói nhất là đôi mắt của con em Nó không
nói, không khóc, chỉ nhìn, một cái nhìn ngỡ ngàng, đau đớn lạ lắm, như đôi mắt con
chim sẻ tôi bắn bị thương nát ngực hồi nào, cái nhìn đến suốt đời tôi không thể quên
được. Tôi ghì trán vào cạnh sắc thành xe đến rớm máu anh giết em rồi” [4, tr. 51].
Chu Lai không chủ ý xây dựng kiểu nhân vật tự ý thức hay vô thức, song từ phân tâm
học có thể khẳng chứng rằng vô thức cá nhân đã điều khiển ngôn ngữ, hành động của
Hùng. Chính Hùng cũng không tin được là mình đã nói lỡ lời trước tòa một câu ngoài
dự ý: “Nết ơi, anh xin lỗi đã không kịp thực hiện được lời hứa với em (hứa kiếm tiền
chữa bệnh cho em), ở nhà, em cố thuốc thang, chờ anh” [4, tr. 62].
Khí chất mạnh mẽ, ngang tàng, cùng với tính cách lãng mạn, đa tình kết hợp với mặc
cảm và ám ảnh thời thơ ấu đã sai khiến, xoay chuyển cuộc đời Hùng sang những ngã rẽ
khác nhau.
2.2. Nhân vật Hùng Carô từ góc nhìn bản năng
Từ việc khám phá thế giới vô thức, Freud đã đồng thời khám phá ra thế giới tính dục thú
vị và phức tạp của con người. Freud cho rằng, bản năng tính dục cũng là một loại bản
năng gốc thuộc về vô thức.
Chu Lai là nhà tiểu thuyết chiến tranh lớn của Việt Nam, vì vậy, cái cốt lõi trong các tác
phẩm của ông là số phận người lính trong và sau chiến tranh. Nếu nhân vật trung tâm
được nhà văn khai thác ở bản năng tính dục, thì nó như là yếu tố phụ họa, gia giảm cần
có để khắc họa rõ nét số phận nhân vật, chứ tuyệt nhiên cốt truyện không lấy tình dục
làm trung tâm. Hùng Carô là một bước chuyển về đề tài của Chu Lai. Xoay quanh số
phận của một cá nhân, nhà văn tập trung lí giải về chiến tranh, đời tư thế sự, tình yêu,
tình dục Hùng Carô là tác phẩm chứa cả sự lí giải lẫn triết lí tình yêu.
2.2.1. Hùng Carô trong các mối quan hệ tình yêu
Nhà văn đặt Hùng Carô trong các mối quan hệ tình yêu để phân tâm nhân vật:
- Hùng – Hiền (Cái nhìn, mối tình đầu)
- Hùng – Thôn (làm y tế)
- Hùng – Liên (Disgan)
NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT HÙNG CARÔ CỦA CHU LAI
69
- Hùng – Thoa (Lá răm)
- Hùng – Thư (đồng tính)
Từ ba mối tình quan trọng trong cuộc đời Hùng Carô là Hùng – Hiền, Hùng – Thoa,
Hùng – Thư, có thể phân tâm những góc khuất trong thế giới tâm hồn nhân vật. Mối
tình đầu với Hiền để lại trong lòng Hùng Carô một hố sâu ám ảnh, dằn vặt. Đây là mối
tình đầu thơ mộng của tuổi học trò đầy kỉ niệm, Hiền vừa là bạn, là người yêu của
Hùng. Nhưng khi Hiền đi lấy một người chồng giàu có vì cuộc sống sang giàu, vật chất
chứ không phải tình yêu thì mọi cái đối với chàng trai trẻ nghèo khó nhưng ngang tàng
là Hùng sụp đổ. Mặc cảm nghèo trỗi dậy, Hùng ra sức kiếm tiền, cố lấy cái bất cần, khí
khái của mình để đè lấp hình ảnh, bóng dáng Cái nhìn thì nó như càng đậm nét, khắc
sâu vào tâm khảm Hùng. Người con gái xinh đẹp ấy trong mơ lẫn ngoài đời luôn nối
gắn với cuộc sống Hùng Carô. Hình ảnh Cái nhìn trở thành sự ám ảnh vô thức của
Hùng Carô – một bưởng trưởng đào vàng, một tướng cướp bạo liệt.
Mối tình tuổi thơ, tuổi thanh xuân rạo rực của Hùng là Cái nhìn, còn mối tình sau chót
của Hùng lại là Lá răm, có ý gì đây? Phải chăng tình yêu lứa đôi giữa nam và nữ tất cả
toát ra từ đôi mắt – cửa sổ tâm hồn? Hay sự ám ảnh vô thức trong Hùng về mối tình đầu
đã chuyển nhịp bước tình yêu của Hùng phải là như thế - một đôi mắt. Lá răm (Thoa) là
cái tiếp nối liền mạch của Cái nhìn (Hiền). Từ Cái nhìn đến Lá răm là cả một hành trình
trốn chạy, trả thù phụ nữ của phần bản năng – Hùng Carô.
Nhà văn quân đội Chu Lai không ngần ngại đề cập vấn đề tình yêu, tình dục đồng giới
mà văn học đương đại ngày càng quan tâm. Khác với tình yêu giữa Hùng với hai người
phụ nữ xinh đẹp kia, Hùng còn có một tình yêu đồng tính nhận đón từ Thư (một người
bạn tuổi em trong tù). Hùng quý và yêu Thư như một người em cần được chở che, bảo
bọc. Thư đối với Hùng như một nửa rỗng khuyết của một sự trọn vẹn. Hùng mạnh mẽ,
to con – Thư ốm yếu, gầy nhỏ, Hùng võ biền – Thư uyên bác, Hùng tự phát, liều lĩnh –
Thư thận trọng, chắc chắn Tất cả sự bổ trợ âm dương ấy tạo thành một cặp đôi có số
phận éo le, cô đơn, lang bạt dựa vào nhau tồn tại, dạt trôi. Viết về tình yêu đồng tính,
ngòi bút Chu Lai đầy chất nhân bản. Tình yêu đó làm cho người đọc có cái nhìn khác đi,
mới ra đối với những con người thuộc giới thứ ba.
Chu Lai không kết nối những mối tình của Hùng để tạo ra một số phận nhân vật đặc biệt
mà từ những mối tình ấy nhà văn đi sâu lí giải phần mờ khuất trong thế giới tình yêu
vốn đã phức tạp của con người. Ba mối tình của Hùng Carô là Hùng – Hiền, Hùng –
Thoa, Hùng – Thư không chỉ dừng lại ở cảm nhận về tình yêu mà qua đó còn tỏa bung
sự ấm áp của tình người cao quý.
2.2.2. Những biểu hiện khát dục (libido) và tình dục bất thường
Phân tâm học lí giải: “Khát dục (libido) là sự đòi hỏi phải được thỏa mãn một ham
muốn mang nội dung tình dục. Cũng ví như đói đòi hỏi phải được ăn, khát đòi hỏi phải
được uống” [5, tr. 177]. Soi chiếu từ phân tâm học, ta thấy cái khát khao tình dục của
nhân vật rất rõ nét, nó còn là sự biện chứng cho cách lí giải về hiện tượng libido. Hùng
Carô – nhân vật trung tâm của tác phẩm có một cuộc đời phức tạp theo đúng nghĩa một
NGUYỄN ĐẮC ĐƯỜNG – LÊ THỊ HƯỜNG
70
tay giang hồ lang bạt, lãng tử. Sự phức tạp đó không chỉ làm đa diện nhân cách, đạo đức
Hùng mà còn kéo theo cả một đời sống tâm lí, đời sống tình dục phức tạp không kém.
Lúc thì cháy khát với người con gái này, lúc lại thô bạo với người con gái khác. Cũng
có lúc cùng một đối tượng tình dục song thời điểm này thì say mê, yêu thương, thời
điểm khác lại hạ nhục và trả thù. Song thiết nghĩ với một tính cách như thế, kết cộng với
những môi trường sống phức tạp thì những biểu hiện không đồng nhất đó lại là điều
logic, hợp lí trong thực tế cuộc sống. Nhà văn Chu Lai đã dành nhiều trang văn để miêu
tả tường tận, tỉ mỉ những thao tác ái ân của Hùng (11 lần quan hệ tính dục với 7 cô gái,
chiếm tổng cộng 25 trang viết). Riêng 9 trang viết bạo liệt chỉ để miêu tả cảnh làm tình
giữa Hùng và Thôn (từ trang 86 đến trang 94) thì thật là tận cùng của tính dục sa đọa,
đam mê. Không thể trích dẫn quá nhiều những trang viết ấy, song khi đọc xong những
trang viết về tính dục của một Hùng Carô bạo liệt, có thể lí giải chính sự ức chế tính dục
cao độ của Hùng đã đẩy những cuộc hành lạc xác thịt thành sa đọa, bất thường. Theo
bước chân cuộc đời Hùng cũng là theo bước chân của những cuộc làm tình. Không thể
dẫn hết những cảnh “nóng” của tiểu thuyết để chứng minh cho luận điểm trên, song từ
tiểu thuyết này Chu Lai như khẳng định; tính dục là một thế giới phức tạp, bí mật, muôn
màu và hấp dẫn. Không sâu xa, triết lí, bí ẩn như những cuộc tình của Toru Wantanabe
trong tiểu thuyết Rừng Na Uy của Haruki Murakami, song Hùng Carô cũng là một triết
lí về tình yêu, tình dục, tình người và là hồi chuông cảnh tỉnh về sự lệch tâm trong biểu
hiện tình yêu, tình dục ở cuộc sống phức tạp hiện nay.
Vấn đề tình yêu, tình dục từ tiểu thuyết Hùng Carô như một mệnh đề cho một triết lí về
tình người, về quy luật bù trừ, nhân quả của nhân gian mà Chu Lai muốn gửi đến bạn trẻ
hôm nay. Hùng nam tính, bạo liệt, mạnh mẽ trong tình dục là vậy rồi cuối cùng cũng rơi
vào bi kịch không ai ngờ là bệnh “bất lực” ở đàn ông. Từ lí thuyết về mặc cảm hoạn của
Freud, mới thấy hết những trạng thái tâm lí phức tạp của nhân vật, cũng như lí giải được
những ẩn ức của Hùng. Hùng vì sự ám ảnh tình yêu đầu đời mà lao vào vòng tội lỗi, tù tội
nhưng cũng chính tình yêu cuối cùng lại kéo Hùng về với cuộc sống lương thiện, chính
nghĩa, đời thường. Tác phẩm như một bức thông điệp hãy tin vào tình yêu và tình người
trong cuộc sống. Chính nhà văn Chu Lai tâm sự: “Trong văn chương, anh có thể mặc sức
đi vào sân chơi dục tính nhưng đi như thế nào để nâng con người lên chứ không phải dìm
con người xuống” [6]. Hùng Carô mang theo thông điệp trân trọng đó.
3. Tiểu thuyết Hùng Carô vẫn một chất giọng Chu Lai trần trụi, thô tục nhưng mạch chuyển
câu chuyện được đẩy nhanh hơn, dồn dập hơn, nhiều tình tiết hấp dẫn li kì theo kiểu điện
ảnh, trinh thám, cowboy. Tất cả được đẩy mạnh đến tận cùng - thành bạo liệt. Đọc Hùng
Carô, độc giả như bị hút vào dòng đời đầy biến động, và cũng đầy lãng mạn của Hùng. Tác
phẩm khép lại sau hơn 500 trang viết mệt nhoài theo số phận nổi chìm của nhân vật trung
tâm, nhưng đồng thời cũng gieo sâu vào lòng người đọc với biết bao những tình cảm buồn
vui, trở trăn với lẽ sống – chết, tốt – xấu, được – mất của kiếp làm người.
Cuốn tiểu thuyết của Chu Lai viết về lớp trẻ hôm nay với biết bao khát vọng như Hùng:
tình yêu, tình dục, kiếm tiền, làm giàu và cả những táo bạo, hận thù, nhân nghĩa, cao
thượng Cũng từ đó bức thông điệp mà nhà văn gửi gắm về lẽ sống và luật đời từ nhân
NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT HÙNG CARÔ CỦA CHU LAI
71
vật Hùng hiện rõ. Nó làm cho tuổi trẻ phanh hãm nhịp đời mình lại để suy tư, để lắng
lại, để tẩy rửa bớt những dục vọng đời thường vươn lên sống trong sáng hơn, hoàn thiện
hơn, cái ác tự tiêu, cái thiên lương bung tỏa vào cuộc đời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] S. Freud (Nguyễn Xuân Hiến dịch) (2002). Phân tâm học nhập môn. NXB Đại học
Quốc gia.
[2] S. Freud (Trần Khang dịch) (2002). Bệnh lí học tinh thần trong đời sống hàng ngày.
NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
[3] Trần Thanh Hà (2008). Học thuyết Freud và sự thể hiện của nó trong văn học Việt
Nam. NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
[4] Chu Lai (2010). Tiểu thuyết Hùng Carô. NXB Công an Nhân dân.
[5] Phạm Minh Lăng (2000). Freud và phân tâm học. NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
[6] Báo NLĐ Online (2011). Khỏa thân giữa sân chơi dục tính của Chu Lai,
choi-duc-tinh.htm, truy cập ngày thứ bảy 26/3/2011.
Title: THE CHARACTERS IN THE NOVEL HUNG CARO (CHU LAI) BY THE THEORY
OF PSYCHOANALYSIS
Abstract: Chu Lai has marked his name in the contemporary literature as a war novelist. Many
his works profoundly bear the stamp of psychoanalysis, and Hung Caro is one typical novel.
Using psychoanalysis to enlighten the main axis of Hung’s life, the reality of the war and the
post-war are expressed in many respects. Poverty complex and guilt complex are two
unconscious obsessions that have led Hung’s life down many different roads. In that unruly and
violent man, these complexes are both the cause of crime and the embodiment of morality.
Love, hate, sadness, loneliness, sex life all those complex feelings are very clear when they
are enlightened by the theory of psychoanalysis.
NGUYỄN ĐẮC ĐƯỜNG
Học viên cao học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
TS. LÊ THỊ HƯỜNG
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 14_201_nguyendacduong_lethihuong_11_le_thi_huong_nguyen_dac_duong_7943_2020984.pdf