Nhân vật trợ giúp trong truyện cổ tích về người con riêng của một số dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc Việt Nam

Và như vậy, trong một sự so sánh tương đối với truyện cổ tích của người Việt, chúng ta có thể thấy sự đan cài yếu tố hoang đường, kỳ diệu với yếu tố hiện thực, giữa tín ngưỡng, niềm tin tâm linh với đời sống thực tế trong truyện các dân tộc thiểu số được thể hiện cao hơn, rõ rệt hơn. Từ việc khảo sát đặc điểm một loại nhân vật trong kiểu truyện người con riêng các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, chúng ta có thể nhận thấy dấu ấn của tín ngưỡng nguyên thủy còn khá nguyên vẹn trong quan niệm và suy nghĩ đồng bào các dân tộc, bên cạnh đó chất liệu, hình ảnh của cuộc sống hiện thực cũng vô cùng nồng đượm trong những truyện kể mà mọi xung đột đều vẫn được giải quyết “trong cõi thần kỳ và bằng cái thần kỳ”.

pdf7 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân vật trợ giúp trong truyện cổ tích về người con riêng của một số dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 50 NHÂN VẬT TRỢ GIÚP TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ NGƯỜI CON RIÊNG CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM Nguyễn Thị Minh Thu* Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bài báo tìm hiểu về đặc điểm nhân vật trợ giúp trong truyện cổ tích về người con riêng của một số dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Hai dạng xuất hiện độc đáo của loại nhân vật này là: người mẹ cùng các dạng hóa thân của người mẹ và con hổ. Đặc điểm này thể hiện sự chi phối mạnh mẽ của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật tổ và tô tem giáo nguyên thủy đối với những chủ nhân của các truyện kể. Ngoài ra, đứng về phương diện xã hội học, sự trở lại của người mẹ chính là sự khẳng định tinh thần đấu tranh, khát vọng được sống, được có vị trí trong gia đình của những người vợ cả bất hạnh trong chế độ xã hội phụ hệ, đồng thời thể hiện tiếng nói chia sẻ, bênh vực của các tác giả dân gian với những con người này. Qua đó, chúng ta có thể khẳng định sự đan cài giữa yếu tố hoang đường kỳ ảo với hiện thực, giữa yếu tố tín ngưỡng nguyên thủy với đời sống thực tế là một nét đặc trưng trong truyện cổ tích về người con riêng của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Từ khóa: nhân vật trợ giúp, kiểu truyện cổ tích về người con riêng, truyện cổ dân tộc thiểu số, văn học dân gian, văn hóa dân gian Kiểu truyện về người con riêng (hay còn gọi là kiểu truyện Tấm Cám) là một trong những kiểu truyện cổ tích thần kỳ phổ biến trong kho tàng cổ tích các dân tộc Việt Nam cũng như trên thế giới. Hầu như dân tộc nào cũng lưu giữ được trong kho truyện kể của mình ít nhất một cốt truyện về số phận người con riêng, một kiểu nhân vật bất hạnh điển hình trong chế độ xã hội đã có sự phân hóa giàu nghèo, sự phân biệt giai cấp. Một trong những đặc sắc của truyện cổ tích thần kỳ nói chung, trong đó có truyện về người con riêng là sự xuất hiện thường xuyên của nhân vật, lực lượng trợ giúp thần kỳ. Mỗi khi nhân vật người con riêng gặp khó khăn và cần phải vượt qua thử thách thì nhân vật thần kỳ lại xuất hiện để bày cách hoặc ban cho một vật màu nhiệm nào đó trợ giúp các nhân vật. Tuy nhiên, xem xét loại nhân vật này ở các nhóm truyện kể về người con riêng ở các dân tộc ở các vùng miền khác nhau chúng ta có thể nhận ra nhiều nét tương đồng và không ít những điểm khác biệt. Về điều này, tác giả Đinh Gia Khánh cũng đã nhận xét “Trong cuộc đấu tranh chống lại mụ gì ghẻ, cô gái được những thế lực siêu nhiên giúp đỡ. Thế lực siêu nhiên này cũng tùy theo từng nước  Tel: 0982810816; Email: thuntm@tnu.edu.vn mà thay đổi” [3, tr 37]. Tác giả Đường Tiểu Thi trong luận án tiến sĩ “So sánh kiểu truyện Cô Lọ Lem của một số dân tộc miền Nam Trung Quốc với kiểu truyện Tấm Cám của Việt Nam” cũng có những mục, đoạn viết về vấn đề này. Tác giả khẳng định “Sự xuất hiện “người trợ giúp” trong truyện Cô Lọ Lem nói riêng và trong kho tàng truyện cổ tích nói chung là một nhu cầu tự nhiên của tâm lý loài người và là “những phương pháp không thể thiếu để đạt cân bằng tâm lý và bù đắp tâm lý”. Nhưng người trợ giúp xuất hiện với bộ mặt nào thì điều đó lại có quan hệ mật thiết với tôn giáo tín ngưỡng của nơi mà bản kể đó lưu truyền “Người trợ giúp thần kỳ” là sự kết hợp giữa nhu cầu tâm lý chung và tôn giáo tín ngưỡng riêng của từng địa phương” [4, tr 87-88]. Chúng tôi nhận thấy đây là ý kiến xác đáng, có thể coi là cơ sở khoa học đáng tin cậy để tiếp tục khảo sát, phân tích vấn đề này trong những trường hợp cụ thể. Thông qua khảo sát 19 truyện kể về kiểu truyện người con riêng trong kho tàng truyện kể các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (qua 9 tập truyện), chúng tôi nhận thấy chỉ có một truyện không xuất hiện nhân vật này (Chị em Vùi và Lu (dân tộc Lô Lô)) số truyện còn lại có nhân vật trợ giúp người con riêng xuất hiện ở hai dạng: nhân vật trực tiếp là người Nguyễn Thị Minh Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 50 - 54 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 51 mẹ (hoặc là hóa thân của người mẹ) và nhân vật là con hổ - một loại động vật đặc trưng của miền núi, trong đó, 14/18 truyện nhân vật trợ giúp liên quan đến người mẹ (77,8%). Dưới đây là bảng thống kê cụ thể về loại nhân vật này: STT Tên truyện Dân tộc Nguồn truyện Nhân vật trợ giúp 1 Chang Boong Nheng Mường Truyện cổ Mường Hà Sơn Bình, Bùi Thiện, Đặng Văn Tu, Nguyễn Hữu Thức, Bùi Minh Chức st và bs, Sở VHTT Hà Sơn Bình, tr140 Người mẹ hóa bà lão 2 Con Côi Mường Truyện cổ các dân tộc Việt Nam, Tập 2, Nxb Đà Nẵng, 1999, tr 200 Người mẹ 3 Mẹ con nàng Hổ Thái Truyện cổ dân tộc Thái, Ty thông tin văn hóa Sơn La xb, tr 127. Người mẹ hóa Con hổ 4 Nàng Khao, nàng Đăm Thái Truyện cổ các dân tộc ít người Việt Nam, Tập 4, Nxb Văn học, 1994, tr 244 Người mẹ hóa Con hổ 5 Nàng Trắng nàng Đen Thái Truyện cổ dân tộc Thái, Ty thông tin văn hóa Sơn La xb,tr 45 Người mẹ hóa quái vật 6 Ý ưởi - Ý noọng Thái Truyện cổ các dân tộc Việt Nam, Tập 2, Nxb Đà Nẵng, 1999, tr 351 Con hổ 7 Cầu nồ, cầu sênh Dao Chiếc sừng nai, Sở Văn hóa thông tin Hà Tuyên xb, 1987, tr 31 Người mẹ hóa bò 8 Mùi Mụi, Mùi Nái Dao Truyện cổ Dao, Doãn Thanh, Lê Trung Vũ, Trần Nguyên, Nguyễn Hà st và bs, Nxb Văn hóa, H, 1985, tr 189 Người mẹ hóa bà lão 9 Người dì ghẻ độc ác Dao Truyện cổ Dao, Doãn Thanh, Lê Trung Vũ, Trần Nguyên, Nguyễn Hà st và bs, Nxb Văn hóa, H, 1985tr 120 Con hổ 10 Con trâu hoa Mông Truyện cổ các dân tộc Việt Nam, Tập 2, Nxb Đà Nẵng, 1999, tr 63 Người mẹ 11 Gầu na Mông Truyện cổ các dân tộc Việt Nam, Tập 2, Nxb Đà Nẵng, 1999, tr 84 Mẹ hóa bò 12 Tua Tềnh, Tua Nhì Tày Truyện cổ Bắc Kạn, Tập 2, Sở VHTT TT Bắc Kạn, 2000, tr 195. Mẹ hóa bà lão 13 Nhị và Tươi Tày, Nùng Chiếc sừng nai, Sở Văn hóa thông tin Hà Tuyên xb, 1987tr 3 Mẹ hóa bà lão và con hổ 14 Tua Gia, Tua Nhi Tày Truyện cổ Việt Bắc, Đỗ Thiện, An Ly, Nxb Văn hóa, 1963 Mẹ hóa bà lão 15 Nàng Bjoóc Rồm Tày Truyện cổ Bắc Kạn, Tập 3, Sở VHTT TT Bắc Kạn, 2000tr 108 Linh hồn người mẹ 16 Người con riêng Tày Truyện cổ Bắc Kạn, Tập 2, Sở VHTT TT Bắc Kạn, 2000, tr 208 Con hổ 17 Dì ghẻ con chồng Tày Truyện cổ tích miền núi, Nxb Văn hóa, H, 1958, tr 78 Con hổ 18 Inh và Ính Pu Péo Lê Trung Vũ, Truyện cổ Pu Péo, Nxb Văn hóa dân tộc, H, 1988, tr 88 Người mẹ 19 Chị em Vùi và Lu Lô Lô Lò Giàng Páo, Hoàng Nam, Truyện cổ Lô Lô, Nxb Văn hóa dân tộc, H,1983, tr 90 Không xuất hiện Sự xuất hiện với tỉ lệ cao nhân vật trợ giúp- người mẹ (hoặc các dạng biến hóa khác của người mẹ) hẳn bắt nguồn từ tâm lý, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc. Đó là tín ngưỡng thờ cúng vật tổ, thờ cúng tổ tiên, tô tem giáo của người nguyên thủy. Họ tin rằng ông bà, cha mẹ chết đi trở nên linh thiêng và thường tìm cách phù trợ cho con cháu, đặc biệt là người mẹ. Cơ sở của tín ngưỡng thờ tổ tiên là niềm tin về sự bất tử của linh hồn sau khi con người đã chết và mối quan hệ giữa linh hồn người đã chết với những người còn sống. Điều này đã chi phối mạnh mẽ và được thể hiện rõ nét trong những truyện kể về người con riêng bất hạnh. Nguyễn Thị Minh Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 50 - 54 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 52 Trong truyện cổ tích Tấm Cám của người Việt, chúng ta không nhận thấy rõ biển hiện này trong tín ngưỡng tổ tiên. Tuy vậy, vẫn có thể tìm thấy biểu hiện ấy ở một vài chi tiết khác như “ngày giỗ bố”Lý giải điều này tác giả Đinh Gia Khánh đã chú thích: “Chúng tôi nghĩ rằng xưa kia ở truyện Tấm Cám của ta cũng có đoạn kể rằng mẹ cô gái sau khi chết đi đã biến thành cá và cô gái đã vớt cá về nuôi. Dần dần về sau, người ta bỏ đoạn đó đi. Từ khi việc thờ cúng tổ tiên nhuốm màu sắc Nho giáo thì người ta không thể tin rằng cha mẹ chết đi lại hóa ra loài vật như tín ngưỡng của tô tem giáo nguyên thủy. Và chính có lẽ vì thế mà truyện Tấm Cám của dân tộc Kinh đã bỏ đoạn kể rằng mẹ cô gái sau khi chết thì biến thành cá bống chăng?” [3, tr 38]. Đó mới chỉ là một giả thiết. Xuất hiện quen thuộc trong truyện người Việt là nhân vật ông Bụt hiền từ, luôn hiện lên đúng lúc để cứu giúp những con người nghèo khổ trong đó có cô Tấm. Nhân vật Bụt có nguồn gốc từ Phật giáo nhưng đó đã là đức Phật được dân gian hóa. Như vậy, nhân vật trợ giúp là một mô típ chung trong kiểu truyện về người con riêng nhưng diện mạo cụ thể của nhân vật thì mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại thể hiện khác nhau. Đó trước hết là kết quả của sự ảnh hưởng bởi những quan niệm tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Xem xét từ phương diện xã hội học, chúng tôi thấy có thể lý giải điều này như sau: Khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã, xã hội phong kiến bắt đầu hình thành gắn với sự phân hóa giai cấp, sự hình thành gia đình phụ quyền thì trong đời sống các dân tộc thiểu số, người đàn ông có quyền lấy nhiều vợ hoặc lấy vợ lẽ khi người vợ cả mất. Vị trí người vợ cả trong gia đình bị hạ thấp, thậm chí bị hắt hủi, xua đuổi và chấp nhận một bi kịch là ra đi hoặc mất sớm. Đứa con của người vợ cả ở cùng cha và phải sống chung cùng dì ghẻ, chịu đựng xung đột, áp bức từ phía dì ghẻ. Các tác giả dân gian muốn bênh vực và thể hiện sự thương xót với những người mẹ, người vợ bất hạnh đó nên họ đã để cho nhân vật trở lại trợ giúp cho những đứa con côi của mình dưới các hình thức khác nhau. Ở một số truyện, người mẹ không chết mà chỉ thay đổi hình dạng, thường là trở thành một bà già mang trên mình dấu tích của sự hiểu lầm dẫn đến bị người chồng đánh, chém hoặc đuổi đi. Khi đứa con bị đẩy vào tình thế khốn khổ, hoặc là bị mẹ kế đuổi đi vào rừng hoặc là bị cha đẻ buộc lòng phải đưa vào rừng sâu cho thú dữ ăn thịt thì tưởng như rất ngẫu nhiên (mà hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên), những đứa con lại gặp được chính người mẹ của mình. Đây là chi tiết mấu chốt giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột cơ bản của kiểu truyện này. Từ đây, người con riêng có một điểm tựa vững chắc để có thể vươn lên vượt qua mọi khó khăn, thử thách giành quyền sống và hạnh phúc, đồng thời có thể đấu tranh chống lại cái ác. Trong nhiều truyện, các tác giả dân gian đã sử dụng yếu tố thần kỳ khi để cho người mẹ chết đi và biến hóa thành một số dạng khác như bà lão có phép tiên, hổ và đầu bò biết nói, biết phân biệt kẻ xấu người tốtNhiều truyện, người mẹ hiện về trong hình dạng của một bà lão. Bà lão mang trên mình dấu tích của sự hiểu lầm, sự hành hạ năm xưa. Đặc điểm này lặp lại từ dạng xuất hiện thứ nhất đã nêu trên càng nhấn mạnh niềm tin vào mối liên hệ giữa người đã chết với người còn sống và khát vọng được phù hộ, độ trì thánh thiện của đồng bào các dân tộc. Những truyện như vậy vừa lung linh sắc màu kỳ diệu vừa ám ảnh người kể, người nghe về vấn đề tình mẹ con sâu sắc. Người mẹ hiện lên cũng tựa như bà tiên, ông Bụt hay đấng kỳ diệu luôn dõi theo và có mặt bất cứ lúc nào những đứa con bất hạnh cần sự trợ giúp. Về điểm này, truyện cổ tích các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc thể hiện mối liên hệ, sự ảnh hưởng có tính chất tương đồng loại hình với truyện cổ tích của dân tộc Kinh nhưng vẫn chứa đựng những nét riêng nhất định. Cá biệt có một truyện người mẹ hiện về trong một hình thù đáng sợ là quái vật (Nàng Trắng nàng Đen - dân tộc Thái). Một truyện người mẹ hiện về giúp đỡ đứa con bằng sự báo mộng của linh hồn qua những giấc mơ (Nàng Bjoóc Rồm- dân tộc Tày). Đó cũng là cách kỳ diệu hóa một điều rất hiện thực là kỳ diệu hóa vai trò và tình yêu thương của người mẹ với những đứa con côi. Một dạng hóa thân đặc biệt của người mẹ là hóa thành con hổ và con bò. Nguyễn Thị Minh Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 50 - 54 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 53 Có hai truyện người mẹ hóa thân trong hình dáng của một con hổ to lớn, khá dữ dằn nhưng biết nói, thương người và biết phân biệt kẻ xấu với người tốt. Cơ sở lý giải điểm thú vị này vẫn bởi cơ sở tín ngưỡng nguyên thủy kết hợp với tín ngưỡng thờ vật tổ cùng với sự phản chiếu đời sống thực mà chúng tôi sẽ nói kỹ ở dưới. Có hai truyện người mẹ hóa thân vào hình ảnh con bò lầm lũi, hiền lành biết xúc động rơi nước mắt, luôn chấp nhận hy sinh thân mình để cứu giúp đứa con tội nghiệp. Hình ảnh này có nét tương đồng với hình ảnh con bò trong một số truyện cổ dân tộc Chăm và hình ảnh con trâu trong truyện kể một số dân tộc ở miền Nam Trung Quốc. Con bò được kể trước hết là hóa thân của người mẹ để giúp chồng, con có vật cày, bừa. Đây là hình ảnh nhân cách hóa dựa trên sự phản ánh hiện thực về cuộc sống lao động của đồng bào các dân tộc thiểu số. Về sau, nhân vật con bò dần được thần kỳ hóa trở thành người trợ giúp cho những đứa con riêng. Trong các truyện kiểu Tấm Cám của một số dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam và các dân tộc ở các nước lân cận, người mẹ trợ giúp có thể hóa thân thành những loài vật khác như cá, rùa, chimTruyện Ú và Cao của dân tộc Hrê, người mẹ chết đi vẫn trở về giúp đỡ đứa con mặc dù không được kể rõ về hình dạng nhưng ta có thể nhận thấy những thuộc tính của loài cá. Truyện kể rằng mẹ Ú chết, vua Thủy Tề thương là người hiền đức, bèn làm phép cho sống lại và giữ luôn ở dưới nước Khi Ú đến bờ sông, lăn khóc gọi thì mẹ Ú nổi lên, cho con bú no Cha Ú quyết giết vợ lần thứ hai liền rình ở bờ sông đợi khi mẹ Ú ngồi nói chuyện với con liền ném móc câu vào ngườiTruyện Con rùa của Mian ma lại kể rằng mẹ Bé ngã xuống biển chết đuối biến thành một con rùa. Truyện Ta Gia- Ta Luân của dân tộc Choang ở Quảng Tây Trung Quốc, mẹ cô gái đã hóa thành con chim khách để giúp cô Ngoài ra, trong truyện Con cá vàng của Thái Lan, người mẹ chết hóa thành con cá vàng nhỏ Điều này chủ yếu phản ánh tín ngưỡng thờ vật tổ, một phương diện đặc trưng của tín ngưỡng nguyên thủy. Nó có thể xuất phát từ suy nghĩ coi trọng các con vật, khẳng định vai trò của chúng trong việc sáng tạo thế giới, giúp đỡ con người. Mỗi dân tộc thờ cúng một vật tổ. Vật tổ thường là loài động vật quen thuộc ở địa vực cư trú của các dân tộc. Có những dân tộc thờ chim, rắn, rùa hay cá còn với các DTTS miền núi phía Bắc, con hổ trở thành vật linh thiêng phù trợ người tốt, trừng phạt kẻ ác. Dạng xuất hiện độc đáo nữa của loại nhân này trong truyện cổ tích các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc là nhân vật con hổ. Hổ vốn là một loài động vật đặc trưng của miền núi nói riêng và cũng khá quen thuộc với con người nói chung. Nhân vật này còn xuất hiện trong kho truyện kể các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc ở một số thể loại và tiểu loại khác như truyện cổ tích loài vật, truyện ngụ ngôn Tuy vậy, khi xuất hiện ở những thể loại ấy, nhân vật này được miêu tả cơ bản thống nhất ở các đặc tính như to lớn, dữ dằn, hống hách nhưng ngốc nghếch, ngu dốt. Đó là con vật đáng sợ nhưng con người cũng như một số con vật khác vẫn có thể chống lại bằng trí thông minh và lòng dũng cảm. Trong kiểu truyện người con riêng và một số truyện thuộc những kiểu truyện khác của cổ tích thần kỳ như truyện về người mồ côi, người em út, nhân vật hổ được miêu tả qua sự nhân cách hóa, thần kỳ hóa trở thành lực lượng thần kỳ giúp đỡ, hỗ trợ người tốt mà bất hạnh và trừng trị kẻ xấu xa, độc ác. Con hổ trong truyện Dì ghẻ con chồng hay Người con riêng của dân tộc Tày biết chia sẻ, đồng cảm với tiếng van xin thống thiết của người con riêng bất hạnh mà không phá lúa, phá rẫy, không ăn thịt, biết cảm lòng tốt của nhân vật mà nôn ra vàng giúp họ trở nên sung sướng. Đến lượt đứa con của dì ghẻ độc ác vào rừng bắt chước mong được giàu có, sung sướng thì chính hổ lại là lực lượng xé xác trừng phạt vì biết được tâm tính thực của chúng. Như vậy, hình ảnh con hổ có một ý nghĩa rất quan trọng trong truyện cổ tích các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Theo chúng tôi, nhân vật hổ xuất hiện phổ biến trong kiểu truyện người con riêng và truyện cổ tích các dân tộc nói chung trước hết là bởi mối liên hệ thường xuyên giữa cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc với con vật này. Ngoài ra, thêm một lần nữa chúng ta có thể khẳng định đây là sự chi phối mạnh mẽ của tô- tem giáo nguyên thủy và tục thờ cúng vật tổ đối với cách lựa chọn nhân vật cho các truyện kể như đã lý giải ở trên. Nguyễn Thị Minh Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 50 - 54 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 54 Và như vậy, trong một sự so sánh tương đối với truyện cổ tích của người Việt, chúng ta có thể thấy sự đan cài yếu tố hoang đường, kỳ diệu với yếu tố hiện thực, giữa tín ngưỡng, niềm tin tâm linh với đời sống thực tế trong truyện các dân tộc thiểu số được thể hiện cao hơn, rõ rệt hơn. Từ việc khảo sát đặc điểm một loại nhân vật trong kiểu truyện người con riêng các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, chúng ta có thể nhận thấy dấu ấn của tín ngưỡng nguyên thủy còn khá nguyên vẹn trong quan niệm và suy nghĩ đồng bào các dân tộc, bên cạnh đó chất liệu, hình ảnh của cuộc sống hiện thực cũng vô cùng nồng đượm trong những truyện kể mà mọi xung đột đều vẫn được giải quyết “trong cõi thần kỳ và bằng cái thần kỳ”. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Chu Xuân Diên, “Về cái chết của mẹ con người dì ghẻ trong truyện Tấm Cám” in trong cuốn Nghiên cứu văn hóa dân gian phương pháp, lịch sử, thể loại, Nxb Giáo dục, H, 2008, tr 500- tr 536. [2]. Nguyễn Tấn Đắc, Truyện kể dân gian đọc bằng Type và Motif, Nxb Khoa học xã hội, H, 2001. [3]. Đinh Gia Khánh, Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện cổ tích Tấm Cám, Nxb Văn học, H, 1968. [4]. Đường Tiểu Thi, So sánh kiểu truyện Cô Lọ Lem của một số dân tộc miền Nam Trung Quốc với kiểu truyện Tấm Cám của Việt Nam, Luận án tiến sĩ văn học, 2008. SUMMARY THE SUPPORTING CHARACTER IN THE FAIRY TALES ABOUT STEPCHILD OF SOME MINORITIES IN THE MOUNTAINOUS AREA OF NORTH VIET NAM Nguyen Thi Minh Thu  College of Education - Thai Nguyen University The paper explores the particular traits of the character who helps the stepchildren in fairy tales of a number of ethnic minorities in mountainous area in the north. The two unique forms of this type of characters are the mother and the incarnation of the mother and the tiger. This feature shows a strong effect of the ancestor worship faith, primitive totem with the composers of these stories. Also, in terms of sociology, the return of the mother confirms fighting spirit, the desire to live, to have a status in the family of unfortunate wives in the paternity society, and expresses the authors’ voice to defend the truth with these people. Thereby, we can see that the mixture of mythical fantasy elements and realistic elements, of ancient religious elements and the real life is actually a characteristic of the fairy tales of northern ethnic minorities about stepchildren. Keyword: Helping character, Type of fairy tales about stepchildren, folklore, folkliterature, fairy tales of ethnic minorities Nguyễn Thị Minh Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 50 - 54 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 55 Nguyễn Thị Minh Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 50 - 54 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 56

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_32770_36610_22820121358365054_824_2052668.pdf
Tài liệu liên quan