4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Nhận thức đúng về các giá trị nhân cách để định hướng trong học tập và rèn luyện của
SV là vấn đề rất cần thiết và cần được quan tâm. Bởi lẽ xét đến cùng của công tác giáo
dục là hình thành nhân cách ở sinh viên. Đối với đối tượng này, quá trình trang bị kiến
thức và kỹ năng chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai là hết sức quan trọng nhưng giáo
dục định hướng nhân cách còn mang yếu tố quyết định đến quá trình trên và cả quá
trình trưởng thành sau này của sinh viên (Santos, 2007). Kết quả khảo sát cho thấy đa số
sinh viên đã có những nhận thức cơ bản về giá trị nhân cách, tầm quan trọng của việc
xác định các giá trị nhân cách đối với quá trình học tập và rèn luyện. Một số lớn sinh
viên cũng đã ý thức được cần phải luôn rèn luyện thì mới hình thành được các giá trị
nhân cách này. Tuy nhiên vẫn còn một số lượng đáng kể sinh viên tự đánh giá chưa
thực sự sử dụng các định hướng về giá trị nhân cách để làm động cơ học tập và rèn
luyện thường xuyên. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu còn chỉ ra sinh viên cho rằng môi
trường học tập, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, các hoạt động đoàn thể còn nhiều
hạn chế trong việc hỗ trợ sinh viên định hướng giá trị nhân cách.
7 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận thức và mức độ định hướng giá trị nhân cách của sinh viên Đại học Huế - Nguyễn Văn Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 04(32)/2014: tr. 62-68
NHẬN THỨC VÀ MỨC ĐỘ ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NHÂN CÁCH CỦA
SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ
NGUYỄN VĂN BẮC
Khoa Tâm lý - Giáo dục
Tóm tắt: Mục tiêu của giáo dục là hình thành nhân cách cho ngƣời học. Để
thực hiện đƣợc mục tiêu này, ngoài các hoạt động giáo dục của nhà trƣờng
bản thân mỗi ngƣời học cần có hiểu biết về nhân cách và các giá trị nhân
cách. Trong quá trình học tập rèn luyện, sinh viên cần có nhận thức phù hợp
về giá trị nhân cách và có định hƣớng các giá trị của nhân cách để xác định
phƣơng hƣớng học tập và rèn luyện phù hợp. Bài viết này là một phần của
nghiên cứu xác định thực trạng nhận thức của sinh viên Đại học Huế về các
giá trị của nhân cách và định hƣớng giá trị nhân cách. Kết quả nghiên cứu
cho thấy nhận thức của sinh viên về khái niệm giá trị nhân cách cũng nhƣ
mức độ định hƣớng các giá trị nhân cách để học tập, rèn luyện còn hạn chế
và mức độ áp dụng định hƣớng nhân cách còn thiếu nhất quán.
Từ khóa: Sinh viên; Nhận thức; Mức độ, Định hƣớng; Giá trị nhân cách.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Định hƣớng giá trị nhân cách là khuynh hƣớng của cá nhân đối với một hệ giá trị trong đó
các giá trị trở thành động cơ và đóng vai trò trung tâm, chi phối hoạt động của chủ thể [4].
Sự biến đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại đã tác động mạnh mẽ đến đời sống, tâm lý
của mỗi cá nhân. Điều này đã và đang làm thay đổi những giá trị, định hƣớng giá trị nói
chung, đặc biệt là định hƣớng về giá trị nhân cách của nhiều công dân trong xã hội, nhất
là của thanh, thiếu niên vốn là đối tƣợng nhanh nhạy trong việc tiếp xúc và nắm bắt nhiều
nguồn thông tin từ các trang mạng trực tuyến, các hình thức giải trí du nhập từ phƣơng
Tây và cũng là đối tƣợng đang trong quá trình hình thành nhân cách, dễ bị tác động bởi
các yếu tố bên ngoài. Trong xu thế đó, hơn ai hết, thanh niên, đặc biệt là sinh viên cần
phải định hƣớng cho bản thân giá trị nhân cách để học tập và rèn luyện hiệu quả và đây
cũng chính là mục đích của giáo dục [5]. Định hƣớng giá trị nhân cách của sinh viên đƣợc
thể hiện trên 5 mặt cơ bản của hoạt động sinh viên: 1) Tƣ tƣởng chính trị: phấn đấu để có
tƣ tƣởng vững vàng, đạo đức trong sáng, luôn tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản Việt Nam; 2) Hoạt động học tập và nghề nghiệp: phấn đấu học tập để có kiến thức kỹ
năng tốt, sẽ luôn tích cực học tập, xác định nghiên cứu khoa học, sáng tạo là nhiệm vụ và
phấn đấu để có công việc tốt; 3) Quan hệ ứng xử: luôn tự nhắc nhở bản thân cần tôn trọng
mọi ngƣời, luôn thân thiện, giúp đỡ ngƣời khác; 4) Hoạt động xã hội: tích cực tham gia
hoạt động xã hội, có ý thức cao trong xây dựng tập thể và cộng đồng; và 5) Lối sống:
phấn đấu để có lối sống lành mạnh, xây dựng thói quen làm việc khoa học, sống có trách
nhiệm [3], [6]. Các giá trị nhân cách trên nếu đƣợc sinh viên định hƣớng tốt sẽ giúp họ
xác định phƣơng thức học tập và rèn luyện phù hợp. Nói một cách đơn giản hơn, sinh
viên cần xác định họ mong muốn trở thành một ngƣời nhƣ thế nào, có những giá trị nhân
NHẬN THỨC VÀ MỨC ĐỘ ĐỊNH HƢỚNG GIÁ TRỊ NHÂN CÁCH CỦA SINH VIÊN... 63
cách và phẩm chất nào, và từ việc xác định đƣợc các giá trị đó họ sẽ nỗ lực để rèn luyện
nhằm phát triển nhân cách của mình. Tuy nhiên, để định hƣớng phát triển nhân cách tốt,
sinh viên cần nhận thức đúng và có thái độ tích cực trong định hƣớng giá trị nhân cách.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng nhận thức và mức độ định hƣớng giá trị nhân
cách có ý nghĩa lớn. Đây là những cơ sở để đề xuất các biện pháp giúp sinh viên định
hƣớng phát triển nhân cách đúng đắn.
2. KHÁCH THỂ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Khách thể nghiên cứu
Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên về giá trị nhân cách và định hƣớng giá
trị nhân cách, chúng tôi tiến hành nghiên cứu 567 sinh viên của 3 trƣờng đại học thành
viên của Đại học Huế, cụ thể là trƣờng Đại học Sƣ phạm (188 sinh viên), trƣờng Đại
học Ngoại Ngữ (190 sinh viên) và trƣờng Đại học Kinh tế (189 sinh viên). Trong đó, có
162 sinh viên nam, 405 sinh viên nữ. Đây là những sinh viên thuộc hệ đào tạo chính qui
tập trung. Vào thời điểm khảo sát, số khách thể đƣợc khảo sát đều đã đƣợc học học
phần Tâm lý học, trong đó có nội dung về nhân cách, các thành phần của nhân cách, các
yêu cầu về nhân cách.
Tuổi đời của các sinh viên đƣợc khảo sát dao động trong khoảng từ 19 đến 24. Các sinh
viên này chủ yếu đến từ các tỉnh miền Trung, nhiều nhất là 6 tỉnh Bắc Trung bộ, một số
lƣợng nhỏ đến từ các tỉnh Nam Trung bộ.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn nhóm để thu
thập số liệu cơ bản, trong đó điều tra bằng bảng hỏi là phƣơng pháp chính. Bảng hỏi
đƣợc thiết kế gồm các nội dung cơ bản sau: nhận thức về khái niệm giá trị nhân cách, về
tầm quan trọng của việc xác định giá trị nhân cách, định hƣớng các giá trị nhân cách,
mức độ áp dụng định hƣớng giá trị nhân cách trong thực tế và đánh giá về hoạt động
giáo dục định hƣớng nhân cách trong học tập và rèn luyện. Chỉ số Cronbach’s Alpha
của các nội dung này tƣơng ứng nhƣ sau: thang đo nhận thức là 0,823; thang đo sự định
hƣớng giá trị nhân cách 0,746. Điều này cho thấy bộ công cụ sử dụng trong nghiên cứu
của chúng tôi đều có độ tin cậy khá tốt, đảm bảo sự chính xác cho các kết quả thu đƣợc.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Nhận thức của sinh viên Đại học Huế về giá trị nhân cách
Để nhận thức đúng đắn về định hƣớng giá trị nhân cách, sinh viên cần có những hiểu
biết về giá trị nhân cách. Chính vì vậy, nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu vấn đề này.
Dựa trên cơ sở lý luận về giá trị nhân cách, chúng tôi khảo sát nhận thức của sinh viên
về khái niệm giá trị nhân cách. Có 4 cách tiếp cận về giá trị nhân cách trong đó có 2
cách tiếp cận phù hợp và cụ thể, một cách tiếp cận chung chung và một cách tiếp cận
không phù hợp đƣợc đƣa vào bảng hỏi và sinh viên đƣợc yêu cầu chọn một trong những
cách tiếp cận, cách hiểu về giá trị nhân cách mà họ thấy phù hợp nhất. Bảng 1 thống kê
kết quả nhận thức này.
64 NGUYỄN VĂN BẮC
Bảng 1. Nhận thức của sinh viên về giá trị của nhân cách
STT Nội hàm của giá trị nhân cách SL %
1 Giá trị nhân cách là những giá trị chỉ phù hợp với quan điểm cá
nhân.
34 6,0
2 Giá trị nhân cách là những giá trị phù hợp với yêu cầu của xã hội. 179 31,6
3 Giá trị nhân cách là hệ thống các giá trị làm nên nhân cách của một
con ngƣời.
169 29,8
4 Giá trị nhân cách là hệ thống các giá trị của cá nhân với tƣ cách là
chủ thể của hoạt động.
185 32,6
Tổng 567 100
Bảng 1 cho thấy, đa số sinh viên đƣợc khảo sát có sự nhận định tƣơng đối cụ thể về khái
niệm giá trị nhân cách, các em xác định giá trị nhân cách “là hệ thống các giá trị của
nhân cách với tư cách là chủ thể của hoạt động” và “là hệ thống các giá trị làm nên
nhân cách của một con người”. Hai nội dung trên đều là những cách hiểu khá cụ thể và
khoa học của khái niệm giá trị nhân cách. Sự nhận thức phù hợp này là điều kiện thuận
lợi để sinh viên định hƣớng đúng đắn hoạt động học tập và rèn luyện của mình. Bên
cạnh những cách hiểu cụ thể về khái niệm giá trị nhân cách, vẫn còn khá nhiều sinh viên
hiểu khái niệm này một cách chung chung, 31,6% sinh viên quan niệm “giá trị nhân
cách là những giá trị phù hợp với yêu cầu của xã hội”. Quan niệm này cho thấy sinh
viên còn gặp khó khăn trong việc tìm hiểu về giá trị nhân cách một cách cụ thể. Điều
đáng lƣu ý ở đây, vẫn còn một bộ phận sinh viên không xác định đƣợc nội hàm phù hợp
của giá trị nhân cách khi lựa chọn phƣơng án “giá trị nhân cách là những giá trị chỉ phù
hợp với quan điểm cá nhân”. Tuy số lƣợng này không lớn (6%) nhƣng sự nhận thức
mang tính chủ quan này có thể dẫn tới sự định hƣớng giá trị sai trong học tập, rèn luyện
ở sinh viên.
Để biết sự nhận thức về nội hàm giá trị nhân cách có chi phối lớn đến mức độ xác định
giá trị nhân cách của sinh viên không, chúng tôi đã tìm hiểu vấn đề này và kết quả khảo
sát đƣợc trình bày ở Bảng 2.
Bảng 2. Mức độ xác định giá trị nhân cách của sinh viên
STT Mức độ xác định giá trị nhân cách của sinh viên SL %
1 Tôi xác định rõ những giá trị nhân cách mà tôi muốn có. Tôi
biết rõ tôi muốn trở thành ngƣời nhƣ thế nào.
377 66,5
2 Tôi có một hình dung chung về những giá trị nhân cách,
những đặc điểm và phẩm chất mà tôi muốn có trong tƣơng
lai nhƣng những hình dung này có lúc chƣa rõ ràng.
167 29,5
3 Tôi chƣa tƣởng tƣợng đƣợc trong tƣơng lai tôi sẽ là ngƣời
nhƣ thế nào. Tôi chƣa xác định đƣợc những giá trị nhân cách
mà tôi muốn có.
23 4,0
Tổng 567 100
Mặc dù đa số sinh viên đã hiểu đƣợc nội hàm giá trị nhân cách (62,4% hiểu cụ thể và
31,6% hiểu chung chung), song số lƣợng sinh viên chƣa định hình rõ ràng về giá trị nhân
NHẬN THỨC VÀ MỨC ĐỘ ĐỊNH HƢỚNG GIÁ TRỊ NHÂN CÁCH CỦA SINH VIÊN... 65
cách của mình, về những đặc điểm phẩm chất, năng lực, lối sống, tƣ tƣởng chính trị mà
mình muốn có chiếm tỉ lệ gần 30% (xem Bảng 2); thậm chí 4% sinh viên hoàn toàn chƣa
xác định đƣợc giá trị nhân cách của cá nhân. Xã hội càng phát triển thì yêu cầu đặt ra cho
thế hệ trẻ càng cao, đòi hỏi tầng lớp thanh niên trong đó có sinh viên phải sớm xác định
cho mình hệ giá trị nhân cách phù hợp để có bản lĩnh và sự kiên trì vƣợt qua khó khăn,
rèn luyện những phẩm chất nhân cách đó. Một số lƣợng khá lớn sinh viên còn mơ hồ
trong việc xác định giá trị nhân cách cho mình là một kết quả đáng quan ngại mà chúng ta
cần lƣu tâm. Hƣớng dẫn sinh viên cách thức xác định giá trị nhân cách bản thân là điều
cần lƣu ý trong chƣơng trình giáo dục giá trị cho sinh viên.
3.2. Nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của định hướng giá trị nhân cách
Để giúp khách thể nghiên cứu hiểu rõ khái niệm định hƣớng giá trị nhân cách, bảng hỏi
cung cấp định nghĩa và diễn giải khái niệm này trƣớc khi yêu cầu họ đánh giá tầm quan
trọng và sự cần thiết của việc định hƣớng giá trị nhân cách đối với hoạt động học tập và
rèn luyện. Cụ thể ở đây, định hƣớng giá trị nhân cách đƣợc giải thích là việc xác định
các phẩm chất, đặc tính phù hợp với nhân cách và sử dụng các giá trị này để định hƣớng
hoạt động học tập và rèn luyện, thông qua hoạt động học tập và rèn luyện để hình thành
các giá trị nhân cách đó.
Kết quả nghiên cứu về nhận thức của sinh viên đối với sự cần thiết phải định hƣớng giá
trị nhân cách đƣợc thể hiện ở bảng 3.
Bảng 3. Nhận thức của sinh viên về sự cần thiết phải định hướng giá trị nhân cách
STT Mức độ cần thiết của sự định hướng giá trị nhân cách SL %
1 Rất cần thiết 401 70,7
2 Cần thiết 162 28,6
3 Có lúc cần thiết 4 0,7
4 Không cần thiết 0 0,0
Tổng 567 100
Kết quả trình bày ở bảng 3 cho thấy, đa số sinh viên đƣợc khảo sát cho rằng việc định
hƣớng giá trị nhân cách là rất cần thiết cho quá trình học tập và rèn luyện. Hầu hết sinh
viên đánh giá định hƣớng giá trị nhân cách là rất cần thiết và cần thiết. Kết quả này
phản ánh bƣớc đầu sinh viên đã ý thức đƣợc tầm quan trọng và sự cần thiết của việc xác
định đúng giá trị nhân cách và sử dụng các giá trị này nhƣ động lực thúc đẩy quá trình
học tập và rèn luyện. Tuy nhiên, vẫn còn một số sinh viên cho rằng việc xác định đúng
giá trị nhân cách không phải lúc nào cũng cần thiết (7%). Với thực trạng này, các nhà
trƣờng cần tăng cƣờng hơn nữa công tác giáo dục định hƣớng giá trị nhân cách ở sinh
viên, góp phần nâng cao công tác giáo dục nhân cách cho sinh viên. Kết quả nghiên cứu
dƣới đây trình bày đánh giá của sinh viên đối với mức độ sinh viên định hƣớng giá trị
nhân cách trong thực tế hoạt động học tập và rèn luyện.
66 NGUYỄN VĂN BẮC
3.3. Đánh giá của sinh viên về mức độ định hướng giá trị nhân cách trong học tập
và rèn luyện
Bảng 4. Mức độ định hướng giá trị nhân cách của sinh viên trong học tập và rèn luyện
STT Mức độ định hướng về giá trị nhân cách
trong học tập và rèn luyện
SL %
1 Trong quá trình học tập và rèn luyện tôi luôn luôn ý thức nỗ lực để
hình thành và phát triển các giá trị nhân cách (phẩm chất, năng lực)
mà tôi muốn có.
377 66,5
2 Trong quá trình học tập và rèn luyện tôi thỉnh thoảng ý thức nỗ lực để
hình thành và phát triển các giá trị nhân cách (phẩm chất, năng lực)
mà tôi muốn có.
167 29,5
3 Trong quá trình học tập và rèn luyện tôi ít khi nghĩ đến việc hình
thành và phát triển các giá trị nhân cách (phẩm chất, năng lực) mà tôi
muốn có.
22 3,8
4 Trong quá trình học tập và rèn luyện tôi chưa bao giờ nghĩ phải nỗ
lực để hình thành và phát triển các giá trị nhân cách (phẩm chất, năng
lực) mà tôi muốn có.
1 0,2
Tổng 567 100
Kết quả bảng 4 cho thấy khi đƣợc yêu cầu tự đánh giá, phần lớn sinh viên cho rằng
trong thực tế họ đã định hƣớng các giá trị nhân cách để học tập và rèn luyện (66,5%).
Con số này cũng khá tƣơng thích với số lƣợng sinh viên tin vào sự cần thiết của việc
định hƣớng nhân cách (70,7%, xem bảng 3) và số lƣợng sinh viên khẳng định họ xác
định rõ giá trị nhân cách của mình (66,5%, xem bảng 2). Thông tin từ phỏng vấn nhóm
cũng cho thấy những sinh viên này đã xác định đƣợc muốn có đƣợc các giá trị nhân
cách, vì thế, họ có ý thức phấn đấu và rèn luyện để có thể hình thành các giá trị đó và
trong thực tế họ cũng đã nỗ lực thực hiện điều này.
Tuy nhiên vẫn còn 33,5% khách thể chƣa thực sự có ý thức rèn luyện và phấn đấu để
hình thành các giá trị nhân cách đó. Cụ thể có 29,5% xác định đƣợc các phẩm chất,
năng lực của giá trị nhân cách muốn có nhƣng thực tế trong quá trình học tập lại hiếm
khi nghĩ đến việc rèn luyện để hình thành các giá trị nhân cách này; 3,9% ít khi dùng
các giá trị này để định hƣớng cho hoạt động học. Cá biệt có một trƣờng hợp cho rằng
không nhất thiết rèn luyện các giá trị nhân cách đó, vì các giá trị nhân cách này có thể
phát triển độc lập và tự nhiên, không liên quan đến quá trình học tập và rèn luyện của
sinh viên. Nhận xét về sự tồn tại của việc thiếu nhất quán trong quá trình rèn luyện để
đạt đƣợc giá trị nhân cách mình mong muốn (tức là định hƣớng giá trị nhân cách) của
thanh niên, Dangwal (2004) cho rằng đây là một hiện tƣợng gắn liền với đặc điểm nhóm
tuổi và tâm sinh lý nhóm tuổi vì thế các hoạt động mang tính hƣớng dẫn, định hƣớng ở
lứa tuổi sinh viên, thanh niên là hết sức quan trọng trong việc định hình và định hƣớng
giá trị nhân cách.
Cùng với kết quả khảo sát nhận thức của sinh viên về giá trị nhân cách, tầm quan trọng
của định hƣớng nhân cách và đánh giá của sinh viên đối với việc rèn luyện hình thành
giá trị nhân cách thông qua hoạt động học tập và rèn luyện, chúng tôi tiến hành khảo sát
NHẬN THỨC VÀ MỨC ĐỘ ĐỊNH HƢỚNG GIÁ TRỊ NHÂN CÁCH CỦA SINH VIÊN... 67
đánh giá của sinh viên về hình thức và chất lƣợng giáo dục định hƣớng giá trị nhân cách
ở các trƣờng đại học mà sinh viên đang theo học. Bảng khảo sát đã đƣa ra 6 nội dung
liên quan đến công tác giáo dục giá trị nhân cách ở sinh viên trong môi trƣờng trƣờng
đại học. Kết quả nghiên cứu đƣợc thể hiện ở bảng 5.
Bảng 5. Nhận định của sinh viên về công tác giáo dục định hướng giá trị nhân cách
STT Nội dung giáo dục giá trị nhân cách N Min Max Mean SD
1 Nhà trƣờng đã xây dựng và định hƣớng tốt
các giá trị nhân cách để SV học tập, rèn
luyện.
567 1 5 4,10
0,833
2 Nội dung và hình thức giáo dục các giá trị
nhân cách cho SV đƣợc thực hiện thƣờng
xuyên.
567 1 5 3,56 0,781
3 Chƣơng trình đào tạo có lồng ghép những
nội dung hỗ trợ sinh viên phát triển các giá
trị nhân cách phù hợp với nghề nghiệp tƣơng
lai.
567 1 5 3,07
0,725
4 Các hoạt động đoàn và hội giúp sinh viên
xác định và hình thành giá trị nhân cách hiệu
quả
567 1 5 3,32 0,812
5 Trong quá trình giảng dạy giáo viên thƣờng
có những tác động, hƣớng dẫn, định hƣớng
nhất định nhằm hỗ trợ sinh viên hình thành
nhân cách và giá trị nhân cách phù hợp.
567 1 5 3,38 0,824
6 Môi trƣờng học tập và cơ sở vật chất hiện có
đã hỗ trợ cho việc học tập và rèn luyện nhân
cách.
567 1 5 3,78 0,772
Điểm TBC 3,53
Bảng 5 cho thấy mức độ đánh giá của sinh viên đối với các hoạt động dạy học, chƣơng
trình, hoạt động đoàn, hội, cơ sở vật chất, phƣơng tiện hỗ trợ các hoạt động nhằm phát
triển giá trị nhân cách và định hƣớng nhân cách cho sinh viên đều ở mức tích cực. Tuy
nhiên đánh giá tốt nhất là rơi vào nội dung đánh giá hiệu quả một cách tổng thể “Nhà
trường đã xây dựng và định hướng tốt các giá trị nhân cách để SV học tập, rèn luyện”
(nội dung 1). Nói cách khác kết quả khảo sát cho thấy nhận xét của sinh viên là nhìn
chung các yếu tố khác nhau trong môi trƣờng trƣờng học có tác động tích cực đến việc
giáo dục định hƣớng giá trị nhân cách tuy mức độ tác động của từng yếu tố có thể có
khác biệt nhƣng chúng hỗ tƣơng cho nhau.
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Nhận thức đúng về các giá trị nhân cách để định hƣớng trong học tập và rèn luyện của
SV là vấn đề rất cần thiết và cần đƣợc quan tâm. Bởi lẽ xét đến cùng của công tác giáo
dục là hình thành nhân cách ở sinh viên. Đối với đối tƣợng này, quá trình trang bị kiến
thức và kỹ năng chuẩn bị cho nghề nghiệp tƣơng lai là hết sức quan trọng nhƣng giáo
dục định hƣớng nhân cách còn mang yếu tố quyết định đến quá trình trên và cả quá
68 NGUYỄN VĂN BẮC
trình trƣởng thành sau này của sinh viên (Santos, 2007). Kết quả khảo sát cho thấy đa số
sinh viên đã có những nhận thức cơ bản về giá trị nhân cách, tầm quan trọng của việc
xác định các giá trị nhân cách đối với quá trình học tập và rèn luyện. Một số lớn sinh
viên cũng đã ý thức đƣợc cần phải luôn rèn luyện thì mới hình thành đƣợc các giá trị
nhân cách này. Tuy nhiên vẫn còn một số lƣợng đáng kể sinh viên tự đánh giá chƣa
thực sự sử dụng các định hƣớng về giá trị nhân cách để làm động cơ học tập và rèn
luyện thƣờng xuyên. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu còn chỉ ra sinh viên cho rằng môi
trƣờng học tập, cơ sở vật chất, chƣơng trình đào tạo, các hoạt động đoàn thể còn nhiều
hạn chế trong việc hỗ trợ sinh viên định hƣớng giá trị nhân cách.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Dangwal, K. (2004). Personality traits and nationalism among youth. Adhyayan
Publisher.
[2] Denham, Tom (2010). The 10 most important personality traits for career success.
Nguồn: 20
traits-for-career-success/633/.
[3] Phạm Minh Hạc (2007). Nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương pháp NEO PI-R
cải biên. NXB Khoa học Xã hội.
[4] Nguyễn Thị Mai Lan (2010). Định hướng giá trị nhân cách của học sinh trung học
phổ thông. NXB Từ điển bách khoa.
[5] Lemin, M., Potts H. & Welsford P. (1994). Values strategies for class teacher. ACER
Hawthorn- Australia.
[6] Nguyễn Quang Uẩn - Nguyễn Thạc - Mạc Văn Trang (1995). Giá trị- Định hướng giá
trị nhân cách và giáo dục giá trị (Đề tài KX-07-04), Hà Nội.
[7] Santos, A. E. (2007). Personality for today's young professional. National Book
Store. Inc.
Title: HUE UNIVERSITY STUDENTS’ PERCEPTIONS AND ORIENTATIONS TOWARDS
PERSONALITY TRAITS
Abstract: Education aims to shape and promote the development of good personality traits or
values. In order to achieve this goal, each student needs to be able to have good knowledge of
human personality and its traits and know how to develop a good personality. This article
reports part of the findings of our study on university students’ perceptions of personality, its
traits and their degree of orientation towards these values. The findings show that the
investigated students have rather limited understanding of personality and its values. In addition,
a considerable number of students state that they do not always use their desired personality
traits to guide their learning activities and behaviour.
Keywords: Student; perceptions; degree, orientation; personality values
TS. NGUYỄN VĂN BẮC
Khoa Tâm lý – Giáo dục, trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Huế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25_409_nguyenvanbac_11_nguyen_van_bac_tlgd_1151_2021204.pdf