Nhân tế bào (nucleus)

Nhân tế bào (nucleus) được Braw phát hiện vào năm 1831 và được xem là thành phần bắt buộc của tất cả tế bào động vật cũng như thực vật. Ở các tế bào Procaryota (vi khuẩn) người ta không quan sát thấy nhân. Tuy nhiên hiện nay với những phương pháp nghiên cứu sinh hóa, hiển vi điện tử và di truyền vi sinh vật đã chứng minh rằng trong các tế bào Procaryota tồn tại phân tử AND (acid deoxyribonucleic) nằm trong vùng “thể nhân” có cùng chức năng tương tự như nhân của Eucaryota, vì vậy thể nhân ở vi khuẩn có tên gọi là nucleoid

pdf7 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2581 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân tế bào (nucleus), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhân tế bào (nucleus) được Braw phát hiện vào năm 1831 và được xem là thành phần bắt buộc của tất cả tế bào động vật cũng như thực vật. Ở các tế bào Procaryota (vi khuẩn) người ta không quan sát thấy nhân. Tuy nhiên hiện nay với những phương pháp nghiên cứu sinh hóa, hiển vi điện tử và di truyền vi sinh vật đã chứng minh rằng trong các tế bào Procaryota tồn tại phân tử AND (acid deoxyribonucleic) nằm trong vùng “thể nhân” có cùng chức năng tương tự như nhân của Eucaryota, vì vậy thể nhân ở vi khuẩn có tên gọi là nucleoid. Như vậy ta có thể xem sự tiến hóa từ dạng AND trần phân tán trong tế bào chất ở dạng nucleoid (Procaryota) sang dạng AND liên kết với histon thành các nhiễm sắc thể định khu, tách biệt bởi màng nhân ở dạng nhân (nucleus) ở Eukaryota là sự tiến hóa của bộ máy di truyền của sinh giới. 7.1. Hình dạng Nhân tế bào có nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu, hình bầu dục, hình hạt đậu, hình mái chèo, hình nhiều thùy, hình chia nhánh... Hình dạng của nhân thường phụ thuộc vào hình dạng của tế bào nhưng đôi khi cũng có hình dạng khác hình dạng tế bào (bạch cầu với nhân múi, tế bào tuyến cơ của tằm hình khối vuông có nhân hình phân nhánh). Hình dạng của nhân có thể biến đổi theo tuổi của tế bào và trạng thái chức năng của chúng. Lúc tế bào hoạt động mạnh nhân trở nên lớn hơn và có dạng chia nhánh hoặc phân thùy. 7.2. Kích thước Kích thước của nhân thay đổi tùy loại tế bào và phụ thuộc vào kích thước của tế bào cũng như trạng thái chức năng của tế bào. Mỗi kiểu tế bào có một tỉ lệ kích thước nhất định giữa nhân và bào tương. Sự thay đổi tỉ lệ này dẫn đến sự phân bào h Số lượng Mỗi tế bào thường có một nhân. Đôi khi có nhiều hơn như tế bào gan, tế bào tuyến nước bọt của động vật có vú... Có tế bào không có nhân như hồng cầu máu ngoại vi động vật có vú. Những hồng cầu này không có chức năng sinh sản. 7.4. Cấu trúc và chức năng của nhân tế bào Các bộ phận chính của nhân tế bào là: màng nhân, dịch nhân, nhiễm sắc thể và hạch nhân. 7.4.1. Màng nhân Hình hiển vi điện tử cho thấy màng nhân là một màng kép gồm có màng nhân ngoài và màng nhân trong. Xoang được giới hạn bởi 2 màng này gọi là xoang quanh nhân. * Màng nhân ngoài: là một màng sinh chất nội bào kiểu như màng lưới nội sinh chất có hạt, nó có hạt ribosom bám ở bề mặt ngoài màng, phía bào tương. Màng ngoài của nhân có độ dày chừng 10nm. Về thành phần hóa học thì lại giống với lưới nội chất trơn nghĩa là cholesterol chiếm 10% thành phần lipit và các thành phần lipit khác gần giống như của lưới nội chất trơn. Nó kém lỏng linh động hơn màng lưới nội sinh chất có hạt. Màng nhân ngoài nối liền với màng LNSC. Về chức năng nó phụ trách việc tái tạo màng nhân, tham gia tổng hợp màng LNSC và các màng nội bào khác kể cả màng tế bào cùng với LNSC. Cách làm của nó là gửi tới nơi cần những mảnh màng mới tạm thời cuốn lại thành các túi hình cầu giống như các túi vận tải nội bào. * Xoang quanh nhân: xoang quanh nhân dày khoảng10-20 nm. Xoang này thông với lưới LNSC có hạt và thông ra ngoài tế bào. Vật chất bên trong di chuyển theo hai chiều giữa xoang quanh nhân và LNSC có hạt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNhân tế bào (nucleus).pdf