Mặt phản xạ mô phỏng đáy biển (BSR)
thường được biết đến liên quan đến gas hydrate.
Tuy nhiên BSR còn có thể được hình thành do quá
trình diagenesis khi chuyển hóa opalA/opalCT.
Đặc điểm địa chấn của 2 loại BSR này là giống
nhau. Tuy nhiên BSR tạo bởi quá trình diagenesis
liên quan chủ yếu đến đá trầm tích giàu silic và
xuất hiện ở độ sâu lớn hơn.
BSR còn có thể xuất hiện ở dạng BSR kép,
rất phức tạp. Do đó khi nghiên cứu BSR để đánh
giá tiềm năng gas hydrate cần hết sức chi tiết và tỉ
mỉ, tránh nhầm lẫn dẫn đến đánh giá sai triển
vọng.
Nghiên cứu thực tế ngoài khơi Cameroon chỉ
ra rằng BSR liên quan đến gas hydrate trải rộng và
liên tục trên diện tích ~350km2. Sự xuất hiện của
BSR trên diện rộng chứng tỏ tiềm năng lớn về gas
hydrate tại đây. Dị thường BSR (BSR bị nâng lên)
được phát hiện tại nhưng nơi xuất hiện các cột khí
và pockmark. Đây cũng chính là nguyên nhân gây
dị thường nhiệt độ do khí được dịch chuyển từ
dưới lên làm tăng nền nhiệt cục bộ, và đáy của đới
gas hydrate ổn định (BSR) phải dịch chuyển lên
trên để thiết lập lại trạng thái cân bằng mới.
14 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận diện sự tồn tại của mặt mô phỏng đáy biển (BSR), những thách thức còn tồn tại trong công tác thăm dò Gas Hydrate, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất Tập 58, Kỳ 3 (2017) 121-134 121
Nhận diện sự tồn tại của mặt mô phỏng đáy biển (BSR), những
thách thức còn tồn tại trong công tác thăm dò Gas Hydrate
Lê Ngọc Ánh 1,*
1 Khoa Dầu khí, Trường Đại học Mỏ - Địa chất
THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT
Quá trình:
Nhận bài 26/3/2016
Chấp nhận 02/5/2017
Đăng online 28/6/2017
Mặt phản xạ mô phỏng đáy biển (BSR) xuất hiện tương đối song song với
đáy biển, đảo pha so với phản xạ đáy biển và thường cắt qua các phản xạ
trầm tích. Có hai loại BSR chính, BSR liên quan đến gas hydrate và BSR liên
quan đến quá trình diagenesis. (i) BSR liên quan đến gas hydrate được xem
như là một dấu hiệu trực tiếp để nhận biết sự tồn tại của gas hydrate, được
hình thành do sự tồn tại của khí tự do bên dưới đáy của đới gas hydrate ổn
định, bị khống chế bởi điều kiện nhiệt độ và áp suất; (ii) BSR được hình thành
do quá trình diagenesis, liên quan đến quá trình chuyển đổi opal A/opal CT.
Thêm vào đó BSR có thể xuất hiện dạng kép, khi cùng lúc có hai BSR tương
đối song song, BSRp và BSRs. Trong hầu hết trường hợp, BSRp thường liên
quan đến gas hydrate ở trạng thái cân bằng ổn định, còn BSRs có thể là tàn
dư của BSR để lại khi điều kiện nhiệt - áp thay đổi. Ngoài ra BSRs cũng có
thể là BSR tạo ra do sự tồn tại hydrate của hỗn hợp metan và các thành
phần nặng hơn. Sự xuất hiện BSR kép như là một dấu hiệu chỉ ra sự linh
động của hydrate để thích nghi với sự thay đổi điều kiện nhiệt động dẫn đến
giải phóng khí metan. Việc nghiên cứu tiềm năng gas hydrate dựa vào BSR
cần hết sức cẩn thận, tránh nhầm lẫn giữa các loại BSR và cơ chế hình thành
chúng, dẫn đến đánh giá sai triển vọng gas hydrate. Nghiên cứu về BSR tại
thềm lục địa Cameroon phát hiện thấy mặt phản xạ mô phỏng đáy biển trải
rộng và liên tục trên diện tích khoảng 350km2. Sự xuất hiện của BSR liên
quan đến gas hydrate quan sát được cùng các vết lõm đáy biển (pockmark)
và các cột khí (pipe). BSR có sự bất ổn (nâng lên) quan sát được tại các khe
rãnh đáy biển có thể liên quan đến sự dịch chuyển của cột khí từ dưới lên
làm gia tăng nhiệt độ cục bộ dẫn đến đới GHSZ mất ổn định và đáy của GHSZ
dịch chuyển lên trên thiết lập trạng thái cân bằng mới. Tàn dư của BSR
không quan sát thấy tại khu vực này.
© 2017 Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Tất cả các quyền được bảo đảm.
Từ khóa:
gas hydrate, BSR liên quan
đến gas hydrate, BSR liên
quan đến diagenesis, BSR
kép
1. Mở đầu
Sự xuất hiện của các phản xạ địa chấn cắt qua các
tập trầm tích thường liên quan đến quá trình địa
chất xảy ra sau lắng đọng trầm tích. Chúng được
biết đến như mặt mô phỏng đáy biển đáy biển
(Bottom Simulating Reflector - BSR), được hình
thành bởi các quá trình bị chi phối bởi độ sâu đáy
biển, hay nói cách khác là phụ thuộc vào nhiệt độ
và áp suất của trầm tích. Mặt mô phỏng đáy biển
_____________________
*Tác giả liên hệ.
E-mail: lengocanh@humg.edu.vn
122 Lê Ngọc Ánh /Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(3), 121-134
thông thường được biết đến liên quan đến sự tồn
tại của gas hydrate. Tuy nhiên một nguyên nhân
khác ít được đề cập đến là do quá trình diagenesis
của trầm tích giàu silic (Berndt và nnk, 2004).
Mặt BSR liên quan đến quá trình diageneis tạo
ra do sự gia tăng trở kháng (acoustic impedance)
của trầm tích giàu silic tại các giai đoạn khác nhau
của quá trình diagensis, từ trạng thái opal A sang
opal CT và cuối cùng là quartz (Kastner, Keene và
Gieskes, 1977). Ứng với mỗi trạng thái của quá
trình chuyển hóa, trầm tích sẽ gia tăng mật độ dẫn
đến gia tăng trở kháng. Vì vậy mà BSR liên quan
đến quá trình diagenesis có cùng pha (polarity)
với mặt phản xạ đáy biển. Trong khi đó, BSR liên
quan đến gas hydrate tạo ra do sự giảm trở kháng
giữa gas hydrate và khí tự do tích tụ bên dưới đới
gas hydate ổn định (Singh và nnk, 1993; Pecher và
nnk, 1996). Do đó, BSR này ngược pha với mặt
phản xạ đáy biển.
BSR liên quan đến gas hydate hình thành tại
ranh giới giữa trầm tích chứa gas hydate phía trên
và trầm tích chứa một lượng nhỏ vài phần trăm
khí tự do bên dưới (Miller và nnk, 1991; Singh và
nnk, 1993; MacKayet và nnk, 1994; Andreassen và
nnk, 1995; Paull và nnk, 1996; Tinivella và nnk,
1998). Bởi vậy, BSR được xác định là đáy của đới
gas hydate ổn định. Tuy nhiên, gas hydrate chỉ ổn
định ở điều kiện nhiệt-áp nhất định theo biểu đồ
cân bằng pha, độ sâu của BSR vì vậy mà cũng sẽ bị
khống chế bởi điều kiện nhiệt độ và áp suất. Nếu
có sự thay đổi nhiệt độ và áp suất đáy biển, BSR có
thể sẽ thay đổi vị trí, dịch lên hoặc xuống tạo mặt
BSR mới, tương ứng với sự dịch chuyển theo
phương thẳng đứng của của đáy đới gas hydate ổn
định (Delisle và nnk, 1998). Một số quan sát cho
thấy sự tồn tại cùng lúc của hai mặt BSR (BSR
‘kép’). Như vậy khi BSR dịch chuyển sang trạng
thái cân bằng mới thì tàn dư của BSR có thể vẫn
còn tồn tại tại một số vị trí.
Hiện nay vẫn còn nhiều câu hỏi về bản chất
của sự dịch chuyển BSR. Một trong số đó là tàn dư
của BSR (BSR ban đầu) có thể tồn tại bao lâu, hay
mất bao lâu để mặt BSR mới có thể đạt trạng thái
ổn định (cân bằng). Một số tác giả cho rằng điều
này sẽ phụ thuộc vào yếu tố thời gian liên quan
đến hiện tượng khuếch tán khí tạo thành dòng của
khí tách ra từ gas hydate khi điều kiện cân bằng bị
phá vỡ (Foucher và nnk, 2002; Bangs và nnk,
2005). Tuy nhiên đây vẫn còn là câu hỏi chưa có
giải đáp thỏa đáng.
Để giúp cho việc định hướng trong công tác
tìm kiếm thăm dò gas hydate chính xác và hiệu
quả, mục tiêu của bài báo chủ yếu thảo luận về 2
vấn đề chính: sự xuất hiện của không chỉ một BSR
mà là hai mặt phản xạ BSR tương đối song song
với nhau (sự tồn tại BSR ‘kép’) và BSR liên quan
đến quá trình diagenesis hay gas hydate. Từ đó
đưa ra những giả thuyết để giải thích về cơ chế
hình thành các loại BSR và cách nhận biết chúng
trên tài liệu địa chấn. Cuối cùng tác giả sẽ áp dụng
lý thuyết để nghiên cứu trên một khu vực cụ thể là
ngoài khơi Cameroon thuộc tây Phi.
2. BSR liên quan đến quá trình diagenesis hay
gas hydate
2.1. Cách nhận diện BSR liên quan đến gas
hydate trên tài liệu địa chấn
BSR là mặt phản xạ khá đặc biệt thường
tương đối song song với đáy biển. Ở bài báo này
quy ước mặt phản xạ đáy biển là mặt phản xạ có
pha phản xạ dương. Mặc dù BSR có thể được biết
đến với pha phản xạ dương (positive polarity) liên
quan đến quá trình diagenesis (Hein và nnk,
1978), nhưng hầu hết BSR được đề cập đến có pha
phản xạ âm (negative polarity) liên quan đến gas
hydate (Miller và nnk, 1991). Mặt BSR hình thành
tại ranh giới giữa gas hydrate phía trên và khí tự
do bên dưới. Gas hydate đóng vai trò như tấm
chắn để giữ khí tự do bên dưới (Miller và nnk,
1991). Mặt BSR được tạo ra do sự giảm trở kháng
âm khi truyền sóng từ gas hydate có mật độ lớn
hơn đến đới khí tự do có mật độ thấp. Do chỉ cần
một lượng nhỏ khí xuất hiện trong trầm tích sẽ
làm giảm đáng kể vận tốc truyền sóng, vì vậy mặt
BSR liên quan đến gas hydate thường là mặt phản
xạ mạnh, tương đối rõ ràng, dễ nhận diện (Pecher
và nnk, 1996; Singh và nnk, 1993).
BSR là dấu hiệu chủ yếu để xác định sự tồn tại
gas hydate được nhận biết chủ yếu trên tài liệu địa
chấn như đã được Berndt và nnk (2014) tổng hợp
cụ thể và có thể được minh họa theo tài liệu của Le
và nnk (2015) như sau (Hình 1):
(1) Nghịch đảo biên độ so với phản xạ đáy biển
(2) Gần như song song với đáy biển
(3) Thường cắt qua phản xạ của trầm tích (những
trầm tích song song với sườn dốc sẽ khó nhận diện
BSR cắt qua trầm tích vì góc cắt giữa BSR và trầm
tích nhỏ)
Lê Ngọc Ánh /Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(3), 121-134 123
(4) Gia tăng độ sâu cùng với sự gia tăng mực nước
biển
(5) Tồn tại đới phản xạ trắng phía trên và đới phản
xạ mạnh bên dưới BSR
Ngoài ra, BSR còn được quan sát thấy liên
quan đến một số hiện tượng như phụt khí tạo
pockmarks do đới gas hydate đóng vai trò chắn tốt
gây dị thường áp suất cao cho các thân cát chứa
khí ngay bên dưới BSR (Le và nnk, 2015), xuất
hiện kề cần với khu vực phát triển diapir (Serie và
nnk, 2016). Một điểm đáng chú ý là hiện tượng
phản xạ trầm tích có thể đảo pha khi cắt qua mặt
BSR. Le và nnk (2015) có đưa ra một ví dụ về hiện
tượng đảo pha của trầm tích khi cắt qua BSR (Hình
1). Hiện tượng này được minh giải do tồn tại tập
khí nông với biên độ phản xạ mạnh.
Hình 1: Mặt cắt địa chấn minh họa cho sự đảo pha của phản khi cắt qua BSR, từ biên pha phản xạ
âm (bên dưới BSR) sang pha dương (trên BSR) (Le và nnk, 2015). Xem vị trí mặt cắt trên Hình 7.
Hình 2: Mặt cắt địa chấn của bể trầm tích Voring thể hiện mặt phản xạ BSR1 liên quan đến quá trình
diagenesis chuyển hóa opal A thành opal CT. Sự tồn tại của mặt BSR2 vẫn chưa được giải thích rõ
ràng, có thể liên quan đến quá trình mất nước của khoáng vật smectite (Berndt và nnk, 2004).
124 Lê Ngọc Ánh /Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(3), 121-134
Khi tập khí này tồn tại trong đới gas hydate ổn
định sẽ cho phản xạ dương nhưng khi tồn tại bên
dưới đới gas hydrate ổn định sẽ cho biên độ phản
xạ âm.
Sự đảo pha của sóng phản xạ khi cắt qua BSR
có thể được giải thích do sự thay thế nước bằng
hydrocarbon có thể dẫn đến sự đảo pha của phản
xạ từ dương sang âm. Nếu như khí dịch chuyển
vào một vỉa chứa mỏng, vỉa chứa sẽ bão hòa khí và
chuyển thành vỉa chứa gas hydate nếu nó nằm
trong đới gas hydate ổn định. Mức độ tập trung
gas hydate càng cao trong trầm tích sẽ tạo trở
kháng càng lớn (ρV) so với trầm tích xung quanh,
tạo phản xạ có biên độ dương tại nóc của vỉa chứa
gas hydrate. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của vỉa khí
sẽ làm giảm mật độ và kéo theo giảm trở kháng,
dẫn đến đảo ngược pha tạo phản xạ âm. Việc đảo
pha này cũng được xem như một dấu hiệu trực
tiếp nhận biết sự tồn tại của hydrocarbon (Direct
Hydrocabon Indicator - DHI) tương tự như điểm
sáng (bright spot) hoặc điểm mờ (dim spot)
(Upadhyay, 2004).
2.2. Cách nhận diện BSR liên quan đến
diagenesis trên tài liệu địa chấn
BSR liên quan đến diagenesis gây ra do quá
trình chuyển đổi opalA/opalCT/quartz đã được
quan sát thấy khá phổ biến ở bể trầm tích Voring
ngoài khơi Na Uy, trên diện tích khoảng 40 000
km2. Theo Berndt và nnk (2004), mặt BSR liên
quan đến diagenesis có những đặc điểm như sau:
(1) Cùng biên độ với phản xạ đáy biển (phản xạ
dương)
(2) Gần như song song với đáy biển
(3) Thường cắt qua phản xạ của trầm tích
BSR gần như song song với đáy biển và vì vậy
mà thường cắt qua các phản xạ trầm tích (BSR1
trên Hình 2). BSR liên quan đến diagenesis xuất
hiện với phản xạ dương do sự tăng trở kháng âm,
điều này cũng hợp với logic khi mật độ của trầm
tích tăng cùng với quá trình chuyển đổi từ opal A
sang opal CT (Hein và nnk, 1978). Nhiệt độ bắt gặp
BSR khoảng 16 - 37,5oC chính là nhiệt độ xảy ra
quá trình chyển đổi opal A sang opal CT (Grutzner
& Mienert, 1999; Kuramoto và nnk, 1992).
2.3. Phân biệt BSR tạo bởi gas hydate và BSR tạo
bởi quá trình diagenesis
Mặt phản xạ BSR từ lâu đã được xem như là
dấu hiệu trực tiếp để xác định sự tồn tại của gas
hydate. Tuy nhiên, BSR không chỉ được tạo ra do
sự tồn tại của gas hydate mà còn có thể được tạo
ra do quá trình diagenesis (Hình 2). Về cơ bản các
mặt mô phỏng đáy biển này giống nhau trên băng
địa chấn và rất dễ nhầm lẫn, khó phân biệt.
Berndt và nnk (2014) đã nghiên cứu và rút ra
những đặc điểm cơ bản để phân biệt sự tồn tại của
BSR liên quan đến quá trình diagenesis và BSR liên
quan đến gas hydate, giúp cho giảm thiểu rủi ro
cho công tác khoan khi khoan qua gas hydates và
túi khí cũng như hiểu rõ hơn về đặc điểm thạch
học liên quan đến từng loại BSR.
Những đặc điểm này đã được công nhận rộng
rãi và xem như những tiêu chí để nhận biết loại
BSR, có thể tóm tắt lại như trong Bảng 1.
Tiêu chí đầu tiên dễ dàng nhận biết nhất là sự
khác biệt về pha phản xạ, BSR liên quan đến gas
hydate xuất hiện một cách rõ ràng với pha phản xạ
âm do tồn tại của khí tự do bên dưới gas hydrate
trong khi đó BSR liên quan đến diagenesis xuất
hiện kém rõ ràng hơn với pha phản xạ dương do
quá trình chuyển hóa opal A/opal CT.
Độ sâu của BSR cũng được sử dụng để phân
biệt 2 loại BSR. BSR liên quan đến gas hydrate
thường gia tăng độ sâu bên dưới đáy biển cùng với
sự gia tăng độ sâu nước biển (độ sâu bị khống chế
bởi điều kiện ổn định của gas hydate). Bên cạnh
đó, BSR liên quan đến diagenesis có độ sâu thường
không đổi dưới đáy biển hay thậm chí giảm dần
cùng với sự gia tăng độ sâu nước biển do quá trình
chuyển đổi sớm của opal tại áp suất lớn hơn. Nhìn
chung BSR liên quan đến quá trình diagenesis sẽ
tồn tại ở độ sâu lớn hơn BSR liên quan đến gas
hydate vì chúng xuất hiện ở nhiệt độ khoảng 35 -
50oC trong khi đó gas hydate không ổn định ở
nhiệt độ lớn hơn 25oC.
Nếu biết thành phần thạch học, thì đây cũng sẽ là
tiêu chí dùng để phân biệt được BSR loại gì. BSR
liên quan đến diagenesis chỉ xuất hiện tại các trầm
tích giàu silic để có thể xảy ra quá trình chuyển đổi
opal A/opal CT. Thêm vào đó, BSR liên quan đến
gas hydrate không tồn tại trong trầm tích
glacigenic debris flow hoặc rất mịn (Bunz và nnk,
2003).
Biên độ phản xạ địa chấn của hai loại BSR
cùng có sự thay đổi cường độ nhưng với những
nguyên nhân khác nhau. BSR liên quan đến gas
hydate có thể xuất hiện cùng với vùng phản xạ
trắng phía trên BSR do sự đông cứng của khối gas
Lê Ngọc Ánh /Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(3), 121-134 125
hydrate (Chand & Minshull, 2004) và gia tăng
biên độ phản xạ bên dưới BSR gây bởi khí tự do bị
nhốt bên dưới BSR.
Điều này tạo sự tương phản mạnh của trở
kháng và tạo BSR có biên độ mạnh. Ngược lại nếu
không có hoặc có không đáng kể lượng khí bị nhốt
dưới BSR, mặt BSR sẽ có biên độ yếu (Le và nnk,
2015). BSR liên quan đến quá trình diagenesis
cũng có sự thay đổi cường độ phản xạ như vậy,
liên quan chủ yếu đến sự phân bố của silic trong
trầm tích (Berndt và nnk, 2004).
3. BSR ‘kép’
Phản xạ kép BSRs (tồn tại hai mặt phản xạ BSR
tương đối song song với nhau) liên quan đến gas
hydate đã được phát hiện ở nhiều khu vực trên thế
giới tiêu biểu như ngoài khơi Oregon (Bangs và
nnk, 2005), Nankai slope (Foucher và nnk, 2002),
thềm lục địa Na Uy (Andreassen và nnk, 2000);
phía Tây biển Ross (Geletti and Busetti, 2011).
Những nghiên cứu này đã chỉ ra sự tồn tại của hai
mặt phản xạ BSR nằm ở các độ sâu khác nhau
(Hình 3 và Bảng 2).
Bảng 1: Dấu hiệu nhận biết BSR liên quan đến gas hydate và BSR liên quan đến quá trình diagenesis (theo
Berndt và nnk, 2004)
BSR liên quan đến gas hydate BSR liên quan đến quá trình diagenesis
Độ sâu
Tăng dần cùng với gia tăng mực nước
biển
Thường không thay đổi hoặc thậm chí giảm dần cùng với sự
gia tăng mực nước biển.
Thường nằm sâu hơn
Nhiệt độ < 25oC ~ 35oC - 50oC
Phản xạ Đảo pha, ngược với phản xạ đáy biển Cùng pha với phản xạ đáy biển
Thạch học
Không xuất hiện cùng với trầm tích hạt
rất mịn
Xuất hiện trong các trầm tích giàu silic để quá trình chuyển
đổi từ opal A sang opal CT diễn ra.
Hình 3. (a) Tuyến địa chấn dài 1,5km cắt qua đỉnh sườn dốc chứa gas hydate. BSRp song song và
đảo pha với đáy biển, cắt qua các phản xạ. BSRs nằm dưới BSRp khoảng 20m - 40m và gần như
song song với BSRp, có cùng pha với BSRp nhưng biên độ phản xạ yếu hơn và không liên tục. (b)
Mô hình địa chấn CMP tại vị trí 243 trên tuyến địa chấn (a) được xây dựng để biểu diễn mô hình
vận tốc và mật độ minh họa cho BSRp và BSRs (Bangs và nnk, 2005).
126 Lê Ngọc Ánh /Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(3), 121-134
Độ sâu phát hiện
dưới đáy biển (m)
Phân bố
Pha phản xạ so với
đáy biển
Ngoài khơi Oregon
BSR chính (BSRp) 120 - 150 diện rộng đảo pha
BSR phụ (BSRs) 140 - 190 diện rộng, song song với BSRp, phản xạ yếu hơn đảo pha
Phía Đông rìa lục địa Nankai - Nhật Bản
BSRp 40 - 200 diện rộng (phản xạ liên tục kéo dài đến 10km) đảo pha
BSRs 90 - 300
diện rộng (phản xạ rõ và liên tục, kéo dài đến 8 -
10km)
đảo pha
Thềm lục địa Na Uy
BSRp ~270 diện rộng đảo pha
BSRs 310 song song với BSRp, cục bộ cùng pha
Phía Tây Biển Ross, Antarctica
BSRp 400 - 600 phía Đông địa hào Discovery đảo pha
BSRs 550 - 750 song song dưới BSRp cùng pha
Ngoài mặt phản xạ chính (BSRprimary - BSRp)
nằm dưới bề mặt đáy biển, người ta còn phát hiện
mặt phản xạ phụ (BSRsecond - BSRs) nằm sâu hơn
bên dưới mặt BSR chính khoảng 20m - 100m. Mặt
phản xạ BSRp thường xuất hiện trên diện rộng,
biên độ phản xạ mạnh, có những đặc trưng cơ bản
của BSR. Trong khi đó, BSRs thường nằm sâu hơn,
biên độ phản xạ yếu hơn và cũng có những đặc
điểm giống với mặt mô phỏng đáy biển. Bằng
những phân tích chi tiết về đặc điểm của BSR,
nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cả hai đều là mặt
mô phỏng đáy biển (BSR). Tuy nhiên, mặt BSRp
đánh dấu giới hạn dưới của đới gas hydate ổn định
tại thời điểm hiện tại, trong khi đó BSRs được
Bảng 2. Tổng hợp các phát hiện BSR kép tiêu biểu từ các công trình công bố
Hình 4. Biểu đồ minh họa cho sự dịch chuyển của BSR (đáy của đới gas hydate ổn định). Đây là hệ
quả của việc thu nhỏ vùng gas hydrate ổn định do sự giảm áp suất tại đáy biển gây ra do kiến tạo
nâng lên hoặc mực nước biển giảm (hình trái) hoặc do đáy biển ấm lên (hình phải) (Foucher và
nnk, 2002; Bangs và nnk, 2005).
Lê Ngọc Ánh /Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(3), 121-134 127
xác định như là tàn dư để lại của đáy đới gas
hydate ổn định cổ. Những phân tích sâu hơn về
điều kiện nhiệt độ, áp suất tại đáy biển ngày nay
đều chỉ ra rằng BSRp được minh giải trên địa chấn
trùng khớp với độ sâu dự báo của BSR tính toán
được dựa báo biểu đồ cân bằng pha (Foucher và
nnk, 2002; Bangs và nnk, 2005).
Hầu hết các tác giả đều giải thích sự tồn tại của
hai mặt BSR liên quan đến sự bất ổn định nhiệt độ
đáy biển, gây ra bởi kiến tạo làm nâng cao địa hình
đáy biển hoặc gia tăng mực nước biển. Theo Bangs
và nnk (2005), BSRs có thể được hình thành trong
thời kỳ băng hà gần đây nhất (cách đây 18 nghìn
năm), khi đó đáy của đới gas hydate ổn định nằm
sâu hơn. Sự gia tăng nhiệt độ đáy biển khoảng
1,75oC - 2,25oC tương ứng với mực nước biển
nâng lên 120m có thể gây ra sự dịch chuyển của
BSR lên phía trên. BSRs được bảo tồn trong thời
gian ít nhất 5000 năm, là thời gian nhiệt độ đáy
biển ổn định sau mất cân bằng (ấm lên). Sự xuất
hiện của BSRs chỉ ra rằng các dòng khí CH4 dịch
chuyển rất chậm (tốc độ có thể nhỏ hơn 1m/1000
năm tại khu vực tồn tại BSRs). BSRs tồn tại ở những
nơi không có sự xuất hiện của đứt gãy có góc dốc
lớn, đới nứt nẻ và có tốc độ vận chuyển chất lưu
thấp. Nó biến mất tại những nơi tồn tại các đứt gãy
và nứt nẻ theo phương thẳng đứng tạo kênh dẫn
cho dòng chất lưu vận chuyển với tốc độ cao do đó
BSRs bị phá hủy nhanh chóng. Khí tự do tạo ra do
gas hydate mất ổn định và bị tan ra dịch chuyển
lên trên rất chậm do đó nó vẫn tồn tại bên dưới
đới gas hydrate ổn định (GHSZ) hoặc di thoát lên
trên theo đường dẫn là các đứt gãy hoặc hệ thống
nứt nẻ đi vào đới GHSZ và được tái tạo lại thành
gas hydate. Tại những khu vực quan sát thấy BSRs,
không có dấu hiệu của sự thoát khí vào đại dương
hay khí quyển chứng tỏ tốc độ di chuyển của khí
tại đây rất chậm. Giải thích cơ chế này của (Bangs
và nnk, 2005; Foucher và nnk, 2002) có thể được
minh họa bằng Hình 4.
Gas hydate mất ổn định kéo theo sự dịch
chuyển theo phương thẳng đứng của BSR, từ BSRs
đến BSRp, có thể do sự gia tăng nhiệt độ đáy biển
hoặc do các hiệu ứng tương tự như giảm áp suất
đáy biển (sự giảm mực nước biển) hoặc một pha
kiến tạo nâng lên đột ngột. Với nhiệt độ tăng 1-2oC,
quá trình dịch chuyển BSR đã có thể xảy ra.
Sawada and Handa. (1998) chỉ ra rằng nhiệt độ
đáy biển tại Nankai slope đã tăng 3-4oC trong 18
000 năm qua, phù hợp với sự phát hiện BSR kép
tại khu vực này.
BSR kép cũng được phát hiện tại thềm lục địa
Na Uy (Andreassen và nnk, 2000), phía Tây biển
Ross (Geletti and Busetti, 2011). Tuy nhiên sự
xuất hiện của BSRs có điểm khác biệt là lại có cùng
pha với phản xạ đáy biển và xuất hiện không phổ
biến bên dưới BSRp (Hình 5). Theo các tác giả này,
việc xuất hiện BSRs có thể đưa đến các giả thuyết
như: (1) đây là BSR cổ liên quan đến gas hydrate,
là tàn dư để lại do sự thay đổi nhiệt độ và áp suất
như đã trình bày ở trên, (2) BSRs này không liên
quan đến gas hdyate mà lên quan đến quá trình
diagenesis, (3) BSRs là đáy của gas hydate chứa
hỗn hợp khí chứ không phải chỉ có metan. Sự tồn
tại một lượng nhỏ các hợp phần HC nặng hơn khí
metan có thể làm đáy của đới gas hydate ổn định
Hình 5. Mặt cắt địa chấn cùng giếng khoan kỹ thuật minh họa sự xuất hiện của hai mặt phản
xạ BSR: BSRs và BSRp (phải); và mô hình đia chất ứng với BSRs và BSRp (trái) (Andreassen và
nnk, 2000).
128 Lê Ngọc Ánh /Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(3), 121-134
ở nhiệt độ lớn hơn dẫn đến xuất hiện thêm một
BSRs nằm sâu hơn so với trường hợp chỉ có khí
metan thuần khiết.
Giả thuyết (3) được xem là hợp lý nhất để giải
thích cho sự tồn tại của BSRs. Tài liệu giếng khoan
kỹ thuật (xem vị trí trên Hình 5) cho thấy vận tốc
truyền sóng bên dưới BSRs thấp (1,4km/s), do đó
có thể tồn tại khí tự do bên dưới BSRs. Sự tồn tại
của một vỉa khí mỏng ngay phía trên BSRs có thể
là nguyên nhân dẫn đến Busetti, 2011;
Andreassen và nnk, 2000). Sự tồn tại của khí tự do
bên dưới BSRs khớp với giả thuyết (3) trong khi
điều đó rất khó để giải thích cho 2 giả thuyết còn
lại. BSRs không đảo pha so với đáy biển (Geletti
and Thêm vào đó, biểu đồ cân bằng pha của gas
hydrate thay đổi cùng với sự thay đổi thành phần
khí (Sloan, 1990). Ứng với gradient địa nhiệt
50oC/km, nhiệt độ đáy biển là -1oC (độ sâu 960m),
khí chứa 100% metan đi theo biểu đồ 1 (đường
đứt), ứng với môi trường nước mặn cho ranh giới
BSRp (Hình 6). Cũng theo hình này, khí có hàm
lượng nặng hơn (96% metan, 3% etan, 1%
propan) sẽ đi theo biểu đồ 2 ứng với môi trường
nước ngọt cho ranh giới BSRs nằm sâu hơn.
Do đó giả thuyết (3) được xem hợp lý nhất để giải
thích cho sự tồn tại của BSRs, đánh dấu đáy của đới
gas hydrate ổn định. Thành phần khí của đới gas
hydrate này là hỗn hợp khí metan cùng một lượng
nhỏ các thành phần nặng (Andreassen và nnk,
2000).
4. Phát hiện BSR liên quan đến gas hydrate
ngoài khơi Cameroon
Nghiên cứu minh giải tài liệu địa chấn trên
diện tích khoảng 1500km2, ngoài khơi Cameroon
(độ sâu nước biển 940m - 1750m) đã chỉ ra sự tồn
tại của BSR trên diện rộng và liên tục (350km2),
cách đáy biển từ 104m đến 250m BSR có các đặc
trưng như cùng biên độ với phản xạ đáy biển,
tương đối song song với đáy biển, cắt qua với các
phản xạ trầm tích, gia tăng độ sâu cùng với sự gia
tăng mực nước biển (Hình 1).
Tại khu vực nghiên cứu không có sự xuất hiện
của BSR kép, chỉ tồn tại duy nhất một BSR. Nhiều
bằng chứng chứng minh cho hướng mình giải BSR
liên quan đến gas hydate. Điều đầu tiên là BSR đảo
pha so với phản xạ đáy biển, tiếp đến là sự xuất
hiện rất nhiều cột khí (chimney) và vết lõm đáy
biển (pockmark) (Hình 7). Thêm vào đó, BSR liên
quan đến gas hydrate đã được phát hiện ở nhiều
khu vực xung quanh và nhiều nơi ở Tây phi như
thềm lục địa Niger (Hovland và nnk, 1997; Brooks
và nnk, 2000), Nigeria (Sultan và nnk, 2010),
Equatorial Guinea (Pilcher and Argent, 2007),
lower Congo basin (Gay và nnk, 2007), lower
Kwanza Basin (Serie và nnk, 2012), Namibia
(Swart, 2009).
Hầu hết các cột khí đều kết thúc tại bề mặt đáy
biển và để lại các pockmark minh chứng cho hoạt
Hình 6. Biểu đồ cân bằng pha cho metan hydate (vùng bôi mầu) và cho hydrate có thành phần
khác nhau (đường 2-4) xây dựng theo Sloan (1990). Nhiệt độ đáy biển 50oC/km, nhiệt độ đáy
biển là -1oC và gradient địa nhiệt là 50oC/km thu được từ giếng khoan kỹ thuật trên Hình 5
(Andreassen và nnk, 2000).
Lê Ngọc Ánh /Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(3), 121-134 129
động phụt khí đang xảy ra hoặc xảy ra gần đây. Các
cột khí này có thể được tạo ra do dị thường áp xuất
cao tại các thân cát dạng dòng chảy cổ bị chôn vùi
dưới sâu (hàng km) hoặc bắt nguồn từ đới dị
thường áp suất cao nằm nông hơn, ngay bên dưới
GHSZ.
Do đó, các cột khí phát hiện được có chiều dài
từ vài trăm mét đến cả nghìn mét (Le và nnk,
2015). Khí được cho là được di chuyển từ dưới
sâu, đi vào đới GHSZ và tạo gas hydrate. Tuy nhiên,
cũng không thể loại trừ khả năng có sự tham gia
của khí sinh học vào thành phần gas hydrate.
Dị thường BSR phát hiện được tại các khe
rãnh trên bề mặt đáy biển. Nó có độ sâu nhỏ hơn
(nông hơn) so với BSR xung quanh (Hình 8b). BSR
tồn tại ở khu vực khe rãnh về lý thuyết có độ sâu
mực nước biển lớn sẽ phải nằm sâu hơn BSR bên
ngoài khe rãnh. Tuy nhiên, BSR lại được phát hiện
nằm nông hơn so với BSR ở các vị trí xung quanh
từ 90m đến 110m. Trên đồ thị biểu diễn mối quan
hệ giữa độ sâu nước biển và độ sâu BSR bên dưới
mực nước biển (Hình 8a), hầu hết số liệu tập trung
thể hiện mối quan hệ tuyến tính. Tuy nhiên, xuất
hiện dị thường tại độ sâu BSR từ 1600ms đến
1900ms. Khi biểu diễn riêng số liệu của BSR tại vị
trí khe rãnh (Hình 8d) thì thấy rõ ràng chính các
giá trị BSR tại đây gây ra dị thường trên đường xu
thế chung. Dị thường BSR tại khe rãnh có thể do
sự xuất hiện của các cột khí và vết lõm đáy biển
phát triển với mật độ lớn tại đây làm gia tăng nhiệt
độ và ảnh hưởng đến sự ổn định của GHSZ.
Minshull and Keddie (2010) cũng chỉ ra rằng mối
quan hệ giữa độ sâu của BSR và độ sâu mực nước
biển thường là mối quan hệ tuyến tính, dị thường
xảy ra khi xuất hiện các cột khí hoặc dị thường về
địa nhiệt.
Dickens and Quinby-Hunt (1997) and Sloan
(2003) chỉ ra rằng với sự thay đổi của 1% độ mặn
và 100m độ sâu đáy biển sẽ chỉ làm thay đổi độ sâu
của BSR ~1,5m và ~5m tương ứng. Nhưng với
gradient địa nhiệt chỉ thay đổi 1oC cũng sẽ làm BSR
dịch chuyển đến 15m. Giả thiết ở đây chỉ đánh giá
về tác động của sự thay đổi nhiệt độ, thì sự nâng
lên của BSR có thể là do nhiệt độ tại vị trí này cao
hơn ~7oC so với nhiệt độ khu vực. Vai trò của nhiệt
độ đối với độ sâu của BSR càng rõ ràng hơn khi
Hornbach và nnk (2008) tính toán ảnh hưởng của
hai quá trình bào mòn và trầm tích đối với sự ổn
định của gas hydrate. Kết quả tính toán trùng
khớp với nhận định của Dickens and Quinby-Hunt
(1997). BSR có thể sẽ nằm sâu hơn nếu tốc độ
trầm tích lớn hơn quá trình truyền nhiệt dẫn đến
trầm tích ‘lạnh’ hơn bình thường và BSR sẽ có thể
tồn tại sâu hơn. Ngược lại, BSR có thể tồn tại
Hình 7. Ví trí khu vực nghiên cứu (trái); và bản đồ góc dốc của đáy biển kết hợp biểu diễn
cùng với diện phân bố BSR trên khu vực nghiên cứu (phải). Pockmark xuất hiện khá
nhiều trên đáy biển, tại khu vực có BSR và gần kề đó.
130 Lê Ngọc Ánh /Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(3), 121-134
nông hơn nếu nằm ở khu vực đang bị bào mòn
mạnh. Trong trường hợp này nhiệt độ trầm tích sẽ
cao hơn nhiệt độ ở xung quanh và BSR sẽ nằm ở
độ sâu nhỏ hơn.
BSR nằm nông hơn bình thường cũng đã
được phát hiện chủ yếu ở những khu vực sạt lở
như Nankai Trough (Martin và nnk, 2004),
Storegga Slide (Berndt và nnk, 2005). Sự phụt khí
tạo pockmark ở khu vực nghiên cứu có kích thước
lớn (lên đến 0,4km×1,5km) cho thấy khu vực đang
có sự bất ổn về nhiệt độ. Dòng nhiệt từ dưới sâu
trực tiếp đi lên tạo các cột khí sẽ làm gia tăng nhiệt
độ cục bộ và làm thay đổi độ sâu của BSR. BSR
quan sát được tại khu vực khe rãnh (nơi có dòng
nhiệt hoạt động) do đó sẽ nông hơn BSR xung
quanh.
BSR liên quan đến gas hydrate được phát
hiện trên 1/3 diện tích nghiên cứu (~350km2), với
độ sâu mực nước biển từ 940m đến 1750m, gia
tăng độ sâu với sự gia tăng độ sâu nước biển. Sự
xuất hiện của BSR trên diện rộng chứng tỏ một
lượng lớn khí đã dịch chuyển và đới gas hydrate
ổn định và chuyển thành hydrate. Phát hiện dị
thường BSR (BSR bị nâng lên) tại khu vực khe
rãnh có thể là do tăng nhiệt độ cục bộ gây ra bởi
sự phụt khí. Tại những vị trí này, không có dấu
hiệu của tàn dư BSR (BSRs), chứng tỏ khí tự do tạo
ra do gas hydrate mất ổn định và bị tan ra dịch
chuyển lên trên với tốc độ khá nhanh xóa hết dấu
vết của BSRs. Đây là những minh giải bước đầu
dựa vào tài liệu địa chấn. Cần thiết củng cố độ tin
cậy bằng tài liệu giếng khoan khi khu vực được
triển khai các giếng khoan tìm kiếm.
5. Thách thức còn tồn tại trong công tác thăm
dò gas hydrate
Phát hiện BSR liên quan đến gas hydrate tại
khu vực nghiên cứu cùng với các dấu hiệu thoát
khí đáy biển chứng minh cho sự tồn tại một hệ
thống dầu khí hoạt động tại đây. BSR trải dài trên
diện rộng và liên tục phản ảnh tiềm năng lớn về
gas hydrate khu vực ngoài khơi Cameroon. Tuy
nhiên, sự tồn tại của GHSZ hay BSR không phải lúc
nào cũng tuân theo quy luật chung của biểu đồ
Hình 8. (a) biểu diễn mối quan hệ giữa độ sâu nước biển và độ sâu BSR bên dưới mực nước biển; (b)
mặt cắt địa chấn qua khe rãnh nơi phát hiện dị thường BSR; (c) bản đồ phân bố của BSR (đường bao
màu đỏ) và BSR tại khe rãnh được sử dụng để biểu diễn mối quan hệ giữa độ sâu nước biển và độ sâu
BSR bên dưới mực nước biển (d).
Lê Ngọc Ánh /Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(3), 121-134 131
cân bằng pha. Nó sẽ liên quan chặt chẽ đến yếu tố
địa chất và cũng như chế độ địa nhiệt tại từng khu
vực cụ thể. Do đó khi đánh giá tiềm năng gas
hydrate, rất cần phải xác định chính xác (1) loại
BSR và (2) sự phân bố của BSR theo diện và theo
chiêu sâu, để xác định chính xác thể tích gas
hydrate.
Khi nguồn tài liệu chưa phong phú, nhất là ở
giai đoạn tìm kiếm thăm dò, địa chấn vẫn là tài liệu
chủ lực để đánh giá triển vọng về gas hydate. BSR
liên quan đến gas hydrate được coi như dấu hiệu
trực tiếp để nhận biết sự tồn tại của gas hydrate.
Tuy nhiên việc nhận diện đúng và chính xác sự tồn
tại của BSR đã khó, việc nhận biết là BSR đó liên
quan đến gas hydate, diagenesis còn khó hơn. Một
trong những dấu hiệu hiển nhiên để xác định BSR
là thường cắt qua phản xạ trầm tích, tuy nhiên tại
những nơi địa hình dốc, trầm tích tương đối song
song với đáy biển, dấu hiệu này rất khó xác định.
Cộng với sự xuất hiện của BSR kép làm việc minh
giải càng trở lên phức tạp hơn bao giờ hết.
BSR thường chính là đáy của đới gas hydrate
ổn định, xác định bởi điều kiện nhiệt độ và áp suất
nhất định. Các quá trình địa chất như gia tăng
nhiệt độ đáy biển, gia tăng mực nước biển hay sự
nâng lên do kiến tạo sẽ làm thay đổi điều kiện
nhiệt độ, áp suất (P-T) và làm thay đổi chiều dày
của đới gas hydrate ổn định hay nói cách khác là
độ sâu của BSR. Dẫn đến sự xuất hiện của 2 BSR
tại cùng một vị trí, tương đối song song với nhau.
Để xác định được BSR nào là đáy của đới gas
hydrate tại thời điểm hiện tại, cần nghiên cứu cụ
thể điều kiện nhiệt - áp, kiến tạo khu vực, so sánh
với độ sâu BSR xác được trên cơ sở tính toán từ
công thức thực nghiệm để có thể rút ra kết luận
cho sự dịch chuyển của BSR và tàn dư để lại của
nó.
BSRs không phải lúc nào cũng là BSR tàn dư.
Khi nó cùng pha với phản xạ đáy biển thì lúc đó sự
xuất hiện của BSRs cũng là BSR hiện tại hay nói
cách khác, cả BSRs và BSRp đều là BSR đang hoạt
động. Khi đó BSRp ứng với đáy của đới metan
hydrate ổn định thì BSRs nằm sâu hơn, ứng với đáy
của đới hỗn hợp khí metan và các hợp phần nặng
hơn.
Ở đây tác giả đã tổng hợp và đưa ra những đặc
điểm nhận dạng cho từng loại BSR và giải thích cơ
chế hình thành cho chúng, cũng như đưa ra những
nhận định cụ thể cho một trường hợp BSR phát
hiện ngoài khơi Cameroon. Nhận diện BSR trên tài
liệu địa chấn và xác định loại BSR liên quan đến
gas hydrate còn có thể gặp nhiều khó khăn do địa
chất đa dạng và phức tạp của từng khu vực. Tuy
nhiên khi nghiên cứu một khu vực cụ thể, cần hợp
rất nhiều tài liệu như: địa chấn, địa vật lý, địa hóa,
địa chất khu vực,... Đặc biệt tại những khu vực BSR
xuất hiện phức tạp, khó nhận biết hoặc BSR kép,
việc minh giải BSR cần hết sức thận trọng để giảm
thiểu rủi ro trong tìm kiếm thăm dò gas hydrate.
6. Kết luận
Mặt phản xạ mô phỏng đáy biển (BSR)
thường được biết đến liên quan đến gas hydrate.
Tuy nhiên BSR còn có thể được hình thành do quá
trình diagenesis khi chuyển hóa opalA/opalCT.
Đặc điểm địa chấn của 2 loại BSR này là giống
nhau. Tuy nhiên BSR tạo bởi quá trình diagenesis
liên quan chủ yếu đến đá trầm tích giàu silic và
xuất hiện ở độ sâu lớn hơn.
BSR còn có thể xuất hiện ở dạng BSR kép,
rất phức tạp. Do đó khi nghiên cứu BSR để đánh
giá tiềm năng gas hydrate cần hết sức chi tiết và tỉ
mỉ, tránh nhầm lẫn dẫn đến đánh giá sai triển
vọng.
Nghiên cứu thực tế ngoài khơi Cameroon chỉ
ra rằng BSR liên quan đến gas hydrate trải rộng và
liên tục trên diện tích ~350km2. Sự xuất hiện của
BSR trên diện rộng chứng tỏ tiềm năng lớn về gas
hydrate tại đây. Dị thường BSR (BSR bị nâng lên)
được phát hiện tại nhưng nơi xuất hiện các cột khí
và pockmark. Đây cũng chính là nguyên nhân gây
dị thường nhiệt độ do khí được dịch chuyển từ
dưới lên làm tăng nền nhiệt cục bộ, và đáy của đới
gas hydrate ổn định (BSR) phải dịch chuyển lên
trên để thiết lập lại trạng thái cân bằng mới.
Lời cảm ơn
Tác giả xin được cảm ơn sự trao đổi, góp ý về
chuyên môn của giáo sư Mads Huuse và những
góp ý, chỉnh sửa của hai vị phản biện cho bài báo
có chất lượng tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn.
Tài liệu tham khảo
Andreassen, K., Hart, P.E., Grantz, A., 1995. Seismic
studies of a bottom simulating refection
related to gas hydrate beneath the continental
margin of the Beaufort Sea. J. Geophys. Res 100,
12659-12673.
132 Lê Ngọc Ánh /Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(3), 121-134
Andreassen, K., Mienert, J., Bryn, P. and Singh, S.C.,
2000. A double gas‐hydrate related bottom
simulating reflector at the Norwegian
continental margin. Annals of the New York
Academy of Sciences 912(1), pp.126-135.
Bangs, N.L., Musgrave, R.J. and Tréhu, A.M., 2005.
Upward shifts in the southern Hydrate Ridge
gas hydrate stability zone following postglacial
warming, offshore Oregon. Journal of
Geophysical Research: Solid Earth, 110(B3).
Berndt, C., 2005. Focused fluid flow in passive
continental margins. Philos. Trans. R. Soc. A
Math. Phys. Eng. Sci. 363, 2855.
Berndt, C., Bünz, S., Clayton, T., Mienert, J.,
Saunders, M., 2004. Seismic character of
bottom simulating reflectors: examples from
the mid-Norwegian margin. Mar. Pet. Geol. 21,
723-733.
Brooks, J.M., Bryant, W.R., Bernard, B.B., Cameron,
N.R., 2000. The nature of gas hydrates on the
Nigerian continental slope. Ann. N. Y. Acad.
Science 912, 76-93.
Bünz, S., Mienert, J., & Berndt, C., 2003. Geological
controls on the Storegga gas-hydrate system of
the mid-Norwegian continental margin. Earth
and Planetary Science Letters 209(3-4), 291-
307.
Chand, S., & Minshull, T. A., 2003. Seismic
constraints on the effects of gas hydrate on
sediment physical properties and fluid flow: a
review. Geofluids 3, 275-289.
Delisle, G., Beiersdorf, H., Neben, S., Steinmann, D.,
1998. The geothermal field of the north
Sulawesi accretionary wedge and a model on
BSR migration in unstable depositional
environments. In: Henriet, J.-P., Mienert, J.
(Eds.), Gas Hydrates: Relevance to World
Margin Stability and Climate Change. Geo. Soc.
London Spec. Publ. 137, 267-274.
Foucher, J.P., Nouzé, H. and Henry, P., 2002.
Observation and tentative interpretation of a
double BSR on the Nankai slope. Marine
Geology 187(1), pp.161-175.
Gay, A., Lopez, M., Berndt, C., Seranne, M., 2007.
Geological controls on focused fluid flow
associated with seafloor seeps in the Lower
Congo Basin. Marine Geology 244, 68-92.
Geletti, R. and Busetti, M., 2011. A double bottom
simulating reflector in the western Ross Sea,
Antarctica. Journal of Geophysical Research:
Solid Earth 116(B4).
Grutzner, J., & Mienert, J., 1999. Physical property
changes as a monitor of pelagic carbonate
diagenesis; an empirically derived diagenetic
model for Atlantic Ocean basins. American
Association of Petroleum Geologists Bulletin
83(9), 1485-1501.
Hein, J. R., D. W. Scholl, J. A. Barron, M. G. Jones, and
J. Miller, 1978. Diagenesis of late Cenozoic
diatomaceous deposits and formation of the
bottom simulating reflector in southern Bering
Sea, Sedimentology 25, 155-181.
Hornbach, M.J., Saffer, D.M., Holbrook, W.S., Van
Avendonk, H.J.A., Gorman, A.R., 2008. Three-
dimensional seismic imaging of the Blake
Ridge methane hydraterovince: evidence for
large, concentrated zones of gas hydrate and
morphologically driven advection. J. Geophys.
Res. 113 (B7), 15. B07101.
Hovland, M., Gallagher, J.W., Clennell, M.B.,
Lekvam, K., 1997. Gas hydrate and free gas
volumes in marine sediments: example from
the Niger Delta front. Mar. Pet. Geol. 14, 245-
255.
Kastner, M., Keene, J. B., & Gieskes, J. M., 1977.
Diagenesis of siliceous oozes-I. Chemical
controls on the rate of opal-A to opal-CT
transformation an experimental study.
Geochimica et Cosmochimica Acta, 41, 1041-
1059.
Kuramoto, S., Tamaki, K., Langseth, M.G., Nobes,
D.C., Tokuyama, H., Pisciotto, K.A., Taira, A.,
1992. Can Opal-A/Oap-CT BSR be an indicator
of the thermal structure of the Yamamoto
Basin, Japan Sea? In K. Tamaki, K. Suyehiro, J. F.
Allan, M. McWilliams, & Shipboard Scientific
Party (Eds.), Proceedings of the Ocean Drilling
Program Scientific Results. College Station, TX:
Ocean Drilling Program, pp. 1145-1156.
Le A.N., Huuse M., Redfern J., Gawthorpe R.L. and
Irving D., 2015. Seismic characterization of a
Bottom Simulating Reflection (BSR) and
Lê Ngọc Ánh /Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(3), 121-134 133
plumbing system of the Cameroon margin,
offshore West Africa. Marine and Petroleum
Geology 68, 629-647.
MacKay, M.E., Jarrard, R.D., Westbrook, G.K.,
Hyndman, R.D., 1994. Origin of bottom-
simulating refectors: geophysical evidence
from the Cascadia accretionaryprism. Geology
22, 459-462.
Martin, V., Henry, P., Nouze, H., Noble, M., Ashi, J.,
Pascal, G., 2004. Erosion and sedimentation as
processes controlling the BSR-derived heat
flow on the Eastern ankai margin. Earth Planet.
Sci. Lett. 222 (1), 131e144.
Miller, J. J., M. W. Lee, and R. von Huene (1991), An
analysis of a seismic reflection from the base of
the gas hydrate zone, offshore Peru, AAPG
Bull., 75, 910- 924.
Miller, J.J., Lee, M.W., von Heune, R., 1991. An
analysis of a seismic refection from the base of
a gas hydrate zone, off-shore Peru. Am. Assoc.
Pet. Geol. Bull 75, 910-924.
Minshull, T.A., Keddie, A., 2010. Measuring the
geotherm with gas hydrate bottom simulating
reflectors: a novel approach using three-
dimensional seismic data from the eastern
Black Sea. Terra Nova 22, 131e136.
Paull, C.K., Matsumoto, R., Wallace, P.J. and 25
others, 1996. Proc. ODP Init. Rep. 164, 623 pp.
Pecher, I. A., Minshull, T. A., Singh, S. C., & von
Huene, R., 1996. Velocity structure of a bottom
simulating reflector offshore Peru. Earth and
Planetary Science Letters 139, 459-469.
Pilcher, R., Argent, J., 2007. Mega-pockmarks and
linear pockmark trains on the West African
continental margin. Marine Geology 244, 15-
32.
Sawada, K., Handa, N., 1998. Variabilityof the path
of the Kuroshio ocean current over the past 25
000 years. Nature 392, 592-594.
Serie C., Huuse, M., Schødt, N.H., Brooks, J.M. and
Williams, A., 2016. Subsurface fluid flow in the
deep‐water Kwanza Basin, offshore
Angola. Basin Research 29 (2), 149-179.
Serie, C., Huuse, M., Schødt, N.H., 2012. Gas
hydrate pingoes: deep seafloor evidence of
focused fluid flow on continental margins.
Geology 5.
Singh, S. C., Minshull, T. A., & Spence, G. D., 1993.
Velocity structure of a gas hydrate reflector.
Science 260(5105), 204-207.
Sloan, E. D., 1990, Clathrate Hydrates of Natural
Gases, 1st ed., Marcel Dekker, New York, 641
pp
Sultan, N., Marsset, B., Ker, S., Marsset, T., Voisset,
M., Vernant, A.-M., Bayon, G., Cauquil, E.,
Adamy, J., Colliat, J., 2010. Hydrate dissolution
as a potential mechanism for pockmark
formation in the Niger delta. J. Geophys. Res.
Solid Earth (1978-2012) 115.
Swart, R., 2009. Hydrate Occurrences in the
Namibe Basin, Offshore Namibia. In: Geological
Society London Special Publications vol. 319
(1), pp. 73-80.
Tinivella, U., Lodolo, E., Camerlenghi, A., Boehm,
G., 1998. Seismic tomographystudyof a bottom
simulating refector of the South Shetland
Islands (Antarctica). In: Henriet, J.-P., Mienert,
J. (Eds.), Gas Hydrates: Relevance to World
Margin Stabilityand Climate Change. Geo. Soc.
London Spec. Publ. 137, 141-151.
134 Lê Ngọc Ánh /Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(3), 121-134
ABSTRACT
Analysising the existence of bottom simulating reflector (BSRs), the
challenging in gas hydrate exploration
Anh Ngoc Le1
1 Oil and Gas Falculty, University of Mining and Geology, Vietnam
Bottom Simulating Reflections (BSRs) are characterized as sub-parallel to the seafloor, reversed
apparent polarity and cross-cut sedimentary strata. BSR is classified into 2 types, gas hydate-related
BSR and diagenesis-related BSR: (i) Gas hydrate related BSR are distinctive, commonly used to
recognize the occurrence of gas hydrate, caused by free gas at the base of the pressure- and
temperature-dependent gas hydrate stability zone; (ii) diagenesis-related BSR is possibly caused by
the diagenetic transition from opal A to opal CT. In addition, the double BSRs have been documented.
They are sub-parallel to each other, BSRp above and BSRs below. The BSRp was shown to have all
characteristic properties of an active methane hydrate BSR, BSRs could be a hydrate BSR formed from
a mixture of gases or that it could be a residual BSR when P-T condition changes. These double BSRs
may offer clues to the dynamics of hydrates by potentially revealing the response of gas hydrates to
changing P-T conditions, and the potential for release of methane. Investigating gas hydrate potential
needs to done with care to avoid confusion between BSR types and the mechanism that forms them,
leading to over or under estimating gas hydrate potential. A case study of the BSR in the Cameroon
continental slope reveals a widespread of the BSR of c. 350km2. The BSR is associated with number
of pockmarks and pipes. The dynamic nature of BSR is supposed to be mainly driven by the role of
temperate caused by the fluid movement into shallower, resulting in increasing local temperature as
well as pipes and pockmarks observed. The base of hydrate stability shifts upward to establish the
new hydrate stability condition.
Key words: gas hydrate, gas hydrate related BSR, gas hydrate related diagenesis, double BSR.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_dien_su_ton_tai_cua_mat_mo_phong_day_bien_bsr_nhung_tha.pdf