Như vậy nhu cầu, nguyện vọng của các hộ
nông dân tỉnh Thái Nguyên về công tác
khuyến nông tỉnh trong thời gian tới chủ yếu
là các lĩnh vực về trông trọt, chăn nuôi và lâm
nghiệp, những vấn đề cụ thể là: kỹ thuật thâm
canh tăng năng suất và phòng trừ sâu bệnh
cho các loại cây trồng và vật nuôi. Bên cạnh
đó cũng nên quan tâm đến các kiên thức về
kinh tế thị trường và nuôi trồng thủy sản.
Mặt khác qua tham khảo các chuyên gia, các
hộ nông dân và kinh nghiệm các địa phương,
để thực hiện tốt các chương trình khuyến
nông cần giải quyết một số vấn đề sau:
Về phương pháp tiếp cận, sử dụng các
phương pháp tiếp cận qua hệ thống đội ngũ
cán bộ khuyến nông đang được nông dân
hưởng ứng cao.
Về hình thức tổ chức nên triển khai khai
thực hiện chủ chương xã hội hóa công tác
khuyến nông theo tinh thần Nghị định 56
của Chính phủ.
Về nguồn vốn thực hiện xã hội hóa nhưng
trước mắt nguồn vốn cơ bản vẫn là nguồn vốn
từ ngân sách Nhà nước và nguồn vốn huy
động từ các tổ chức nước ngoài.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 166 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyện vọng của hộ nông dân Thái Nguyên về công tác khuyến nông đến năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hà Quang Trung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 64(02): 35 - 39
35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
NGUYỆN VỌNG CỦA HỘ NÔNG DÂN THÁI NGUYÊN
VỀ CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG ĐẾN NĂM 2012
Hà Quang Trung Nguyễn Thị Thắc, Dương Quỳnh Liên, Lương Sỹ Ước
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Trong thời gian qua tỉnh Thái Nguyên cũng đã đạt đƣợc nhiều thành tựu về phát triển kinh tế xã
hội, tăng trƣởng kinh tế cao, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện, an sinh xã hội ổn định, đặc biệt là
sự phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn. Đánh giá nhu cầu và nguyện vọng của các hộ nông dân
về công tác khuyến nông từ đó xây dựng chiến lƣợc, nội dung và phƣơng pháp tiếp cận cho công
tác khuyến nông của tỉnh là cần thiết và quan trọng. Nhu cầu, nguyện vọng về công tác khuyến
nông của các hộ nông dân hiện nay rất đa dạng và phong phú cả về nội dung, hình thức và cách
tiếp cận. Những kết quả đánh giá nhu cầu, nguyện vọng của các hộ nông dân về công tác khuyến
nông đã góp phần bổ sung cở lý luận và thực tiễn cho định hƣớng các chƣơng trình, dự án khuyến
nông tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.
Keywors: Nhu cầu, nguyện vọng, hộ nông dân, mở rộng, Thái Nguyên
*ĐẶT VẤN ĐỀ
Thái Nguyên là một tỉnh nằm ở khu vực trung
du và miền núi phía Bắc, tiếp giáp với các
tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà
Nội và Bắc Giang. Tổng diện tích đất tự nhiên
của tỉnh là 353.435,20 Ha, trong đó đất nông
nghiệp là 276.197, 07 ha chiếm 78, 15%.
Toàn tỉnh đƣợc chia thành 09 đơn vị gồm 01
thành phố, 01 thị xã và 07 huyện với 180 xã,
phƣờng và thị trấn. Dân số của tỉnh năm 2008
là 1.150 000 ngƣời, trong đó dân số sống ở
khu vực nông thôn là 868.254 ngƣời chiếm
75,50 %. Tổng số lao động là 666.903 ngƣời,
trong đó lao động nông lâm nghiệp là 421.731
ngƣời chiếm 63,24 %. Hệ thống khuyến nông
tỉnh Thái Nguyên ra đời sớm và đi vào hoạt
động có hiệu quả góp phần đáng kể vào sự
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên
để nắm bắt đƣợc nhu cầu nguyện vọng của
các hộ nông dân về nhu cầu trong công tác
khuyến nông, thực hiện quy trình xây dựng kế
hoạch khuyến nông từ dưới lên, từ đó có các
chƣơng trình khuyến nông phù hợp và tổ chức
thực hiện hiệu quả hơn là vấn đề hết sức quan
trọng và cần thiết.
*
Tel: 0983640154
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khi xác định đối tƣợng nghiên cứu là các hộ
nông dân tỉnh Thái Nguyên, với địa bàn có 9
đơn vị hành chính, đƣợc chia thành 3 vùng
vùng nông thôn và khu vực đô thị. Chúng tôi
đã chọn 3 huyện đại diện cho 3 vùng của khu
vực nông thôn là: Định Hóa (vùng cao), Đồng
Hỷ (vùng bán sơn địa), Phú Bình (vùng thấp).
Trên địa bàn mỗi huyện chọn 3 xã đại diện cho
3 vùng của huyện, sau đó tại mỗi xã chọn 30
hộ để điều tra. Tổng số hộ điều tra là 270 hộ.
Nội dung điều tra là sự đánh giá của các hộ
nông dân về hoạt động khuyên nông, nhu cầu,
nguyện vọng của nông dân về công tác
khuyến nông trong thời gian tới. Tổng hợp số
liệu theo phƣơng pháp phân tổ thống kê, có sử
dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu.
Phƣơng pháp phân tích số liệu: áp dụng các
phƣơng pháp phân tích truyền thống nhƣ so
sánh số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân.
Ngoài ra còn sử dụng các phƣơng pháp phân
tích định lƣợng khác.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
VÀ THẢO LUẬN
Tình hình triển khai các chương trình
khuyến nông tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh có mô hình
công tác khuyến nông sớm nhất tại Việt nam
thông qua các dự án của tổ chức SIDCE và
Hà Quang Trung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 64(02): 35 - 39
36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
SNV, nhiều loại hình tổ chức khuyến nông
đƣợc ra đời và đi vào hoạt động có hiệu quả.
Tuy nhiên, sau khi kết thúc các chƣơng trình
này hệ thống các tổ chức khuyến nông trên
cũng thu hẹp lại một cách đáng kể. Đƣợc sự
quan tâm của các tổ chức chính quyền và
đoàn thể hằng năm một số chƣơng trình dự án
khuyến nông đƣợc triển khai, kết quả thể hiện
trên bảng số 01.
Bảng 01: Số lƣợng các chƣơng trình khuyến nông giai đoạn 2004-2008
Nội dung
Số chương trình Trung bình
năm
TĐPTBQ
(%) 2004 2005 2006 2007 2008
Trồng trọt 7 8 8 9 6 7,6 96,61
Chăn nuôi 4 5 7 6 11 6,6 128,78
Lâm nghiệp 5 5 5 5 2 4,4 79,53
Khuyến công 2 1 2 2 2 1,8 100,00
Tổng số 18 19 22 22 21 20,4 103,93
Nguồn: Trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Nguyên
Giai đoạn 2004-2008, khuyến nông Thái
Nguyên tổ chức và xây dựng đƣợc 81 mô
hình. Số lƣợng, quy mô các mô hình đƣợc
triển khai chịu ảnh hƣởng lớn từ nguồn kinh
phí đƣợc hỗ trợ.
- Các mô hình tập trung ở lĩnh vực trồng trọt
chiếm tỷ lệ lớn nhất. Điều này là hoàn toàn
phù hợp với cơ cấu nông lâm ngƣ nghiệp của
tỉnh và chƣơng trình của khuyến nông quốc
gia. Đó là các mô hình: chuyển giao tiến bộ
kỹ thuật trong sản xuất ngô, lúa lai; Mô hình
chuyển giao TBKT để chuyển đổi cơ cấu cây
trồng mùa vụ (tăng thêm 01 vụ ngô, đậu
tƣơng, khoai tây trên chân đất bỏ hóa hoặc
trên chân đất 2 lúa; chuyển một phần diện tích
cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả
hoặc cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao
hơn); Mô hình về cây ăn quả, cây công
nghiệp dài ngày (chủ yếu là cây chè). Điều
này là hoàn toàn phù hợp với cơ cấu nông lâm
ngƣ nghiệp của tỉnh và chƣơng trình của
khuyến nông quốc gia.
- Mô hình về chăn nuôi: Chăn nuôi
một số giống gà lông màu (Tam Hoàng,
Lƣơng Phƣợng), Sind hóa đàn bò địa
phƣơng, chăn nuôi bò theo hƣớng kiêm dụng
thịt, sữa; Chuyển giao TBKN nhằm cải tiến
chất lƣợng đàn lợn theo hƣớng “nạc hóa”.
- Mô hình lâm nghiệp: Thực hiện các
chƣơng trình trồng tre măng Bát độ; cây
nguyên liệu giấy nhƣ bạch đàn lai, keo lai;
cây rừng đặc sản nhƣ trám trắng, trám đen;
Các giống cây lấy gỗ: Lát hoa, lát Mehico;
Chƣơng trình trồng cây nhân dân, chƣơng
trình 661.
- Mô hình về khuyến công: Bao gồm
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong bảo quản,
chế biến nông lâm sản, cơ điện nông nghiệp,
ngành nghề nông thôn. Đây là nội dung chiếm
tỷ lệ ít nhất trong hoạt động xây dựng mô
hình của khuyến nông Thái Nguyên, lý do là
kinh phí cho khuyến công đƣợc phân bổ có
hạn, việc xây dựng mô hình khuyến công đòi
hỏi đầu tƣ chi phí cao, thƣờng phải thuê
chuyên gia bên ngoài. Mặt khác nội dung
khuyến công đặc biệt là việc phát triển các
ngành nghề nông thôn chƣa đƣợc UBND tỉnh
bổ sung vào hoạt động của hệ thống khuyến
công.
Các chƣơng trình, dự án khuyến nông
đƣợc triển khai trên địa bàn đã nhận đƣợc sự
đánh giá cao của cán bộ khuyến nông và các
hộ nông dân trên địa bàn. Tổng hợp ý kiến
đánh giá đƣợc thể hiện qua bảng 02.
Bảng 2: Đánh giá tác động của các chính sách hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông
TT Chính sách
Mức độ tác động đến hoạt động khuyến nông (%)
Mạnh Trung bình Yếu
1 Giao đất giao rừng 75,12 24,88 0,00
2 Miễn thuế nông nghiệp 36,44 60,16 3,40
3 Trợ giá giống cây, con giống 51,25 40,11 8,64
4 Trợ giá phân bón 40,45 57,51 3,04
Hà Quang Trung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 64(02): 35 - 39
37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5 Trợ giá công cụ cải tiến 28,62 68,12 3,36
6 Chuyển giao TBKT 80,14 19,86 0,00
7 Vay vốn ƣu đãi 65,58 32,18 2,24
8 Bảo quản và chế biến nông sản 58,64 40,25 1,11
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2008
Các chính sách khác: miễn thuế nông nghiệp,
trợ giá cây, con giống, trợ giá vật tƣ, miễn
thuế nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây
trồng cũng đã đƣợc đánh giá cao về tác dụng
hỗ trợ đối với các hoạt động khuyến nông
trong thời gian qua. Một số chính sách chƣa
đƣợc CBKN đánh giá cao: trợ giá công cụ cải
tiến, bảo quản và chế biến nông sảnĐây là
các vấn đề ảnh hƣởng trực tiếp đến sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn và đời sống của nông dân. Do vậy
cần phải tập trung nghiên cứu, điều chỉnh cơ
chế chính sách để có hiệu quả cao hơn.
Riêng đối với cán bộ khuyến nông Nghị định
56/CP có đề cập đội ngũ cán bộ khuyến nông
và cộng tác viên khuyến nông đƣợc nhà nƣớc
hỗ trợ kinh phí để bồi dƣỡng nâng cao kiến
thức, ƣu tiên cán bộ khuyến nông là giới.
Những ngƣời tham gia công tác khuyến nông
không thuộc hệ thống khuyến nông của nhà
nƣớc đƣợc phép tham gia vào các chƣơng
trình khuyến nông do Nhà nƣớc hỗ trợ vốn.
Nhu cầu, nguyện vọng khuyến nông giai
đoạn 2009-2012
Xác định nhu cầu của các hộ nông dân trong
thời tới nhằm cân đối lực lƣợng cán bộ khuyến
nông, phục vụ một cách tốt nhất cho bà con
nông dân về công tác khuyến nông. Chúng tôi
đã tiến hành điều tra thăm dò ý kiến của bà con
nông dân tại 3 huyện với 270 ngƣời về các lĩnh
vực cần cán bộ khuyến nông hỗ trợ trong thời
gian tới (giai đoạn 2009-2012), kết quả đƣợc
thể hiện trong bảng 03.
Đa số ý kiến của bà con nông dân tại các
huyện đều cho rằng lĩnh vực chăn nuôi (có
nuôi trồng thủy sản), trồng trọt (bao gồm cả
bảo quản và chế biến nông sản) là những lĩnh
vực cần đƣợc cán bộ khuyến nông ƣu tiên hỗ
trợ, chuyển giao TBKT trong thời gian tới.
Họ cũng đã nhận thức đƣợc những cơ hội và
thách thức khi Việt nam đã gia nhập WTO
nên mong muốn đƣợc cung cấp thêm kiến
thức về kinh tế, thị trƣờng.
Tuy nhiên, qua kết quả điều tra chúng ta thấy
nhu cầu hỗ trợ về lĩnh vực Lâm nghiệp và
Kinh tế thị trƣờng không cao chỉ 36,7% và
39,1% có thể thấy đƣợc đa số bà con nông
dân chƣa nhận thức đầy đủ thế mạnh về sản
xuất Lâm nghiệp của Thái Nguyên, cũng nhƣ
chƣa coi trọng sự tác động của nền kinh tế thị
trƣờng. Điều đó thể hiện còn nhiều tồn tại yếu
kém trong công tác tuyên truyền, giáo dục
nhận thức cho các hộ nông dân. Đây có thể
đƣợc coi là cơ sở quan trọng cho việc tuyển
dụng và sắp xếp cơ cấu ngành nghề của lực
lƣợng cán bộ khuyến nông Thái Nguyên
nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của ngƣời dân
trong giai đoạn tiếp theo.
Bảng 3: Các lĩnh vực Khuyến nông cần hỗ trợ
trong giai đoạn 2009-2012
T
T
Huyện
Các lĩnh vực khuyến nông ( %)
Trồng
trọt
Chăn
nuôi
Lâm
nghiệp
Kinh tế,
thị trường
1 Định
hóa
92,7 89,3 32,0 46,7
2 Đồng
Hỷ
92,7 90,7 36,0 58,7
3 Phú
Bình
96,0 92,7 18,0 35,3
Bình
quân
93,8 90,9 28,7 46,9
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2008
Qua thăm dò ý kiến của các hộ nông dân, chúng
tôi thấy nhu cầu tập huấn, huấn luyện về các
loại kiến thức, kỹ thuật cũng rất phong phú và
rất khác nhau. Kết quả phỏng vấn đối tƣợng
điều tra là nông dân cho thấy 100% ý kiến đều
mong muốn đƣợc tham gia các khóa tập huấn,
huấn luyện do cơ quan khuyến nông tổ chức.
Tổng hợp 15 nội dung cần đào tạo thì các kỹ
thuật về thâm canh giống lúa, ngô mới, kỹ
thuật về phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng,
phòng trừ dịch bệnh hại gia súc, gia cầm có tỷ
lệ yêu cầu đào tạo có với số ý kiến yêu cầu là
Hà Quang Trung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 64(02): 35 - 39
38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75,3-85,7%. Tuy nhiên các kiến thức về quản
lý trang trại, kinh tế - thị trƣờng chƣa đƣợc
ngƣời dân yêu cầu đào tạo nhiều. Có thể hiểu
do ngƣời dân chƣa nhận thức rõ tầm quan
trọng về vấn đề này, đồng thời ngƣời dân
mong muốn cái mà họ học sẽ đƣợc áp dụng
ngay vào sản xuất và cho ra sản phẩm nên đã
ƣu tiên cho các tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp.
Ngoài ra, một số nông dân còn yêu cầu
đƣợc tập huấn về các kiến thức khác nhƣ:
trồng hoa- cây cảnh, trồng nấm, nuôi nhím,
cải tạo đất
Bảng 4: Nhu cầu tập huấn của nông dân Thái Nguyên giai đoạn 2009-2012
TT Kiến thức cần đào tạo
Tỷ lệ số người yêu cầu (%)
Rất cần Cần Không cần
1 KT thâm canh tăng năng suất cây lúa, ngô 81,5 10,8 4,1
2 Kt thâm canh tăng năng suất cây đậu đỗ 31,1 39,5 29,4
3 KT thâm canh tăng năng suất cây ăn quả 27,9 46,3 25,8
4 KT thâm canh tăng năng suất cây chè 38,1 22,6 39,3
5 Kỹ thuật trồng cây rừng 14,1 27,3 58,6
6 Kỹ thuật chăn nuôi lợn 58,4 31,4 10,2
7 Kỹ thuật chăn nuôi gà, vịt 58,3 32,5 9,3
8 Kỹ thuật nuôi cá 16,7 32,1 51,3
9 KT nuôi trồng cây con đặc sản 32,8 32,3 34,9
10 KT phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng 85,7 8,3 6,0
11 KT phòng trừ dịch hại cho gia súc, gia cầm 75,3 17,4 7,3
12 KT bảo quản và chế biến nông lâm sản 31,0 45,9 23,1
13 Quản lý trang trại 11,5 27,5 60,9
14 Thị trƣờng 11,1 31,2 57,7
15 Các kiến thức khác 5,7 26,8 67,5
Nguồn: Tổng hợp thông qua phiếu điều tra năm 2008
KẾT LUẬN
Nhƣ vậy nhu cầu, nguyện vọng của các hộ
nông dân tỉnh Thái Nguyên về công tác
khuyến nông tỉnh trong thời gian tới chủ yếu
là các lĩnh vực về trông trọt, chăn nuôi và lâm
nghiệp, những vấn đề cụ thể là: kỹ thuật thâm
canh tăng năng suất và phòng trừ sâu bệnh
cho các loại cây trồng và vật nuôi. Bên cạnh
đó cũng nên quan tâm đến các kiên thức về
kinh tế thị trƣờng và nuôi trồng thủy sản.
Mặt khác qua tham khảo các chuyên gia, các
hộ nông dân và kinh nghiệm các địa phƣơng,
để thực hiện tốt các chƣơng trình khuyến
nông cần giải quyết một số vấn đề sau:
Về phƣơng pháp tiếp cận, sử dụng các
phƣơng pháp tiếp cận qua hệ thống đội ngũ
cán bộ khuyến nông đang đƣợc nông dân
hƣởng ứng cao.
Về hình thức tổ chức nên triển khai khai
thực hiện chủ chƣơng xã hội hóa công tác
khuyến nông theo tinh thần Nghị định 56
của Chính phủ.
Về nguồn vốn thực hiện xã hội hóa nhƣng
trƣớc mắt nguồn vốn cơ bản vẫn là nguồn vốn
từ ngân sách Nhà nƣớc và nguồn vốn huy
động từ các tổ chức nƣớc ngoài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ NN&PTNT, (2008). Báo cáo tổng kết
hoạt động khuyến nông 15 năm 1993-2008.
[2]. Nguyễn Viết Khoa, (2007). Khái quát hệ
thống khuyến nông Thái Nguyên. Kiến nghị tăng
cường hệ thống.
[3]. Trung tâm khuyến nông Thái Nguyên
(2001). SNV, Khuyến nông Thái Nguyên với sự
tham gia của người nông dân, Nxb Nông nghiệp
Hà Nội.
[4]. Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên.
Báo cáo kết quả hoạt động khuyến nông năm
2005.
[5]. Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên.
Báo cáo kết quả hoạt động khuyến nông năm
2006.
Hà Quang Trung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 64(02): 35 - 39
39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
[6]. Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên.
Báo cáo kết quả hoạt động khuyến nông năm
2007.
[7]. Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên.
Báo cáo kết quả hoạt động khuyến nông năm
2008.
ASPIRATION OF RURAL HOUSEHOLDS IN AGRICULTURAL
EXTENSION TO 2012
Ha Quang Trung
2
, Nguyen Thị Thac, Duong Quynh Lien, Luong Sy Uoc
College of Economics and Tecnology – Thai Nguyen University
SUMMARY
During the Thai Nguyen province has also obtained many achievements on socio - economic
development, higher economic growth, people's lives improved, stable social security, especially
economic development International in rural areas. Assess the needs and aspirations of farmers in
extension work from which to build strategies, content and approach for the extension of the work
is necessary and important. Needs and aspirations of the work of extension of the rural households
is very diverse and rich both in content, form and approach. The results of needs assessment and
aspirations of farmers in agricultural extension work has contributed additional theoretical and
practical direction for programs and extension projects in Thai Nguyen province in the near future.
Keywors: Needs, aspiration, rural housholds, extension, Thainguyen
2
Tel: 0983640154
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_vong_cua_ho_nong_dan_thai_nguyen_ve_cong_tac_khuyen_n.pdf