Nguyên lý thống kê kinh tế
Làm tốt công tác chuẩn bị: cần thận trọng trong các giai đoạn thiết lập phương án điều tra, nội dung điều tra, phạm vi và đối tượng, đồng thời phải tập huấn cho các cán bộ điều tra, in ấn chính xác phiếu điều tra và các tài liệu hướng dẫn.
58 trang |
Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 6540 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nguyên lý thống kê kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ KINH TẾKHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH NGÂN HÀNGLỚP 13DTC01NĂM HỌC 2014 - 2015THU THẬP DỮ LIỆU THỐNG KÊXÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐIỀU TRA THỐNG KÊĐIỀU TRA THỐNG KÊSAI SỐ TRONG ĐIỀU TRA THỐNG KÊPHẦN IPHẦN IVPHẦN IIPHẦN VDỮ LIỆU THỐNG KÊCÁC LOẠI DỮ LIỆU THỐNG KÊPHẦN IIIPHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TINDỮ LIỆU THỐNG KÊCÁC LOẠI DỮ LIỆU THỐNG KÊDỮ LIỆU CÁC LOẠI DỮ LIỆU THỐNG KÊXác định dữ liệu cần thu thập:DỮ LIỆUĐỊNH TÍNH(phân loại)ĐỊNH LƯỢNG (trị số nhất định)RỜI RẠCLIÊN TỤCDỮ LIỆU CÁC LOẠI DỮ LIỆU THỐNG KÊDữ liệu định lượng: được thu thập từ các biến định lượng, phản ánh mức độ, giá trị, thường dung để trả lời cho câu hỏi “Bao nhiêu ?”Dữ liệu định lượng được thu thập bằng thang đo khoảng hay thang đo tỷ lệ.VD: Thời gian ngủ của bạn là bao nhiêu giờ/ngày ? Thu nhập của hộ gia đình là bao nhiêu một tháng ?DỮ LIỆU CÁC LOẠI DỮ LIỆU THỐNG KÊb) Dữ liệu định tính: được thu thập từ biến định tính, phản ánh tính chất, thuộc tính hay loại hình của đối tường nghiên cứu.Dữ liệu định tính được thu thập bằng thang đo định danh hay thang đo thứ bậc, có thể có dạng con số nhưng các con số không có ý nghĩa số học.VD: giới tính, nhãn hiệu, DỮ LIỆU CÁC LOẠI DỮ LIỆU THỐNG KÊNgoài ra còn có dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu thu thập trực tiếp, ban đầu từ đối tượng nghiên cứu. Để thu thập dữ liệu sơ cấp người ta tổ chức các cuộc điều tra thống kê.Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu thu thập từ những nguồn có sẵn, đó chính là những dữ liệu đã qua tổng hợp, xử lí từ các cơ quan như: tổng cục thống kê, cục tài khoản, cơ quan chính phủ, báo, tạp chíĐIỀU TRA THỐNG KÊKhái niệm:Điều tra thống kê là việc tổ chức một cách khoa học và theo một kế hoạch thống nhất để thu thập, cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ về các hiện tượng hay quá trình kinh tế xã hội. Chất lượng của số liệu thống kê thu được từ điều tra thống kê dù bằng phương pháp điều tra nào cũng phụ thuộc rất nhiều vào danh sách các đơn vị được điều tra. ĐIỀU TRA THỐNG KÊVD: Điều tra ngẫu nhiên 15 bạn sinh viên về quê quán của họ, kết quả thu được là:Sài Gòn Đồng Nai Bến Tre Huế Đà Nẵng Đà Nẵng Huế Đồng Nai Sài Gòn Bến Tre Bến Tre Đà Nẵng Sài Gòn Đồng Nai Huế 2. Các loại điều tra thống kê:ĐIỀU TRA THỐNG KÊCăn cứ vào tính chất liên tục của việc thu thập thông tinCăn cứ vào phạm vi điều tra thống kêĐIỀU TRA THƯỜNG XUYÊNĐIỀU TRA KHÔNG THƯỜNG XUYÊNĐIỀU TRA TOÀN BỘĐIỀU TRA KHÔNG TOÀN BỘĐIỀU TRA CHỌN MẪUĐIỀU TRA CHUYÊN ĐỀĐIỀU TRA TRỌNG ĐIỂMĐIỀU TRA THỐNG KÊCăn cứ vào tính chất liên tục của việc thu thập thông tin: Điều tra thường xuyên: thu nhập thông tin liên tục theo thời gian, theo sát với sự phát triển của hiện tượng nghiên cứu. VD: điều tra quá trình sản xuất của một xí nghiệp, phải ghi chép một liên tục số công nhân đi làm hàng ngày, số sản phẩm sản xuất ra, số doanh thu. Tài liệu điều tra thường xuyên là cơ sở chủ yếu để lập báo cáo thống kê định kỳ, là công cụ theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch.ĐIỀU TRA THỐNG KÊĐIỀU TRA THỐNG KÊ a) Ưu điểm:Thường xuyên thu thập thông tin, nguồn tin bao quát được nhiều lĩnh vực và vấn đề khác nhau, nên dung được trong phạm vi rộng. Theo dõi được toàn bộ quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng. Không làm mất thông tin. b) Nhược điểm:Do quá chi tiết nên mất nhiều thời gian và chi phí khi thu thập thông tin.Thiếu tính hệ thống vì tràn lan nhiều mặt của thông tin.Khó xử lý đồng bộ.Nhiều khi tỏ ra dư thừa, không cần thiết.ĐIỀU TRA THỐNG KÊĐiều tra không thường xuyên: tiến hành thu thập thông tin không liên tục, phản ánh trạng thái của hiện tượng ở một thời điểm hay thời kì nhất định theo nhu cầu. Thường dùng cho các hiện tượng cần theo dõi thường xuyên nhưng chi phí điều tra lớn, hoặc các hiện tượng không cần theo dõi thường xuyên.VD: Các cuộc điều tra dân số, điều tra tồn kho vật tư.. ĐIỀU TRA THỐNG KÊ a) Ưu điểm:Thời gian và chi phí được giảm bớt.Tập trung vào những vấn đề quan trọng cần nghiên cứu.Phục vụ được yêu cầu trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. b )Nhược điểm:Cần xác định phương án điều tra tỉ mỉ, toàn diện và chi tiết.ĐIỀU TRA THỐNG KÊCăn cứ vào phạm vi điều tra thống kê:Điều tra toàn bộ: tiến hành điều tra tất cả các đơn vị của tổng thể nên còn gọi là tổng điều tra, thu thập tài liệu ban đầu trên toàn thể các đơn vị thuộc đối tượng điều tra. VD: tổng điều tra dân số, tổng điều tra nông nghiệp ĐIỀU TRA THỐNG KÊĐiều tra toàn bộ có tác dụng rất lớn, giúp ta nắm được tình hình tất cả các đơn vị, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch và kiểm tra thực hiện kế hoạch. Loại điều tra này có phạm vi ứng dụng rất hạn chế vì nhiều tốn kém. ĐIỀU TRA THỐNG KÊ a) Ưu điểm:Do nguồn thông tin lớn, đầy đủ nên đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu khác nhau (đặc biệt là điều tra nắm bắt tình hình cơ bản về hiện tượng nghiên cứu). b) Nhược điểm:Mất nhiều thời gian, nguồn tài chính lớn.Số người tham gia đông, thời gian dài, không tập trung.ĐIỀU TRA THỐNG KÊĐiều tra không toàn bộ: thu thập thông tin của một số đơn vị được chọn từ tổng thể chung, thu thập tài liệu ban đầu trên một số đơn vị được chọn ra trong đối tượng điều tra, làm căn cứ nhận định hoặc suy rộng cho tổng thể chung. VD: điều tra về đời sống, về tình hình giá cả thị trường tự do... ĐIỀU TRA THỐNG KÊĐây là hình thức điều tra được áp dụng nhiều trong thực tế. Loại điều tra này được áp dụng trong những trường hợp không thể hoặc không cần thiết phải tiến hành điều tra toàn bộ. ĐIỀU TRA THỐNG KÊ a) Ưu điểm:Rút ngắn thời gian, tiết kiệm công sức và giảm chi phí.Vừa có điều kiện mở rộng nội dung điều tra hay đi sâu vào một vấn đề quan trọng, không lan man.Có thể kiểm tra, đánh giá độ chính xác của số liệu thu được một cách thuận lợi. b) Nhược điểm:Phát sinh sai số (dựa trên một số ít đơn vị đánh giá, kết luận cho toàn bộ hoạt động nghiên cứu).ĐIỀU TRA THỐNG KÊNgoài ra, căn cứ vào cách chọn đơn vị và trong thực tiễn thống kê, phương pháp điều tra không toàn bộ được phân loại như sau: Điều tra trọng điểm: chỉ tiến hành thu nhập thông tin ở bộ phận chủ yếu (bộ phận chiếm tỷ trọng lớn) của tổng thể chung. VD: Nghiên cứu tình hình trồng chè ở Tây Nguyên,ĐIỀU TRA THỐNG KÊKết quả điều tra không dùng để suy rộng cho toàn tổng thể nhưng giúp cho việc nắm được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng. Thích hợp với những tổng thể có các bộ phận tương đối tập trung chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thể. ĐIỀU TRA THỐNG KÊĐiều tra chuyên đề: là điều chỉnh để thu thập thông tin nhằm nghiên cứu một chuyên đề nào đó. VD: Tìm thông tin về một đơn vị điển hình tiên tiến,ĐIỀU TRA THỐNG KÊThường nghiên cứu những điển hình tốt, xấu để tìm hiểu nguyên nhân, rút kinh nghiệm.Kết quả điều tra không dùng để suy rộng hoặc làm căn cứ đánh giá tình hình cơ bản của hiện tượng mà chỉ rút ra kết luận về bản thân các đơn vị điều tra.ĐIỀU TRA THỐNG KÊĐiều tra chọn mẫu: là tiến hành điều tra thu nhập thông tin trên một số đơn vị của tổng thể chung, nghiên cứu để tiến hành điều tra thực tế, sau đó dùng các kết quả thu thập được để tính toán và suy rộng thành các đặc điểm của toàn bộ tổng thể. VD: Điều tra kiểm tra chất lượng độ bền của sản phẩmĐIỀU TRA THỐNG KÊa) Ưu điểm:Tiết kiệm về người và tiền của.Có tính kịp thời và đảm bảo thông tin thu được có tính chính xác lớn.Cho phép mở rộng nội dung điều tra, tài liệu cho điều tra chọn mẫu rất phong phú và đa dạng. b) Nhược điểm:Khó tránh khỏi sai số nhất định do điều tra mẫu.ĐIỀU TRA THỐNG KÊPHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TINPHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TINTHU THẬP TRỰC TIẾPQuan sát hoặc gặp trực tiếp đối tượng để thu thập thông tinTHU THẬP GIÁN TIẾPQua trung gian hoặc khai thác từ tài liệu sẵn có 1) Phương pháp trực tiếp:Cán bộ điều tra tiếp xúc trực tiếp với đối tượng điều tra, trực tiếp quan sát, phỏng vấn thực tế, cân, đo, đong, đếm và tự ghi chép tài liệu. VD: Trong điều tra dân số, theo dõi thí nghiệm, điều tra năng suất cây trồng, khối lượng gia súc người điều tra đều phải trực tiếp phỏng vấn, đo, đếm để thu thập dữ liệu.PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN a) Ưu điểm:Thu thập đầy đủ thông tin theo nội dung điều tra và có độ chính xác khá cao nên được áp dụng khá phổ biến. b) Nhược điểm: Phạm vi áp dụng hạn chế, đòi hỏi nhiều nhân lực, thời gian, chi phí cao, hoặc có những hiện tượng không thể cân đo đong đếm trực tiếp được.PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN Phương pháp phỏng vấnĐây là phương pháp thu thập tài liệu trên cơ sở nhân viên điều tra tiếp xúc đối tượng điều tra đưa ra những câu hỏi để thu thập thông tin cần thiết.Phương pháp phỏng vấn rất phong phú: có thể phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoạiưu điểm của phương pháp này là thu thập thông tin một cách nhanh chóng, độ tin cậy cao. Tuy nhiên, có nhược điểm là chi phí cao.PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN 2) Phương pháp gián tiếp:Cán bộ điều tra thu thập tài liệu theo các nội dung cần nghiên cứu phải thông qua một phương tiện trung gian như điện thoại, thư tín, hoặc các chứng từ sổ sách đã ghi chép ở thời gian trước.VD: Điều tra thu chi trong doanh nghiệp, điều tra tình hình sinh tử, điều tra tài sản thông qua sổ sách ghi chép..PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN a) Ưu điểm: Chi phí thấp. b) Nhược điểm: Chất lượng dữ liệu không cao, nên chỉ áp dụng trong những trường hợp khó khăn hoặc không có điều kiện thu thập trực tiếp. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN Phương pháp gửi thưPhương pháp này được thực hiện theo phương thức: nhân viên điều tra gửi bảng câu hỏi (nội dung cần thu thập dữ liệu) đến đối tượng cần cung cấp thông tin qua con đường bưu điện.Phương pháp gửi thư tiết kiệm được chi phí, nhưng tỷ lệ đối tượng điều tra trả lời không cao.PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TINKế hoạch thu thập dữ liệu ban đầu (gọi tắt là kế hoạch điều tra) là một tài liệu dưới dạng văn bản, trong đó trình bày những nội dung, trình tự, phương pháp tiến hành, các công việc cụ thể cần chuẩn bị và tiến hành điều tra thống kê.XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐIỀU TRA THỐNG KÊKế hoạch điều tra bao gồm các nội dung sau: Xác định mục đích điều traXác định điều tra là nhằm thu thập dữ liệu ở khía cạnh nào của những hiện tượng, phục vụ cho yêu cầu nghiên cứu nào? Và yêu cầu quản lí nào?Tác dụng: định hướng cho toàn bộ quá trình điều tra, giúp ta xác định rõ đối tượng, đơn vị và nội dung điều tra.XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐIỀU TRA THỐNG KÊVD: Nghiên cứu kết quả học tập của sinh viên Đại học Hutech, mục đích là nhằm điều tra thu thập các dữ liệu phản ánh kết quả học tập của sinh viên từ 1-3 học kỳ gần đây và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tậpCác dữ liệu khác liên quan đến sinh viên nhưng không cần thu thập như sinh viên là con thứ mấy trong gia đình, phương tiện khi đi học?.....XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐIỀU TRA THỐNG KÊXác định đối tượng điều tra và đơn vị điều tra:Đối tượng điều tra: là tổng thể các đơn vị thuộc hiện tượng nghiên cứu có các dữ liệu cần thiết khi tiến hành điều tra.Xác định đối tượng điều tra là quy định rõ phạm vi, ranh giới của hiện tượng nghiên cứu so với hiện tượng khác.Tác dụng: xác định đúng số đơn vị cần điều tra, tránh được những nhầm lẫn khi thu thập dữ liệu.XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐIỀU TRA THỐNG KÊĐể xác định đúng cần dựa vào các căn cứ :Dựa vào mục đích điều tra.Các tiêu chuẩn phân biệt.VD: Tiêu chuẩn đưa ra là sinh viên trường Đại học Hutech đang học khác với đã học, học tập trung tại trường chứ không phải vừa học vừa làm.XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐIỀU TRA THỐNG KÊĐơn vị điều tra: là từng đơn vị cá biệt thuộc đối tượng điều tra và được xác định sẽ điều tra thực tế.Xác định đơn vị điều tra là xác định nơi sẽ cung cấp những dữ liệu cần thiết cho quá trình nghiên cứu. Đơn vị điều tra còn là căn cứ để tiến hành tổng hợp dữ liệu, phân tích và dự báo thống kê cần thiết.XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐIỀU TRA THỐNG KÊNội dung điều tra:Là những danh mục về các tiêu thức hay đặc trưng của các đơn vị điều tra cần thu thập.Để xác định đúng, đủ nội dung cần điều tra nên dựa trên các nghiên cứu sau:Mục đích nghiên cứu.Mục đích điều tra.Khả năng về nhân lực, chi phí và thời gian cho phép.XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐIỀU TRA THỐNG KÊXác định thời điểm và thời kì điều tra:Thời điểm điều tra: mốc thời gian được xác định để thống nhất đăng kí dữ liệu cho toàn bộ các đơn vị điều tra.Thời kì điều tra: khoảng thời gian được xác định để thống nhất đăng kí dữ liệu của các đơn vị điều tra trong suốt khoảng thời gian đó( cả ngày, tuần, 5 ngày, 10 ngày.).Thời hạn điều tra: là thời gian dành cho việc đăng kí thu thập tất cả các dữ liệu điều tra, được tính từ khi bắt đầu cho đễn khi kết thúc toàn bộ công việc thu thập dữ liệu.XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐIỀU TRA THỐNG KÊBiểu mẫu điều tra và bản giải thích cách ghi biểu mẫu:Biểu mẫu điều tra (gọi tắt là phiếu điều tra, bảng câu hỏi) là loại văn bản in sẵn theo mẫu quy định trong kế hoạch điều tra, được sử dụng thống nhất để ghi dữ liệu của đơn vị điều tra.XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐIỀU TRA THỐNG KÊYêu cầu:Có đầy đủ các nội dung cần điều tra.Các thang đo định tính trong nội dung điều tra cần được mã hóa sẵn.Các câu hỏi được thiết kế cụ thể, khoa học, thuận lợi cho việc kiểm tra và tổng hợp dữ liệu.XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐIỀU TRA THỐNG KÊBản giải thích cách ghi biểu mẫu: giải thích và hướng dẫn cụ thể cách xác định, ghi dữ liệu vào biểu mẫu điều tra. Nội dung, ý nghĩa của các câu hỏi phải được giải thích khoa học và chính xác.XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐIỀU TRA THỐNG KÊ 1) Khái niệmSai số trong điều tra thống kê là sự chênh lệch giữa trị số thu thập được trong điều tra với trị số thực tế của đơn vị điều tra. Sai số trong điều tra thống kê là sai số vốn có, được phép trong phạm vi sai số là 5%. SAI SỐ TRONG THỐNG KÊTuy nhiên, sai số càng lớn càng làm giảm chất lượng của kết quả điều tra và chất lượng của cả quá trình nghiên cứu thống kê. Vấn đề đặt ra trong điều tra thống kê là phải tìm ra các nguyên nhân làm phát sinh sai số để chủ động tìm biện pháp khắc phục. SAI SỐ TRONG THỐNG KÊ 2) Các loại sai số: Sai số do đăng ký là loại sai số phát sinh do xác định và ghi chép dữ liệu không chính xác. Các nguyên nhân dẫn đến sai số này thường là: Lập kế hoạch điều tra sai hoặc không khoa học, không sát với thực tế của hiện tượng. Do trình độ của nhân viên điều tra không hiểu chính xác nội dung các câu hỏi, không biết cách khai thác số liệu. SAI SỐ TRONG THỐNG KÊDo đơn vị điều tra không hiểu câu hỏi nên trả lời sai. Do ý thức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ điều tra hoặc của đơn vị điều tra thấp dẫn đến việc xác định, cung cấp và ghi chép sai. Do dụng cụ đo lường không chính xác. SAI SỐ TRONG THỐNG KÊDo công tác tuyên truyền, vận động không tốt dẫn đến đơn vị điều tra không hiểu hết hoặc hiểu sai mục đích điều tra nên cung cấp dữ liệu sai. Do thiếu tinh thần trung thực, khách quan nên cố tính cung cấp hoặc ghi chép sai dữ liệu. Do lỗi in ấn biểu mẫu, phiếu điều tra và bản giải thích sai. SAI SỐ TRONG THỐNG KÊSai số do tính chất đại biểu là sai số xảy ra trong điều tra không toàn bộ do chọn mẫu không đảm bảo tính chất đại diện. Nguyên nhân chính của sai số này là do việc lựa chọn đơn vị điều tra thực tế không có tính đại diện cao. SAI SỐ TRONG THỐNG KÊVD: Trong điều tra chọn mẫu về kinh tế hộ gia đình, 2 vấn đề đặt ra khi chọn các hộ gia đình là đơn vị điều tra số lượng bao nhiêu hộ? Kết cấu các loại hộ gia đình (khá, trung bình, nghèo)? Nếu chọn số hộ điều tra thực tế quá ít, kết cấu các hộ điều tra không phù hợp thì từ kết quả điều tra các hộ này suy rộng thành kết quả của tổng thể sẽ xuất hiện sai số do tính chất đại biểu. SAI SỐ TRONG THỐNG KÊ 3) Biện pháp chủ yếu khắc phục sai số trong điều tra thống kê Sai số trong điều tra thống kê là sai số vốn có. Vì thế chúng ta chỉ tìm các biện pháp khắc phục tới mức thấp nhất các sai số nói trên trong điều tra thống kê. SAI SỐ TRONG THỐNG KÊCác biện pháp chủ yếu là: Quán triệt mục đích, ý nghĩa và yêu cầu từng cuộc điều tra. Cần tổ chức tốt công tác tuyên truyền cho đơn vị điều tra và nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với cán bộ điều tra thông qua trang bị điều kiện làm việc, thời gian, thù lao và chế độ thưởng phạt.SAI SỐ TRONG THỐNG KÊLàm tốt công tác chuẩn bị: cần thận trọng trong các giai đoạn thiết lập phương án điều tra, nội dung điều tra, phạm vi và đối tượng, đồng thời phải tập huấn cho các cán bộ điều tra, in ấn chính xác phiếu điều tra và các tài liệu hướng dẫn... SAI SỐ TRONG THỐNG KÊTheo dõi, kiểm tra toàn bộ cuộc điều tra, gồm:Giai đoạn chuẩn bị.Giai đọan thu thập thông tin.Nghiệm thu phiếu điều tra.Nhập số liệu vào máy. SAI SỐ TRONG THỐNG KÊDANH SÁCH THÀNH VIÊN:Trần Đặng Nghĩa Minh (Nhóm Trưởng)Trương Thị Kim AnhPhạm Thị Phượng DiễmNguyễn Thị Khánh LinhVõ Hồng NhưTrần Thị Hoàng OanhLê Thị Ái PhươngDương Khải TúVõ Thị Bảo UyênCám ơn cô và các bạn đã quan tâm theo dõi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nltk_chuongii_4178.ppt