Ngôn ngữ thơ giàu chất tạo hình – nét đặc sắc trong sáng tác của Lò Ngân Sủn và Pờ Sảo Mìn

Nói tóm lại, trong các tác phẩm thơ của mình - hai nhà thơ dân tộc thiểu số tiêu biểu - Lò Ngân Sủn và Pờ Sảo Mìn đã thể hiện rất rõ khả năng sáng tạo và khả năng sử dụng một cách hiệu quả ngôn từ nghệ thuật giàu chất tạo hình của mình. Với tình cảm yêu quê hương tha thiết, hai "nghệ sĩ ngôn từ" này đã thổi hồn vào bức tranh thiên nhiên miền núi, khiến cho chúng vừa rực rỡ sắc màu, vừa sinh động và đầy ý nghĩa nhân văn. Chính vì thế, bức tranh bằng thơ mà các ông đã phác họa ra ấy - ngoài vẻ đẹp của sắc màu nó còn thấm đẫm tinh thần dân tộc trong từng chi tiết. Họ cũng đã phác họa nên những bức chân dung về con người miền núi một cách cụ thể, hết sức sinh động. Đó là những chàng trai, những cô gái miền núi khỏe mạnh, cường tráng, đầy sức sống, rất lãng mạn, đa tình - những bông hoa của núi rừng, những chủ nhân của vùng cao núi non hùng vĩ. Đó là những bà mẹ, những người vợ suốt đời gánh bao vất vả, lo toan vì chồng, vì con; những người dân miền núi chân thực, cả tin nhưng luôn sống hết mình, hi sinh hết mình vì người khác. Những hình ảnh đẹp đẽ đó đã được hiện lên bởi những ngôn từ nghệ thuật giàu chất tạo hình, giàu tính biểu cảm, với cách diễn đạt mang đậm phong cách miền núi của hai nhà thơ trên. Đây chính là một nét đặc sắc trong nghệ thuật thơ của Lò Ngân Sủn và Pờ Sảo Mìn. Và đây cũng chính là một đóng góp đáng ghi nhận của hai nhà thơ miền núi đầy bản sắc dân tộc này.

pdf7 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngôn ngữ thơ giàu chất tạo hình – nét đặc sắc trong sáng tác của Lò Ngân Sủn và Pờ Sảo Mìn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Thị Việt Trung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 54 - 60 54 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên NGÔN NGỮ THƠ GIÀU CHẤT TẠO HÌNH – NÉT ĐẶC SẮC TRONG SÁNG TÁC CỦA LÒ NGÂN SỦN VÀ PỜ SẢO MÌN Trần Thị Việt Trung, Nguyễn Phương Ly Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Lò Ngân Sủn và Pờ Sảo Mìn là hai gương mặt thơ miền núi phía Bắc khá tiêu biểu bởi sự sáng tạo đặc sắc, mới lạ trong các tác phẩm thơ của họ. Họ là niềm tự hào của dân tộc Dáy, dân tộc Pa Dí nói riêng, của các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung. Một trong những yếu tố quan trọng làm nên vẻ đẹp, sức hấp dẫn và góp phần tạo nên một phong cách riêng độc đáo ấy ở họ - chính là việc họ đã sử dụng một cách sáng tạo thứ ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình trong các tác phẩm đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Từ khóa: Ngôn ngữ, ngôn ngữ tạo hình, Lò Ngân Sủn, Pờ Sảo Mìn * VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ LÒ NGÂN SỦN VÀ PỜ SẢO MÌN Lò Ngân sủn và Pờ Sảo Mìn là hai gương mặt thơ miền núi phía Bắc khá tiêu biểu bởi sự đặc sắc, mới lạ trong các tác phẩm thơ của họ. Họ được bạn đọc cả nước biết đến với những bài thơ, tập thơ: Những người con của núi, Người đẹp, Chiều biên giới... (Lò Ngân Sủn); Cây hai ngàn lá, Người con trai Pá Dí... (Pờ Sảo Mìn). Đây có thể nói là những bài thơ, tập thơ hay - có thể so sánh với bất kì tập thơ, bài thơ hay nào của các nhà thơ người dân tộc khác (kể cả của người Kinh). Họ là niềm tự hào của dân tộc Dáy, dân tộc Pa Dí nói riêng, của các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung. Với tư cách là các nhà thơ dân tộc thiểu số tiêu biểu - với các sáng tác đầy cá tính sáng tạo của mình, họ đã góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng, sự hấp dẫn cho thơ ca các dân tộc thiểu số nói riêng, cho thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung. Lò Ngân Sủn người dân tộc Dáy, sinh ngày 26/4/1945 tại thôn Bản Vền, xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông đã được giữ nhiều trọng trách như: Phó chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Hoàng Liên Sơn, Phó Chủ tịch thường trực Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam... Ông là người viết nhiều, viết khỏe và viết khá thành công ở nhiều thể loại, nhưng sáng tác nhiều nhất và thành công nhất là thể loại thơ. Thơ Lò Ngân Sủn có hương vị rất đặc trưng - hương vị của * Tel: 0912454575;Email: “thắng cố” - một món ăn đặc sản của người dân tộc vùng núi cao - hay nói một cách khác - Thơ ông rất độc đáo, mang đậm màu sắc dân tộc vùng cao miền núi. Tính từ năm 1980 tới nay, ông đã cho ra mắt 20 đầu sách, trong đó có hơn chục tập thơ. Nhà thơ Lò Ngân Sủn đã được nhận nhiều giải thưởng, tặng thưởng trong đó có giải A của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam cho tập thơ Đám cưới (1993); Giải B của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam cho tập thơ Dòng sông mây (1995); giải B Văn học dân tộc thiểu số Hội nhà văn Việt Nam cho tập thơ Những người con của núi (1992); giải B báo Thiếu nhi dân tộc cho tác phẩm Cái bật lửa trời (1995) và nhiều giải thưởng khác... Pờ Sảo Mìn sinh 10/10/1946, dân tộc Pa Dí tại thôn Na Bủ, xã Tung Chúng Phố, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Pờ Sảo Mìn đã từng được học qua trường Bồi dưỡng người viết văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam khóa VI, Trường viết văn Nguyễn Du khóa II, là hội viên Hội Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam. Pờ Sảo Mìn sáng tác khá nhiều, cho đến năm 2006 ông đã xuất bản được 7 tập thơ: Cây hai ngàn lá, Bài ca hoang dã, Mắt lửa, Con trai người Pa Dí, Cung đàn biên giới, Lời dân tộc tôi, Mắt rừng xanh. Thơ ông được bạn đọc biết đến từ những năm 70 của thế kỉ XX, với những bài thơ như: Cây ống khói (được nhạc Sĩ Trần Long Ẩn phổ nhạc), Thị trấn đôi ta, Cô gái Mèo và chiếc máy cày tay Trần Thị Việt Trung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 54 - 60 55 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên (được chọn in trong Tuyển tập thơ các dân tộc thiểu số). Đến đầu thập kỷ 80, 90, độc giả lại biết tới ông qua một số các giải thưởng về thơ trên báo Văn nghệ với 2 thi phẩm: Biển chàm trên núi (1982) và Lời dân tộc tôi (1995). Và đặc biệt bài thơ Cây hai ngàn lá của ông đã được nhiều bạn đọc biết đến như là một bài thơ đẹp, độc đáo phản ánh đúng bản chất và tâm hồn Pa Dí - một dân tộc chỉ có 2000 người như cái cây chỉ có "hai ngàn chiếc lá". Chừng ấy thôi cũng đủ khẳng định một tiếng thơ riêng, một giọng điệu riêng hoang dã và trí tuệ - Pờ Sảo Mìn. Thơ ông là tiếng hát vang vọng của rừng xanh vùng cao Mường Khương (Lào Cai), là tiếng gà rừng trong ban mai trong trẻo ở một vùng núi thẳm hoang vu: Tôi chỉ là một con gà rừng/Trên vùng núi thẳm hoang vu”[3, tr24]. Nét đặc sắc trong thơ ông còn thể hiện ở chất triết lý thấm đượm trong từng câu thơ, từng hình ảnh thơ - đó là chỗ thành công cũng là chỗ mạnh nhất trong thơ ông. Không ít những bài thơ của Pờ Sảo Mìn mang đậm tính triết lý như: Người ba tầng, Tìm cây làm nhà (Triết lý về con người); Lá, Đời người, Thời gian (Triết lý về đời người); Ba lần rơi hố (Triết lý về cách sống) Nếu có thể nói, sáng tạo thơ ca là cả một cuộc leo núi đầy vất vả nhưng đầy hăm hở của những người say đắm cái đẹp và đi tìm cái đẹp, thì Pờ Sảo Mìn đã tích cực leo lên và đang ở phía trên lưng chừng dốc - nghĩa là đã đến một điểm cao nhất định! Ở đó - ông đã khẳng định mình xứng đáng là nhà thơ tiêu biểu của dân tộc PaDí với một hồn thơ cuồng nhiệt, đam mê, một tiếng gà gáy vang vọng rừng xanh, một“ánh sáng nhỏ” trong vùng sáng biên cương - như chính cái tên của ông: Pờ Sảo Mìn! Có thể nói rằng: Lò Ngân Sủn, Pờ Sảo Mìn thuộc thế hệ văn nghệ sĩ các dân tộc thiểu số trưởng thành sau năm 1975. Họ là những gương mặt tiêu biểu trong vườn hoa nhiều hương sắc của văn học dân tộc thiểu số Việt Nam. Và một trong những yếu tố quan trọng làm nên vẻ đẹp, sức hấp dẫn và góp phần tạo nên một phong cách riêng độc đáo ấy ở họ - chính là việc họ đã sử dụng một cách sáng tạo thứ ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình trong các bài thơ đậm sắc màu dân tộc của họ. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ TẠO HÌNH TRONG THƠ CỦA LÒ NGÂN SỦN VÀ PỜ SẢO MÌN Như đã biết, một đặc điểm nổi bật của phương thức tạo hình là sử dụng ngôn từ nghệ thuật giàu hình tượng để miêu tả đối tượng như nó vốn có trong thực tế khách quan. Một tác phẩm thơ ca có sử dụng nhiều từ ngữ có tính tạo hình là một tác phẩm đem đến cho người đọc những bức tranh sinh động về cuộc sống và hiện thực khiến người ta có thể cảm nhận được một cách rõ nét như nhìn thấy được, như nắm bắt được bởi những đường nét, hình hài, màu sắc cụ thể của nó. Tính tạo hình của ngôn ngữ thơ ca còn có khả năng gợi mở, liên tưởng, tưởng tượng cho người đọc ở hai phương diện: là chiếc cầu để người đọc tìm về miền kí ức, tÌm lại những hình ảnh, hình tượng đã gặp, đã thấy trong quá khứ và giúp người đọc tưởng tượng ra một thế giới kì diệu, đẹp và thật hơn cả sự thật ngoài đời - qua thứ ngôn từ nghệ thuật giàu tính tạo hình ấy! Nên có thể nói, ngôn ngữ tạo hình trong thơ không những có khả năng biểu hiện nội dung của sự vật hiện tượng mà còn làm cho chúng hiện lên với một hình hài cụ thể, sinh động, tạo nên một vẻ đẹp mang tính thẩm mĩ và tính tư tưởng cao. Lò Ngân Sủn, Pờ Sảo Mìn là hai nhà thơ dân tộc thiểu số khá tiêu biểu trong việc sử dụng thứ ngôn ngữ tạo hình một cách sáng tạo và độc đáo qua các sáng tác cụ thể của mình. Và chính thứ ngôn ngữ đó đã góp phần không nhỏ đem lại sự thành công cho những tác phẩm thơ của họ, đem lại những nét đặc trưng cho giọng thơ họ, tạo hiệu quả cao trong cách miêu tả của họ về thiên nhiên, cuộc sống và con người miền núi. Và chính nó, đã góp phần làm nên sức hấp dẫn trong các sáng tác thơ của hai tác giả này. Bức tranh thiên nhiên qua ngôn ngữ tạo hình Trong các tác phẩm thơ viết về miền núi vùng Tây Bắc, Việt Bắc - nhà thơ Lò Ngân Sủn và Pờ Sảo Mìn đã tỏ ra rất say mê miêu tả phong cảnh thiên nhiên vùng núi cao với vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội và đầy lãng mạn. Chính do Trần Thị Việt Trung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 54 - 60 56 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên cách sử dụng ngôn ngữ tạo hình một cách sáng tạo và độc đáo mà Lò Ngân Sủn, Pờ Sảo Mìn đã khắc họa nên bức tranh thiên nhiên, bức tranh cuộc sống với hình ảnh con người với bao phong tục tập quán văn hóa đặc sắc nơi núi rừng Tây Bắc, Việt Bắc với một màu sắc rực rỡ và vô cùng sinh động. Đọc những tập thơ, bài thơ của họ viết về miền núi Tây Bắc, Việt Bắc ta thấy hiện lên cảnh sắc núi rừng thật hùng vĩ, dữ dội, hoang sơ, hiểm trở, nhưng cũng rất mực diễm lệ, thơ mộng, rực rỡ. Ví dụ như khi viết về gió, về sông, về suối... ở vùng núi cao này họ đã chú ý miêu tả những nét đặc trưng rất riêng của nó. Bởi họ là người miền núi, lại được sinh ra và lớn lên ở miền núi nên họ có cách cảm nhận và diễn đạt rất đặc biệt với thứ ngôn ngữ giàu chất tạo hình như: "Gió lồng lên như ngựa thét tung vó/Gió gầm lên như sấm sét ầm ầm" [10, tr.8], "Gió lạnh hú bên bãi tha ma" [4, tr33]... Đây là những cơn gió ở vùng núi cao mỗi khi mùa đông đến! Nó được nhà thơ Lò Ngân Sủn và Pờ Sảo Mìn miêu tả rất cụ thể, chính xác với các từ tượng thanh, tượng hình... khiến người ta phải ghê sợ, "sởn gai ốc" với những hình ảnh từ "gió hú”, "gió gầm lên", "gió lồng lên"... Bức tranh thiên nhiên dữ dội đến khắc nghiệt ấy được miêu tả bằng hàng loạt các từ láy và các động từ mạnh: "ầm ầm, gầm gào, thét, lồng lên, gầm lên"... Nhưng bức tranh thiên nhiên vùng cao ấy không phải chỉ có sự khắc nghiệt và dữ dội - nó còn là những mảng màu thật tươi sáng, trong trẻo, thơ mộng nữa. Sắc màu thiên nhiên với những làn mây trắng muôn hình vẻ nơi núi non này được tác giả phác họa thật sinh động, kì ảo: Mây ngập ngừng lả lướt/Rực cháy giữa khoảng không [7, tr42]; Dòng mây tung cuộn sóng [7, tr43]; Mơn man làn mây buông xõa [10, tr47] Còn khi viết về mùa xuân ở nơi đây, tác giả đã phác họa bằng những câu thơ rực rỡ sắc màu như: Mùa xuân lại đến đấy/Tiếng chim rừng hát vang gọi bạn/Ban trắng, đào hồng và muôn hoa chớm nụ/Ngôi sao xanh nhấp nháy cười trên núi/Giữa xanh cây rừng thông mọc đầy sao" [4, tr34] Hình ảnh mùa xuân trở về sau bao ngày mùa đông giá lạnh thật rực rỡ, lộng lẫy và đầy sức sống còn được Lò Ngân Sủn, Pờ Sảo Mìn miêu tả tinh tế, chính xác bằng thứ ngôn ngữ giàu tính tạo hình, giàu chất biểu cảm với thủ pháp nhân hóa rất đặc sắc như: Mây mặc áo trắng/Nắng mặc áo vàng/Rừng mặc áo xanh/Núi đội nón mây/Gió quẩy hương hoa [6, tr42]; Gió nhẹ nhàng thoi đưa/Mưa rắc hương rắc hạt [11, tr11]; Hoa mộc miên nở rồi trinh trắng/Bông ban đỏ chúm chím nụ cười/Hai bầu trời họa mi hót vang [3, tr83] Pờ Sảo Mìn và Lò Ngân Sủn rất hay sử dụng các thủ pháp so sánh, ví von, các thủ pháp nhân hóa... để miêu tả thiên nhiên, miêu tả sự vật, loài vật... Chính vì vậy: thiên nhiên, loài vật... trong thơ các ông dường như đều có tâm hồn, như có sự giao cảm đặc biệt với con người vậy: Bỗng gà rừng cất cao giọng hót/Muôn loài chim thức dậy xôn xao [6, tr29]; Tiếng hoẵng gọi nghe như tiếng còi tầu xa [8, tr33]; Nắng chiều như mảnh lát hoa giữa rừng [8, tr44]; Nắng cài hoa lưng núi [8, tr94] Khi miêu tả những cảnh sắc núi rừng với những dòng suối - một nét đặc trưng chỉ có ở miền núi mà thôi - Lò Ngân Sủn và Pờ Sảo Mìn đã có những câu thơ thật đẹp, thật phóng túng, thật dữ dội và cũng thật dịu dàng... dành cho việc mô tả con suối ấy! Từ ngữ ở đây đầy hình ảnh - thật lung linh sắc màu, thật mềm mại, nuột nà như người sơn nữ, nhưng cũng đầy mạnh mẽ, dữ dội như người "trai của núi" và đôi khi như đứa trẻ nghịch ngợm: Suối đi như một đường xanh/Uốn quanh chân núi, uốn quanh chân đồi/Khúc im lặng/Khúc xa xôi/Gặp cơn mưa đổ sục sôi ào ào/Gặp mùa hạn hán lao xao/Gặp nơi có thác suối trào ra mây [12, tr51]; Suối buông thả khỏa thân [7, tr32] Hoặc khi miêu tả trăng trên vùng núi non cao thẳm này - Hai nhà thơ thiểu số tài hoa này cũng luôn có một cách thể hiện riêng - bằng các hình ảnh thơ rất lạ, bằng cách so sánh, ví von thật miền núi, và bằng cách cảm nhận nhuốm màu phồn thực đầy sức sống như: Trăng non/Như ngô non/Như măng non/Trăng non lồng lộng xa xôi lắm/Trăng non ngồn ngộn ngay trước mặt/Trăng non vằng vặc/Nằm khỏa thân [12, tr146]; Mơn man vầng trăng nõn nà [7, tr23]; Thoang thoảng bờ suối mùa nếp tan/Bất ngờ trăng khuya nở đầy tràn [7, tr149] Trần Thị Việt Trung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 54 - 60 57 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nói tóm lại, với thứ ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, giàu màu sắc, mang tính tạo hình cao - hai tác giả thơ miền núi tiêu biểu Lò Ngân Sủn và Pờ Sảo Mìn đã dựng lên một bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc, Việt Bắc bằng những nét vẽ mềm mại mà sắc nét, chân thực và hào hoa - với những cảnh núi non hùng vĩ, đầy hoang dã, bí hiểm, dữ dội (núi cao, vực sâu, gió gào, thác thét...) nhưng cũng đầy thơ mộng, đầy quyến rũ, gần gũi, hòa hợp với con người (suối xanh, gió mát, trăng trong, nương rẫy trù phú, hoa rừng ngát hương, ong mật từng bầy...). Ngôn ngữ thơ giàu chất tạo hình trong việc khắc họa hình ảnh con người miền núi Con người miền núi trong thơ của Lò Ngân Sủn, Pờ Sảo Mìn hiện lên vô cùng sinh động với những tính cách: thật thà, chất phác, đôn hậu, cả tin... và tuy nghèo khổ, cơ cực nhưng lại rất giàu tình nghĩa con người. Nét đặc sắc trong việc miêu tả hình ảnh con người miền núi vùng cao ấy của Lò Ngân Sủn và Pờ Sảo Mìn - chính là việc họ đã sử dụng thứ ngôn ngữ giàu hình tượng nhất để miêu tả về ngoại hình, cũng như miêu tả thế giới tâm hồn những người con của núi. Trong thế giới hình con người miền núi - nổi bật nhất trong thơ của hai tác giả này chính là hình ảnh người phụ nữ. Họ chính là "hoa của bản mường", là "mật ong", là "khúc mía", là "nguồn suối trong xanh", là "mây trắng", là "mùa xuân" của núi rừng. Họ là nguồn cảm xúc mãnh liệt không bao giờ vơi cạn đối với các chàng thi sĩ miền núi xưa nay. Bài thơ Người đẹp của Lò Ngân Sủn là một thành công lớn, một phát hiện độc đáo, một cách thể hiện rất đặc sắc, khiến nhiều người thích thú, bất ngờ bởi cách diễn đạt rất riêng của ông: Người đẹp trông như tuyết/Chạm vào lại thấy nóng/Người đẹp trông như lửa/Sờ vào lại thấy mát/Người không khát - nhìn thấy người đẹp cũng khát/Người không đói - nhìn thấy người đẹp cũng đói/ Người muốn chết - gặp người đẹp lại không muốn chết nữa/Ơ! Người đẹp là ước mơ/Treo trước mặt mọi người[10, tr128]. Những câu thơ vừa mang tính bản năng, vừa mang tính trí tuệ, những câu thơ hồn nhiên, trong vắt nhưng lại nhuốm màu triết lí nhân sinh! Với bài thơ này người ta nhận ra cái bản lĩnh của một nhà thơ miền núi đã biết diễn tả bằng cách mới những chân lí bình thường. Khi viết về những người phụ nữ miền núi - Lò Ngân Sủn và Pờ Sảo Mìn thường có một cảm hứng mãnh liệt, một sức sáng tạo bất ngờ. Họ luôn tìm được những ngôn từ có tính tạo hình và tính biểu cảm cao để diễn tả nhan sắc bên ngoài lẫn nhan sắc bên trong của người phụ nữ. Đặc trưng nhất là các ngôn từ nghệ thuật miêu tả đôi mắt - cửa sổ tâm hồn và trái tim của người phụ nữ. Tác giả đã ví đôi mắt ấy với những hình ảnh đặc biệt, mang hương sắc núi rừng như: Đôi mắt ướt như mỡ nóng trong chảo [10, tr114]; Đôi mắt ngọt như mật ong trong rừng [10, tr114]; Mắt em đen láy/Đỉnh núi ao trong/Đôi mắt em tròn/Một vành trăng tỏ [4, tr18] Vẻ đẹp phồn thực đầy sức sống ấy còn được các nhà thơ miêu tả thật cụ thể, thật gợi cảm và cũng thật hình ảnh về hình thể của người phụ nữ miền núi: Gần nắng trời nên da em thắm đỏ/Tắm ánh trăng hóa da em trắng ngần/Gót chân son đỏ trái ngọt lê táo [4, tr21]; Con gái ở đây đẹp như thân cây chuối rừng bóc vỏ [7, tr71]; Tay nâng bộ ngực/Bầu vú căng tròn [7, tr27]; Đôi núm vú như cơ pái nở/Như cánh chim arin nhấp nhô buổi sáng [12, tr90] Vẻ đẹp của người con gái miền núi được so sánh như thân cây chuối rừng bóc vỏ, bộ ngực được so sánh như cơ pái nở, như cánh arin nhấp nhô buổi sớm. Đây là một vẻ đẹp rất "trần tục" mà không thô tục, một vẻ đẹp phồn thực, đầy sức sống, khiến ai cũng muốn chiêm ngưỡng và đắm say. Vẻ đẹp khỏe mạnh, nồng nàn vừa kín đáo, duyên dáng vừa rực lửa của người thiếu nữ miền núi ấy cứ hiện lên một cách sinh động, đầy sức sống qua phép liệt kê và phép so sánh đặc biệt của tác giả: Ôi em/Con gái Bản Tông/Mông em tròn mập như bắp chuối/Váy em buộc thắt đáy lưng ong/Ngực em căng hai bầu sữa ngọt/Tóc chảy xuống như một dòng suối/Mắt em tỏa ánh sao mơ/Hai má em như hai quả đào chín/Hai môi em như hai miếng thịt nướng/Thân hình em trông như một bó củi chắc nịch/Da thịt em hừng hực như lửa [12, tr132] Trần Thị Việt Trung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 54 - 60 58 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Cách nói, cách so sánh ví von trên đã thể hiện những quan niệm về vẻ đẹp của người phụ nữ dân tộc của các nhà thơ này. Trước hết, đó phải là người khỏe mạnh, đầy sức sống, đầy khả năng làm mẹ, làm vợ. Một vẻ đẹp tự nhiên, hồn nhiên - như thiên nhiên; một vẻ đẹp nồng nàn, dữ dội, mãnh liệt đầy tính phồn thực và sức cuốn hút đối với người khác giới. Với cách dùng hàng loạt các từ ngữ mang tính tạo hình cao như: tròn mập, thắt đáy lưng ong, ngực căng tròn..., cùng cách dùng hàng loạt các từ so sánh ví von: như bắp chuối, như dòng suối, như hai quả đào chín, như hai miếng thịt nướng, như một bó củi chắc nịch, như lửa... hình ảnh người phụ nữ miền núi hiện lên thật xinh đẹp, khỏe mạnh và đáng yêu biết bao: Đôi tay em như hai tấm cơm lam/Đôi chân em như hai cái bắp chuối [12, tr75]; Da thịt em mịn màng làn mây trắng/Mái đầu em mượt mà bông tóc/Khuôn ngực em căng phồng hai trái núi mùa xuân [12, tr5] Còn đối với người trai miền núi - các nhà thơ này cũng có một cách diễn tả, thể hiện rất lạ, mang dấu ấn của "riêng mình". Với Con trai người Pá Dí - Pờ Sảo Mìn đã đem đến cho người đọc một hình ảnh chàng trai dân tộc Pá Dí với những nét phác họa hết sức chân thực nhưng cũng rất hình ảnh và mang tính khái quát - qua những ngôn từ mang tính tạo hình và tính biểu cảm cao: Con trai người Pá Dí/Mắt một mí, tóc đen, mũi tẹt, da vàng/Dáng ngang tàng vẻ quẫy đạp trần gian [2, tr5]; Những chàng trai/Chân đất/Mặc khố/Đi như gió thổi qua rừng [12, tr8]. Viết về những con người miền núi - những con người không chỉ đẹp ở vẻ bên ngoài mà còn đẹp ở đời sống nội tâm. Miêu tả thế giới nội tâm với các cung bậc tình cảm khác nhau trong họ là một thành công đáng ghi nhận của cả hai nhà thơ trên. Để hiểu họ từ trong chiều sâu tâm hồn cũng như những tính cách của con người miền núi, các nhà thơ phải có sự hiểu biết thật sâu sắc, có một trái tim nhạy cảm và phải có khả năng sử dụng một cách tài tình ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình để miêu tả một cách chính xác, sinh động những sắc thái muôn màu của thế giới nội tâm con người miền núi. Là những người "trai của núi" - Lò Ngân Sủn và Pờ Sảo Mìn viết về tình yêu lứa đôi với một cách cảm nhận rất riêng, một cách diễn đạt rất riêng của một người nghệ sĩ dân tộc thiểu số. Với Lò Ngân Sủn thì tình yêu luôn là nỗi nhớ da diết, nỗi nhớ được hiện lên cụ thể như nhìn thấy được, như nắm được bởi nó được hình dung như là "quả nhớ" vậy! "Quả nhớ" ấy nằm mọi nơi, mọi chốn trên tất cả cơ thể rực cháy của người trai miền núi: Quả nhớ ở trong ngực/Quả mong ở trong tim/Quả nhớ bằng trái núi/Quả mong bằng quả trời/Nhớ nhiều mây tím bầm/Mong nhiều nổi giông bão/Nhắc đến em động trời [7, tr91]. Tình yêu luôn được thể hiện ở nhiều cung bậc tình cảm khác nhau như: nỗi nhớ, niềm mong, nỗi da diết khôn nguôi, sự đợi chờ đau đáu và có một cái gì đó rất bản năng, rất mãnh liệt luôn cháy bỏng trong lòng: Anh yêu em/Như con sói đói mồi/Như con trâu đói cỏ/Như con hổ đói ăn/Như con gấu đói mật [6, tr54]. Cách so sánh, cách diễn đạt và hình ảnh thơ mà tác giả đã sử dụng rất đặc biệt (so sánh với những con vật khỏe mạnh, dữ dội như: sói, hổ, gấu... ở trong rừng) - là một người con của núi rừng nên tác giả mới có cách so sánh như vậy! Vì thế mà những sắc thái của tình yêu ở đây cũng mang đậm sắc màu miền núi. Nhưng có khi tình yêu lại được so sánh với những vật, những thứ hoa, quả... rất ngọt ngào, đầy vẻ lãng mạn và thật cháy bỏng, bạo liệt: Em như khe suối bên rừng/Anh vừa trông thấy muốn dừng uống ngay/Em như đào mận trên cây/Anh vừa trông thấy muốn tay vịn cành/Em như hoa nở mùa xuân/Anh vừa trông thấy âm thầm bén duyên/Em như câu hát tháng giêng/Anh vừa trông thấy ngả nghiêng đất trời [12, tr124]; Em như là ngày tết/Đẹp như cái bánh chưng/Em như con đường dốc/Làm lòng anh rối bời (Em như là ngày tết - Lò Ngân Sủn). Viết về tình yêu, về nỗi nhớ, tác giả luôn tìm tòi và sáng tạo ra những hình ảnh độc đáo như: Lăn lóc trong trăn trở/Quay cuồng trong nỗi nhớ [7, tr120]; Em như chum rượu ắp đầy/Để cho anh uống anh say suốt đời [5, tr58] Trần Thị Việt Trung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 54 - 60 59 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Hoặc có khi tình yêu được ví như miếng cao lương, như rượu nồng... Pờ Sảo Mìn cũng đã viết về người yêu của mình như thế: Em là cao lương/Anh ăn đỡ đói; Em là rượu nồng/Để anh uống say; Em là bài ca/Để cho anh hát [1, tr18]Tình yêu của người miền núi thật là cuồng nhiệt, thật là đắm đuối, nhưng cũng có khi thật là kín đáo, ý nhị: Mối tình đầu của tôi/Như bông hoa chớm nở/Như ngọn lửa mới nhen/Bén như cây xấu hổ [7, tr93]. Cái sắc thái khác nhau trong tình yêu ấy đã được Lò Ngân Sủn miêu tả một cách rất cụ thể mà cũng rất khái quát bằng những ngôn từ mang đầy hình ảnh như: Mối tình đầu/Lửa bốc trước gió/Mối tình giữa/Vừa ăn vừa thổi/Mối tính cuối/Ngồi đợi trăng lên" [9, tr23]. Vâng - tình yêu quả có muôn vàn sự lạ, và đã có rất nhiều cách để diễn tả tình yêu. Với người miền núi - họ có cách cảm, cách nghĩ, cách nói rất khác với người miền xuôi, họ không khéo léo, không tế nhị quá nhưng lại biết diễn đạt một cách rất hình ảnh, rất tinh tế và rất độc đáo nữa! Bên cạnh đó, khi viết về hình ảnh những con người miền núi trong xã hội cũ, với một cuộc sống đầy lam lũ, cơ cực, nghèo khổ - Lò Ngân Sủn và Pờ Sảo Mìn đã sử dụng rất nhiều hình tượng thơ giàu tính biểu cảm như những câu thơ: Rét nhiều lòng mẹ tái tê/Trên gương mặt mẹ bốn bề nếp nhăn/Lưng còng uốn tựa vành trăng/Mắt mờ mẹ lẫn giữa đêm với ngày/Mẹ đi run rẩy chân tay/Mẹ đi cái dáng hao gầy mẹ đi [8, tr35]. Tác giả đã mô tả một cách chi tiết những đường nét, những trạng thái tình cảm, tinh thần... của bà mẹ với một loạt ngôn từ giàu tính tạo hình. Sử dụng từ láy, từ so sánh có tính gợi cảm như: tái tê, bốn bề, run rẩy, làm nổi bật dáng hình và nỗi khổ, sự vất vả đè nặng lên cuộc đời của người mẹ nghèo miền núi. Hình ảnh những người vợ miền núi lam lũ, chịu thương, chịu khó cũng được nhà thơ Pờ Sảo Mìn miêu tả bằng các hình ảnh, sinh động cụ thể như: Nỗi lo toan in trên vầng trán/Nếp nhăn nheo chéo ngang chéo dọc/Cái nhọc nhằn in ở bàn chân [1, tr33]...Những từ láy nhăn nheo, nhọc nhằn đã thể hiện rõ sự vất vả, nỗi khó nhọc của những người vợ miền núi; những từ có tính tạo hình như: chéo ngang chéo dọc, nhọc nhằn in ở bàn chân cũng đã góp phần khắc họa rõ hơn thân phận của những người phụ nữ trong chế độ xưa Nói tóm lại, trong các tác phẩm thơ của mình - hai nhà thơ dân tộc thiểu số tiêu biểu - Lò Ngân Sủn và Pờ Sảo Mìn đã thể hiện rất rõ khả năng sáng tạo và khả năng sử dụng một cách hiệu quả ngôn từ nghệ thuật giàu chất tạo hình của mình. Với tình cảm yêu quê hương tha thiết, hai "nghệ sĩ ngôn từ" này đã thổi hồn vào bức tranh thiên nhiên miền núi, khiến cho chúng vừa rực rỡ sắc màu, vừa sinh động và đầy ý nghĩa nhân văn. Chính vì thế, bức tranh bằng thơ mà các ông đã phác họa ra ấy - ngoài vẻ đẹp của sắc màu nó còn thấm đẫm tinh thần dân tộc trong từng chi tiết. Họ cũng đã phác họa nên những bức chân dung về con người miền núi một cách cụ thể, hết sức sinh động. Đó là những chàng trai, những cô gái miền núi khỏe mạnh, cường tráng, đầy sức sống, rất lãng mạn, đa tình - những bông hoa của núi rừng, những chủ nhân của vùng cao núi non hùng vĩ. Đó là những bà mẹ, những người vợ suốt đời gánh bao vất vả, lo toan vì chồng, vì con; những người dân miền núi chân thực, cả tin nhưng luôn sống hết mình, hi sinh hết mình vì người khác. Những hình ảnh đẹp đẽ đó đã được hiện lên bởi những ngôn từ nghệ thuật giàu chất tạo hình, giàu tính biểu cảm, với cách diễn đạt mang đậm phong cách miền núi của hai nhà thơ trên. Đây chính là một nét đặc sắc trong nghệ thuật thơ của Lò Ngân Sủn và Pờ Sảo Mìn. Và đây cũng chính là một đóng góp đáng ghi nhận của hai nhà thơ miền núi đầy bản sắc dân tộc này. Trần Thị Việt Trung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 54 - 60 60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Pờ Sảo Mìn (1992), Cây hai ngàn lá, tập thơ, Nxb Văn hóa dân tộc, H. [2]. Pờ Sảo Mìn (2001), Con trai người Pa Dí, tập thơ, Nxb Văn hóa, H. [3]. Pờ Sảo Mìn (2002), Cung đàn biên giới, tập thơ, Hội Nhà văn & Hội Văn nghệ Lào Cai [4]. Pờ Sảo Mìn (2005), Mắt rừng xanh, Nxb Văn hóa dân tộc, H. [5]. Lò Ngân Sủn (1992), Đám cưới, tập thơ, Nxb Văn hóa dân tộc, H. [6]. Lò Ngân Sủn (1993), Đường dốc, tập thơ, Nxb Văn hóa dân tộc, H. [7]. Lò Ngân Sủn (1996), Con của núi, Thơ chọn tập I, Nxb Hội Nhà văn, H. [8]. Lò Ngân Sủn (1996), Lều nương, tập thơ, Nxb Văn hóa dân tộc, H. [9]. Lò Ngân Sủn (1995), Dòng sông mây, tập thơ, Nxb Văn hóa dân tộc, H. [10]. Lò Ngân Sủn (1999), Người đẹp, tập thơ, Nxb Văn hóa dân tộc, H. [11]. Lò Ngân Sủn (2000), Người trên đá, tập thơ, Nxb Văn hóa dân tộc, H. [12]. Lò Ngân Sủn (2005), Bữa tình yêu, tập thơ, Nxb Hội Nhà văn, H. SHAPING POETICAL LANGUAGE - SPECIAL FEATURE IN WORKS OF LO NGAN SUN AND PO SAO MIN Tran Thi Viet Trung 2 , Nguyen Phương Ly Thai Nguyen University Publising house SUMMARY Lo Ngan Sun and Po Sao Min are 2 quite typical poets of the mountainous area in the North by own special, new and strange creation in their poems. They are the pride of Day nation, Pa Di in particular, Vietnamese minorities in conmon. One of the important factors that makes the beauty, attraction and contribute to creating their special and uniquely style is they creatively used the rich in shaping poetical language in the nationally cultural pieces. Key words: Language, shaping language, Lo Ngan Sun, Po Sao Min 2 Tel: 0912454575; Email:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_3857_9802_ngonngugiauchattaohinh_7501_2052836.pdf