Ai chịu trách nhiệm duy trì an toàn tàu?
Bàn giao chuc danh trên Tàu
Bạn là ai
Báo cáo và thông tin liên lac
Bảo hiểm sẽ chịu hết?
Bộ luật Quốc tê về An ninh Tàu và Bến cảng (Bo luat ISPS)
Các buoc tính mớn nước
Các câu hoi liên quan đến giám định mớn nước
Các giáy chung nhạn an toàn
Các giáy tờ trên tàu
làm bài toán hàng hóa
Làm hàng ximang
.vv
4 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2770 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiệp vụ hàng hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ai chịu trách nhiệm duy trì an toàn tàu?
By Capt. Trai | November 7, 2009
Hầu hết mọi Thuyền trưởng đều sợ PSC. PSC là một loại cảnh sát giao thông. Mà cảnh
sát giao thông đã giơ gậy thì xe mới mấy cũng có lỗi. Ấy là chưa kể sự cố ý bắt lỗi của
cảnh sát. Đằng này, tàu bè to lớn thế, điều kiện hoạt động khắc nghiệt thế, thì sao tránh
được lỗi. Đó là tâm sự của không ít Thuyền trưởng. Tâm sự này liệu có có phù hợp?
PSC(port state control) là một tổ chức chính quyền giám sát an toàn hoạt động tàu ở các
bến cảng. Việc PSC kiểm tra an toàn tàu đã trở nên phổ biến trên các bến cảng quốc tế.
IMO khuyến khích Chính quyền Hàng hải kiểm tra và phạt các tàu vi phạm về an toàn.
Sự khuyến khích này nhằm thúc đẩy việc duy trì và nâng cao an toàn tàu. Vậy ai chịu
trách nhiệm “duy trì an toàn” tàu?
Duy trì “an toàn tàu” là công việc của PSC?
Con tàu muốn rời cảng phải được phép Cảng vụ. Có giấy phép rời cảng (port clearance
permit) chứng tỏ tàu đã đủ điều kiện an toàn đi biển. PSC lên tàu để xem tàu bạn có đủ
điều kiện rời cảng hay không. Sinh mạng của bạn phụ thuộc vào sự kiểm tra nghiêm túc
của họ.
Duy trì “an toàn tàu” là công việc của ĐĂNG KIỂM?
Tàu phải được Chính quyền tàu treo cờ kiểm tra định kì hàng năm(annual survey-AS).
Tàu phải được Chính quyền tàu treo cờ kiểm tra trên đà tối thiểu 2 lần trong 5
năm(docking surveys-DS). Tàu phải được kiểm tra tức thời khi gắp sự cố lớn(occasional
surveys-OS). Chính quyền sẽ theo dõi hoạt động tàu và yêu cầu bạn dừng tàu đúng lịch
để kiểm tra định kì. Sinh mạng của bạn phụ thuộc vào sự mẫn cán của các đánh giá
viên(surveyors).
Duy trì “an toàn tàu” là công việc của CHỦ TÀU?
Chủ tàu hay nói rộng hơn là người quản lí tàu(ship management). Tàu không an toàn thì
kinh doanh không có lãi. Muốn an toàn thì phải đầu tư để cải thiện an toàn trên tàu. Sinh
mạng của bạn phụ thuộc vào mức độ đầu tư an toàn của Chủ tàu.
Duy trì “an toàn tàu” là công việc của BẠN?
Nếu bạn không quan tâm đến an toàn tàu thì sự nghiêm túc của PSC cũng vô nghĩa. Nếu
bạn không chăm sóc đến an toàn tàu thì sự mẫn cán của Đăng kiểm cũng chẳng ích gì
…Nếu bạn không phát hiện về an toàn tàu thì Chủ tàu cũng chẳng biết đâu mà cải thiên.
Như vậy, bạn là người quyết định về an toàn tàu.
Thế nào là một tàu an toàn?
Một tàu an toàn phải:
1. Đủ điều kiện an toàn đi biển
Phải có đủ các điều kiện cơ bản sau:
1) Có đủ các giấy tờ về hoạt động tàu(trading certificates) còn hiệu lực
2) Có đủ định biên tối thiểu trên tàu(minimum manning). Các định biên phải có đủ các
giấy tờ phù hợp với cỡ tàu, chủng loại tàu, tuyến hoạt động và các qui định hiện hành
3) Có đủ trang thiết bị máy móc, thiết bị hàng hải, thiết bị thông tin liên lạc phù hợp
với cỡ tàu, vùng hoạt động của tàu
4) Có đủ hải đồ, ấn phẩm hàng hải phù hợp với vùng hoạt động của tàu
5) Có đủ các thiết bị và dụng cụ cứu sinh, cứu hoả và ngăn ngừa ô nhiễm theo luật
định
6) Có hệ thống quản lí an toàn-ISM Code và an ninh- ISPS Code(nếu tàu chạy tuyến
quốc tế)
2. Được duy trì tình trạng an toàn trong suốt thời gian hoạt động tàu
An toàn của tàu phải được duy trì liên tục. Bạn phải kiểm tra và thúc đẩy việc duy trì an
toàn sau:
1) Duy trì hiệu lực các giấy tờ của tàu
Các giấy tờ tàu(trading certificates) thường có thời hạn. Thuyền trưởng phải lập bản theo
dõi thời hạn các giấy tờ tàu. Khi thời hạn giấy tờ tàu còn khoảng 3 tháng, thuyền trưởng
cần thông báo cho Chủ tàu, đại lí Chủ tàu để có kế hoạch gia hạn hoặc đổi mới giấy
chứng nhận. Một số giấy chứng nhận của Đăng kiểm có thời hạn 5 năm, nhưng hiệu lực
phụ thuộc vào kết quả kiểm tra hàng năm. Bởi vậy, các giấy tờ đó phải được Đăng kiểm
xác nhận hàng năm mới có hiệu lực.
2) Duy trì hiệu lực các giấy tờ thuyền viên
Một số giấy tờ thuyền viên cũng có thời hạn. Thuyền trưởng phải lập một bản theo dõi
giấy tờ thuyền viên. Khi thời hạn giấy chứng nhận còn khoảng 3 tháng, thuyền trưởng
phải thông báo cho Chủ tàu hoặc đại lí thuyền viên thu xếp gia hạn hay đổi giấy mới.
3) Duy trì tình trạng an toàn hoạt động của các trang thiết bị
Cần duy trì hoạt động các trang thiết bị trên tàu như : thiết bị Buồng máy, thiết bị trên
Boong, thiết bị Buồng lái và các thiết bị thông tin liên lạc GMDSS. Đối với thiết bị
Buồng máy cần được bảo dưỡng định kì theo qui định của Đăng kiểm(theo kế hoạch
CMS) và theo hướng dẫn của nhà chế tạo(theo giờ hoạt động thiết bị). Máy móc trên
Boong cần được kiểm tra hoạt động hàng tháng và bảo dưỡng định kì năm năm . Hệ
thống cần cẩu phải được kiểm tra hàng năm và thử tải định kì theo qui định. Các máy dự
phòng như máy ca nô, máy cứu hoả sự cố…cũng cần thử hoạt động định kì và bảo dưỡng
chu kì 5 năm. Phải kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị GMDSS hàng năm. Phải mời Dịch vụ
bảo dưỡng chuyên ngành do Đăng kiểm chỉ định để bảo dưỡng.
4) Duy trì hải đồ và ấn phẩm hàng hải
Tàu phải có đủ hải đồ phù hợp với tuyến hoạt động tàu từ cảng đến cảng. Hải đồ phải đầy
đủ chủng loại như tổng đồ; hải đồ hành hải, bình đồ cảng…Hải đồ phải được tu chỉnh kịp
thời
Tàu phải có đủ các ấn phẩm hàng hải theo qui định. Ấn phẩm hàng hải phải phù hợp với
vùng hoạt động. Ấn phẩm hàng hải cũng cần được tu chỉnh. Phải có thông báo hàng
hải(notice to mariner) để tu chỉnh hải đồ và ấn phẩm hàng hải.
5) Duy trì an toàn cấu trúc tàu, tình trạng thiết bị cứu sinh, cứu hoả và ngăn ngừa ô
nhiễm
Phải duy trì cấu trúc tàu nguyên vẹn như khi xuất xưởng. Phải thường xuyên kiểm tra kín
nước hầm hàng, các cửa kín nước bên ngoài boong và xung quanh tàu. Kiểm tra tình
trạng đóng-mở và kín nước của các ống thông hơi(venting), các quạt và nấm thông
hơi(ventilator), các cửa kín nước…
Số lượng trang bị cứu sinh, cứu hoả phải đủ như đã qui định trong sơ đồ cứu sinh, cứu
hoả trên tàu(Fire fighting & life saving appliances plan). Thiết bị cứu sinh cứu hoả phải
được kiểm tra và bảo dưỡng hàng năm bởi dịch vụ bảo dưỡng do Đăng kiểm uỷ nhiệm.
Một số thiết bị cứu sinh, cứu hoả có hạn sử dụng như pháo hiệu, súng bắn dây, pin sử
dụng cho phao định vị, phát đáp ra-đa… phải được thay thế trước khi hết hạn sử dụng.
Các trạm dụng cụ chữa cháy(fire station), kho vật liệu xử lí dầu(SOPEP) phải duy trì đầy
đủ cơ số như đã trang bị. Phải có sổ theo dõi bảo dưỡng hoạt động các trang thiết bị cứu
sinh, cứu hoả và ngăn ngừa ô nhiễm. Phải có sổ theo dõi quá trình thực tập an toàn, cứu
sinh, cứu hoả. Phải có sổ hướng dẫn, chỉ dẫn thuyền viên về cách thao tác, sử dụng và
ứng phó với các sự cố liên quan đến cứu sinh, cứu hoả và ngăn ngừa ô nhiễm trên tàu.
Phải tổ chức cho thuyền viên thực tập ứng phó sự cố hàng tháng, hàng quí, hàng năm.
6) Duy trì hoạt động hệ thống quản lí an toàn và an ninh
Phải tổ chức quản lí tàu theo yêu cầu của hệ thống quản lí an toàn(SMS) trên tàu. Phải
thực hiện các hoạt động tàu theo qui trình đã xây dựng. Phải làm cho mọi thuyền viên
hiểu rõ hệ thống quản lí an toàn và nhiệm vụ của họ liên quan đến hệ thống quản lí an
toàn. Cần thường xuyên theo dõi và thúc đẩy hệ thống an toàn hoạt động.
Phải thực hiện kế hoạch an ninh trên tàu. Phải làm cho mọi thuyền viên hiểu rõ kế hoạch
an ninh và cách thức thực hiện. Phải làm cho thuyền viên hiểu nhiệm vụ của mình liên
quan đến kế hoạch an ninh. Phải thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch an ninh trong suốt
hành trình.
3. Được cập nhật thường xuyên về yêu cầu an toàn
Yêu cầu an toàn trong hàng hải được câp nhật và nâng cao thường xuyên. IMO thường
xuyên ra các thông tư mới liên quan đến an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm. Chính quyền tàu
treo cờ luôn có các thông tư triển khai các qui định của IMO. Đăng kiểm luôn gửi cho tàu
các hướng dẫn kĩ thuật cụ thể để bạn thực hiện các yêu cầu mới. Chủ tàu, đại lí chủ tàu sẽ
cung cấp cho bạn các văn bản mới liên quan. Bạn phải nghiên cứu và thực hiện kịp thời
các yêu cầu mới đó
An toàn trên tàu được Chính quyền hàng hải kiểm tra và giám sát chặt chẽ. Mục đích
kiểm tra và giám sát là vì an toàn cho bạn và môi trường biển. Sự lăn tăn của bạn
cũng có cơ sở, tuy nhiên nó không phải là trở ngại chính. Trở ngại chính là sự nhận
thức của bạn về an toàn. Một khi bạn thấy an toàn là cần thiết cho mình thì sự băn
khoăn của bạn sẽ không còn nữa.
Topics: An toàn hàng hải, Hành hải, Quản lý tàu, Thuyền viên | 1 Comment »
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ai chiu trách nhiem duy trì an toàn tàu.pdf
- nghiep vu hang hai.rar