Nhìn chung, trồng cà chua cho lãi thuần khá
cao, song chênh lệch nhau về năng suất nên
lãi thuần có sự dao động khá lớn (từ 5,7-41,2
triệu đ/ha). Trong đó giống cà chua VL2004
đƣợc bón phân nhƣ công thức 4 cho lãi thuần
cao nhất (đạt 41,2 triệu đ/ha), thấp nhất là
công thức 1. Nhƣ vậy, bón phân với lƣợng 25
tấn phân chuồng hoai mục + 800 kg vôi bột +
120 kg N + 100 kg P2O5 + 150 kg K2O/ha cho
giống cà chua VL2004 đem lại năng suất và
hiệu quả kinh tế cao nhất.
5 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu xác định tổ hợp phân khoáng thích hợp cho giống cà chua mới VL2004 vụ Đông Xuân 2008-2009 trên đất 1 vụ tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 84
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TỔ HỢP PHÂN KHOÁNG THÍCH HỢP
CHO GIỐNG CÀ CHUA MỚI VL2004 VỤ ĐÔNG XUÂN 2008-2009
TRÊN ĐẤT 1 VỤ TẠI HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN
Nguyễn Thị Mão*, Nguyễn Viết Hưng
Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu xác định tổ hợp phân bón thích hợp cho giống cà chua VL2004 vụ Đông Xuân
2008-2009 cho thấy, tổ hợp phân bón khác nhau không làm ảnh hƣởng đến thời gian ra hoa, đậu
quả, nhƣng có ảnh hƣởng khá rõ đến thời gian sinh trƣởng và năng suất quả. Trong đó công thức
đối chứng có thời gian sinh trƣởng dài hơn các công thức 1,2,3 và 4 từ 6-7 ngày. Công thức 4 cho
năng suất cao nhất (đạt 35,5 tấn/ha), cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Đây cũng là công thức
cho lãi thuần cao nhất, đạt 41,2 triệu đ/ha. Trên cơ sở kết quả thí nghiệm này chúng tôi thấy, tổ
hợp phân bón nhƣ công thức 4 thích hợp cho giống cà chua VL2004 trong vụ đông xuân trên đất
một vụ tại Hữu Lũng Lạng Sơn.
Từ khóa: Cà chua, Năng suất, Lạng Sơn, Thời gian sinh trưởng, Phân bón
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối với cây cà chua, để đạt năng suất cao đòi
hỏi phải đảm bảo cân bằng chất dinh dƣỡng,
vì vậy việc xác định lƣợng phân bón cân đối,
thích hợp cho từng giống là điều rất cần thiết,
góp phần nâng cao hiệu quả của phân bón
cũng nhƣ năng suất và chất lƣợng quả [7].
Lƣợng phân bón hợp lý sẽ thúc đẩy khả năng
sinh trƣởng, phát triển tốt, tăng khả năng
chống chịu bệnh của cây, tăng khả năng ra hoa,
tạo quả nhiều, tiềm năng cho năng suất lớn
v.v [2],[3]. Qua kết quả khảo nghiệm 4 vụ tại
Thái Nguyên, giống cà chua VL2004 đã thể
hiện những đặc điểm nổi trội và đƣợc xác
định là giống triển vọng [4]. Trên cơ sở đó,
căn cứ vào điều kiện từng địa phƣơng, đặc
điểm của giống để xác định lƣợng phân bón
phù hợp nhất tạo điều kiện cho cà chua sinh
trƣởng phát triển thuận lợi và cho năng suất
cao. Để góp phần hoàn thiện quy trình kỹ
thuật cho giống cà chua triển vọng (VL2004)
trên đất một vụ tại Hữu Lũng, Lạng Sơn, bài
viết này chúng tôi xin giới thiệu tóm tắt kết
quả nghiên cứu ảnh hƣởng của tổ hợp phân
khoáng đến sinh trƣởng và phát triển của
giống cà chua VL2004 vụ đông xuân 2008-
2009 tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tel:0912710771
Nội dung nghiên cứu
- Theo dõi ảnh hƣởng của các tổ hợp phân
bón đến các giai đoạn sinh trƣởng phát triển,
khả năng chống chịu và năng suất quả của
giống cà chua VL2004
Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm gồm 5 công thức đƣợc trồng theo
khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD), với 3 lần
nhắc lại.
- Diện tích 1 ô thí nghiệm: 1,2m x 8,4m = 0,08m2
(không kể rãnh).
* Nền: 25 tấn phân chuồng hoại mục + 800
kg vôi bột
CT1: Nền+120kg N+80kg P205+120kg K20
CT2: Nền+120kg N+80kg P205+150kg K20
CT3: Nền+120kg N+100kg P205+120kg K20
CT4: Nền+120kg N+100kg P205+150kg K20
- Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi tuân
theo Tiêu chuẩn 10TCN 219-2006: Giống cà
chua - Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác
và giá trị sử dụng [1].
- Chỉ tiêu về sâu bệnh hại đƣợc thực hiện theo
phƣơng pháp hiện hành của Viện BVTV [6].
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của
giống cà chua VL2004 vụ đông xuân 2008 -
2009 tại Lạng Sơn
Nguyễn Thị Mão và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 84 - 87
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 85
Trong vụ Đông xuân 2008 - 2009, kết quả
theo dõi các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển
của giống cà chua VL2004 ở các tổ hợp phân
khoáng khác nhau đƣợc thể hiện ở Bảng 1.
Thời gian từ trồng đến ra hoa, đậu quả và bắt
đầu thu hoạch giữa các công thức có sự khác
nhau nhƣng không đáng kể, chỉ chênh lệch 1-
3 ngày. Công thức 3 và 4 ra hoa và đậu quả
sớm hơn 3 công thức còn lại từ 1 -3 ngày.
Tuy nhiên, thời gian từ trồng đến kết thúc thu
hoạch của giống VL2004 có sự chênh lệch
nhau khá rõ. Cụ thể ở các công thức 1,2,3 và
4 có thời gian kết thúc thu hoạch ngắn hơn
đối chứng từ 6-7 ngày. Chứng tỏ ở công thức
có lƣợng đạm cao hơn đối chứng đã kéo dài
thời gian chín của quả, do vậy mà thời gian
thu hoạch kéo dài hơn. Kết quả này có liên
quan đến tổng thời gian sinh trƣởng (TGST)
của giống. Trong thí nghiệm này, thời gian từ
gieo đến trồng của giống VL2004 ở các công
thức là nhƣ nhau (34 ngày). Vì vậy, công thức
nào có ngày kết thúc thu hoạch sớm hơn thì có
TGST ngắn hơn và ngƣợc lại. Cụ thể là các
công thức 1,2,3 và 4 có TGST tƣơng đƣơng
nhau và ngắn hơn đối chứng từ 6 đến 7 ngày.
Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến
tình hình sâu bệnh hại của giống VL2004
trong vụ ĐX 2008-2009 tại Lạng Sơn
Kết quả bảng 2 cho thấy, sâu ăn lá và sâu đục
quả gây hại giống cà chua VL2004 trên tất cả
các công thức. Tỷ lệ hại dao động từ 6,50-
9,40% do sâu ăn lá và từ 11,43-15,20 đối với
sâu đục quả, trong đó nặng nhất là công thức
đối chứng từ 9,40-15,20%. Bệnh héo rũ xuất
hiện và gây hại trong cả vụ ĐX 2008-2009,
tuy nhiên tỷ lệ bệnh không cao, biến động từ
3,83-8,75%, trong đó nặng nhất vẫn là công
thức đối chứng 8,75%. Điều đó là do công
thức đối chứng đƣợc sử dụng lƣợng phân đạm
cao hơn các công thức còn lại, nên đã làm ảnh
hƣởng đến khả năng chống bệnh của giống cà
chua VL2004.
Qua bảng 2 cho thấy tỷ lệ bệnh của cà chua
VL2004 đƣợc bón nhƣ công thức 2 và 4 đều
thấp hơn so với các công thức khác, đây là 2
công thức có lƣợng phân kali cao hơn nên đã
giúp cây có khả năng chống chịu bệnh cao
hơn. Tỷ lệ bệnh cao nhất vẫn là công thức đối
chứng 8,75%.
Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến
một số chỉ tiêu năng suất của giống VL2004
trong vụ ĐX 2008-2009 tại Lạng Sơn
Số liệu Bảng 3 cho thấy, các tổ hợp phân bón
khác nhau không ảnh hƣởng đến số quả trên
cây của giống cà chua VL2004, nhƣng có ảnh
hƣởng khá rõ đến khối lƣợng trung bình trên
quả. Khối lƣợng trung bình trên quả của cà
chua VL2004 đƣợc bón nhƣ công thức 1 thấp
nhất nên chƣa đảm bảo dinh dƣỡng cho cây
sinh trƣởng phát triển và tạo quả, vì vậy
KLTB/quả đạt thấp nhất (59,4g/quả), thấp
hơn đối cứng chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Đó
chính là nguyên nhân làm giảm năng suất của
cà chua. Bón đủ và cân đối các loại phân
khoáng đã làm tăng năng suất của cà chua thí
nghiệm. Số liệu bảng 3 cho thấy, cà chua
đƣợc bón với liều lƣợng NPK nhƣ công thức
4 (120:100:150 kg) cho năng suất cao nhất
(35,5 tấn/ha), cao hơn công thức 1 và đối
chứng chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Công thức
2 và 3 mặc dù có NSTT sai khác không có ý
nghĩa thống kê so với với công thức 4 nhƣng
có xu hƣớng thấp hơn.
Nhìn chung, trồng cà chua cho lãi thuần khá
cao, song chênh lệch nhau về năng suất nên
lãi thuần có sự dao động khá lớn (từ 5,7-41,2
triệu đ/ha). Trong đó giống cà chua VL2004
đƣợc bón phân nhƣ công thức 4 cho lãi thuần
cao nhất (đạt 41,2 triệu đ/ha), thấp nhất là
công thức 1. Nhƣ vậy, bón phân với lƣợng 25
tấn phân chuồng hoai mục + 800 kg vôi bột +
120 kg N + 100 kg P2O5 + 150 kg K2O/ha cho
giống cà chua VL2004 đem lại năng suất và
hiệu quả kinh tế cao nhất.
Bảng 1. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của giống cà chua VL2004 ở các tổ hợp NPK khác nhau
Nguyễn Thị Mão và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 84 - 87
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 86
Thời gian từ trồng đến..... (ngày)
Công thức
Chỉ tiêu
Thời gian sinh
trưởng(2) Ra hoa Đậu quả
Ngày thu quả
đợt 1
Ngày kết thúc
thu hoạch
1 39 48 84 97 131
2 39 48 83 96 130
3 38 47 83 97 131
4 38 47 82 96 130
5 (đ/c) 39 49 85 103 137
Bảng 2. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến tình hình sâu bệnh hại đối với giống cà chua VL2004
trong vụ ĐX 2008-2009
Công thức
Sâu ăn lá TLH
(%)
Sâu đục quả TLH
(%)
Héo rũ TLB
(%)
1 7,63 12,65 6,38
2 7,33 11,67 4,26
3 7,35 12,06 5,67
4 6,50 11,43 3,83
5 (đ/c) 9,40 15,20 8,75
Bảng 3. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và lãi thuần giống
cà chua VL2004 trong vụ ĐX 2008-2009
Công thức
Chỉ tiêu
Số quả TB/cây
(quả)
KLTB/quả
(g)
Năng suất thực thu
(tấn/ha)
Lãi thuần
(triệu đ/ha)
1 13,5
ns
59,4
*
23,3
*
5,7
2 13,2
ns
72,0
ns
29,1
ns
22,4
3 13,8
ns
73,2
ns
28,4
ns
29,0
4 14,5
ns
76,6
ns
35,5
*
41,2
5 (đ/c) 13,7 74,1 31,2 30.1
Cv(%)
LSD 0,05
6,1
1,66
9,2
13,02
6,2
3,68
Nguyễn Thị Mão và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 84 - 87
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 87
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
-Tổ hợp phân bón với lƣợng đạm cao hơn nhƣ công thức đối chứng đã kéo dài thời gian chín của giống VL2004 so
với các công thức còn lại từ 6-7 ngày.
- Năng suất thực thu cao nhất là công thức 4 đạt 35,5 tấn/ha, cao hơn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.
- Hiệu quả kinh tế đạt cao nhất là công thức 4, với lãi thuần 41,2 triệu đ/ha.
Đề nghị
Có thể giới thiệu tổ hợp phân bón nhƣ công thức 4 áp dụng cho giống VL2004 để sản xuất trên đất một vụ tại huyện
Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ NN&PTNT (2006), “Qui phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống cà chua”, Quy phạm
khảo nghiệm giống cây trồng, tr. 1-9.
[2]. Tạ Thu Cúc (2006), Kỹ thuật trồng cà chua, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 5-19.
[3]. Cục Trồng Trọt (2008), Tiến bộ kỹ thuật và công nghệ phân bón cho một số hoa màu [online], available, URL:
[4]. Nguyễn Thị Mão, Trần Khắc Thi, Dƣơng Thị Nguyên (2007) “ Kết quả khảo nghiệm tập đoàn giống cà chua
tại Thái Nguyên”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số (17), Hà Nội, tr.21-26.
[5]. Viện Bảo vệ thực vật Bộ NN&PTNT (2000), Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật tập 3, Nxb Nông
nghiệp, tr. 19 & 56-62.
[6]. Kuo C.G; Opena R.T. and chen. J.T. (1998), Guider for Tomato production in the tropics, and subtropios.
Asian Vegetable Research and Development center, un published technical Bulletin, pp.73.
SUMMARY
RESEARCH ON DETERMINING THE SUITABLE COMBINATIONAL FERTILIZER
FOR A NEW TOMATO VL2004 VARIETY IN THE SPRING – WINTER SEASON OF
2008-2009 AT HUU LUNG DISTRICT, LANG SON PROVINCE
Nguyen Thi Mao
, Nguyen Viet Hung
College of Agriculture and Forestry - TNU
A new variety of tomato VL2004 was growed at Huu Lung Lang Son to identify the suitable fertilizer for a
higher productivity. All most of the 5 different combinational fertilizers had the effect on the growing time
and yield of VL2004 variety. In this trial, the control had growing time longer than that of the treatments 1,
2,3 and 4 about 6 to 7 days. The treatment 4 gave the highest yield compare with the control and the other
remain treatments which about 35,5 tons/ha. This treatment also gave the highest income which about 41,2
million VND per ha. So that, base on this trial as we can see the combinational fertilizer as treatment 4 to
apply for growing tomato VL2004 variety was suitable in one crop cultivation areas in Huu Lung district,
Lang Son province.
Keywords: Tomato, Yield, LangSon, growing time, fertilizer
Các chữ viết tắt:
- RCBD: Randomized complete Block Design
- VCU: Value of Cultivation and Use
- TCN: Tiêu chuẩn Ngành
- NN & PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- BVTV: Viện Bảo vệ Thực vật
- ĐX: Đông Xuân
- XH: Xuân Hè
Tel:0912710771
Nguyễn Thị Mão và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 84 - 87
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 88
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_32715_36556_2082012152358487_8908_2052723.pdf