2. Kiến nghị
- Cần thiết phải sử dụng ngưỡng cường
lực khai thác bền vững tối đa làm điểm tham
chiếu để tiến hành điều chỉnh cơ cấu đội tàu
và nghề nghiệp khai thác hải sản nhằm phát
triển nghề cá khu vực vịnh Bắc Bộ theo hướng
bền vững.
- Cần thiết phải có những nghiên cứu cụ
thể nhằm cắt giảm cường lực khai thác phù
hợp với từng đội tàu. Cạnh đó cần có những
cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ ngư dân
chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp một cách hợp
lý, đảm bảo an sinh xã hội cho cộng đồng ngư
dân chuyển đổi nghề.
8 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu xác định cường lực khai thác bền vững tối đa cho đội tàu khai thác hải sản ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
116 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CƯỜNG LỰC KHAI THÁC BỀN VỮNG
TỐI ĐA CHO ĐỘI TÀU KHAI THÁC HẢI SẢN Ở VÙNG BIỂN
VỊNH BẮC BỘ
STUDY ON ESTIMATION OF MAXIMUM SUSTAINABLE YIELD
FOR FLEET OF FISHERY FISHING BOATS IN THE TONKIN GULF
Nguyễn Phi Toàn1, Hoàng Hoa Hồng2, Nguyễn Long3
Ngày nhận bài: 16/12/2015; Ngày phản biện thông qua: 11/3/2016; Ngày duyệt đăng: 15/6/2016
TÓM TẮT
Nghiên cứu xác định cường lực khai thác bền vững tối đa cho các đội tàu khai thác hải sản ở vùng biển
vịnh Bắc bằng mô hình sản lượng thặng dự của Fox (1970) cho thấy cường lực khai thác bền vững tối đa ở khu
vực vịnh Bắc Bộ là 24.984 tàu, trong đó nghề lưới kéo có 2.756 tàu, nghề lưới vây 374 tàu, nghề lưới rê 11.326
tàu, nghề câu 5.876 tàu và nghề khác 4.652 tàu. Cường lực khai thác toàn vùng biển đã vượt ngưỡng cường
lực khai thác cho phép bền vững tối đa khoảng 21,05%, tương ứng với 5.260 tàu. Trong đó, nhóm nghề lưới
kéo có cường lực khai thác vượt ngưỡng cường lực khai thác bền vững khoảng 50,65% tương ứng 1.396 tàu;
nhóm nghề khác vượt ngưỡng khoảng 46,04% tương ứng 2.142 tàu; nhóm nghề lưới rê vượt ngưỡng khoảng
11,41% tương ứng 1.292 tàu; nhóm nghề câu vượt ngưỡng khoảng 8,37% tương ứng 492 tàu; nhóm nghề lưới
vây có cường lực khai thác chưa đạt đến ngưỡng cường lực khai thác bền vững. Như vậy, cơ cấu đội tàu ở vịnh
Bắc Bộ đã vượt ngưỡng khai thác cho phép cho nên cần có giải pháp điều chỉnh và cắt giảm phù hợp nhằm
đảm bảo khai thác bền vững.
Từ khóa: cường lực khai thác bền vững tối đa, vịnh Bắc Bộ
ABSTRACTS
By using surplus production model was introduced by Fox (1970) for study on estimation of maximum
sustainable yield (MSY) for fl eet of fi shery fi shing boats in the Tonkin Gulf has estimsted. The MSY in the Gulf
of Tonkin were total of 24,984 boats which including of trawlers of 2,756 units, purse seiners of 374 units,
gill boats of 11,326 units, boats of longlines and handlines were 5,876 units and other fi shing boats of 4,652
units. The total fi shing capactity in this area has exceeded about 21.05% which equivelently 5,260 boats, when
compared with maximum sustainable yield. In which, the highest exceedance was group of trawl which took
about 50.65% equally 1,396 boats; the group of other fi shing boats was 2,142 units which took about 46.04%;
the group of gill boats which was 11.41% equally 1,292 units and the longlines and handlines with 8.37%
which equivelently 492 unit; the group of purse seine boat were under MSY. Thus, structure of fi shing fl eet in
the Gulf of Tonkin has exceeded limitation of fi shing capacity so it needs solutions for adjustment and cut off
the number of boats in order to ensure sustainable fi shing.
Keywords: maximum sustainable yield (MSY), the Tonkin Gulf
1, 3 Viện Nghiên cứu Hải sản - Hải Phòng
2 Trường Đại học Nha Trang
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 117
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, khai thác hải sản ở
khu vực vịnh Bắc Bộ đã có những bước phát
triển khá mạnh, được thể hiện qua sự tăng
trưởng hàng năm về số lượng tàu thuyền,
chất lượng tàu và công suất máy tàu. Tuy
nhiên, hiệ n trạ ng ngà nh khai thác hải sản ở
khu vực này đang phải đối mặt với những
thách thức lớn như: nguồn lợi hải sản ven bờ
đang bị khai thác quá mức cho phép, ngư cụ
đánh bắt mang tính huỷ diệt vẫn đang tồn tại
và phát triển, cơ cấu nghề nghiệp phân bố
chưa hợp lý, rủi ro cao trong quá trình lao
động sản xuất trên biển, sự cạnh tranh giữa
các tàu khai thác hải sản ngày càng khốc liệt
nên hiệu quả hoạt động của các đội tàu ngày
một suy giảm,
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên
là do chưa kiểm soát được các hoạt động khai
thác, chưa có quy hoạch cụ thể cho các đội
tàu tham gia khai thác tương ứng với khả năng
nguồn lợi, điều kiện kinh tế - xã hội nghề cá và
quan trọng là chưa xác định được cường lực
khai thác hợp lý cho các đội tàu ở từng vùng
biển để đưa ra được các giải pháp quản lý
phù hợp.
Để đả m bả o cho nghề cá nó i chung và
nghề khai thá c hả i sả n nó i riêng phá t triể n
mộ t cá ch bề n vữ ng, cầ n thiế t phả i xá c đị nh
đượ c cường lực khai thác của các đội tàu
phù hợp với khả năng nguồn lợi của từng
vùng biển. Việc xác định được cường lực
khai thác phù hợp cho từng vùng biển sẽ làm
cơ sở khoa học giúp cho các nhà quản lý
đưa ra được những định hướng hoạt động
nhằm đảm bảo cho nghề khai thác hải sản
phát triển bền vững.
Trong phạm vi bài viết này, xin trình bày kết
quả nghiên cứu xác định cường lực khai thác
bền vững tối đa cho đội tàu khai thác hải sản ở
vùng biển Vịnh Bắc Bộ.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Tài liệu sử dụng:
- Sử dụng báo cáo tổng kết hàng năm của
các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
từ Quảng Ninh đến Quảng Bình.
- Số liệu thống kê hàng năm.
- Số liệu điều tra nghề cá thương phẩm giai
đoạn 2009 - 2014.
- Các tài liệu hướng dẫn về các mô hình
kinh tế sinh học nghề cá của FAO và các tổ
chức nghề cá trên thế giới.
2. Phương pháp nghiên cứu:
2.1. Mô hình Fox (1970) [4].
Mô hình Fox (1970), mô tả tương quan giữa
cường lực (số lượng tàu tham gia khai thác) và
sản lượng khai thác theo biểu thức (1).
Y
i
= f
i
x e(c+dfi) (1)
Trong đó: Yi và fi là sản lượng và cường lực
khai thác năm thứ i; c, d là các hệ số.
Cường lực khai thác bền vững tối đa (fMSY)
và sản lượng khai thác bền vững tối đa (MSY)
theo biểu thức (2) và (3).
fMSY = -1/d (2)
MSY = -(1/d) x e(c-1) (3)
2.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu:
- Thu thập số liệu về cơ cấu tàu thuyền
(phân theo nghề và công suất, theo địa
phương) tại các cơ quan quản lý nghề cá các
tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Bình trong giai
đoạn từ 2007 - 2014.
- Thu thập số liệu các đội tàu của một số
tỉnh miền Trung di chuyển ngư trường ra khai
thác tại vịnh Bắc Bộ từ số liệu thống kê của
một số đồn Biên phòng các tỉnh Quảng Ninh,
Hải Phòng, Thanh Hóa.
- Năng suất khai thác được xác định dựa
vào nguồn số liệu điều tra nghề cá thương
phẩm trong giai đoạn từ 2007 - 2014.
- Số ngày khai thác tiềm năng (A): thu thập
thông qua các chuyến điều tra, tham vấn ý kiến
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
118 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
của các chuyên gia và dựa vào số liệu về điều
kiện thời tiết do Trung tâm Khí tượng thủy văn
cung cấp.
- Hệ số hoạt động của đội tàu (BAC) được
xác định thông qua số liệu điều tra trong giai
đoạn 2007-2014 và tham vấn chuyên gia.
2.3. Phân tích và xử lý số liệu:
- Năng suất khai thác:
Năng suất khai thác trung bình của mỗi đội
tàu được ước tính theo công thức:
(4)
Trong đó:
: là năng suất khai thác trung bình
của đội tàu cần tính (kg/ngày/tàu)
n: là số mẫu thu thập được
CPUEi: là năng suất khai thác của tàu,
thuyền thứ i (mẫu thứ i)
- Tổng sản lượng khai thác của từng đội tàu:
Sản lượng khai thác của đội tàu: Sản lượng
khai thác của từng đội tàu được ước tính theo
công thức (Costaintine, 2002):
Ci = i x A x F x BAC/1000 (5)
Trong đó:
Ci: Sản lượng khai thác của đội tàu i (tấn)
i: Năng suất khai thác trung bình
của đội tàu i (kg/ngày/tàu)
A: Số ngày hoạt động khai thác tiềm năng
của đội tàu i (ngày).
F: Số tàu hiện có của đội tàu i (tàu).
BAC: hệ số hoạt động của đội tàu i.
- Tổng sản lượng khai thác của nghề:
C: Tổng sản lượng khai thác của nghề (tấn).
Ci: Sản lượng khai thác của đội tàu thứ i (tấn).
n: Tổng số đội tàu tham gia khai thác.
- Chuẩn hóa cường lực khai thác:
Năng lực khai thác của các đội tàu trong
cùng một nghề có sự khác nhau, vì vậy cần
thiết phải chuẩn hóa cường lực khai thác để
đồng nhất trước khi ước tính sản lượng và
cường lực khai thác bền vững tối đa. Đội tàu
chuẩn được lựa chọn phải thỏa mãn điều kiện
của mô hình, đồng thời hệ số tương quan giữa
tổng cường lực khai thác và năng suất khai
thác là cao nhất so với các đội tàu còn lại.
Sử dụng công thức chuẩn hóa cường lực
khai thác của Robson (1966) để chuẩn hóa
cường lực khai thác của các đội tàu trước khi
xác định MSY và fMSY.
Quy chuẩn đội tàu (i) theo đội tàu chuẩn (c)
Trong đó:
Fci : là tổng cường lực khai thác của đội tàu
(i) đã được quy chuẩn
Fi : là tổng cường lực khai thác của đội
tàu (i)
i: là năng suất khai thác thực của
đội tàu (i)
c: là năng suất khai thác của đội tàu
chuẩn.
Đội tàu chuẩn được lựa chọn phải thỏa
mãn điều kiện của mô hình đồng thời hệ số
tương quan giữa tổng cường lực khai thác và
năng suất khai thác của đội tàu chuẩn phải là
cao nhất so với các đội tàu còn lại.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Cơ cấu đội tàu khai thác hải sản
Số lượng tàu thuyền tham gia khai thác hải
sản tại khu vực vịnh Bắc Bộ giai đoạn 2007 -
2014 như sau [1]:
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 119
Bảng 1. Số lượng tàu thuyền giai đoạn 2007 - 2014
Đơn vị tính: chiếc
Nhóm
nghề
Nhóm CS
(cv) 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Lưới
kéo
<20 1.233 2.188 2.218 2.073 2.336 1.396 460 460
20-49 163 2.022 1.975 2.453 2.457 2.639 1.858 1.853
50-89 2.891 1.507 1.546 609 605 434 777 809
90-249 104 70 62 159 1.172 1.255 734 672
250-399 98 58 68 73 282 320 239 218
≥400 20 20 20 22 206 222 164 140
Lưới
vây
<20 30 38 38 2 2
20-49 276 20 20 35 35 57 29 19
50-89 10 2 2 36 36 77 19 35
90-249 100 297 272 252 95 129 101 116
250-399 9 53 83 76 64 74 88 84
≥400 5 3 2 15 46 76 58
Lưới rê
<20 3.288 7.846 10.040 16.248 15.468 13.424 10.843 10.420
20-49 955 1.178 863 1.790 1.871 2.051 1.432 1234
50-89 661 600 460 338 360 345 212 315
90-249 452 240 261 464 784 869 511 370
250-399 32 87 103 110 277 281 180 195
≥400 5 30 44 38 84
Nghề
câu
<20 2.735 2.679 3.869 3.397 3.511 4.787 4.759 4425
20-49 22 1.054 907 1.236 1.216 1.625 1.108 939
50-89 896 922 464 682 682 608 505 445
90-249 494 234 254 420 442 467 669 347
250-399 2 5 4 27 25 36 102
≥400 4 1 28 110
Nghề
khác
<20 2.310 5.662 7.064 5.832 6.829 4.999 5.534 3493
20-49 973 1.225 1.449 1.155 1.134 1.049 1.310 1253
50-89 2.534 621 1.235 576 558 530 252 255
90-249 795 930 1.303 1051 1214 995 751 845
250-399 40 21 24 174 272 270 416 393
≥400 12 3 3 62 146 186 438 555
Tổng 21.133 29.584 34.611 39.336 42.130 39.205 33.567 30.244
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
120 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
2. Năng suất khai thác
Năng suất khai thác trung bình của các đội tàu khai thác hải sản ở vùng biển vịnh Bắc Bộ trong
giai đoạn 2007-2014 được trình bày trong bảng 2 [2], [3].
Bảng 2. Năng suất khai thác bình quân của 1 tàu trong năm giai đoạn 2007-2014
Đơn vị tính: tấn/tàu/năm
Nhóm
nghề
Nhóm CS
(cv) 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Lưới
kéo
<20 7,07 15,23 8,28 16,27 13,38 6,04 7,98 17,44
20-49 13,09 15,97 18,04 17,75 15,67 12,31 13,37 28,00
50-89 32,90 24,43 34,14 63,98 99,79 82,54 58,70 54,58
90-249 105,00 79,03 42,66 49,51 43,16 38,40 33,67 31,08
250-399 192,74 115,37 98,34 115,47 166,34 183,06 122,86 108,45
≥400 191,11 123,96 118,83 157,47 172,48 204,78 134,08 112,91
Lưới
vây
<20 8,40 8,30 5,58 4,44 5,26
20-49 22,30 16,65 18,47 26,41 21,20 17,69 20,33 18,81
50-89 36,24 26,84 29,28 34,90 35,97 40,85 30,49 31,09
90-249 50,71 39,60 42,68 32,40 62,07 58,68 61,71 63,04
250-399 45,74 64,18 34,57 46,72 90,77 54,25 58,67 66,17
≥400 54,90 50,12 56,75 90,77 92,67 63,02 77,33
Lưới rê
<20 2,38 2,76 2,99 3,17 2,66 2,21 2,76 3,28
20-49 7,99 4,93 5,17 6,48 4,91 5,44 6,11 6,10
50-89 20,10 5,94 20,30 32,06 29,59 26,27 20,55 17,54
90-249 30,81 32,58 23,42 29,39 25,88 23,98 24,76 23,11
250-399 28,00 28,36 20,85 22,28 31,63 27,97 29,89 32,01
≥400 32,28 32,36 26,85 37,37 36,71
Nghề
câu
<20 3,85 1,39 3,74 3,25 5,48 3,52 5,49 4,93
20-49 11,81 14,73 10,43 11,74 11,89 11,10 7,83 12,24
50-89 19,17 12,69 12,76 17,79 14,42 12,32 9,16 18,65
90-249 18,24 35,47 26,39 12,90 17,81 18,33 18,03 19,74
250-399 35,47 26,39 22,13 22,26 21,15 21,37 20,16
≥400 26,71 26,79 28,05 27,04
Nghề
khác
<20 3,85 2,60 4,24 5,55 5,19 4,81 4,54 4,66
20-49 12,19 9,70 12,01 7,87 11,80 9,60 8,96 8,00
50-89 23,04 21,80 22,90 11,32 22,35 18,68 17,07 15,56
90-249 25,55 41,28 29,34 29,67 25,25 29,52 31,34 34,44
250-399 34,19 66,51 76,15 53,79 28,98 59,18 58,22 72,81
≥400 37,75 64,43 60,17 51,08 37,32 56,71 45,91 46,23
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 121
2.1. Chuẩn hóa cường lực khai thác hải sản
Để xác định được đội tàu chuẩn cho từng
nghề, tiến hành xác định hệ số tương quan
giữa tổng cường lực khai thác và năng suất
khai thác cho từng nhóm công suất. Kết quả
phân tích, lựa chọn đội tàu chuẩn cho từng
nghề thể hiện trên bảng sau:
Bảng 3. Danh sách các đội tàu chuẩn theo nghề
TT Loại nghề Đội tàu chuẩn
1 Nghề lưới kéo 50-89 cv
2 Nghề lưới vây 90-249 cv
3 Nghề lưới rê 50-89 cv
4 Nghề câu 90-249 cv
5 Nghề khác 50-89 cv
Dựa vào đội tàu chuẩn theo các nhóm nghề đã được lựa chọn ở bảng 3, tiến hành chuẩn hóa
cho các đội tàu khác. Chi tiết cường lực khai thác (số lượng tàu) của các nghề theo đội tàu chuẩn
được trình bày trong bảng 4.
Bảng 4. Cường lực khai thác của các nghề theo đội tàu chuẩn
Đơn vị tính: chiếc
Nhóm
nghề
Nhóm CS
(cv) 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Lưới
kéo
<20 265,1 1.364,2 538,1 527,1 313,1 102,1 62,5 147,0
20-49 64,8 1.321,7 1.043,4 680,6 385,7 393,5 423,1 950,7
50-89 2.891,0 1.507,0 1.546,0 609,0 605,0 434,0 777,0 809,0
90-249 331,9 226,5 77,5 123,0 506,9 583,9 421,0 382,7
250-399 574,1 273,9 195,9 131,7 470,1 709,7 500,2 433,2
≥400 116,2 101,5 69,6 54,1 356,0 550,8 374,6 289,6
Lưới
vây
<20 5,0 8,0 5,0 0,3 0,2
20-49 121,4 8,4 8,7 28,5 12,0 17,2 9,6 5,7
50-89 7,1 1,4 1,4 38,8 20,9 53,6 9,4 17,3
90-249 100,0 297,0 272,0 252,0 95,0 129,0 101,0 116,0
250-399 8,1 85,9 67,2 109,6 93,6 68,4 83,7 88,2
≥400 6,9 3,5 3,5 21,9 72,6 77,6 71,1
Lưới
rê
<20 389,3 3.646,3 1.478,5 1.608,7 1.388,3 1.130,4 1.456,2 1.949,7
20-49 379,8 978,2 219,7 361,9 310,4 424,9 425,9 429,4
50-89 661,0 600,0 460,0 338,0 360,0 345,0 212,0 315,0
90-249 693,0 1.316,0 301,1 425,4 685,7 793,1 615,6 487,6
250-399 44,6 415,2 105,8 76,4 296,1 299,2 261,9 355,9
≥400 5,0 32,8 45,0 69,1 175,8
Nghề
câu
<20 577,4 104,7 548,7 855,7 1.079,9 920,6 1.448,9 1.104,4
20-49 14,3 437,8 358,6 1.125,6 811,8 984,3 481,0 582,3
50-89 941,6 330,0 224,4 940,8 552,1 408,6 256,5 420,6
90-249 494,0 234,0 254,0 420,0 442,0 467,0 669,0 347,0
250-399 0,0 2,0 5,0 6,9 33,8 28,8 42,7 104,2
≥400 6,0 1,5 43,6 150,7
Nghề
khác
<20 385,9 675,8 1.309,3 2.857,4 1.586,3 1.288,2 1.470,0 1.045,8
20-49 514,6 545,2 759,7 803,0 598,8 539,1 687,4 644,2
50-89 2.534,0 621,00 1.235,0 576,0 558,0 530,0 252,0 255,0
90-249 881,5 1.760,8 1.669,3 2.754,5 1.371,7 1.572,5 1.378,4 1.870,1
250-399 59,3 64,1 79,8 826,6 352,7 855,6 1.418,4 1.839,0
≥400 19,7 8,9 7,9 279,7 243,8 564,8 1.177,7 1.648,9
Tổng 13.074,7 16.942,4 12.845,0 16.820,1 13.590,6 14.313,5 15.206,0 17.036,1
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
122 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
2.2. Sản lượng và cường lực khai thác bền vững tối đa theo mô hình Fox (1970)
2.2.1. Xác định hệ số c, d
Hệ số c, d được xác định bằng phương pháp đồ giải. Kết quả tính được thể hiện ở bảng 5.
Bảng 5. Hệ số c, d
TT Nghề Hệ số d Hệ số c Hệ số tương quan R2
1 Lưới kéo 5,406 -0,0005 0,7427
2 Lưới vây 4,8376 -0,0028 0,6641
3 Lưới rê 3,9848 -0,0003 0,778
4 Nghề câu 3,8394 -0,0004 0,8554
5 Nghề khác 3,7743 -0,0002 0,8722
2.2.2. Xác định fMSY và MSY
Cường lực và sản lượng khai thác bền vững tối đa được xác định dựa vào biểu thức (2) và (3).
Hệ số d, c của các biểu thức trên được tra ở bảng 5. Kết quả tính được thể hiện ở bảng 6.
Bảng 6. Cường lực và sản lượng khai thác bền vững tối đa của các nghề
TT Nghề fMSY (tàu) MSY (tấn) Ghi chú
1 Lưới kéo 2.000 163.882
2 Lưới vây 357 16.576
3 Lưới rê 3.333 65.942
4 Nghề câu 2.500 42.764
5 Nghề khác 5.000 80.137
Tổng 13.190 369.301
2.2.3. Cường lực khai thác bền vững tối đa theo các đội tàu thực
Cường lực khai thác bền vững tối đa theo các đội tàu thực được thể hiện ở bảng 7.
Bảng 7. Cường lực khai thác bền vững tối đa ở vùng biển vịnh Bắc Bộ theo các đội tàu thực
TT Nghề
Cường lực khai thác bền vững (tàu)
<20 20-49 50-89 90-249 250-399 ≥400 Tổng
1 Lưới kéo 305 1.230 537 446 145 93 2.756
2 Lưới vây 23 42 139 101 69 374
3 Lưới rê 9.353 1.108 283 332 175 75 11.326
4 Nghề câu 4.083 866 411 320 94 102 5.876
5 Nghề khác 2.391 858 175 579 269 380 4.652
Tổng 16.132 4.085 1.448 1.816 784 719 24.984
Với các kết quả tính toán trên cho thấy
tổng cường lực khai thác bền vững tối đa ở
khu vực vịnh Bắc Bộ là 24.984 tàu. So với cơ
cấu đội tàu hiện tại (2014) cho thấy cường
lực khai thác ở khu vực vịnh Bắc Bộ hiện đã
vượt ngưỡng bền vững tối đa khoảng 21,05%,
tương ứng với 5.260 tàu.
Xét theo từng nhóm nghề cho thấy hầu
hết các nhóm nghề khai thác ở khu vực vịnh
Bắc Bộ đều có cường lực khai thác vượt
ngưỡng cường lực khai thác bền vững tối đa.
Trong đó cao nhất là nhóm nghề lưới kéo, có
cường lực khai thác vượt ngưỡng cường lực
khai thác bền vững khoảng 50,65% tương
ứng với khoảng 1.396 tàu; Nhóm nghề khác
có cường lực khai thác vượt ngưỡng cường
lực khai thác bền vững khoảng 46,04% tương
ứng với khoảng 2.142 tàu; Nhóm nghề lưới rê
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 123
có cường lực khai thác vượt ngưỡng cường
lực khai thác bền vững khoảng 11,41% tương
ứng với khoảng 1.292 tàu; Nhóm nghề câu có
cường lực khai thác vượt ngưỡng cường lực
khai thác bền vững khoảng 8,37% tương ứng
với khoảng 492 tàu; Riêng đội tàu làm nghề
lưới vây có cường lực khai thác chưa đạt đến
ngưỡng cường lực khai thác bền vững.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng áp lực khai
thác lên toàn vùng biển vịnh Bắc Bộ hiện nay
khá lớn với hầu hết các nghề đều có cường lực
khai thác vượt ngưỡng bền vững. Vì vậy việc
nghiên cứu các giải pháp để điều chỉnh giảm
cường lực khai thác của các đội tàu để đảm
bảo phát triển bền vững nghề khai thác hải sản
ở vùng biển vịnh Bắc Bộ là cần thiết.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Cường lực khai thác bền vững tối đa ở
khu vực vịnh Bắc Bộ là 24.984 tàu, trong đó
nghề lưới kéo có 2.756 tàu, nghề lưới vây 374
tàu, nghề lưới rê 11.326 tàu, nghề câu 5.876
tàu và nghề khác 4.652 tàu.
- Cường lực khai thác ở vùng biển vịnh
Bắc Bộ hiện đã vượt ngưỡng cường lực khai
thác cho phép bền vững tối đa khoảng 21,05%,
tương ứng với 5.260 tàu. Trong đó cao nhất là
nhóm nghề lưới kéo, có cường lực khai thác
vượt ngưỡng cường lực khai thác bền vững
khoảng 50,65% tương ứng với khoảng 1.396
tàu; Nhóm nghề khác có cường lực khai thác
vượt ngưỡng cường lực khai thác bền vững
khoảng 46,04% tương ứng với khoảng 2.142
tàu; Nhóm nghề lưới rê có cường lực khai thác
vượt ngưỡng cường lực khai thác bền vững
khoảng 11,41% tương ứng với khoảng 1.292
tàu; Nhóm nghề câu có cường lực khai thác
vượt ngưỡng cường lực khai thác bền vững
khoảng 8,37% tương ứng với khoảng 492 tàu;
Đội tàu nghề lưới vây chưa đạt đến ngưỡng
cường lực khai thác bền vững.
2. Kiến nghị
- Cần thiết phải sử dụng ngưỡng cường
lực khai thác bền vững tối đa làm điểm tham
chiếu để tiến hành điều chỉnh cơ cấu đội tàu
và nghề nghiệp khai thác hải sản nhằm phát
triển nghề cá khu vực vịnh Bắc Bộ theo hướng
bền vững.
- Cần thiết phải có những nghiên cứu cụ
thể nhằm cắt giảm cường lực khai thác phù
hợp với từng đội tàu. Cạnh đó cần có những
cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ ngư dân
chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp một cách hợp
lý, đảm bảo an sinh xã hội cho cộng đồng ngư
dân chuyển đổi nghề.
TÀ I LIỆ U THAM KHẢ O
1. Chi cục Khai thác và BVNLTS các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình 2007-2014, Thống kê số liệu
tàu thuyền khai thác hải sản.
2. Nguyễn Văn Kháng (2011), Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu và nghề
nghiệp khai thác hải sản. Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Nghiện cứu Hải sản.
3. Nguyễn Phi Toàn (2015), Quy hoạch phát triển khai thác hải sản xa bờ toàn quốc đến năm 2020, định hướng năm
2030. Báo cáo tổng kết dự án, Viện Nghiên cứu Hải sản.
4. Perspare (1992), Introduction to tropical fi sh stock assessment. FAO.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_xac_dinh_cuong_luc_khai_thac_ben_vung_toi_da_cho.pdf