Nghiên cứu về tộc người ở Việt Nam (1980-2014): Vấn đề chung và những nghiên cứu về các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông-Dao, Hán-Tạng và Mã Lai-Đa Đảo

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN ĐẶT RA TRONG HỘI NGHỊ TBDTH NĂM 2014 4. Thảo luận kế hoạch sử dụng kết quả của Hội nghị TBDTH năm 2014 và kết nối thông tin liên quan đến nghiên cứu về tộc người của các tổ chức, cá nhân trong cả nước. 5. Đề xuất định hướng và kế hoạch cho Hội nghị Thông báo Dân tộc học năm 2015.

pdf13 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1683 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu về tộc người ở Việt Nam (1980-2014): Vấn đề chung và những nghiên cứu về các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông-Dao, Hán-Tạng và Mã Lai-Đa Đảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU VỀ TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM (1980-2014): Vấn đề chung và những nghiên cứu về các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông-Dao, Hán-Tạng và Mã Lai-Đa Đảo (Đề dẫn Hội nghị Thông báo Dân tộc học 2014) PGS.TS. Vương Xuân Tình (Viện trưởng Viện Dân tộc học) 2MỞ ĐẦU  Hội nghị Thông báo Dân tộc học năm 2014 trong kế hoạch công tác của Viện Dân tộc học (2012 - 2015): Tổng kết nghiên cứu về vấn đề tộc người kể từ sau khi công bố bản Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam (1979) đến nay; thực hiện hướng nghiên cứu mới về tộc người trong bối cảnh CNH, HĐH đất nước.  Trong lộ trình thực hiện đề án tổ chức Hội nghị TBDTH 2012 - 2014. 3MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ ÁN TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TBDTH 2012 - 2014 1. Góp phần tổng kết vấn đề nghiên cứu về tộc người của nước ta từ năm 1980 đến nay. 2. Kết nối các đơn vị, tổ chức, cá nhân nghiên cứu về tộc người trong cả nước. 3. Xây dựng định hướng hợp tác nghiên cứu của Viện Dân tộc học với các đơn vị, tổ chức và cá nhân; tạo môi trường cho các hợp tác khác. 4. Góp phần xây dựng nền tảng nghiên cứu cơ bản cho ngành Dân tộc học/ Nhân học. 5. Kết nối nghiên cứu với giảng dạy, nghiên cứu với công tác dân tộc và phát triển ở các tộc người của nước ta. 6. Cung cấp thêm cứ liệu để Viện Dân tộc học biên soạn bộ sách “Các dân tộc ở Việt Nam (từ 1986 đến nay)”. 4NGHIÊN CỨU VỀ TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM Nội dung cơ bản: 1. Xác định thành phần dân tộc. 2. Quá trình tộc người (quá trình phát triển nội tại và biến đổi của tộc người). 3. Quan hệ tộc người (nội tộc, với tộc khác, với dân tộc-quốc gia). 4. Bản sắc văn hóa tộc người. KẾT QUẢ CHÍNH CỦA HNTBDTH NĂM 2012 VÀ 2013  Tổng số báo cáo: 163.  Công bố 21 bài Tạp chí trên 4 số chuyên đề (1+2/ 2013, 1+2/ 2014).  Thông tin trên website của Viện Dân tộc học.  Xây dựng Kỷ yếu Hội nghị. 5 6VẤN ĐỀ RÚT RA QUA HỘI NGHỊ TBDTH NĂM 2012 VÀ 2013 1. Vấn đề tộc người vẫn giữ vị trí quan trọng trong công cuộc CNH, HĐH đất nước ở Việt Nam. 2. Ở Việt Nam, bên cạnh các thành tựu, có một số bất cập trong nghiên cứu về tộc người:  Thiên lệch về địa bàn nghiên cứu (Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên/ Đồng bằng sông Cửu Long).  Thiên lệch về tộc người được nghiên cứu (tộc người có dân số đông/ một số tộc người chỉ có 1-2 nghiên cứu).  Thiên lệch về vấn đề nghiên cứu (hàn lâm/ phát triển).  Lý luận, lý thuyết chưa được thúc đẩy.  Phối hợp/ thông tin trong nghiên cứu còn yếu. 3. Vấn đề tộc người được quan tâm trở lại ở nhiều nước, trong đó có Bắc Mỹ. VẤN ĐỀ RÚT RA QUA HỘI NGHỊ TBDTH NĂM 2012 VÀ 2013 4. Việc xác định và quan hệ tộc người càng trở nên phức tạp trong xã hội hiện đại:  Hôn nhân hỗn hợp dân tộc, hỗn huyết.  Phai nhạt, mất bản sắc văn hóa (ngôn ngữ, trang phục, nhà cửa, lễ nghi). Sự thống nhất văn hóa mang ý nghĩa biểu tượng.  Ý thức tự giác tộc người đổi thay theo bối cảnh. 7 VẤN ĐỀ RÚT RA QUA HỘI NGHỊ TBDTH NĂM 2012 VÀ 2013 5. Tầm quan trọng của lý luận, lý thuyết về vấn đề tộc người:  Không giải quyết được việc xác định thành phần dân tộc nếu không có lý luận, lý thuyết về vấn đề tộc người hiện đại.  Tiêu chí xác định thành phần dân tộc phải phù hợp với đặc thù của mỗi quốc gia.  Xác định thành phần dân tộc có quan hệ chặt chẽ với chính sách dân tộc. 8 9THÔNG TIN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI NGHỊ TBDTH 2014 Tổng số báo cáo: 107 (nhiều nhất qua ba năm) Trong đó:  17 báo cáo về vấn đề chung.  51 báo cáo về các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông- Dao và Hán-Tạng (nhiều nhất: Dao, Hoa và Hmông, trên 10 báo cáo/dân tộc)  22 báo cáo về các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai- Đa Đảo (nhiều nhất: Chăm – 11 báo cáo).  17 báo cáo thuộc các vấn đề khác.  Tác giả báo cáo: thuộc nhiều cơ quan nghiên cứu, đào tạo, công tác dân tộc ở 13 tỉnh thành trong cả nước. 10 THÔNG TIN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI NGHỊ TBDTH 2014 Nội dung chính của Hội nghị:  Những vấn đề chung: 4 báo cáo và thảo luận. Kết hợp giới thiệu bộ sách “Các dân tộc ít người ở Việt Nam”, tái bản năm 2014.  Nghiên cứu về các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông-Dao và Hán-Tạng: 1 báo cáo tổng quan và thảo luận.  Nghiên cứu về các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai-Đa Đảo: 1 báo cáo tổng quan và thảo luận.  Tổng kết Hội nghị. 11 NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN ĐẶT RA TRONG HỘI NGHỊ TBDTH NĂM 2014 1. Những quan điểm, lý luận nghiên cứu về tộc người trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. 2. Tổng hợp, đánh giá bước đầu tình hình nghiên cứu về các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông-Dao, Hán-Tạng và Mã Lai-Đa Đảo. 3. Tiếp tục đề xuất nội dung nghiên cứu mới về vấn đề tộc người ở nước ta. 12 NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN ĐẶT RA TRONG HỘI NGHỊ TBDTH NĂM 2014 4. Thảo luận kế hoạch sử dụng kết quả của Hội nghị TBDTH năm 2014 và kết nối thông tin liên quan đến nghiên cứu về tộc người của các tổ chức, cá nhân trong cả nước. 5. Đề xuất định hướng và kế hoạch cho Hội nghị Thông báo Dân tộc học năm 2015. 13 TRÂN TRỌNG CÁM ƠN QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ! CHÚC HỘI NGHỊ THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_de_dan_hoi_nghi_tbdth_2014_1587.pdf