Nghiên cứu về khó khăn của học sinh trung học phổ thông khi học đọc hiểu theo đường hướng giao tiếp với sách Tiếng anh 12: thực trạng và giải pháp

Đọc hiểu được xem là một kỹ năng rất quan trọng, tích hợp được nhiều kỹ năng khác đồng thời đặt nền tảng cho người học phát triển các kỹ năng nghe, nói và viết. Để học sinh thành công trong việc học đọc hiểu theo đường hướng giao tiếp với sách “Tiếng Anh 12” đòi hỏi những nỗ lực rất lớn của người học lẫn những hướng dẫn thích hợp và sự điều chỉnh tốt về sách giáo khoa của người thầy. Đó cũng là những nội dung chính của bài viết này với mong muốn góp phần cải thiện tình hình dạy và học kỹ năng đọc tiếng Anh cho học sinh THPT hiện nay đặc biệt là học sinh THPT tỉnh Quảng Trị.

pdf7 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 3469 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu về khó khăn của học sinh trung học phổ thông khi học đọc hiểu theo đường hướng giao tiếp với sách Tiếng anh 12: thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 141 NGHIÊN CỨU VỀ KHÓ KHĂN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KHI HỌC ĐỌC HIỂU THEO ĐƯỜNG HƯỚNG GIAO TIẾP VỚI SÁCH TIẾNG ANH 12: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP AN INVESTIGATION INTO HIGH SCHOOL STUDENTS' DIFFICULTIES IN LEARNING READING COMMUNICATIVELY WITH TIENG ANH 12: REALITIES AND SOLUTIONS Lưu Quý Khương Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng Hoàng Xuân Quý Trường THPT Gio Linh, Quảng Trị TÓM TẮT Ở bậc học phổ thông, đọc hiểu tiếng Anh được xem là một kỹ năng quan trọng làm cơ sở cho nhiều kỹ năng tiếng Anh khác như nói, nghe và viết. Vì thế, việc học đọc hiểu theo đường hướng giao tiếp của học sinh cần được quan tâm. Bài viết này tìm hiểu những khó khăn học sinh trung học phổ thông ở (THPT) Quảng Trị đã gặp trong quá trình học đọc hiểu theo đường hướng giao tiếp với sách giáo khoa “Tiếng Anh 12”. Trên cơ sở tìm hiểu những nguyên nhân và phân tích những khó khăn chủ quan và khách quan của học sinh, bài viết đề nghị một số giải pháp nhằm cải thiện việc dạy và học tiếng Anh nói chung và học kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh nói riêng ở trường THPT hiện nay, đặc biệt là ở tỉnh Quảng Trị. ABSTRACT In general education, reading English is considered to be an important skill laying the foundation for other skills such as speaking, listening, and writing. By the same token, students' learning reading communicatively should be taken into consideration. This research aims at investigating into the difficulties faced by Quang Tri high school students in learning reading communicatively with “Tieng Anh 12”. The informants taking part in the research consist of 20 high school teachers who are teaching English with “Tiếng Anh 12” and 200 high school students currently learning “Tieng Anh 12”. The data are collected through questionnaires (one for teachers and one for students), interviews and class observation. On the basis of discovering the causes and analyzing the subjective and objective problems encountered by the learners, the researcher puts forward some solutions to improving English teaching and learning in general and English reading skill in particular at Vietnamese high schools, especially those in Quang Tri Province. 1. Đặt vấn đề Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện chính sách mở cửa nhằm hội nhập với cộng đồng thế giới trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, thương mại, giáo dục, v.v... Những thay đổi này đặt nhà trường Việt Nam trước nhiều thách thức trong việc trang bị kỹ năng ngoại ngữ cho người học để đáp ứng những yêu cầu cấp thiết của thị trường lao động trong thời kì mới. Thực tế xã hội đã đòi hỏi đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ ở Việt Nam phải đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng việc dạy ngôn ngữ theo đường hướng giao tiếp nhằm tăng cường năng lực giao TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 142 tiếp cho người học. Trong tiến trình chung này, những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo biên soạn nhiều bộ sách giáo khoa theo đường hướng giao tiếp dành cho bậc học phổ thông chú trọng vào việc rèn 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết cho học sinh. Trong đó, đọc hiểu là một kỹ năng được nhấn mạnh đến trước tiên làm nền tảng cho việc phát triển các kỹ năng khác như Widdowson (trích trong Nguyen Van Dinh [9:8]) đã nói: “Đọc hiểu không còn là một hoạt động thuần túy nhằm làm sáng tỏ thông tin của đoạn văn nhưng ngày nay đọc hiểu được xem như là một hoạt động giao tiếp.” Vì thế, việc học đọc tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp là rất cần thiết đối với học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình học đọc tiếng Anh với sách giáo khoa “Tiếng Anh 12”, học sinh không tránh khỏi những khó khăn khi thực hành giao tiếp. Do vậy, trong bài viết này tác giả muốn khảo sát và tìm ra các khó khăn mà học sinh phổ thông gặp phải trong quá trình học đọc theo đường hướng giao tiếp với sách “Tiếng Anh 12” và khuyến nghị một số giải pháp nhằm giúp việc dạy và học đọc tiếng Anh hiệu quả hơn. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Dù rằng việc học đọc tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp của học sinh ở bậc trung học phổ thông (THPT) có vai trò rất quan trọng nhằm góp phần phát triển năng lực giao tiếp cho người học, cho đến nay các công trình nghiên cứu về vấn đề này cũng chưa nhiều. Cái Ngọc Duy Anh [2] đã tìm hiểu về thực trạng dạy và học đọc hiểu theo hướng giao tiếp tại một số trường THPT ở Huế. Phạm Thị Hà [11] đã nghiên cứu về những khó khăn của việc sử dụng các hoạt động giao tiếp trong giờ học đọc ở trường THPT tỉnh Quảng Bình. Nguyen Van Dinh [9] khảo sát thực trạng học đọc hiểu tại trường THPT chuyên của tỉnh Kon Tum và đề xuất việc thiết kế các hoạt động bổ trợ cho việc học đọc theo đường hướng giao tiếp. Ngoài ra, vấn đề cũng chỉ được đề cập đến một cách chung chung trong một số luận văn tốt nghiệp đại học tại Khoa tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng. Có thể thấy rằng học đọc theo đường hướng giao tiếp với sách “Tiếng Anh 12” vẫn là một vấn đề thu hút sự quan tâm của đội ngũ giáo viên tiếng Anh THPT trong cả nước hiện nay. 3. Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu Hai phương pháp cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp định lượng (quantitative method) và phương pháp định tính (qualitative method). Việc thu thập dữ liệu được thực hiện qua phiếu điều tra (questionnaire), phỏng vấn (interview) và dự giờ thực tế (classroom observation) tại các trường THPT ở Quảng Trị. Trong đó, phiếu điều tra là công cụ chính được thiết kế kết hợp cả câu hỏi đóng lẫn câu hỏi mở (close and open questions) để đảm bảo tính hiệu quả của dữ liệu được thu thập. Phiếu điều tra dành cho giáo viên gồm 10 câu hỏi bằng tiếng Anh và được gửi đến 20 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy sách “Tiếng Anh 12” tại các trường THPT ở Quảng Trị. Phiếu điều tra dành cho học sinh có 8 câu hỏi bằng tiếng Việt và được gửi cho 200 học sinh đang học “Tiếng Anh 12”. Ngoài ra, để hiểu rõ hơn về thực trạng của vấn đề và chứng thực cho dữ liệu đã thu thập từ phiếu điều tra, người nghiên cứu tiến hành dự giờ thực tế và phỏng vấn 5 giáo viên và 10 học sinh được chọn ngẫu nhiên. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 143 4. Một số khái niệm cơ sở 4.1. Đọc hiểu TheoWilliams (trích trong McDonough and Shaw [8:102]), đọc hiểu là quá trình (a) tìm kiếm những thông tin tổng quát từ một văn bản; (b) tìm kiếm những thông tin cụ thể từ một văn bản; hay (c) đọc để tìm kiếm sự lý thú. Nunan [10:68] lại cho rằng đọc hiểu là một quá trình mà người đọc kết hợp thông tin từ một văn bản với kiến thức nền của mình để hiểu được vấn đề. Như vậy, có thể nói rằng đọc hiểu là quá trình người đọc dùng kiến thức nền của mình để giải mã những thông tin từ một văn bản nhằm hiểu được vấn đề có trong văn bản đó. 4.2. Đường hướng giao tiếp (Communicative Approach) Đường hướng giao tiếp còn có tên gọi khác là dạy ngôn ngữ theo hướng giao tiếp (Communicative Language Teaching). Harmer [5:41] cho rằng “Đường hướng giao tiếp là cách thức dạy học đặt nặng vào các hoạt động giao tiếp và xem ngôn ngữ như là một phương tiện để giao tiếp, trọng tâm là rèn luyện cho người học khả năng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.” Từ điển Bách khoa [3] cũng có quan niệm tương tự: “Việc dạy ngôn ngữ theo đường hướng giao tiếp được xem như là một đường hướng dạy ngoại ngữ hoặc ngôn ngữ thứ hai nhấn mạnh đến việc xem tương tác vừa là phương tiện vừa là mục tiêu cuối cùng của việc học một ngôn ngữ.” 5. Sơ lược về các bài đọc hiểu và bài tập đọc hiểu trong sách “Tiếng Anh 12” Nhìn chung, cuốn sách “Tiếng Anh 12” hiện hành [6] được biên soạn theo đường hướng giao tiếp dựa trên việc giải quyết các nhiệm vụ học tập của người học (Task-Based Approach). Cấu trúc của sách “Tiếng Anh 12” gồm 16 bài học và 6 ôn tập (Test yourself). Mỗi bài học có khoảng 20% thời lượng dành cho kỹ năng đọc hiểu. Phần lớn các bài đọc (reading passage) có độ dài khoảng hơn 300 từ. Chủ điểm trong các bài đọc khá đa dạng như gia đình, văn hóa, xã hội, giáo dục, kinh tế, chính trị, thể thao... Khi được hỏi ý kiến về độ khó của các bài đọc, thì 20% giáo viên cho là các bài đọc tương đối khó đối với học sinh phổ thông. Hơn nữa, 80% giáo viên cho rằng các bài đọc khó đối với học sinh của họ. Chẳng hạn các bài có chủ đề về kinh tế, chính trị như bài 7 (Economic Reforms), bài 9 (Deserts), bài 14 (International Organisations), bài 16 (The Association of Southeast Asian Nations)... Cũng theo các giáo viên trên, sở dĩ những bài đọc được cho là khó là do độ dài của nó và nhiều từ ngữ, thuật ngữ còn xa lạ với người học. Các bài tập đọc hiểu (reading tasks) trong “Tiếng Anh 12” đã được thiết kế với nhiều dạng khác nhau như: trả lời câu hỏi, trắc nghiệm khách quan, đoán nghĩa của từ theo ngữ cảnh, cung cấp nghĩa tiếng Việt tương đương, điền từ, xác định câu đúng-sai, nối từ và nghĩa hoặc định nghĩa, tóm tắt ý chính, thảo luận... Tuy nhiên, so với thời gian 45 phút của một tiết học thì các bài tập đọc hiểu hơi nhiều. Vì thế nên có 30% giáo viên cho rằng họ không thể dạy hết các bài tập đọc hiểu trong 45 phút. Một số câu hỏi ở phần sau khi đọc (After you read) yêu cầu rất cao so với vốn kiến thức và khả năng của phần TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 144 lớn học sinh phổ thông. Do vậy, 80% giáo viên được hỏi ý kiến đều cho rằng một số bài tập đọc hiểu cần được điều chỉnh, lồng ghép các hoạt động giao tiếp để tạo cơ hội cho học sinh tương tác trong giờ học đọc. 6. Thực trạng về việc học đọc hiểu theo đường hướng giao tiếp với sách “Tiếng Anh 12” và những khó khăn của người học trong quá trình học Dựa trên kết quả điều tra 200 học sinh THPT và trên cơ sở đánh giá của tác giả bài viết qua việc dự giờ và phỏng vấn một số học sinh, có thể thấy thực trạng của việc học đọc hiểu theo đường hướng giao tiếp với sách “Tiếng Anh 12” như sau: 48,5% số học sinh đang học “Tiếng Anh 12” đã học tiếng Anh được 7 năm; và 51,5% trên 7 năm. Tuy nhiên, đa số các em đều thừa nhận là đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc học đọc hiểu theo đường hướng giao tiếp với sách “Tiếng Anh 12”. Trước tiên, do một số bài đọc trong sách “Tiếng Anh 12” hơi dài và nhiều từ ngữ khó nên đã cản trở việc nắm bắt thông tin trong bài của học sinh. Theo thống kê, 69% học sinh đồng ý là các bài đọc khó. Điều đáng lo hơn là có 16% học sinh tham gia khảo sát cho rằng các bài đọc quá khó đến độ các em không hiểu được. Điều này đã gây trở ngại rất lớn đối với các em trong việc dùng ngôn ngữ đích để giao tiếp. Có lẽ kiến thức ngôn ngữ từ các lớp dưới của học sinh cũng rất hạn chế nên dẫn đến tình trạng này. Ngoài sự phức tạp của một số bài đọc thì các bài tập của phần đọc hiểu cũng khó đối với học sinh. Cụ thể, số liệu thống kê đã cho thấy 60% học sinh thừa nhận nhiều bài tập đọc hiểu là khó và 15,5% học sinh khẳng định là quá khó. Nhiều học sinh nói rằng họ không hiểu câu hỏi của một số bài tập đọc do rào cản của từ mới. Đôi khi các em muốn giao tiếp, tương tác hay trao đổi thông tin với các bạn trong lớp nhưng lại không thể phát âm được một số từ khó nên đã thôi luôn ý tưởng sử dụng tiếng Anh. Điều này cho thấy đã đến lúc các giáo viên tiếng Anh cần phải quan tâm nhiều đến việc điều chỉnh các bài tập đọc cho phù hợp nhằm giảm bớt tính phức tạp. Ngoài ra, các bài tập ít mang tính giao tiếp hoặc chưa phù hợp cho giao tiếp cũng gây khó khăn cho việc giao tiếp bằng tiếng Anh của học sinh trong giờ học đọc. 61% người học cho rằng các bài tập đọc hiểu không có tính giao tiếp lắm. Trong khi đó 21% người học cho rằng một số bài tập của sách không phù hợp. Chẳng hạn như hoạt động cung cấp từ tiếng Việt tương đương. Một số bài tập chưa phù hợp với sở thích và năng lực ngôn ngữ của nhiều học sinh. Vì những lý do đó mà học sinh vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp hay tương tác. Do vậy, những bài tập này cũng cần được điều chỉnh để giúp học sinh khỏi phải gặp rắc rối như Richards [12:2] đã viết: "Rất nhiều sách giáo khoa đôi khi không đáp ứng được sở thích và nhu cầu của học sinh nên cần được điều chỉnh." Một vấn đề nữa là các hoạt động đọc hiểu hơi nhiều nên nhiều học sinh thiếu thời gian làm. Trong số học sinh được khảo sát thì 51,5% thừa nhận rằng họ thỉnh thoảng hoàn thành các bài tập đọc theo đúng thời gian ấn định của giáo viên. 35% học sinh cho biết là không làm kịp giờ theo yêu cầu của giáo viên. Trầm trọng hơn, 12% học TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 145 sinh cho rằng các em không bao giờ làm xong các bài tập đọc trong khoảng thời gian giáo viên cho phép. Điều này cho thấy rằng chính vì học sinh thiếu thời gian để giải quyết các hoạt động đọc hiểu nên cơ hội giao tiếp, tương tác trong giờ học của họ cũng bị hạn chế rất nhiều. Qua dự giờ và phỏng vấn, tác giả đã nhận thấy rằng việc thiếu kiến thức của người học và tình trạng lớp đông và đa trình độ cũng là những nguyên nhân gây khó khăn cho việc học đọc theo hướng giao tiếp. Rất nhiều học sinh (65%) thiếu kiến thức nền và năng lực ngôn ngữ nên không thể hiểu tốt bài đọc để có thể diễn đạt ý tưởng riêng của mình. Dĩ nhiên, nếu người học thiếu kiến thức nền và vốn từ vựng thì sẽ càng khó khăn hơn đối với việc hiểu nội dung của bài đọc hay hoàn thành các hoạt động đọc hiểu. Điều này sẽ dẫn đến sự cản trở lớn trong việc trao đổi thông tin với những người khác trong các hoạt động theo cặp, theo nhóm. Do vậy, nhiều học sinh không những gặp khó khăn trong việc học đọc mà còn bị giảm hứng thú giao tiếp trong giờ đọc. Theo kết quả điều tra về mức độ nói tiếng Anh trong giờ đọc thì có đến 52,5% học sinh thừa nhận rằng tỉ lệ phần trăm nói tiếng Anh của họ trong giờ đọc là dưới 20%. Vấn đề lớp đông và đa trình độ cũng làm một thực tế ở Việt Nam. Thông thường, mỗi lớp học gồm từ 45 đến 55 học sinh. Lớp đông khiến cho giáo viên gặp khó khăn trong quá trình điều khiển và đặc biệt là tổ chức các hoạt động dạy học theo đường hướng giao tiếp. Trong lúc thiết bị hỗ trợ việc học vẫn còn hạn chế. Nhiều học sinh không thể có cơ hội để trao đổi bằng tiếng Anh với các bạn hoặc đóng vai giao tiếp (role-play). 7. Các giải pháp khắc phục Từ những khó khăn nêu trên, những người nghiên cứu xin đề xuất một số khuyến nghị sau: Trước hết, phải làm cho học sinh ý thức được vai trò của mình trong việc học tiếng Anh trong lớp theo đường hướng giao tiếp như Freeman [4:131] nhận định: “Người học cũng là người giao tiếp. Họ tích cực thương lượng về ý nghĩa nhằm làm cho chính bản thân hiểu được vấn đề thậm chí dù kiến thức ngôn ngữ đích của họ chưa hoàn thiện.” Cần rèn luyện cho học sinh thói quen tự chủ trong việc học cũng như việc chuẩn bị bài và từ vựng trước khi đến lớp. Ngoài ra, người học phải luyện đọc qua việc xem sách báo và các tài liệu nhằm chuẩn bị cho mình một lượng kiến thức nền thật tốt và thói quen đọc hiểu. Từ những khó khăn học sinh đã gặp khi học đọc hiểu với sách “Tiếng Anh 12”, giáo viên cần điều chỉnh các bài tập đọc và thậm chí là cả các bài đọc nhằm làm cho các bài tập đọc phù hợp hơn với khả năng và sở thích của người học vì theo Lamie [7:4]: “Dù một sách có hay đến mức nào đi nữa thì nó sẽ không bao giờ hoàn hảo đối với mọi hoàn cảnh dạy và học. Xét về một số mặt thì nó luôn luôn cần phải điều chỉnh, sửa đổi hoặc bổ sung...” McDonough và Shaw [8: 88-97] cũng cho rằng: “ giáo viên có thể sử dụng một số kỹ thuật như bổ sung, cắt bớt, thay thế, sửa đổi, đơn giản hóa hoặc thay đổi trật tự các bài tập nhằm tạo ra sự phù hợp giữa quá trình giảng dạy của người thầy với khả năng và cách học của học sinh. Việc này có thể mang lại kết quả tốt nếu các TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 146 giáo viên cùng dạy cuốn sách giáo khoa này phối hợp với nhau để tìm ra các giải pháp điều chỉnh tối ưu. Chẳng hạn, nên điều chỉnh phần nào của sách và phương án điều chỉnh là gì? Phần nào cần cắt bớt, thay thế, thêm, hoặc đơn giản hóa... Có thể khẳng định rằng nếu có sự điều chỉnh bài tập tốt đối với sách “Tiếng Anh 12” thì sẽ giúp học sinh vượt qua được nhiều khó khăn trong việc học đọc. Đối với vấn đề lớp đông học sinh và năng lực không đồng đều, giáo viên nên tổ chức nhiều hoạt động nhóm chứ không nên để tình trạng làm cá nhân hoặc làm cặp một cách đơn điệu. Hơn nữa, giáo viên nên phân vai, giao bài tập... cho phù hợp với năng lực của học sinh để tránh sự phối hợp không khớp giữa học sinh giỏi và yếu. Nhằm tăng cường sự giao tiếp trong giờ học đọc, giáo viên nên thiết kế nhiều hoạt động giao tiếp bổ trợ cho bài dạy của mình như lồng ghép các trò chơi có tính chất giao tiếp. Từ đó, giáo viên mới tạo được những tình huống thực trong lớp học và giúp người học rèn luyện việc sử dụng tiếng Anh một cách thiết thực. Đối với các bài đọc dài và khó, giáo viên nên điều chỉnh bằng việc đọc ghép nối (Jigsaw reading) để tạo tính tương tác trong giao tiếp. Mặt khác, học sinh yếu sẽ không bị “chìm” trong các từ ngữ và các bài đọc khó. Vấn đề cuối cùng và cũng không kém phần quan trọng đó là mỗi lớp học cần được trang bị các thiết bị sẵn dùng để hỗ trợ giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học. 8. Kết luận Đọc hiểu được xem là một kỹ năng rất quan trọng, tích hợp được nhiều kỹ năng khác đồng thời đặt nền tảng cho người học phát triển các kỹ năng nghe, nói và viết. Để học sinh thành công trong việc học đọc hiểu theo đường hướng giao tiếp với sách “Tiếng Anh 12” đòi hỏi những nỗ lực rất lớn của người học lẫn những hướng dẫn thích hợp và sự điều chỉnh tốt về sách giáo khoa của người thầy. Đó cũng là những nội dung chính của bài viết này với mong muốn góp phần cải thiện tình hình dạy và học kỹ năng đọc tiếng Anh cho học sinh THPT hiện nay đặc biệt là học sinh THPT tỉnh Quảng Trị. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Brown, H.D. (2007), Principles of Language Learning and Teaching, Pearson Education, Inc. [2] Cai Ngoc Duy Anh (1990), The Communicative Teaching of Reading at High Schools, Hue Teachers' College. [3] Free Encyclopedia (2009), Communicative Language Teaching, Retrieved on June 18th, 2010, from [4] Freeman, L.D. (1986), Techniques and Principles in Language Teaching, Oxford University Press. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 147 [5] Harmer, J. (1991), The Practice of English Language Teaching, Longman. [6] Hoang Van Van et al. (2007), Tieng Anh12, Nxb Giao duc. [7] Lamie, J.M. (1999), Making the Textbook More Communicative, Retrieved on May 25th, 2010, from iteslj.org/Articles/Lamie-Textbooks.html [8] McDonough, J. & Shaw, C. (1993), Materials and Methods in ELT: A Teacher's Guide, Blackwell. [9] Nguyen Van Dinh (2009), Designing and Using Supplementary Reading Activities for English classes at Kon Tum Gifted School, MA Thesis, Hue University. [10] Nunan, D. (2003), Practical English Language Teaching, Mc Graw Hill. [11] Pham Thi Ha (2004), An Investigation into How High School Teachers of English Design Communicative Activities for Their Reading, Classes in Quang Binh Province, MA Thesis, Hue University. [12] Richards, J.C. (2001), The Role of Textbooks in a Language Program, Retrieved on September 18th, 2009, from http:// www.professorjackrichards.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_ve_kho_khan_cua_hoc_sinh_trung_hoc_992.pdf