Nghiên cứu về hoà nhập xã hội của nhóm thiệt thòi qua các công trình nghiên cứu xã hội học

Hòa nhập xã hội đang là một xu hướng khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở các bối cảnh quan tâm nhiều hơn đến khía cạnh phúc lợi, an sinh xã hội, cũng như tăng cường thêm các mô hình dịch vụ xã hội thường nhật. Từ thực tiễn như vậy, nghiên cứu về hòa nhập xã hội cũng được quan tâm trong các nghiên cứu xã hội ở các quốc gia phương Tây như Úc, Canada, Anh, Mỹ, Pháp dựa trên các quan điểm của lý thuyết cấu trúc chức năng, hệ thống hay phát triển xã hội, đến các vấn đề thực tiễn hướng đến các mô hình trợ giúp từ góc độ luật học, nhân học, xã hội học, tâm lý học, công tác xã hội Bài viết này đi vào phân tích tổng lược các xu hướng nghiên cứu về mặt lý thuyết và thực tiễn từ cách tiếp cận hòa nhập xã hội trên thế giới và Việt Nam, để qua đó chỉ ra những vấn đề đặt ra khi nghiên cứu về các nhóm thiệt thòi, dễ bị tổn thương ở Việt Nam trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, cũng như trong bối cảnh xây dựng các mô hình an sinh xã hội và dịch vụ xã hội.

pdf10 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu về hoà nhập xã hội của nhóm thiệt thòi qua các công trình nghiên cứu xã hội học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/309673455 Nghiên cứu về hoà nhập xã hội của nhóm thiệt thòi qua các công trình nghiên cứu xã hội học Article · September 2016 CITATIONS 0 READS 348 2 authors, including: Some of the authors of this publication are also working on these related projects: Understanding Daily Life in Vietnam View project Kham Tran Vietnam National University, Hanoi 42 PUBLICATIONS   26 CITATIONS    SEE PROFILE All content following this page was uploaded by Kham Tran on 04 November 2016. The user has requested enhancement of the downloaded file. 76 Nghiên cứu hòa nhập xã hội của người thiệt thòi qua các công trình nghiên cứu xã hội học Phạm văn Quyết, Trường ĐHKHXHNV Trần Văn Kham, Trường ĐHKHXHNV Tóm tắt: Hòa nhập xã hội đang là một xu hướng khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở các bối cảnh quan tâm nhiều hơn đến khía cạnh phúc lợi, an sinh xã hội, cũng như tăng cường thêm các mô hình dịch vụ xã hội thường nhật. Từ thực tiễn như vậy, nghiên cứu về hòa nhập xã hội cũng được quan tâm trong các nghiên cứu xã hội ở các quốc gia phương Tây như Úc, Canada, Anh, Mỹ, Pháp dựa trên các quan điểm của lý thuyết cấu trúc chức năng, hệ thống hay phát triển xã hội, đến các vấn đề thực tiễn hướng đến các mô hình trợ giúp từ góc độ luật học, nhân học, xã hội học, tâm lý học, công tác xã hội Bài viết này đi vào phân tích tổng lược các xu hướng nghiên cứu về mặt lý thuyết và thực tiễn từ cách tiếp cận hòa nhập xã hội trên thế giới và Việt Nam, để qua đó chỉ ra những vấn đề đặt ra khi nghiên cứu về các nhóm thiệt thòi, dễ bị tổn thương ở Việt Nam trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, cũng như trong bối cảnh xây dựng các mô hình an sinh xã hội và dịch vụ xã hội. Từ khóa: Hòa nhập xã hội, Thiệt thòi, Cấu trúc chức năng, Hệ thống xã hội 1. Dẫn nhập Vấn đề hoà nhập xã hội và hòa nhập xã hội của nhóm người thiệt thòi là một trong những chủ đề có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với các nghiên cứu về nhóm xã hội này, mà còn giúp hướng đến thúc đẩy sự tôn trọng phẩm giá, hợp tác và việc phân phối lại các nguồn lực kinh tế xã hội giữa các cá nhân, các nhóm để ngăn chặn sự gia tăng của bất bình đẳng và phân hóa giữa các nhóm xã hội, các dân tộc và các khu vực trên cơ sở sự giàu có của xã hội. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả quốc tế và của Việt Nam về chủ đề này. Họ đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về hòa nhập xã hội, cũng như đã xem xét, phân tích nhiều chiều cạnh khác nhau liên quan đến hòa nhập xã hội của nhóm người thiệt thòi. Vì thế việc hệ thống hóa các quan điểm khác nhau về hòa nhập xã hội và hòa nhập xã hội của nhóm thiệt thòi là sự cần thiết, mang nhiều ý nghĩa. Nó không chỉ giúp làm rõ vấn đề đã được phân tích, khái quát, được giải quyết ở mức độ nào với những chiều cạnh nào, mà còn là cơ sở, những gợi ý giúp các nghiên cứu tiếp theo nên đi sâu vào chiều cạnh nào, nên vận dụng quan điểm, cách thức nào cho phân tích, nghiên cứu một trường hợp cụ thể của thực tế xã hội có liên quan. Trong rất nhiều chiều cạnh khác nhau của vấn đề hòa nhập xã hội và hòa nhập xã hội của nhóm người thiệt thòi mà các tác giả đi trước đã nêu ra, bài viết tập trung đi sâu vào hai chiều cạnh chủ yếu là nghiên cứu các quan điểm lý thuyết về hòa nhập xã hội và hòa nhập xã hội của nhóm người thiệt thòi qua tổng quan các công trình cả ở quốc tế và ở Việt Nam. 2. Nghiên cứu các quan điểm lý thuyết về hòa nhập xã hội Theo mục tiêu và nội dung khái niệm hòa nhập xã hội (Social inclusion) và hội nhâp xã hội (Social intergration) trong nhiều trường hợp được sử dụng với sự phân biệt không đáng kể hoặc không rõ ràng. Cook S. (1994) cho rằng hòa nhập, hội nhập và sự cố kết (cohesion) được sử dụng có thể thay thế cho nhau, nhưng cũng có thể sử dụng với sự khác nhau được nhấn mạnh trong những trường hợp cụ thể. Ngay trong nghiên cứu của UNRISD (1994) đã cho rằng hội nhập xã hội “với một số người nó là mục tiêu của sự hòa nhập, nghĩa là quyền và cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người Còn với những người khác, nó đơn giản chỉ là cách để mô tả các khuôn mẫu đã được thiết lập về mối quan hệ của con người trong một xã hội nhất định”. Quỹ Laidlaw, Canada cho rằng hội nhập xã hội là một trong chùm các thuật ngữ xã hội được sử dụng tất rộng rãi trong phát triển chính sách hiện nay ám chỉ nội dung hướng đến thúc đẩy xã hội bền vững, an toàn, công bằng, tôn trọng sự đa dạng, bình đẳng, tạo dựng cơ hội cho mọi người. Một số thuật ngữ khác cũng được đề cập đến nhằm thúc đẩy những mục tiêu đó như hoà nhập xã hội, cố kết xã hội và vốn xã hội. Tất cả trở thành một chùm các vấn đề tạo nên nhiều tranh luận về ý nghĩa và khả năng ứng dụng chúng (Laidlaw Foundation, 2002). Theo đó hội nhập xã hội, sự hòa nhập của cá nhân/ nhóm vào xã hội đã được các nhà xã hội học quan tâm từ rất sớm. Nó là sự thể hiện đầy đủ nhất, bản chất nhất của mối quan hệ tác động cơ bản giữa cá nhân và xã hội, là kết quả của quá trình xã hội hóa. Các nhà chức năng luận, từ những 77 người đặt nền móng đầu tiên như E. Durkheim (1858-1917), H. Spencer (1820-1903), V. Pareto (1848-1942) đến A. Radcliffe-Brown (1881-1955), B. Malinowski (1884-1955) và sau này là T. Parsons (1902-1979), R. Mertton (1910-2003), P. Blau (1918-2002) và nhiều người khác đều có những công trình nghiên cứu nổi tiếng đề cập đến vấn đề này. Các nhà xã hội học đầu tiên của chủ thuyết này đều nhấn mạnh đến sự hội nhập, sự liến kết chặt chẽ của các bộ phận cấu thành của chỉnh thể xã hội theo những chức năng nhất định. Trong tác phẩm “Phân công lao động xã hội”(The Division of Labor in Society, 1893), nhà xã hội học người Pháp E. Durkheim, ngay từ thế kỷ 19 đã rất nổi tiếng với khái niệm đoàn kết xã hội, mà có nội dung gần giống với khái niệm hội nhập xã hội đang được sử dụng rộng rài hiện nay (Lê Ngọc Hùng, 2002). Ông sử dụng khái niệm này để chỉ các mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Ông tin xã hội tác dụng một lực mạnh mẽ lên cá nhân. Lực đó được tạo bởi từ niềm tin, giá trị và chuẩn mực ở con người, mà ông gọi là ý thức tập thể, hạt nhân cho đoàn kết xã hội và cũng là sự tồn tại của xã hội. Ý thức tập thể liên kết các cá nhân với nhau, tạo ra hội nhập xã hội (Dan Krier, 2014). Là người đầu tiên có những nghiên cứu về hội nhập xã hội, Durkheim với khái niệm đoàn kết xã hội, không những đã làm rõ được nội dung, cơ chế, cách thức của hội nhập xã hội, mà còn chỉ ra được sức mạnh tạo nên sự hội nhập của cá nhân xã hội. Nhà xã hội học nổi tiếng người Anh H. Spencer đã nói về sự cố gắng tồn tại của mỗi cơ thể trong sự cân bằng không ổn định giữa cơ thể và môi trường, vì vậy cơ thể luôn phải lưu ý đến sự khác biệt để giữ sự cân bằng đó, đồng thời cũng để thích nghi và hòa nhập. Trong quan niệm về “siêu cơ thể” xã hội, ông cho rằng cơ thể xã hội gồm nhiều thành phần phức tạp với những chức năng khác nhau trong khuôn khổ của cơ thể này và theo những phương thức nhất định, chúng phải trao đổi, thích ứng và hòa nhập với nhau (Hermann Korte, 1993, tr. 94). Trong nghiên cứu liên quan đến sự hội nhập của các thành tố xã hội với các thành tố khác trong cấu trúc xã hội, A. Radcliffe-Brown đã hướng đến xem xét mỗi thể chế xã hội ăn khớp thế nào với các thể chế xã hội khác để đáp ứng nhu cầu của xã hội và giữ vững sự thống nhất hài hòa mà nó được coi là chuẩn. Ngay cả khi xung đột được quan sát, thì điều này được coi là có chức năng cho sự hội nhập nếu nó là nghi thức và được thể chế hóa (Bilton T., K. Bonnett và những người khác, 1987, tr.507). Mở rộng và phát triển quan điểm của các bậc tiền bối của lý thuyết cấu trúc chức năng, mà trong đó xã hội được xem như những cấu trúc có liên quan đến việc hội nhập và thích ứng của các yếu tố cấu thành khi thực hiện chức năng nào đó của cấu trúc xã hội, T. Parsons, R. Mertton đã có công rất lớn khi áp dụng lý thuyết này giải thích sự hội nhập của các thành tố cấu trúc xã hội trong xã hội hiện đại của người Mỹ. Theo Lê Ngọc Hùng (2002, tr. 207) trong nhiều công trình nghiên cứu của mình T. Parson đã hướng đến xem xét cấu trúc, chức năng của hệ thống, sự hội nhập và duy trì trạng thái ổn định của hệ thống trong quá trình tương tác giữa hai hay nhiều chủ thể hành động. Parsons đã nói đến 4 tiểu hệ thống, tương ứng với 4 nhu cầu, chức năng của xã hội trong sơ đồ AGIL của mình; đó là: Tiểu hệ thống thích ứng A (Adaptation) có chức năng cung cấp nguồn lực, tiểu hệ thống hướng đích G (Goal attaiment) có chức năng xác định mục tiêu, tiểu hệ thống hội nhâp I (Intergration) có chức năng hòa nhập, gắn kết các cá nhân, các nhóm và các tổ chức xã hội và tiểu hệ thống bảo toàn cấu trúc L (Latency) có chức năng của hệ thống văn hóa, kích thích các cá nhân, nhóm. Trong cấu trúc hệ thống xã hội, tiểu hệ thống I (hội nhập) làm nhiệm vụ quan trọng nhất của hệ thống xã hội, là bản chất của cộng đồng, nhóm xã hội. Nhìn chung hầu hết các nhà xã hội học theo chủ thuyết cấu trúc chức năng đều đã có các nghiên cứu về hội nhập xã hội, đều đã có lý giải về sự hội nhập, sự liên kết, sự thích ứng của các thành tố xã hội trong cấu trúc hệ thống xã hội, dù các yếu tố cấu trúc là cá nhân, nhóm, tổ chức xã hội, thiết chế xã hội hay là các yếu tố hành vi. Những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước đã chứng kiến các nghiên cứu và hoạt động ở các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Canada, Úc... hướng đến thực hiện vấn đề loại trừ xã hội (social exclusion) gắn liền với những vấn đề nghèo đói, việc làm. Định hướng này được phát triển và ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các khía cạnh văn hóa, xã hội và dần được chuyển thành nội dung hòa nhập xã hội. Hòa nhập xã hội, vấn đề hòa nhập xã hội ngày càng được quan tâm nhiều hơn, song chủ yếu gắn với các nghiên cứu hướng đến giải quyết các vấn đề của thực tế xã hội, đặc biệt gắn với sự hòa nhập xã hội của các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương. Những nghiên cứu lý thuyết về hòa nhập xã hội chủ yếu hướng đến làm rõ nội dung, bản chất của hòa nhập xã hội và những định hướng quan điểm cho việc giải quyết vấn đề hòa nhập xã hội. Sau đây chúng ta lược 78 qua một số nghiên cứu tiêu biểu có ảnh hưởng nhất định đến các xu hướng, quan điểm cho giải quyết vấn đề. Nhiều nghiên cứu cho rằng khi đề cập và bàn luận về hòa nhập xã hội thì cần xem xét nó trong mối quan hệ với loại trừ xã hội (social exclusion) (Abbott, S & R Mcconkey, 2006). Hai quan niệm này cần phân tích trong mỗi quan hệ tương hỗ lẫn nhau nhằm nhìn ra được xuất phát điểm cho việc phân tích các vấn đề liên quan. Do đó nhiều tác giả hướng tới nghiên cứu để làm rõ nội dung về loại trừ xã hội và những đối sách để giảm sự loại trừ, nghĩa là hướng tới hòa nhập xã hội (Sylver & Miller, 2003, Parr et al, 2004, Levitas, 2006, Buckmaster & Thomas, 2009...). Trong khi Linoir khái quát loại trừ xã hội khi chú ý nhiều đến chiều cạnh kinh tế và coi đó là những người rơi vào hệ thống bảo hiểm và mạng lưới đảm bảo xã hội thì Sylver & Miller nhấn mạnh đó là sự cắt đứt mối quan hệ xã hội được xem là trung tâm của khế ước xã hội giữa nhà nước và công dân; sự mất đi những vai trò, những mối quan hệ có ý nghĩa và trải nghiệm sự phân biệt đối xử, Levitas coi đó là những người cảm nhận được hậu quả của thiếu thốn vật chất trong điều kiện các cơ hội bị hạn chế để tham gia vào các hoạt động văn hóa xã hội rộng hơn, thì Buckmaster & Thomascho rằng đó là những người bị loại khỏi sự hỗ trợ xã hội, bị mất đi các mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội và không có cơ hội tham gia vào đời sống kinh tế, xã hội và chính trị (Theo Cobigo V. et al, 2012). Một số tác giả khác khi nghiên cứu hòa nhập xã hội đã luôn gắn nó với loại trừ xã hội, qua đó hướng đến so sánh và làm rõ sự gắn kết và khác biệt giữa chúng (Cappo D, C. Jackson, M. Craig, Laidlaw Foundation và nhiều tác giả khác). Trong khi Jackson (1999) lưu ý rằng hòa nhập xã hội có thể cũng sản sinh ra sự loại trừ xã hội, và cái đó xuất hiện khi nhóm đã bị loại trừ thực hiện thành công sự hòa nhập trong so sánh với nhóm đang bị loại trừ ngay cả khi yếu hơn bản thân chúng, thì D. Cappo (2002) khi xem xét hòa nhập xã hội đã đặt hòa nhập bên cạnh sự loại trừ. Ông cho rằng một xã hội hòa nhập xã hội được coi là một nơi, ở đó tất cả mọi người cảm thấy có giá trị, sự khác biệt giữa họ được tôn trọng và các nhu cầu cơ bản được đáp ứng để họ có thể sống trong phẩm giá. Loại trừ xã hội là quá trình khép kín đối với hệ thống văn hóa, kinh tế, xã hội và chính trị cho sự hội nhập của một cá nhân vào trong đời sống cộng đồng. Quỹ Laidlaw, Canada (2002) coi loại trừ xã hội nổi lên như một xu hướng chính trị quan trọng ở châu Âu những năm 80 của thế kỷ trước do sự gia tăng của phân hóa xã hội từ điều kiện thị trường lao động mới và sự không đầy đủ của phúc lợi xã hội đang tồn tại. Hòa nhập xã hội, trong chừng mực nào đó là sự phản ứng lại của loại trừ xã hội. Trên cơ sở những tranh luận về vấn đề loại trừ xã hội,Qũy đã đưa ra cách hiểu biết về hòa nhập xã hội phù hợp với công việc thực tế. Theo đó hòa nhập xã hội là nói về sự đảm bảo chắc chắn rằng tất cả trẻ em và người lớn đều có khả năng tham gia như những thành viên có trách nhiệm, được tôn trọng và có phẩm giá của xã hội. Tuy nhiên theo Clegg et al (2008); Bollard (2009) việc xem hòa nhập xã hội đối lập với loại trừ xã hội gây ra sự nhầm lẫn và dẫn đến nhấn mạnh vào hàng rào của nó chứ không phải là yếu tố có thể làm tăng hòa nhập xã hội của cá nhân. Đó như một rào cản, tách nó ra khỏi các nhà hoạch định chính sách, người cung cấp dịch vụ và các nguồn tài nguyên khác cho hội nhập. Điều này có nguy cơ dẫn vấn đề hòa nhập xã hội đến sự hùng biện thuần túy về ý thức hệ. Tiếp cận hội nhập xã hội theo hướng thúc đẩy tăng cường sự hội nhập xã hội, tôn trọng sự khác biệt, giảm bớt khả năng xảy ra bạo lực và cung cấp nền tảng cho sự hợp tác đã trở lên phổ biến từ Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội năm 1995 tại Copenhagen. Trong báo cáo của Hội nghị bàn về hòa/hội nhập xã hội đã hướng đến một quá trình năng động có nguyên tắc trong đó có sự tham gia tích cực của xã hội để tiếp tục phát triển con người. Quá trình hội nhập xã hội khuyến khích, thực hiện việc "đến với nhau", khi tôn trọng sự khác biệt, có ý thức một cách rõ ràng và đặt giá trị lớn vào việc duy trì sự đa dạng. Hội nhập xã hội thể hiện cho nỗ lực không chỉ làm cho mọi người thích nghi với xã hội, mà còn để đảm bảo rằng xã hội chấp nhận được tất cả mọi người (United Nations, 1995). Quan điểm đẩy mạnh hội nhập xã hội đã được thể hiện trong các chương trình nghị sự của Hội đồng châu Âu vào những năm 1990 và 2000 (Bach M, 2002) thông qua các chương trình chống đói nghèo, tăng cường sự cố kết xã hội như Chương trình nghị sự Lisbon (Béland, D, 2007). Phần lớn các tác giả nghiên cứu về hòa nhập xã hội trong khoảng hai chục năm lại đây đã chấp nhận, ủng hội và phát triển vấn đề hòa nhập xã hội theo hướng thúc đẩy và tăng cường hòa nhập xã hội. Theo hướng tiếp cận này hòa nhập xã hội được xem xét trên cơ sở bình ổn các vai trò xã hội (Wolfensberger, 1989), có đầy đủ các điều kiện tiếp cận công bằng đối với các hoạt động, vai trò xã hội và các mối quan hệ trực tiếp, rộng mở với các công dân khác (Bates & Davis, 2004), gặp gỡ, tiếp xúc với các công dân khác trong khung cảnh bình thường và được đối xử một cách bình đẳng 79 (Abbott & McConkey, 2006), đảm bảo chắc chắn được tiếp cận đầy đủ và bình đẳng với chăm sóc y tế, vai trò xã hội và có mối quan hệ bình đẳng với những người khác (Bollard, 2009), hoặc xem xet dựa trên sở thích cá nhân và nhu cầu (Cummins & Lau, 2003). Tăng cường hội nhập xã hội trên cơ sở giải quyết các yếu tố cấu thành của nó là một hướng đi được nhiều tác giả chú trọng phân tích. Khi đưa ra quan điểm về các tiêu chí thể hiện nội dung và bản chất của hòa nhập xã hội Cobigo and Stuart (2010) đề xuất bốn phạm trù công cụ để thúc đẩy hòa nhập xã hội. Một số có thể nâng cao kỹ năng của cá nhân để thực hiện các hoạt động và có được mối quan hệ với những người khác. Số khác đòi hỏi ở môi trường tạo điều kiện đầy đủ để tiếp cận công bằng đối với hàng hóa và các dịch vụ công như y tế, phúc lợi xã hội, sinh hoạt, hoạt động giải trí, thu nhập và dạy nghề. Bốn loại phạm trù là: Thứ nhất gắn với pháp chế và chính sách: Đó là quyền của con người thảo luận và hành động để bảo vệ những quyền chính đáng và tự do của người khuyết tật; thứ hai, sự ủng hội của cộng đồng và dịch vụ: Các bằng chứng để chứng tỏ tính hiệu qủa của sự hỗ trợ cộng đồng; thứ ba, chống kỳ thị và phân biệt đối xử: Việc cung cấp cách thức quan trọng để loại trừ những rào cản xã hội và thúc đẩy tiếp cận đầy đủ và bình đẳng đối với hàng hóa và dịch vụ công; thứ tư, hệ thống giám sát và đánh giá: Xác định một cách hệ thống và đo lường các yếu tố cản trở hay tạo điều kiện hòa nhập xã hội là điều cần thiết để nâng cao nhận thức, thiết kế can thiệp với chính sách phù hợp và đánh giá hiệu quả của chúng. Burchardt, Le Grand & Piachaud trên cơ sở đảm bảo sự tham gia đầy đủ vào các hoạt động cộng đồng và mạng lưới xã hội trong một xã hội rộng lớn, đã xác định 4 khía cạnh cảu hội nhập xã hôi là: i) Tiêu dùng: Khả năng mua hàng hóa và các dịch vụ như thu nhập; ii) Sản xuất: Tham gia vào các hoạt động kinh tế và các giá trị xã hội như việc làm, chăm sóc trẻ và các công việc tình nguyện; iii) Hoạt động chính trị: Tham gia ở các địa phương, quốc gia vào việc ra các quyết định thông qua bầu cử hoặc là thành viên của ban vận động bầu cử; iiii)sự tham gia xã hội với gia đình, bạn bè và cộng đồng (Cobigo V. et al,2012). Ở một khía cạnh khác theo hướng tiếp cận thúc đẩy hòa nhập xã hội, nhiều tác giả quan tâm đến các điều kiện đảm bảo sự bình đẳng theo những chiều cạnh văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội (C. Ferguson, V. Cobigo et al, Laidlaw Foundation). Trong báo cáo ủy quyền của UNDESA tại cuộc gặp gỡ nhóm chuyên gia về thúc đẩy hòa nhập xã hội ở Helsinki, Finland, 8-10 July 2008, Clare Ferguson (2008) hướng đến phân tích 3 quá trình cần phải chú ý cho thúc đẩy hòa nhập xã hội. Đó là ba quá trình khác biệt nhau, nhưng gắn kết với nhau, thể hiện cụ thể phạm vi, mà với nó mọi người có thể sống và làm việc với nhau trên cơ sở bình đẳng: Công nhận các nhóm xã hội, các nền văn hóa với bản sắc khác nhau nhằm thúc đẩy tôn trọng phẩm giá và sự hợp tác; đại diện của tiếng nói chính trị để đảm bảo rằng các lợi ích của các nhóm khác nhau được tính đến trong việc ra quyết định và phân bổ nguồn lực; phân phối lại các nguồn lực kinh tế xã hội giữa các cá nhân và các nhóm để ngăn chặn sự gia tăng của bất bình đẳng và phân hóa giữa các dân tộc, khu vực, giới tính, tuổi tác hay bản sắc xã hội, trên cơ sở sự giàu có của xã hội. Sau khi điểm qua các quan điểm khác nhau về hòa nhập xã hội V. Cobigo et al (2012) hướng đến 4 điểm cần chú ý khi xem xét về nội dung, ý nghĩa của hòa nhập xã hội. Đó là: Thứ nhất, chỉ dẫn xác đinh các công cụ cho cải thiện việc hòa nhập xã hội; thứ hai, từ bỏ các quan điểm đạo đức có xu hướng áp đặt quan điểm của nhóm thống trị và hướng tới một cách tiếp cận tôn trọng kỳ vọng, sự lựa chọn, và nhu cầu cá nhân; thứ ba, hòa nhập xã hội được xem xét từ quan điểm phát triển mà ở đó hòa nhập xã hội của một người cải thiện với nhiều cơ hội để tương tác và tham gia vào các hoạt động với những người khác; thứ tư, cần có sự đo lường hòa nhập xã hội về sự phụ thuộc xã hội và hạnh phúc của một người. Laidlaw Foundation (2002) nhấn mạnh 5 điểm cần chú ý khi xem xét hòa nhập xã hội: Công nhận các giá trị, phát triển con người, lôi cuốn và cam kết, có cơ hội tham gia các mối quan hệ và sự đảm bảo về vật chất. Ở Việt Nam dường như những nghiên cứu lý thuyết về hòa nhập xã hội chưa thật nhiều. Một số công trình công bố liên quan đến chủ đề hòa nhập xã hội vẫn chủ yếu được phân tích trên cơ sở một sự xác định làm việc phù hợp với nghiên cứu về hòa nhập xã hội của một nhóm yếu thế cụ thể (Trần Nguyệt Minh Thu, 2014). Việc xem xét, tiếp cận hòa nhập xã hội cũng chủ yếu theo hướng tăng cường thúc đẩy hòa nhập xã hội đối với các nhóm yếu thế (Trần Văn Kham, 2011; Phạm Văn Quyết và Trần văn Kham, 2016; Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Á, ĐHQGHCM, 2016) Như vậy ngay từ cuối những năm 70 của thế kỷ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, tọa đàm, hội nghị, hội thảo bàn về hòa nhập xã hội. It có tác giả nào đã tổng thuật được 80 đầy đủ các nghiên cứu này. Song từ các nghiên cứu đó giúp cho chúng ta thấu hiểu về bản chất, nội dung và các tiếp cận chủ yếu đến với vấn đề hòa nhập xã hội. Tiếp cận hòa nhập xã hội theo hướng loại trừ xã hội thường gắn với sự loại trừ về kinh tế, được quan tâm nhiều trong giai đoạn trước những năm 90 của thế kỷ trước. Tiếp cận theo hướng thúc đẩy tăng cường hòa nhập xã hội, mang tính toàn diện hơn, đã lên thống trị và được rất đông đảo các trung tâm, các tổ chức chính trị xã hội, các nhà nghiên cứu quan tâm kể từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển xã hội ở Copenhagen, năm 1995. 3. Hòa nhập xã hội của người thiệt thòi Hòa nhập xã hội là định hướng của xã hội để tạo ra một xã hội, mà ở đó mọi người được hòa mình vào các hoạt động chung của xã hội, thể hiện được vai trò, tiếng nói, và sự ảnh hưởng của cá nhân. Với xác định như vậy, khái niệm hòa nhập xã hội thường được sử dụng cho quá trình tham gia vào đời sống cộng đồng/xã hội của các nhóm tàn tật, nhóm yếu thế hay nhóm dễ bị tổn thương. Đây là các nhóm xã hội thường bị hạn chế hay thua thiệt hơn các nhóm xã hội khác về mặt sức khỏe, về điều kiện và các cơ hội kiếm sống, hoặc về khả năng, năng lực để thực hiện những hoạt động sống khác của cộng đồng. Họ có thể thuộc các nhóm xã hội với những đặc trưng riêng biệt bị tách ra khỏi cộng đồng, bị cộng đồng xa lánh, coi thường và thậm chí bị phân biệt đối xử. Nghiên cứu quan niệm về bất lợi/thiệt thòi (disadvantage) được biết đến trong nhiều công trình gần đây của một loạt các tác giả được tập hợp thành cuốn sách “Social work and Disadvantage: Addressing the roots of stigma and discrimination” (Peter Burker và Jonathan Parker, 2007) đã nhấn mạnh đến vai trò của công tác xã hội với việc làm giảm những vấn đề thiệt thòi của các nhóm xã hội. Nghiên cứu này cũng chỉ ra vấn đề bất lợi của các nhóm xã hội này nằm ở chính trong nhận thức của xã hội và việc làm giảm sự bất lợi của họ cần thực hiện thông qua việc làm giảm những định kiến và cách nhìn phân biệt của xã hội đối với nhóm người này. Các tác giả cũng đề ra những giải pháp và các biện pháp can thiệp cụ thể xuất phát từ các mô hình hành động của công tác xã hội cũng như các giải pháp tạo được sự đồng thuận và sự cùng tham gia của toàn xã hội hướng đến giải quyết vấn đề này. Nghiên cứu gần đây của Mayer (2003) cũng đưa ra quan niệm chung về nhóm thiệt thòi là gì. Quan niệm thiệt thòi, nhóm thiệt thòi được xây dựng dựa trên (a) các tiêu chí về dân tộc, nghèo đói, giới tính, (b) nhấn mạnh đến khả năng khó tiếp cận đến các phương thức cơ bản để tự đáp ứng cuộc sống như thông tin, việc làm... Cách tiếp cận về nhóm thiệt thòi đã vượt quá những đặc trưng cụ thể của nhóm người thiệt thòi (về giới tính, tuổi tác, dân tộc) mà đã dựa trên các điều kiện chung của xã hội, cũng có nghĩa là người bị thiệt thòi đang phải đối mặt với nhiều rào cản trong cuộc sống. Để giải quyết hay làm giảm sự thiệt thòi của cá nhân hay của nhóm, điều quan trọng là phải tìm ra các giải pháp làm giảm hay xoá bỏ các rào cản đó, điều này cần có nhiều phương thức thực hiện nhưng điều quan trọng cần giúp và trao quyền cho chính các cá nhân bị thiệt thòi tự mình vượt qua những rào cản đó cũng như tiếp cận đến những nguồn lực cần thiết cho cuộc sống thực tại của họ. Liên quan đến việc xác định nhóm thiệt thòi Phạm Văn Quyết, Phạm Anh Tuấn (2012) đã chỉ ra đó là những người, trong đó các hành vi xã hội của họ được thực hiện theo một cách hoàn toàn "bất lợi" cho họ. Đó là những người tự nhận thức được hoàn cảnh khó khăn mà ở đó họ bị từ chối việc tiếp cận và sử dụng các phương tiện được cho là hữu ích với cuộc sống. Các phương tiện đó bao gồm quyền tự chủ, trách nhiệm, lòng tự trọng, quyền được sự hỗ trợ của cộng đồng, các dịch vụ công cộng và an sinh xã hội. Ở họ luôn luôn có sự hiện diện của những khó khăn, trở ngại đối với khả năng tự túc của họ. Thúc đẩy hòa nhập xã hội của nhóm thiệt thòi cũng chính là khắc phục khả năng không tiếp cận được các phương tiện thiết yếu hoặc loại bỏ rào cản đối với sự tự cung tự cấp. Điều này có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức, tùy thuộc vào mô hình yếu thế của họ, nhưng nó sẽ cho phép họ nâng cao vị thế ở chính nỗ lực của nhóm để phát triển các công cụ hoặc các nguồn lực cần thiết cho khả năng tự túc của riêng nhóm. Hướng đến các giải pháp thúc đẩy hòa nhập xã hội cho nhóm thiệt thòi, nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã tiến hành phân tích các chiều cạnh liên quan đến trách nhiệm xã hội, giáo dục, việc làm, giải trí Từ góc độ trách nhiệm xã hội, việc thúc đẩy và tạo điều kiện cho các nhóm thiệt thòi tham gia vào các hoạt động chung của xã hội là trách nhiệm chung của toàn xã hội chứ không phải thuần tuý là công việc của các nhóm người này hay gia đình của các đối tượng có vấn đề thiệt thòi trong xã hội. Các quan điểm này được Goodin (1985) đề cập trong nghiên cứu về “Protecting the vulnerable - are-analysis of our responsibilities”. Trách nhiệm xã hội được đề cập trong nghiên cứu 81 này thể hiện từ các vấn đề về đạo đức xã hội, đến các vấn đề đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm của cá nhân và tập thể nghiên cứu này đã tạo được nền tảng lý luận cho việc tiếp cận vấn đề bất lợi và trách nhiệm xã hội trong giải quyết những vấn đề bất lợi, thiệt thòi trong xã hội. Thúc đẩy hoà nhập cho các nhóm thiệt thòi trong các hoạt động giáo dục và môi trường giáo dục luôn là chủ đề nổi bật của các nghiên cứu về hoà nhập xã hội. Ở nhiều nền văn hoá, nhất là văn hoá phương Đông, giáo dục và học nghề luôn là thang đo cho sự thành công và là nhân tố tạo nên sự thay đổi rõ ràng trong cuộc sống. Nghiên cứu của Cox (2000) có chỉ ra được các hình thức tách bỏ sự bất lợi của trẻ em trong các hoạt động học tập nhằm tạo sự phát triển bền vững của cá nhân ở giai đoạn sau của cuộc sống. Nhóm người bị thiệt thòi là đối tượng được quan tâm của các nghiên cứu và các chương trình hành động, nhóm trẻ em dễ bị thiệt thòi còn nhận được sự ưu tiên hơn trong các nghiên cứu khoa học trong thời gian qua. Nghiên cứu này của Cox cũng có đề ra những quan niệm, cách nhìn về các nhóm trẻ em thiệt thòi, và định hướng các hoạt động trợ giúp cho các nhóm đối tượng này. Trong việc chỉ ra các nhóm dễ bị thiệt thòi ở trẻ em, Cox cho rằng các nhóm sau dễ được phát hiện hơn, đó là nhóm trẻ em nữ, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em không đi học, trẻ em có hành vi khác thường. Các đề xuất từ nghiên cứu này nhấn mạnh đến vai trò của gia đình, các hoạt động trợ giúp quá trình hoà nhập sớm, các vai trò của giáo dục đối với hoà nhập, xây dựng các mô hình dịch vụ phù hợp nhằm tạo được quá trình học tập suốt đời. Các định hướng nghiên cứu của UNESCO về giáo dục và giáo dục hoà nhập cho các đối tượng thiệt thòi như khuyết tật, người nghèo, người thiểu số được xem như những giải pháp và cách thức để thúc đẩy sự thamgia và hoà nhập xã hội một cách bền vững của các nhóm đối tượng thiệt thòi này trong xã hội (UNESCO 2007, Quality education and social inclusion). Nghiên cứu này chỉ rõ hiệu quả của giáo dục và trường học công trong việc thúc đẩy sự hoà nhập của các nhóm yếu thế trong xã hội. Đó cũng là nội dung của định hướng giáo dục cho mọi người được UNESCO khởi xướng thực hiện. Nghiên cứu của Sparkes (1999) về Trường học, Giáo dục và Loại trừ xã hội có nhấn mạnh đến vai trò của trường học trong việc tạo nên sự khác biệt và là nhân tố loại bỏ và làm giảm thiểu sự loại trừ xã hội của các đối tượng dễ bị tổn thương, nhất là các trẻ em gái, trẻ khuyết tật, trẻ ở vùng kinh tế khó khăn. Trong khi đó, nghiên cứu của Liên minh châu Âu năm 2006 cũng chỉ ra được một loạt các chỉ báo về giáo dục đối với quá trình hoà nhập cũng như tác động của giáo dục đối với quá trình học tập suốt đời với sự hoà nhập xã hội của các nhóm đối tượng yếu thế. Từ vấn đề giáo dục có tác động quan trọng đối với quá trình hoà nhập xã hội, việc đào tạo nghề và tạo việc làm cho các nhóm đối tượng khó khăn, yếu thế cũng được nhiều học giả quan tâm và tập trung nghiên cứu. Các nghiên cứu ở Úc, Canada (Laidlaw Foundations) cũng xác định nhiều định hướng nghiên cứu về vai trò việc làm đối với quá trình hoà nhập chung của xã hội và của các nhóm yếu thế. Nghiên cứu của Atkinson và Hills (1998) nhấn mạnh đến vấn đề nghèo đói và việc làm với việc làm giảm thiểu vấn đề loại trừ xã hội. Các cá nhân trong xã hội bị lề hoá cuộc sống bởi họ bị thiếu các cơ hội làm việc, thiếu điều kiện tự đảm bảo nguồn thu nhập cá nhân từ vấn đề việc làm. Các tác giả cũng nhấn mạnh việc thiếu việc làm ở giới trẻ càng làm cho tình trạng lề hoá cuộc sống bị trầm trọng hơn, điều này còn làm gia tăng sự lề hoá ở những năm tiếp theo trong đời người của giới trẻ. Việc tăng khả năng hoà nhập xã hội cần tăng khả năng và cơ hội làm việc của giới trẻ từ những năm đầu của cuộc sống. Tại hội thảo “Tạo điều kiện cho người khuyết tật hòa nhập vào cộng đồng” do Sở Lao động - Thương binh - Xã hội thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật TP, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi TP, Hội Thanh niên Khuyết tật TP tổ chức năm 2001 cũng đã nhấn mạnh việc được giúp đỡ để học hành, phục hồi chức năng và phát huy tiềm năng của bản thân, được đào tạo nghề nghiệp, kể cả những kỹ năng sống độc lập là phương sách hữu hiệu giúp người khuyết tật khả năng tự nuôi sống bản thân, không làm gánh nặng cho gia đình và xã. Báo cáo trong Hội thảo cũng nêu rõ vai trò của vấn đề việc làm đối với người khuyết tật sẽ giúp họ giảm bớt sự thất vọng và cô đơn; những khó khăn cho việc tiếp cận với việc làm của họ là rất lớn, do họ không có học vấn, không có đủ trình độ tay nghề làm việc, thái độ quan điểm của người sử dụng lao động. Hướng giải quyết cho vấn đề việc làm của người khuyết tật chủ yếu là thúc đẩy xã hội hóa công tác dạy nghề và đào tạo việc làm cho người khuyết tật, sắp xếp việc làm phù hợp với sức khỏe, bệnh tật, hoàn cảnh gia đình, phù hợp với điều kiện kinh tế từng địa phương cũng là cơ sở để người khuyết tật phục hồi chức năng và phát triển ngay tại cộng đồng (Quỳnh Mai, 2001). 82 Liên quan đến giải quyết vấn đề việc làm cho người thiệt thòi cũng đã có nhiều hội thảo, dự án nghiên cứu do tổ chức Lao động quốc tế (ILO) phối hợp với nhiều tổ chức chính phủ, phi chính phủ ở các nước thực hiện. Một trong những dự án nghiên cứu đó thực hiện tại Ucraina đã đi đến kết luận: 1) Mô hình hiệu quả cung ứng việc làm cho người thiệt thòi cần được cải thiện, được chỉ dẫn và phổ biến; 2) Phương pháp đối với các dịch vụ việc làm công cho người thiệt thòi cần được cải thiện, được chỉ dẫn và được phổ biến; 3) Năng lực dịch vụ việc làm công và những phạm vi kèm theo chuẩn bị đầy đủ dịch vụ nghề với ngueoeif khuyết tật cần được tăng cường. (ILO, 2011). Về vấn đề giáo dục thể chất và thể thao, được thừa nhận bởi UNESCO vào tháng 11/1978 (www.unesco.org/youth/charter.htm) đã chỉ rõ: Tham gia giáo dục thể chất và thể thao là quyền cơ bản cho tất cả mọi người. Vì vậy nghiên cứu vấn đề về thực hiện quyền và vai trò của hoạt động giải trí với người thiệt thòi cũng được các tác giả quan tâm. Jean Harvey (2000) trong bài “Sport for all: State, citizenship and governance” đã chỉ ra quyền tham gia các hoạt động giải trí thể chất như một trong những quyền đầy đủ của công dân và cũng đã đưa ra bằng chứng trường hợp của Canada về thể thao cho tất cả. Martinek & Hellison, (1997) đã hướng đến hàng loạt nghiên cứu mà bắt đầu từ chương trình giáo dục thể chất ở các trường học của Hoa Kỳ. Họ đã làm rõ chương trình giáo dục thể chất nào đã tác động đến cá nhân và phát triển cộng đồng. Và tương tự với các chương trình giải trí đã làm xuất hiện các điều kiện thuận lợi trong thanh thiếu niên sống ở khu đô thị nghèo cùng những người hàng xóm của họ. Hiển nhiên là những đứa trẻ đó phát triển một cách tự động sự lạc quan, các kỹ năng tích cực, những năng lực xã hội và niềm hy vọng. Cũng ở Mỹ Lawson và Anderson Butcher (2000) đã đưa ra ý tưởng tiếp cận chính trị đông phương đến vấn đề hoạt động giải trí thể chất có ảnh hưởng và khả năng của nó cho thúc đẩy hòa nhập xã hội trong luật và trong các mô hình công tác xã hội cho thể thao và các điều kiện giải trí. Như vậy từ việc nghiên cứu xác định, phân loại nhóm thiệt thòi đến nghiên cứu về mối liên hệ giữa các chiều cạnh liên quan đến trách nhiệm xã hội, giáo dục, việc làm, hoạt động giải trí và vai trò của chúng đối với việc thúc đẩy hòa nhập cộng đồng, hòa nhập xã hội của nhóm đều được các nhà nghiên cứu bàn đến và giải quyết ở các mức độ khác nhau trên cơ sở thực tiễn của từng quốc gia, từng vùng miền cũng như đối với từng nhóm thiệt thòi cụ thể. 4. Kết luận Có thể nói khó có tác giả nào đã tổng quan được đầy đủ các nghiên cứu về vấn đề hội nhập/hòa nhập xã hội. Từ rất sớm, trong khoa học xã hội hội/hòa nhập xã hội chủ yếu được tiếp cận dưới góc độ lý thuyết cấu trúc chức năng. Theo đó hội nhập đươc xem xét như sự liên kết, sự thích ứng của các thành tố xã hội trong cấu trúc hệ thống xã hội, dù các yếu tố cấu trúc là cá nhân, nhóm, tổ chức xã hội, thiết chế xã hội hay là các yếu tố hành vi. Từ những năm 80 thế kỷ trước vấn đề này được nhắc đến chủ yếu gắn với sự hòa nhập xã hội của các nhóm bị loại trừ, nhóm yếu thế, nhóm dễ bị tổ thương. Theo hướng tiếp cận đối lập với loại trừ xã hội, mà thường gắn với sự loại trừ về kinh tế, được quan tâm nhiều trong giai đoạn trước những năm 90 của thế kỷ trước. Tiếp cận theo hướng thúc đẩy tăng cường hòa nhập xã hội, mang tính toàn diện hơn, đã lên thống trị và được rất đông đảo các trung tâm, các tổ chức chính trị xã hội, các nhà nghiên cứu quan tâm kể từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển xã hội ở Copenhagen, năm 1995. Bàn đến vấn đề hòa nhập xã hội của nhóm thiệt thòi, các nghiên cứu đã hướng đến xem xét, làm rõ và phân loại nhóm thiệt thòi, đã nghiên cứu và chỉ ra được mối liên hệ và sự ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau của các chiều cạnh về trách nhiệm xã hội, giáo dục, việc làm, hoạt động giải trí đối với việc thúc đẩy hòa nhập xã hội của nhóm yếu thế hay nhóm bị loại trừ. Theo đó, vấn đề hòa nhập xã hội của nhóm yếu thế cũng được giải quyết ở các mức độ khác nhau trên cơ sở thực tiễn của từng quốc gia, từng khu vực và với từng nhóm thiệt thòi cụ thể. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abbott S., & McConkey R. (2006). The barriers to social inclusion as perceived by people with intellectual disabilities. Journal of Intellectual Disabilities, 10, 275–287. 2. Atkinson A John Hills (editors), (1998). Exclusion, Employment and Opportunity. London School of Economics Houghton Street London WC2A 2AE 3. Atkinson A. B. and E. Marlier (2010). Analysing and Measuring Social Inclusionin a Global Context. Printed by the United Nations, New York 83 4. Bates, P., & Davis, F.A. (2004). Social capital, social inclusion and services for people with learning disabilities. Disability & Society, 19, 195–207. 5. Beland D. (2007). The social exclusion discourse: ideas and policy change. The policy press, vol. 35, no. 1, tr. 123-139. 6. Bilton T., Kenvin Bonnett và những người khác (1987). Nhập môn xã hội học (bản dịch của Phạm Thủy Ba). Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 1993. 7. Bollard, M. (2009). A review and critique. In M. Bollard (Eds.), Intellectual disability and social inclusion: A critical review (pp. 5–18). Elsevier Limited 8. Burker P, and Jonathan Parker, 2007. Social work and Disadvantage: Addressing the roots of stigma and discrimination. Jessica Kingsley Publishers 9. Cappo D. (2002). Social inclusion initiative. Social inclusion, participation and empowerment. Address to Australian Council of Social Services National Congress 28-29 November, 2002, Hobart. 10. Clegg, J., Murphy, E., Almack, K., & Harvey, A. (2008). Tensions around inclusion: reframing the moral horizon. Journal of Applied Research in Intellectual Disabilities, 21, 81– 94. 11. Cobigo V., C. Psych1, Hélène Ouellette-Kuntz, Rosemary Lysaght, Lynn Martin (2012). Shifting our Conceptualization of Social Inclusion in Stigma Research and Action, Vol 2, No 2, 75–84 2012. DOI 10.5463/SRA.v1i1.10. www.stigmaj.org 12. Cobigo V. & Stuart, H. (2010). Social inclusion and mental health. Current Opinion in Psychiatry, 23, 453–457. YCO.0b013e32833bb305. 13. Cook S. (1994). Management of Social Transformations Programme 10th Session of the Intergovernmental Council, UNRISD. fileadmin/ MULTIMEDIA/HQ/SHS/pdf/mostigc2011_Cook.pdf 14. Cox T. 2000. Research on Work-related StressOffice for Official Publications of the European Communities 15. Cummins, R. A., & Lau, A. L. D. (2003). Community integration or community exposure? A review and discussion in relation to people with an intellectual disability. Journal of Applied Research in Intellectual Disabilities, 16(2), 145–157. URL: DU:30002162. 16. Daly M. & Silver H (2008). Social exclusion and social capital: a comparison and critique', Theory and Society, vol. 37. 17. Durkheim E. (1893). The Division of Labor in Society. New York, Macmillan Free Press.1964. tr.37. 18. Goodin R., 1985. Protecting the vulnerable-are analysis of social responsibilities. The University of Chicago Press. 19. Endruweit và G. Trommsdorff, (1993). Từ điển xã hội học - bản dịch tiếng Việt. Nxb Thế giới, 2002. 20. Ferguson C (2008). Report commissioned by the United Nations Department of Economic and Social Affairs (UNDESA) for the Expert Group Meeting on Promoting Social Integration. Helsinki, Finland, 8-10 July 2008. 21. International Labour Organization (ILO, 2011). Social Inclusion of People with Disabilities through Access to Employment. do/projects/WCMS_166970/lang--en/index.htmd 22. Jackson, C. (1999). “Social Exclusion and Gender: Does One Size Fit All?”. In The European Journal of Development Research 11(1), pp. 125-146 23. Jo Sparkes, 1999. Schools, Education and Social Exclusion. London School of Economics Houghton Street London WC2A 2AE 24. Harvey, J. (2000). Sport for all: State, citizenship and governance. Paper presented at the World Congress on Sport for All, Québec City, Canada. 25. Lê Ngọc Hùng (2002). Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 26. Krier D. (2014). Social Integration and Durkheim. Boundlees Sociology, 14 Nov. 2014. Retrieved 02 Jan. 2015.https://www.boundless.com/sociology/textbooks/ boundless-sociology- textbook/sociology-1/the-history-of-sociology-23/durkheim-and-social-integration-151 84 27. Korte H. (1993). Nhập môn lịch sử xã hội học (bản dịch từ tiếng Đức của dịch giả Nguyễn Liên Hương). Nxb Thế giới, Hà Nội. 1997. 28. Laidlaw Foundation (2002). The Laidlaw Foundation’s Perspective on Social Inclusion. National Library of Canada Cataloguing in Publication. 29. Lawson, H. & D. Anderson-Butcher (2000). The social work of sport. Paper presented at the World Congress on Sport for All. Québec City, Canada. 30. Quỳnh Mai, (2001). Hòa nhập cộng đồng - những khó khăn và bất cập. 74645.htm 31. Martinek, T. & D. Hellison. (1997). Fostering resiliency in underserved youth through physical activity. Quest 49(1), 34-49. 32. Mayer E. (2003). Effective Communitive Project, trên www.effectivecommunities.com, 11/ 2003 33. Wolfensberger, W. (1998). A brief introduction to Social Role Valorization: A high order concept for addressing the plight of societally devalued people, and for structuring human services (3rd edition). Syracuse, NY: Training Institute for Human Service Planning Leadership & Change Agentry (Syracuse University). 34. Quyet Phạm Van, Kham Trần Văn (2016). Discrimination Against Poor Immigrant Workers in Vietnamese Urban Areas. In Vietnamese Social Sciences Vol. 1 (171). 35. Phạm Văn Quyết, Phạm Anh Tuấn (2012). Nhà nước Việt Nam với công tác hỗ trợ nhóm yếu thế. Trong Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về công tác xã hội và ASXH. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 36. Trần Nguyệt Minh Thu (2014). Quá trình hòa nhập cộng đồng đô thị của người lao động di cư tự do. Luận án tiến sỹ. 37. United Nations (1995). Report of the World Summit for Social Development, Copenhagen, 6-12 March. Sales No. E. 96.IV.8. Also available from 38. UNRISD (1994). Social Integration: Approaches and Issues, UNRISD Briefing Paper No.1, World Summit for Social Development. 39. United Nations (1995). Report of the World Summit for Social Development, Copenhagen, 6-12 March. Sales No. E. 96.IV.8. Also available from View publication stats

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_hoa_nhap_xa_hoi_cua_nguoi_thiet_thoi_qua_cac_cong_trinh_nghien_cuu_xa_hoi_hoc_6005_206508.pdf
Tài liệu liên quan