Nghiên cứu và ứng dụng điều khiển mờ trong hệ truyền động bám vị trí
Bài báo đã đưa ra được mô tả toán học
ĐCKĐB ba pha, xây dựng bộ điều khiển mờ
cho hệ truyền động bám vị trí và tiến hành
khảo sát trên phần mềm Matlab-Simulink.
Qua khảo sát cho thấy tính tác động nhanh và
sai lệch bám của hệ thống được đảm bảo. Các
chỉ tiêu chất lượng của hệ bám khi sử dụng bộ
điều khiển mờ tốt hơn hẳn so với khi sử dụng
bộ điều khiển PID.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 22/03/2022 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu và ứng dụng điều khiển mờ trong hệ truyền động bám vị trí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Xuân Tình và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 102(02): 75 - 79
75
NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG ĐIỀU KHIỂN MỜ
TRONG HỆ TRUYỀN ĐỘNG BÁM VỊ TRÍ
Trần Xuân Tình1, Phạm Tuấn Thành1,
Đỗ Huy Khôi2*, Nguyễn Tùng Linh3
1Học viện Kỹ thuật quân sự,
2Trường Đại học Công nghệ Thông tin & Truyền thông – ĐH Thái Nguyên
3Đại học Điện lực
TÓM TẮT
Bài báo trình bày phương pháp điều khiển động cơ không đồng bộ (ĐCKĐB) ba pha sử dụng biến
tần vector bằng bộ điều khiển mờ. Đưa ra được mô tả toán học, mô phỏng cấu trúc hệ kín điều
khiển ĐCKĐB, xây dựng bộ điều khiển mờ, mô phỏng trên phần mềm Matlab-Simulink. Kết quả
mô phỏng được so sánh với bộ điều khiển PID cho thấy sai lệch vị trí của hệ thống được đảm bảo.
Từ khóa: điều khiển động cơ, động cơ ba pha không đồng bộ, bộ điều khiển mờ, PID.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Hệ truyền động bám xoay chiều được sử dụng
rộng rãi trong công nghiệp và trong quân sự
như: cơ cấu ăn dao, tay máy, máy cắt gọt kim
loại, truyền động antenĐây là hệ phi tuyến
phức tạp, có nhiều tham số nên các bộ điều
khiển thông thường khó có thể đáp ứng được.
Do đó việc nghiên cứu để đưa ra một bộ điều
khiển tối ưu là cần thiết. Bài báo trình bày
một phương pháp nghiên cứu mới là thiết kế
bộ điều khiển mờ ứng dụng cho ĐCKĐB
xoay chiều ba pha roto lồng sóc với mong
muốn hệ bám đạt được sự ổn định nhanh, sai
lệch nhỏ kể cả khi có thay đổi tham số tải và
nhiễu tác động.
MÔ TẢ TOÁN HỌC ĐỘNG CƠ KHÔNG
ĐỒNG BỘ BA PHA:
Phương trình cân bằng điện áp trên các cuộn
dây stato và roto dựa trên qui tắc Kirchoft:
Đối với stato:
A
A A A
B
B B B
C
C C C
d
u R i
d t
d
u R i
d t
d
u R i
d t
ψ
ψ
ψ
= +
= +
= +
(1)
Đối với roto:
a
a a a
b
b b b
c
c c c
d
u R i
d t
d
u R i
d t
d
u R i
d t
ψ
ψ
ψ
= +
= +
= +
(2)
*
Tel:
Thường các cuộn dây có cấu tạo đối xứng nên
RA = RB = RC = RS (RS là điện trở thuần của
cuộn dây stato), Ra= Rb = Rc = RR (RR là điện
trở thuần của cuộn dây roto).
Định luật thứ hai được sử dụng là định luật
Ampe. Định luật này biểu diễn mối liên hệ
giữa từ thông móc vòng tổng của mỗi cuộn
dây với dòng điện chạy qua các cuộn dây.
Đối với stato:
A AA A AB B AC C Aa a Ab b Ac c
B BA A BB B BC C Ba a Bb b Bc c
C CA A CB B CC C Ca a Cb b Cc c
L i L i L i L i L i L i
L i L i L i L i L i L i
L i L i L i L i L i L i
ψ
ψ
ψ
= + + + + +
= + + + + +
= + + + + +
(3)
Đối với roto:
a aA A aB B aC C aa a ab b ac c
b bA A bB B bC C ba a bb b bc c
c cA A cB B cC C ca a cb b cc c
L i L i L i L i L i L i
L i L i L i L i L i L i
L i L i L i L i L i L i
ψ
ψ
ψ
= + + + + +
= + + + + +
= + + + + +
(4)
Trong các phương trình LAA, LBB, LCC, Laa, Lbb,
Lcc là điện cảm của từng cuộn dây, còn lại là
các điện cảm tương hỗ giữa các cặp cuộn dây
tương ứng.
Định luật thứ ba được sử dụng là định luật II
Niutơn. Đây là định luật cân bằng Mômen
trên trục động cơ:
m
t
dJ M M
dt
ω
= −
r
r r
(5)
Trong đó: J (Kg.m2) là mômen quán tính trên
trục động cơ có tính đến quán tính của bản
thân động cơ cũng như quán tính của cơ cấu
công tác và hộp giảm tốc qui về trục động cơ.
mω
r
(rad/s) là vận tốc góc của động cơ.
Trần Xuân Tình và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 102(02): 75 - 79
76
tM
r
(N.m) là mô men của cơ cấu công tác
đặt lên trục động cơ, trong trường hợp tổng
quát nó là hàm của tốc độ và góc quay.
Định luật cuối cùng được sử dụng là định luật
Lenxơ hay qui tắc bàn tay trái. Định luật này
nói lên mối liên hệ giữa các đại lượng véctơ
là mômen, từ thông móc vòng và dòng điện.
( )M k iψ= ×r rr
(6)
Tiến hành đơn giản hóa các phương trình trên
ta thu được hệ phương trình tổng quát để mô
tả động cơ điện không đồng bộ có dạng:
( )
( )
S
S S S k S
R
R R R k S
S S S m R
R m S R R
i k
m L
d
u r i j
d t
d
u r i j p
d t
x i x i
x i x i
m k M od i
dT M M
d t
ψ
α ψ
ψ
α υ ψ
ψ
ψ
ψ
υ
= + +
= + + −
= +
= +
= ×
= −
(7)
Dựa vào mô hình toán học ĐCKĐB chúng tôi
lựa chọn sơ đồ cấu trúc hệ bám vị trí sử dụng
biến tần điều khiển véctơ ĐCKĐB roto lồng
sóc như sau:
Trong sơ đồ trên mạch vòng tốc độ và mạch
vòng dòng điện sẽ được cài đặt trong biến tần.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Thiết kế bộ điều khiển mờ:
Trước hết ta đi xác định các biến ngôn ngữ
đầu vào và giải các giá trị tương ứng. Bộ điều
khiển mờ xây dựng theo kiểu Mamdani.
-Tín hiệu vào:
+ Sai lệch vị trí (VT) được chọn (-1;1)rad
+ Đạo hàm vị trí (DHVT) được chọn (-200;
200) rad/s
-Tín hiệu ra:
+ Lượng đặt tốc độ động cơ (N) được chọn (-
1400; 1400) vòng/phút
Giá trị ngôn ngữ của các biến ngôn ngữ là:
Sai lệch vị trí (âm lớn, âm vừa, không, dương
vừa, dương lớn) ký hiệu như sau: VT (AL,
AV, K, DV, DL).
Đạo hàm sai lệch vị trí (tăng nhanh, tăng vừa,
không đổi, giảm vừa, giảm nhanh) ký hiệu
như sau: DHVT (TN, TV, K, GV, GN).
Tốc độ cần N (ngược lớn, ngược vừa, không,
thuận vừa, thuận lớn) ký hiệu lại như sau: N
(NL, NV, K, TV, TL).
Dạng của hàm liên thuộc được chọn là các
hàm tam giác.
Luật hợp thành mờ có dạng là các mệnh đề
IF... THEN để mờ hóa các kinh nghiệm tư
duy điều khiển của con người.
Căn cứ số lượng biến ngôn ngữ đầu vào và số
lượng các giá trị ngôn ngữ ta có số lượng luật
là 5x5 = 25 luật như bảng sau:
sυ
s qi
∗
sdi
∗
ω
ω∗
sdi
∗
s qi
∗
r
ψ
ω
sdi
sqi
sυ
ai
∗
bi
∗
ci
∗
ai
bi
ci
r
ψ ∗
M ∗
ϕ
ϕ∗
Hình 1. Sơ đồ cấu trúc hệ truyền động bám vị trí
Trần Xuân Tình và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 102(02): 75 - 79
77
Bảng 1: Luật hợp thành mờ
VT
AL AV K DV DL
D
H
V
T
GN NL NL NV K TV
GV NL AV NV K TV
K NL NV K TV TL
TV NV K TV TV TL
TN NV K TV TL TL
Thực hiện mô phỏng bộ điều khiển mờ trên phần mềm Matlab-Simulink như sau:
Hình 2. Xây dựng bộ điều khiển mờ trong Matlab
Hình 3. Mặt truyền đạt vào ra của bộ điều khiển mờ
Mô hình hóa hệ thống bằng phần mềm Matlab-Simulink:
Hình 4. Mô phỏng hệ truyền động bám vị trí bằng bộ điều khiển mờ
Trần Xuân Tình và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 102(02): 75 - 79
78
Kết quả mô phỏng được so sánh giữa hệ truyền động bám sử dụng bộ điều khiển mờ và sử dụng
PID truyền thống.
Hình 5. Tín hiệu bám với đầu vào là hàm bậc thang
Hình 6. Tín hiệu bám với đầu vào thay đổi 50→-50→100→200
Nhận xét: Kết quả mô phỏng cho thấy tính
tác động nhanh, sai lệch bám của hệ truyền
động được đảm bảm tốt khi sử dụng bộ điều
khiển mờ. So với bộ điều khiển PID, bộ điều
khiển mờ giúp tín hiệu bám gần như không có
độ quá điều chỉnh, thời gian quá độ ngắn, sai
lệch nhỏ. Khi có sự thay đổi tải bên ngoài thì
với bộ điều khiển mờ hệ thống vẫn ổn định
với sai số 2%, trong khi đó với bộ điều khiển
PID thì sai lệch lên tới 40%.
KẾT LUẬN
Bài báo đã đưa ra được mô tả toán học
ĐCKĐB ba pha, xây dựng bộ điều khiển mờ
cho hệ truyền động bám vị trí và tiến hành
khảo sát trên phần mềm Matlab-Simulink.
Qua khảo sát cho thấy tính tác động nhanh và
sai lệch bám của hệ thống được đảm bảo. Các
chỉ tiêu chất lượng của hệ bám khi sử dụng bộ
điều khiển mờ tốt hơn hẳn so với khi sử dụng
bộ điều khiển PID.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bùi Quốc Khánh, Nguyễn Văn Liễn, Phạm
Quốc Hải, Dương Văn Nghi, Điều chỉnh tự động
truyền động điện, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội-2004.
[2]. Phạm Tuấn Thành, Mô phỏng các hệ điện cơ,
Nhà xuất bản quân đội nhân dân, Hà Nội-2011.
[3]. Phạm Xuân Minh, Nguyễn Doãn Phước, Lý
thuyết điều khiển mờ, Nhà xuất bản Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội-2002.
[4]. Marco Russo, Fuzzy Theory Systems,
Techniques and Applications, vol4, Academic
Press. Emeritus, University of Caklifonia, 2000.
Trần Xuân Tình và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 102(02): 75 - 79
79
SUMMARY
RESEARCH AND APPLICATION OF FUZZY CONTROL
IN THE TRANSMISSION STICK POSITION
Tran Xuan Tinh1, Pham Tuan Thanh1,
Do Huy Khoi2*, Nguyen Tung Linh3
1Học viện Kỹ thuật Quân sự,
2College of Information Technology and Communication – TNU,
3University of Electricity
This paper presents the method of three-phase asynchronous motor control inverter using vector
fuzzy controllers. Given the mathematica description, simulation architecture closed asynchronous
motor control, construction of fuzzy controller, the simulation in the Matlab-Simulink software.
The simulation results are compared with the PID controller shows the incorrect location of the
system is guaranteed.
Keywords: motor control, three-phase asynchronous motor, fuzzy controllers, PID.
Ngày nhận bài:30/11/2012, ngày phản biện:27/12/2012, ngày duyệt đăng:26/3/2013
*
Tel:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_va_ung_dung_dieu_khien_mo_trong_he_truyen_dong_ba.pdf