Nghiên cứu và dạy - Học lịch sử địa phương ở Việt Bắc

TS ĐỖ HỒNG THÁI TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN Phần phụ lục. Hướng dẫn biên soạn một số bài giảng về lịch sử địa phương ở Việt bắc Bài 1: Văn hoá Bắc sơn (Lạng Sơn) Bài 2: Hà Giang dưới ách thống trị của thực dân Pháp (1887 - 1945) Bài 3: Phong trào Việt minh ở Cao Bằng Bài 4: Cách mạng tháng tám ở Tuyên Quang Bài 5: Bắc Thái kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) Tài liệu tham khảo

pdf162 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2399 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu và dạy - Học lịch sử địa phương ở Việt Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề của các dịp kỉ niệm, ngày lễ hội. + Nên có sự cân nhắc lựa chọn hiện vật trưng bày sao cho hợp lí tránh tham lam, ôm đồm, trưng bày quá nhiều tài liệu làm cho phòng truyền thống trở nên chật chội, rườm rà. 123 Tài liệu phải phản ánh tính toàn diện và tiêu biểu, điển hình có ý nghĩa giáo dục. + Cách bài trí vừa đảm bảo tính trực quan, thẩm mĩ vừa toát hiện ý nghĩa trân trọng tạo nên cảm giác dễ gây ấn tượng, hồi tưởng và ngẫm suy. 124 PHẦN PHỤ LỤC HƯỚNG DẪN BIÊN SOẠN MỘT SỐ BÀI GIẢNG VỀ LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT BẮC BÀI l: VĂN HOÁ BẮC SƠN (LẠNG SƠN) 1. Sự xuất hiện nền văn hoá Bắc Sơn. Xứ Lạng từ xưa vốn nổi tiếng là một miền quê sơn thuỷ hữu tình. Nơi đây có những dãy núi đá vôi trùng điệp, ẩn chứa nhiều hang động, nhiều thung lũng bằng phẳng, màu mỡ và sông suối trong lành đầy nước quanh năm. Điều kiện tự nhiên đó đã góp phần tạo nên nền văn hoá Bắc Sơn nổi tiếng trong lịch sử dân tộc và khu vực Đông Nam Á. Nền văn hoá Bắc Sơn xuất hiện cách ngày này khoảng từ 9 đến 7.000 năm, nhưng mãi đến đầu thế kỉ XX nó mới được phát hiện. Năm 1906 nhà địa chất học người Pháp là H.Mansuy đã tiến hành khai quật hang Thẩm Khoách (Bình Gia - Lạng Sơn), thu được những công cụ bằng đá và phát hiện được xương người - chủ nhân của những công cụ đó. Những di cốt này thuộc sơ kì đồ đá mới. Từ năm 1922 – 1925, những cuộc khai quật tiếp theo của H.Mansuy và M. Côlani đã phát hiện thêm 43 di tích ở Bắc Sơn. Những tài liệu được công bố đã thu hút sự chú ý của các nhà khảo cổ học trên thế giới. 125 Trong những năm 60 của thế kỉ này, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành khảo cứu, khai quật một số di tích ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Kéo Lẻng v.v... thu được nhiều di vật giá trị: những mảnh xương, răng người, xương động vật, công cụ bằng đá mảnh gốm v.v... Đặc biệt ở đây đã tìm thấy nhiều loại rìu mài lưỡi, được gọi là "Rìu Bắc Sơn" (Hache Bacsoniens) cùng với những phiến thạch nhỏ, dài, trên thân có nhiều vết lõm hình máng úp rộng từ 3 - 8 cm, sâu từ 1 - 3 cm (gọi là dấu Bắc Sơn")( )1 . Những hiện vật khảo cổ đó được coi là tiêu biểu của nền văn hoá Bắc Sơn xuất hiện vào loại sớm nhất ở châu Á. Văn hoá Bắc Sơn không chỉ tập trung dày đặc ở trong sơn khối Bắc Sơn của Xứ Lạng, mà còn xuất hiện ở nhiều nơi như: Bắc Thái, Cao Bằng, và cả ở vùng Đông Nam Á. Những loại Rìu mài lưỡi kiểu Bắc Sơn còn được tìm thấy ở Xiêng Ray (Thái Lan), Laquadelba (Phi líp pin), Malang (Inđônexia) v.v.. Những tài liệu thu được đã chứng tỏ rằng nền văn hoá Bắc Sơn là dấu vết của tổ tiên loài người trong thời tiền sử. 2. Đời sống của cư dân nguyên thủy. Dựa vào các hiện vật khảo cổ, cảnh quan thiên nhiên, của vùng sơn khối đá vôi những dấu tích còn lưu lại trong các hang động, ta có thể hình dung được cuộc sống của bầy người nguyên thuỷ - chủ nhân của nền văn hoá Bắc Sơn. (1) về công dụng của hiện vật này cũng còn nhiều ý kiến. Có giả thuyết cho rằng đấy là một loại bàn mài. 126 Trong buổi đầu của thời kì tiền sử, đời sống của người nguyên thuỷ lệ thuộc chặt chẽ vào thiên nhiên. Họ sống thành từng bầy, lang thang hái lượm và săn bắt, trú ẩn trong các hang động tự nhiên. Thức ăn chủ yếu là các loại rau quả hoang dã, thịt thú rừng, cá, tôm, trai ốc v.v... ( )1 . Qua quá trình phát triển lâu dài, người nguyên thuỷ đã đã tích luỹ được những kinh nghiệm chế tác công cụ. Họ đã tạo ra các loại rìu dài, rìu hạnh nhân, đặc biệt là rìu mãi lưỡi và một số công cụ đào bới khác. Những cải tiến đó giúp họ thoát dần sự lệ thuộc chặt chẽ vào thiên nhiên. Từ hái lượm những sản phẩm sẵn có, cư dân nguyên thuỷ đã biết cách trồng trọt. Ban đầu là những loại bầu, bí, rau củ sau đó là những cây có hạt, cây ăn quả. Từ sự cải tiến công cụ, việc săn bắt và săn bắn cũng có hiệu quả hơn. Ngoài những cầm thú nhỏ như nhím, gà, chồn, cáo, họ còn bắt được những thú lớn như hươu, nai, thậm chí cả thú dữ như hổ, gấu, lợn rừng. Những chiếc răng, xương của thú rừng tìm thấy cùng các di tích của người trong cùng tầng văn hoá Bắc Sơn đã nói lên điều đó. Những cầm thú săn bắt được, cư dân nguyên thuỷ đã giữ lại nuôi làm thức ăn dự trữ, một số loài được thuần dưỡng (chó, mèo, gà, lợn). Như vậy cùng với Hoà Bình, cư dân Bắc Sơn đã có kĩ (1). Qua việc khai quật các hang động ở Bắc Sơn đã phát hiện những đống vỏ ốc lớn (cả óc núi và ốc suối) có chiều dày từ 1m - 3m, chứng tỏ đây là nguồn thức ăn quan trọng của họ. Người nguyên thuỷ cũng lưu lại khá lâu ở những nơi dễ kiếm ăn. 127 thuật mài đá tạo ra những lưỡi rìu sắc. Đó là những công cụ tiện lợi, hữu ích, làm giảm cường độ lao động, tăng tính hiệu quả của việc làm. Chính vì lẽ đó các nhà khảo cổ đã khẳng định rằng: "Cái rìu tầm thường đã đưa đến cả một cuộc cách mạng"( )1 . Từ "cách mạng” trước hết là công cụ dẫn tới cách mạng trong nông nghiệp với sự ra đời của trồng trọt và chăn nuôi. Ngoài những công cụ lao động, cư dân nguyên thuỷ ở Bắc Sơn còn biết làm đồ gốm. Những mảng gốm thô, nặn bằng tay, độ nung thấp, được tìm thấy trong một số di tích văn hoá Bắc Sơn (Đồng Thuộc, Đồng lầy, Làng Vạc v.v...). Dẫu còn rất thô sơ, nhưng đồ gốm đã giúp cư dân cải thiện dần đời sống. Đồ gốm đựng nước, cất thức ăn dự trữ, làm cho cuộc sống, sinh hoạt của họ được chủ động hơn xưa. Cùng với việc phát triển đời sống văn hoá vật chất là sự xuất hiện văn hoá tinh thần. Những công cụ của nền văn hoá Bắc Sơn được tìm thấy ở nhiều nơi, cả trong và ngoài nước, những vỏ ốc biển được tìm thấy trong các di chỉ ở Bắc Sơn chứng ta cư dân nguyên thuỷ ở đây đã có sự giao lưu rộng rãi. Người ta còn tìm thấy những vỏ ốc biển được mài nhẵn phần lưng để làm đồ trang sức (di chỉ Thẩm Kho ách, làng Lôi) chứng tỏ rằng từ buổi xa xưa, cư dân nguyên thuỷ Bắc Sơn đã có đời sống tinh thần phong phú. (2) xem GS. Hoàng Xuân Chinh: Xứ Lạng - Quê hương văn hoá Bắc Sơn. Tuyển tập luận văn. Hội nghị khoa học về Xứ Lang - Lạng Sơn. Sở Văn hoá thông tin Lạng Sơn 1988. 128 3. Ý nghĩa của nền văn hoá Bắc Sơn. Nên văn hoá Bắc Sơn có ý nghĩa quan trọng đối với việc khảo cứu thời kì nguyên thuỷ ở Việt Nam và thế giới. Từ chiếc răng của người tối cổ cách ngày nay hàng chục vạn năm, đến những di cất của người vượn ở Trung Kì Cánh Tân cách ngày nay khoảng 250.000 năm, đặc biệt các hộp sọ ở thời kì đá mới cách đây khoảng từ 9000 - 7000 năm v.v... đã chứng tỏ Bắc Sơn là một trong những chiếc nôi xuất hiện loài người. Những hoá thạch ở Kéo Lèng, Thẩm Khuyên, Thẩm Hai cùng với di tích Hang Hùm (Yên Bái) đã chứng minh rằng từ thời đồ đá cũ, ở Việt Nam đã xuất hiện người Vượn (Hono erectus) người khôn ngoan (Hono sapiens) và sau nữa là người khôn ngoan thực sự (Homo sapiens sapiens). Việc cư dân Bắc Sơn sáng tạo ra những chiếc rìu mài lưỡi được coi là cuộc cách mạng đá mới sớm nhất trên thế giới. Đồ gốm xuất hiện cùng với đồ trang sức bằng vỏ sò đã chứng tỏ trình độ phát triển cao của chủ nhân nền văn hoá Bắc Sơn so với bối cảnh chung của thế giới lúc bấy giờ. Chính vì vậy, văn hoá Bắc Sơn không chỉ có sức sống bền lâu mà còn toả ảnh hưởng mạnh mẽ sang các vùng trong và ngoài nước. Văn hoá Bắc sơn mở đầu cho thời kì đá mới với nét đặc trưng là phát triển văn hoá nông nghiệp, giúp con người bớt dần sự lệ thuộc vào tự nhiên. Trên cơ sở đó cư dân, nguyên thuỷ tiến xuống các triền sông, đồng bằng, ven biển để lại những di tích như Soi Nhụ (Quảng Ninh) tiếp sau cư dân Hoà Bình tạo ra văn hoá Đa Bút nổi tiếng (ven biển Thanh Hoá). Hàng mấy ngàn năm sau, đến những di chỉ của văn hoá Phùng Nguyên, người ta vẫn tìm thấy những công cụ đặc trưng của nền Văn hoá Bắc Sơn. Điều đó càng chứng tỏ trình độ phát triển và sức sống mạnh mẽ của nền văn hoá này. Những chứng tích đó đã bác bỏ những quan điểm của một số học giả phương Tây, cố tình đánh giá thấp, coi nhẹ sự phát triển của nền văn hoá ở Việt Nam và Đông Nam Á. - Vì sao nói những điều kiện tự nhiên đã góp phần tạo ra nền Văn hoá Bắc Sơn - Miêu tả đời sống của cư dân nguyên thuỷ Bắc Sơn ? ? - Phân tích ý nghĩa của nền Văn hoá Bắc Sơn? Đọc thêm: MỘT SỐ DI TÍCH KHẢO CỔ Ở BẮC SƠN 1. Hang Thẩm khoách: thuộc núi Cai Kinh, cách Bình gia (Lạng Sơn) 400 m về phía Tây. Năm 1906 nhà địa chất học, người Pháp H.Mansuy đã khai quật và thu được ở đây 7 bộ xương người (5 bộ xương người lớn, 2 bộ xương trẻ em). Nghiên cứu các hộp sọ, các nhà khảo cổ cho rằng đó là sọ người Inđonesia. Những bộ xương Thẩm Khoách là sự phát hiện cổ nhân học đầu tiên ở Việt Nam. 2. Hang Đồng Thuộc: Nằm phía Nam dãy đá vôi Bắc Sơn, cách cột cây số đường Hà Nội - Cao Bằng 700m về phía Đông. Năm 1922 - 1923 H. Mansuy tiến hành khai 129 130 quật hang này, thu được một hộp sọ và một số mảnh xương khác. 3. Hang Kéo Phầy: Thuộc làng Kéo Phầy huyện Bắc Sơn. Hang được khai quật trong những năm 1923-1924. Nghiên cứu những chỏm sọ ở đây H.Mansuy cho rằng nó giống chỏm sọ ở hang Thẩm Khoách. 4. Hang Làng Cườm (thuộc huyện Bình Gia) M.Côlani - một học trò xuất sắc của H.Mansuy đã tìm thấy và khai quật năm 1924. Qua khai quật, thu được gần 100 di cất người cổ. Các nhà khảo cổ phân tích mẫu xương và cho rằng đây là di cất người Indonesien bản địa. 5. Hang Thẩm Khuyên (thuộc Bản Hậu xã Văn Tân huyện Bình Gia). Tháng 5/1966 Viện khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật lần thứ nhất, thu được những chiếc răng rời đã hoá thạch. Những cuộc khai quật tiếp theo thu được răng của đười ươi, khỉ đuôi dài, gấu tre, đặc biệt có 9 răng của người vượn. Phân tích mẫu vật, các nhà khảo cổ cho rằng những chiếc răng ở đây cùng thời với người Vượn Bắc Kinh. Cách hang Thẩm Khuyến 20m là hang Thẩm Hai. Năm 1964 Viện khảo cổ học Việt Nam cùng với tiến sĩ người Đức H.D. Kahlke phát hiện ở đây 1 chiếc răng hàm trên cùng với một số hoá thạch trên vách hang. 6. Hang Kéo Lèng (thuộc Bản Dù, xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia) Năm 1966, viện khảo cổ học Việt Nam đã thám sát hang thu được 1 răng của gấu tre. Sau khi khai quật, đã 131 thu được xương hàm, hộp sọ, mảnh xương và một số hoá thạch khác. Bài 2: HÀ GIANG DƯỚI ÁCH THỐNG TRỊ CỦA THỰC DÂN PHÁP (1887 - 1945). 1. Chính sách cai trị của thực dân pháp. Ngay sau khi chiếm đóng Hà Giang, thực dân Pháp đã tiến hành hàng loạt những chính sách cai trị thâm độc va tàn bạo, để chuẩn bị cho công cuộc khai thác thuộc địa lẩn thứ nhất ở Đông Dương. Về chính trị: Thực dân Pháp tìm cách lôi kéo các thổ ti, địa chủ phong kiến và những phần tử phản động làm chỗ dựa, tạo cơ sở xã hội cho việc bình định vùng cao. Một mặt thực dân Pháp tiến hàm chế đồ quân quản, đưa sĩ quan Pháp chỉ huy cả về quân sự lẫn việc kiểm soát điều hành công việc hành chính ở các địa phương, mặt khác chúng tăng cường chính sách "chia để trị". Cùng với việc lập các xứ tự trị (Xứ Mường tự trị, xứ Mèo tự trị) Pháp tìm cách xúi bẩy, gây mâu thuẫn, tạo mối hiềm khích, hận thù giữa các dân tộc Tày, Núng, Dao, Mèo (H'mông) ở Hà Giang. Viên quan năm Pháp trưởng đạo quân binh III, kiêm chức công sứ( )1 . Các viên đại uý làm nhiệm vụ kiểm soát (1). Đạo quân binh thứ III ở Hà Giang bao gồm lính khố đỏ, khố xanh lính lê dương và các chi nhánh hậu cần, quân giới. 132 chỉ đạo hành động của các tri châu, bang tá bản địa, đồng thời kiêm luôn chức cảnh sát khu vực. Mỗi vùng dân tộc có một bộ máy hành chính khác nhau. Vùng đồng bào dân tộc Tày chia thành các châu, tổng do các Chánh, Phó tổng, Lý trưởng, Xã đoàn cai trị. Khu vực người Mèo (H mông) chia thành các giáp do các Tổng giáp, Mã phải cai quản dưới sự kiểm soát của các Bang tá, Thổ ti. Vùng người Dao chia đơn vị hành chính thành các động do Quản chiểu đứng đầu. Về quân sự: Thực dân Pháp tăng cường bổ xung, huấn luyện lực lượng lính khố đỏ, khố xanh, xây dựng các hệ thống đồn bốt để án ngữ, kiểm soát chặt chẽ các trục đường giao thông quan trọng. Đồng thời Pháp tiến hành bố trí lực lượng cảnh sát, mật thám dày đặc ở các nơi. Bên cạnh đó Pháp cho xây dựng một nhà tù lớn ở thị xã các nhà giam ở các địa phương. Năm 1939, Pháp xây dựng ở Bắc Mê một nhà tù lớn (còn gọi là Căng Bắc Mê) để giam những tội phạm nguy hiểm, nhất là tù chính trị. Nhiều cán bộ, đảng viên ưu tú của ta đã từng bị giam ở nhà tù này ông chí Xuân Thủy, Hà Kế Trần, Hoàng Bắc Dũng, Hoàng Đình Giong v.v… Hệ thống toà án các cấp được thiết lập để xét xử các phạm nhân đồng thời là công cụ để khủng bố tinh thần đấu tranh chống Pháp của đồng bào các dân tộc. Về kinh tế. Thực dân Pháp cấu kết với bọn thổ ti, địa chủ, quan lại địa phương vơ vét, bóc lột các loại lâm thổ sản quí. Đồng thời chúng tìm mọi cách để tước đoạt ruộng đất, vườn, bãi của nông dân, ở cả vừng thấp và vùng cao. Ở Hà Giang, ngoài những loại thuế chung giống như cả nước, 133 thực dân Pháp còn đặt ra nhiều thứ thuế phi lí khác Thuế ngựa thồ đánh vào những người có ngựa, thuế gia ốc còn gọi là thuế khói lửa, đánh vào mỗi gia đình...) Ngoài ra ở các vùng, bọn thổ ti quan lại địa phương còn tuỳ tiện đặt ra hàng loạt nghĩa vụ phong kiến nặng nề đối với nông dân. Một số nơi như Bắc Mê, Yên Minh địa chủ, thổ ti phát canh cho nông dân để thu tô gọi là ruộng “quằng". Ngoài việc phải trả tô theo định xuất, người nông dân cấy ruộng “quằng" phải có nghĩa vụ nộp lợn, gà, rượu, gạo, tiền, bạc hoặc phục dịch không công mỗi khi nhà chủ ruộng “quằng” có việc (giỗ, tết cúng lễ v.v...) Về văn hoá, xã hội: Chính quyền thực dân tăng cường mở các đại lí bán rượu và thuốc phiện để đầu độc nhân dân, khuyến khích những tệ nạn xã hội (rượu, chè, cờ bạc, nghiện hút v.v...). Lúc bấy giờ, cả tỉnh Hà Giang chỉ có một trường tiểu học, vài trường bán cấp chủ yếu phục vụ cho con em quan chức địa phương mặc những gia đình khá giả, vì vậy hơn 90% dân số Hà Giang mù chữ, cả tỉnh chỉ vẻn vẹn có 2 cơ sở y tế, trong đó một cơ sở dành riêng cho quan chức và binh lính, cơ sở còn lại chủ yếu phục vụ cho những nhà giàu. Như vậy các chính sách cai trị của thực dân Pháp đều nhằm phục vụ cho những mục tiêu chính trị phản động, lợi ích kinh tế của chủ nghĩa thực dân, vì vậy đã ảnh hưởng trực tiếp túi đời sông của các tầng lớp nhân dân ở Hà Giang 2. Đời sống của các tầng lớp nhân dân ờ Hà Giang. 134 Chính sách cai trị thâm độc và tàn bạo của thực dân Pháp đã làm phân hoá các tầng lớp nhân dân các dân tộc ở Hà Giang. Tuy chưa có sự phân hoá sâu sắc và điển hình, song các giai, tầng ở Hà Giang đã thể hiện rõ nét địa vị kinh tế và bản chất chính trị của mình. Giai cấp nông dân chiếm hơn 90% dân số của tỉnh, sống tập trung hơn cả các vùng thấp như Bắc Quang, Vị Xuyên... Họ bị thực dân, phong kiến tay sai, tước đoạt ruộng đất, bóc lột tàn nhẫn qua hệ thống tô, thuế nặng nề cùng với hàng loạt các nghĩa vụ phong kiến phi lí khác. Vì vậy đời sống của nông dân vô cùng khổ cực Ruộng đất canh tác của nông dân Hà Giang vốn đã rất ít lại bị nạn bao chiếm thường xuyên, kĩ thuật canh tác lạc hậu, lệ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên nên năng suất rất thấp. Nạn đói thường xuyên đe doạ đời sống của người nông dân. Trong những kì giáp hạt (tháng ba này tám) nông dân thường phải kiếm tìm củ mài, củ háu, bột đao, rau, quả qua ngày. Ở vùng rẻo cao đồng bào các dân tộc thiểu số còn phải chịu cảnh thiếu nước, thiếu muối. Trong hoàn cảnh như vậy, giai cấp nông dân ở Hà Giang căm thù sâu sắc chính quyền thực dân, phong kiến, họ là lực lượng cách mạng hăng hái để sau này Đảng ta giác ngộ, chỉ đường vùng dậy đấu tranh giành độc lập, tự do. Bộ phận tiểu tư sản ở Hà Giang với số lượng rất ít. Họ là những công chức, tiểu thương, dân nghèo thị phố... luôn bị chính quyền thực dân phong kiến chèn ép, khống chế bạc đãi và khinh rẻ. Trong điều kiện kinh tế ở Hà Giang kém 135 phát triền, đời sống của họ càng vất vả, khó khăn. Họ có sự đồng cảm với nông dân trong nỗi nhục mất nước và cuộc sống bần hàn, sau này được giác ngộ họ tích cực tham gia cách mạng. Hà Giang lúc này chưa có những cơ sở công nghiệp lớn, một số ngành nghề thủ công, rèn, mộc, gốm dệt v.v... đều phân tán ở các gia đình, hoạt động theo cách tự sản, tự tiêu. Chính vì vậy lực lượng công nhân ở Hà Giang hầu như chưa xuất hiện, chỉ có một vài người làm công trong các trạm phát điện nhỏ của thị xã lúc bấy giờ. Ở một tỉnh chưa có sự phát triển về công, thương nghiệp, lực lượng tư sản ở Hà Giang chỉ hơn chục hộ. Họ mở các đại lí buôn bán ở thị xã và vài thị trấn. Do lực lượng kinh tế non yếu, các hộ tư sản ở Hà Giang phải dựa nhờ và lệ thuộc vào chính quyền thực dân. Trong số họ có những người yêu nước đã đứng về phía quần chúng trong các cuộc đấu tranh cách mạng. 1Tầng lớp thổ ti, cường hào, quan lại, bang tá... Ở địa phương chiêm số lượng không nhiều, nhưng đó là chỗ dựa đáng tin cậy của chính quyền thực dân. Được Pháp hỗ trợ, dung dưỡng, lực lượng này vừa có thế lực kinh tế, vừa có uy thế về chính trị. Vì vậy đây là lực lượng chính trị phản động là đối tượng của cách mạng, tuy nhiên có một bộ phận nhỏ quan chức tiến bộ, có uy tín và ảnh hưởng lớn đối với (1) Theo: Lịch sử cách mạng tháng Tám tỉnh Hà Giang (Sơ thảo). 1971. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Hà Giang Có tài liệu cho rằng cuộc khởi nghĩa do Sùng Mí Chảng nổ ra năm 1911 (?) 136 đồng bào địa phương, ta đã tuyên truyền thuyết phục họ ngả theo cách mạng ở giai đoạn sau này. 3. Những cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân. Ngay từ những này đâu xâm lược Hà Giang, thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng cự, đấu tranh quyết liệt của đồng bào các dân tộc. Mở đầu là cuộc đấu tranh của đồng bào Tây ở Bắc Quang, đã can ngăn làm chậm bước tiến quân xâm lượng của kẻ thù. Phải mất 7 năm (1881-1887) thực dân Pháp mới cơ bản chiếm được Hà Giang. Năm 1903 Sùng Mí Chảng đà lãnh đạo đồng bào H'mông ở Đồng Văn vùng dậy khởi nghĩa (1). Nghĩa quân đã làm chủ một vùng rộng lớn trên cao nguyên Đồng Văn, khiến cho kẻ thù phải lao đao trong quá trình - đối phó. Cuối cùng địch dùng thủ đoạn mua chuộc những phần tử xấu làm phản. Sùng Mí Chảng bị địch giết hại, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt. Sùng Mí Chảng vốn mồ côi từ nhỏ, giàu lòng nhân ái, Chảng hay đàn hát, giỏi võ nghệ, sống cởi mở, chan hoà được mọi người mến phục. Khi Sùng Mí Chảng kêu gọi đồng bào Mèo (H’Mông) ở Đồng Văn khởi nghĩa, thanh niên các nơi nô nức kéo về đông tới 600-700 người. Nghĩa quân đánh chiếm Thiền Phùng, mở rộng căn cứ Mèo Vạc, Sơn Vỹ, Tù Sán. Sùng Thị Mỉ, em gái Sùng Mí Chảng đã tập hợp lực lượng nữ, lo việc chu cấp lương thực cho nghĩa quân. Nhiều lần thực dân Pháp tồ chức vây bắt Sùng Mí Chảng 137 không thành, chúng treo thưởng: “Ai bắt được Sùng Mi Chảng thi thấp nhất cũng được chức bang tá". Do kỉ luật thiếu chặt chẽ, nghiêm minh, bọn phản động đã trà trộn vào hàng ngũ nghĩa quân, chúng bắt Sùng Mí Chảng nộp cho Pháp. Chàng trai anh dũng của cao nguyên Đồng Văn hi sinh mới có 28 tuổi đời. Năm 1905 đồng bào Nùng ở Hoàng Su Phì lại vùng dậy đấu tranh giết chết sĩ quan Pháp, khiến lực lượng địch ở đó phải kinh hoàng, tìm cách đối phó.1 Trong những năm 1911-1912 Vàng Chỉn Pang đã kêu gọi đồng bào Mèo (H’mông) ở Đường Thượng - Yên Minh khởi nghĩa. Khoảng thời gian từ 1930-1940 ở Hà Giang liên tục nổ ra những cuộc đấu tranh chống bắt phu, sưu cao, thuế nặng cúp tiền lương tiêu biểu ở các huyện Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên... Các cuộc đấu tranh ở giai đoạn này tuy nổ ra liên tục, ở nhiều nơi đã có sự phối hợp đoàn kết đấu tranh giữa các dân tộc, song nhìn chung lực lượng còn mỏng, thiếu kinh nghiệm tổ chức đấu tranh, chưa có đường lối rõ ràng đúng đắn, cho nên các cuộc khởi nghĩa đó đều bị kẻ thù dập tắt nhanh chóng. Vậy nhưng đó là bằng chứng về lòng dũng cảm và ý chí quật cường, không chịu khuất phục của đồng bào các dân tộc ở Hà Giang. Đây là một trong những nhân tố quan trọng để sau này Đảng ta phát huy, thúc đẩy sự nghiệp cách mạng đi tới thắng lợi hoàn toàn. - Phân tích âm mưu thâm độc trong các chinh sách cảnh của thực dân pháp ở Hà Giang? ? - Hậu quả của những chính sách đó đối với đời sống của các tầng lớp nhân dân ở Hà Giang ? - Đánh giá phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Hà Giang? Bài 3: PHONG TRÀO VIỆT MINH Ở CAO BẰNG 1. Sự ra đời và phát triền của các tổ chức Việt Minh ở Cao Bằng. Ngày 8-2-1941 đồng chí Nguyễn Ái Quốc từ Trung Quốc trở về Pắc Bó (Cao Bàng) để chỉ đạo phong trào cách mạng ở Việt Nam. Tại đây Người đã mở lớp đào tạo cán bộ, chỉ đạo việc thực hiện thí điểm chương trình Việt Minh ở các châu Hoà An, Hà Quảng, Nguyên Bình. Chương trình Việt Minh được quần chúng hoan nghênh, các tổ chức quần chúng nhanh chóng được thành lập, ngày càng thu hút đông đảo hội viên. 138 Sau 3 tháng thí điểm việc xây dựng các tổ chức quần chúng ở Châu Hoà An, Hà Quảng và Nghiên Bình đã kết nạp được hơn 2.000 hội viên thuộc nhiều dân tộc khác nhau: Tày, Nùng, Kinh, Dao, H'mông. Các tổ chức quần 139 chúng hoạt động sôi nổi ở nhiều nơi, tiêu biểu là các tổng xã: Tĩnh Oa, Nhượng Yên, Cao Bằng (Châu Hoà An), Nời Sác, Trưởng Hà, Hoà Mục, Sóc Hà, Yên Lũng (châu Hà Quảng) Gia Bằng, Kỳ Chỉ (Nguyên Bình) v.v...( )1 . Sự phát triển của phong trào cách mạng ở Cao Bằng là cơ sở thực tiễn để Đảng ta khẳng định chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII tháng 5 - 1941 (tại Khuổi Nậm, Pắc Bó, Cao Bằng). Sau Hội nghị Trung ương VIII, phong trào Việt Minh ở Cao Bằng phát triển mạnh. Từ cuối năm 1942 đến đầu năm 1943 phong trào lan rộng khắp các châu của tỉnh Cao Bằng (Trùng Khánh, Hạ Lang, Thạch An, Quảng Uyên, Bảo Lạc v.v...). Đến giữa năm 1943 các tổ chức Việt Minh được xây dựng ở các vùng đồng bằng dân tộc ít người (Dao, H'mông) và khai thông đường liên lạc sang các tỉnh lân cận. Ủy ban Việt Minh các cấp được thành lập đã chỉ đạo quần chúng đấu tranh, tạo tiền đề mọi mặt, chuẩn bị đón thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương. 2. Phong trào Việt Minh từ 1941 - 1945 Từ đầu năm 1941 một số đồng chí cán bộ ưu tú của Đảng như: Vũ Anh, Phùng Chí Kiên, Phạm văn Đồng, Võ Nguyên Giáp v.v... lên Cao Bằng hoạt động, đã chỉ đạo phong trào cách mạng ở địa phương khắc phục khó khăn sau những ngày tháng bị địch khủng bố. Cao Bằng được 1 (1) Theo lịch sử đảng bộ tinh Cao Bằng. Tập 1 (sơ thảo). Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng. 1982 140 chọn làm nơi thí điểm xây dựng căn cứ địa cách mạng, đặc biệt là việc xây dựng các tổ chức quần chúng của mặt trận Việt Minh. Các đồng chí cán bộ Trung ương đã gấp rút tổ chức nhưng lớp huấn luyện cán bộ ở Hoà An, Nguyên Bình, Ngân Sơn v.v.. Tại Pắc Bó, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã biên soạn nhiêu tài liệu quan trọng, sáng lập ra tờ báo Việt Nam độc lập, tiến hành đào tạo cán bộ, giác ngộ quần chúng. Báo “việt Nam độc lập" ra số đầu ngày 1-8-1941, phát hành mỗi tháng 3 kì, mỗi kì 400 số. Tài liệu chủ yếu được tuyên truyền lúc đó là "Việt Minh ngũ tự kinh". Đó là chương trình, điều lệ Việt Minh được biên soạn dưới dạng văn vần. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã dịch tài liệu này ra tiếng Tày, Dao và tiếng H'mông. Ban Việt Minh các châu lần lượt ra đời đã chỉ đạo tổ chức đoàn thể, củng cố đoàn kết, xây dựng mặt trận Việt Minh. Cuối năm 1942 Đại hội đại biểu Việt Minh tỉnh Cao Bằng được triệu tập ở Lam Sơn (Hoà An). Hội nghị nhấn mạnh việc cần thiết phải phát triển cơ sở Việt Minh ở vùng đồng bào Dao, H'mông. Đến năm 1943 phong trào Việt Minh đã phát triển rộng khắp các châu và các vùng cao hẻo lánh, thêm nhiều châu, xã hoàn toàn ra đời. Phong trào Việt Minh đã lôi kéo cả một bộ phận binh lính người Việt trong quân đội Pháp ngả theo cách mạng. 141 Cùng với việc phát triển các tổ chức quần chúng, phong trào học tập văn hoá được đẩy mạnh ở nhiều nơi, tiêu biểu là các châu Hoà An, Hà Quảng, Nguyên Bình. Ở Ngân Giao (Nà Sác - Hà Quảng) đã tổ chức lớp học tập trung thu hút hơn 100 học viên đủ các lứa tuổi tham gia. Lớp được chia thành nhiều ca, vừa học văn hoá, vừa nghiên cứu tài liệu tuyên truyền cách mạng, điều lệ, chính sách của mặt trận Việt Minh. Đầu năm 1943. Đại hội “Mần non văn hoá” được triệu tập ở xã Trường Hà (Hà Quảng) có hơn 1000 học viên tham dự Cùng với việc xây dựng, củng cố lực lượng chính trị là việc xây dựng lực lượng vũ trang. Các đội tự vệ chiến đấu đã ra đời làm nhiệm vụ liên lạc, bảo vệ cán bộ và các cơ sở cách mạng của mặt trận Việt Minh. Đây là lực lượng chủ yếu tham gia chống sự khủng bố của địch sau này. Thực hiện chủ trương “Nam tiến” của Trung ương Đảng. tháng 11-1943 Tỉnh uỷ Cao Bằng đã tổ chức 19 ban xung phong “nam tiến" nối liền căn cứ địa Cao Bằng với căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai. Hè năm 1943 Trung ương Đảng triển khai kế hoạch “Nam tiến". Tuyến thứ nhất do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy xuất phát từ Kim Mã (Nguyên Bình) vượt Ngân Sơn, gặp đội cứu quốc quân ở Nghĩa Tá (Chợ Đồn - Bắc Cạn) tháng 11/1943. Tuyến thứ hai theo hướng Đông Nam, qua Thạch An 142 xuống Tràng Định, Bình Gia (Lạng Sơn) nối liền căn cứ đa Cao Bằng và căn cứ đa Bắc Sơn - Võ Nhai. Tuyến thứ ba do đồng chí Phạm Văn Đồng chỉ huy tiến theo hướng Tây Bắc, qua Bảo Lạc đến Bắc Mê (Hà Giang) xuống Nà Hang (Tuyên Quang). Hoảng sợ trước phong trào Việt Minh ở Cao Bằng, thực dân Pháp một mặt tìm cách lôi kéo, mua chuộc những phần tử xấu, mặt khác tăng cường hệ thống đồn bốt, tiến hành vây ráp, khủng bố dã man ở nhiều nơi. Sau những đợt khủng bố liên tiếp, kéo dài, nhiều cơ sở của ta bị lộ, địch bắt và giết nhiều cán bộ Việt Minh, làng bản bị tàn phá, có nơi bị đốt sạch, phá sạch". Địch tiến hành khủng bố từ cuối 1943 trên qui mô lớn. Tháng 11/1943 chúng lùng sực ở Chợ Rã bắt giết 14 cán bộ của ta. Tháng 12-1943 Pháp càn quét các xã Trung Hoà, Thượng Ân, Cốc Đán (Ngân Sơn) bắt nhiều hội viên trung kiên và 13 gia đình có người tham gia hoạt động cách mạng. Đầu năm 1944, lịch khủng bố ở Hoà An, bắt 53 người, giết 3 cán bộ bêu đầu ở cổng chợ Cao Bình, Nước Hai. Ở Hà Quảng địch bắt 20 cán bộ, giết 2 chiến sĩ bêu đầu ở cui Sóc Giang, Tại Nguyên Bình, hơn 100 hội viên bị bắt trong đó cốm người bị giết hát. Ở Bảo Lạc 10 chiến sĩ của ta trên đường "Tây tiến” bị tàn sát ở Nà Phùng (xã Li Bôn)( )1 ... (1). Theo Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cao Bằng Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Cao Bằng ? Tr. 122 -123. 143 Trước tình hình đó, cuối năm 1943 tỉnh uỷ đã triệu tập hội nghị ở Ngườm Sưa (Hoà An) quyết định thành lập các tổ chức Việt Minh trung kiên, lập "Ban xung phong chống khủng bô củng cố lực lượng tự vệ, thành lập nơi vũ trang tập trung. Ngay sau đó, lực lượng "xung phong chống khủng bồ đã tiến hành diệt trừ hơn 100 tên tay sai phản động và bọn chỉ điểm, khiến quân địch khiếp sợ. Từ giữa năm 1944 nhất là sau khi có lời kêu gọi "Sắm vũ khí, đuổi thù chung" của Trung ương Đảng (8/1944), không khí cách mạng ở Cao Bằng trở nên sôi sục chuẩn bị tiến tới một cuộc khởi nghĩa vũ trang. Giữa lúc đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, đã kịp thời đình hoãn cuộc khởi nghĩa vì thời cơ cách mạng chưa chín muồi. Ngày 9.3.1945 Nhật đảo chính Pháp tạo nên sự khủng hoảng chính trị sâu sắc ở Đông Dương. Căn cứ vào Bản chỉ thị Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" của Trung ương Đảng, Ban thường vụ liên tỉnh Cao-bắc-lạng đã triệu tập hội nghị Lam Sơn (Hoà An) ra nghị quyết chỉ đạo cách mạng trong tình hình mới. Thực hiện chỉ thị đó. Các cơ sở Đảng, các tổ chức Việt Minh đã phát động quần chúng nổi dậy khởi nghĩa từng phần giành thắng lợi ở nhiều nơi. Chưa đầy 1 tháng sau ngày Nhật đảo chính Pháp, các châu Hoà An, Hà Quảng, Nguyên Bình, Ngân Sơn, Chợ Rã, Thạch An, Quảng Uyên, Trùng Khánh và một phần của 144 Bảo Lạc đã giành chính quyền. Ban Việt Minh các châu, tổng, xã thực hiện chức năng chính quyền cách mạng nhân dân tuyên bố trừng trị bọn phản động tay sai, khoan hồng những người lầm đường về với cách mạng, trước vũ khí của địch trang bị cho ta, củng cố khối đoàn kết trong các tổ chức quần chúng. Trong những ngày tổng khởi nghĩa, các tổ chức, quần chúng của mặt trận Việt Minh ở Cao Bằng đã biểu tình thị uy có lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ xung kích, mở đường làm tan rã chính quyền địch, giành chính quyền ngày 22/8/1945 hoàn thành cuộc cách mạng tháng Tám trong toàn tỉnh. 3. Ý nghĩa của phong trào Việt Minh ở Cao Bằng. Phong trào Việt Minh ở Cao Bằng xuất hiện sớm nhất trong cả nước. Từ thực tiễn của việc xây dựng thí điểm căn cứ địa Cao Bằng, phát triển và củng cố các tổ chức cách mạng của quần chúng, Đảng ta đã khẳng định chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh tại Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (5/1941). Phong trào Việt Minh ở Cao Bằng đã tạo dựng hệ thống tổ chức quần chúng chặt chẽ và rộng lớn, xây dựng lực lượng chính trị hùng hậu, củng cố căn cứ địa Cao Bằng trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng Việt Nam. Từ Cao Bằng, phong trào Việt Nam phát triển mạnh sang các vùng lân cận và nhanh chóng toả ảnh hưởng trong phạm vi rộng lớn khắp cả nước. Trên cơ sở lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang cách mạng đã ra đời. Sự kết hợp chặt chẽ của lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang đã tạo ra sức mạnh tổng hợp, giành thắng lợi từng bước qua khởi nghĩa từng phần, tiến tới tổng khởi nghĩa giành thắng lợi cuối cùng khi thời cơ cách mạng chín muồi. Phong trào Việt Minh ở Cao Bằng đã để lại những bài học quí báu cho cách mạng Việt Nam trong quá trình đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Đó là việc xây dựng các tổ chức quần chúng của mặt trận dân tộc thống nhất, củng cố mở rộng căn cứ địa cách mạng, tổ chức quần chúng đấu tranh phù hợp với tình hình thực tiên đặt ra v.v..? Với những lẽ đó, Cao Bằng xứng đáng là nơi đầu nguồn của cách mạng cả nước. - Vì sao phong trào Việt Minh ở Cao Bằng xuất hiện sớm nhất trong cả nước ? - Vì sao Phong trao Việt Minh ở Cao Bằng được coi là điển hình ? ? - Phân tích ý nghĩa của Phong trào Viết Minh ở Cao Bằng ? Bài 4: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM Ở TUYÊN QUANG 1. Tình hình ở Tuyên quang trước cuộc khởi nghĩa. Bước sang năm 1945, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 có nhiều chuyển biến có lợi cho lực lượng hoà bình dân chủ, đặc biệt là đối với cách mạng các nước thuộc địa. 145 146 Tuyên Quang cũng nằm trong sự chuyển biến mau lẹ của tình hình toàn quốc, song có nét độc đáo riêng. Đầu năm 1945, địa bàn hoạt động cách mạng được mở rộng ở hầu hết các địa phương của tỉnh Tuyên Quang. Phong trào cách mạng phát triển mạnh ở các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hoá, thanh thế của Việt Minh ngày càng sâu rộng trong đồng bào các dân tộc. Ngày 9-3-1945 phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng để quốc Pháp để độc chiếm thị trường Đông Dương. Ngay đêm đó Ban Thường vụ Trung ương đảng đã họp hội nghị mở rộng và sau đó ra chỉ thị lịch sử: "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” Tại Tuyên Quang, quân Pháp bỏ chạy trước lúc quân Nhật tiến vào thị xã, chính quyền tay sai của Pháp ở các địa phương tán loạn, hoang mang, không khí cách mạng trong quần chúng càng thêm sôi sục. Thời cơ cách mạng đã đến, thời điểm giành chính quyền cho các địa phương ở khu vực Tuyên Quang đang độ chín muồi. 2. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Tuyên Quang. Ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp phân khu uỷ phân khu Nguyễn Huệ đã triệu tập cuộc họp cán bộ tại Khuổi Kẹn (xã Minh Thanh - huyện Sơn Dương hiện nay) do đồng chí Song Hào chủ trì. Sau khi phân tích tình hình cuộc họp đã thống nhất nhận định: Nhật, Pháp bắn nhau chứng tỏ cả hai kẻ thù của dân tộc đều bị suy yếu. Đó là thời cơ thuận lợi để phát động nhân dân khởi nghĩa giành chính 147 quyền. Ban chỉ huy đã chọn Thanh La (tức Minh Thanh) làm nơi thử nghiệm, "bắt mạch" sự phản ứng của kẻ thù. Ngay đêm đó, quân khởi nghĩa đã tập trung lực lượng kẻo vào tước vú khí của lĩnh dõng ở Tổng Thanh La, bọn Tổng Lí, Kỳ hào run sợ đem giấy tờ, triện đồng, súng đạn nộp cho quân cách mạng. Ngay hôm sau (11-3-1945) quân khởi nghĩa tổ chức mít tinh ở đình Thanh La kêu gọi nhân dân ủng hộ cách mạng đoàn kết vùng dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Đoàn người dự mít tinh đã biến thành đoàn biểu tình kẻo về huyện lỵ Sơn Dương. Ngày 15-3 lực lượng địch ở đồn Đăng Châu (huyện lị Sơn Dương) ngoan cố chống cự bị lực lượng ta tiêu diệt, huyện lỵ Sơn Dương được giải phóng, châu Tự Do ra đời. Một hộ phận lực lượng tiếp đó tiến lên giải phóng huyện lỵ Chiêm Hoá (28-3-1945) thành lập châu Khánh Thiện, giải phóng huyện ly Nà Hang (4/1945), châu Xuân Trường được thành lập. Đến giữa tháng 5/1945 ta giải phóng một số xã thuộc huyện Yên Sơn và sau đó giải phóng huyện lỵ Hàm Yên (15/5/1945). Cho đến tháng 6/1945 chính quyền cách mạng được thành lập ở hầu hết các nơi (trừ thì xã Tuyên Quang). Vùng giải phóng được mở rộng nối liền các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hoá, Na Hang sang các vùng Đại Từ, Định Hoá (Thái Nguyên) Chợ Đồn (Bắc Cạn). Đó là cơ sở 148 thuận lợi để khu giải phóng Việt Bắc được thành lập ngày 4/6/1945 và Tân Trào được chọn làm thủ đô của khu giải phóng. Đây là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà sau này. Tại nơi đây đã diễn ra hội nghị toàn quốc của Đảng (13/8/1945) và Đại hội quốc dân (16- 17/8/1945) quyết định việc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Đêm 16/8/1945 ủy ban khởi nghĩa tỉnh Tuyên Quang được thành lập thông qua kế hoạch giải phóng thị xã. Ngày 17/8/1945 lực lượng giải phóng thị xã bao gồm lực lượng vũ trang địa phương, đội tự vệ mỏ than vả các xã lân cận đã nhanh chóng chiếm các vị trí quan trọng như: trại bảo an binh, sở kiểm lâm, bưu điện, ngân hàng... Quần chúng nhân dân đổ ra đường phố cùng lực lượng vũ trang bao vây, uy hiếp trại lính Nhật. Lực lượng địch ngoan cố chống cự song đến ngày 24/8/1945 buộc phải đầu hàng. Thị xã Tuyên Quang được hoàn toàn giải phóng, ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời được thành lập, đồng chí Nguyễn Công Bình được cử làm Chủ tịch. 3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang. Cuộc cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang nhanh chóng giành thắng lợi bởi những nguyên nhân cơ bản sau: Tình hình trong nước và địa phương có những thuận lợi cơ bản, cơ quan Trung ương đóng tại địa phương nên kịp thời chỉ thị cho Đảng bộ địa phương lãnh đạo nhân dân tiến hành khởi nghĩa từng phần đúng thời cơ. - Đảng bộ cơ sở chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo phong trào cách mạng ở địa phương. Phong trào cách mạng đã phát triển mạnh ở các huyện, xã quần chúng cách mạng ở tư thế sẵn sàng vùng dậy đấu tranh. - Chính quyền địch ở địa phương khủng hoảng, suy yếu. Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang là mốc lịch sử quan trọng, mở ra thời kì mới cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh cùng với cả nước bước vào kỉ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi đó đã chấm dứt thời kì đen tối, khổ đau của đồng bào, các dân tộc dưới ách thống trị của đế quốc, phát xít và chính quyền phong kiến tay sai, đưa nhân dân từ địa vị nô lệ lên làm chủ quê hương, có điều kiện để cống hiến sức mình xây dựng, bảo vệ thành quả vĩ đại của cuộc Cách mạng tháng Tám. Thắng lợi đó còn mở ra một thời kì phát triển toàn diện, mọi mặt của địa phương trong những giai đoạn sau này. - So sánh khởi nghĩa từng phần ở Tuyên Quang với những địa phương khác ? ? - Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang. Bài 5: BẮC THÁI KHÁNG CHIẾN CHỐNG 149 150 THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945 - 1954) 1. Tích cực xây dựng lực lượng, chuẩn bị kháng chiến. Thực hiện chỉ thị "Kháng chiến, kiến quốc" của Ban chấp hành Trung ương Đảng (25/11/1945), Tỉnh uỷ Bắc Cạn, Thái Nguyên (Bắc Thái) đã chỉ đạo việc thực hiện những nhiệm vụ cấp bách sau ngày cách mạng tháng Tám thành công. Chỉ trong một thời gian ngắn, các địa phương đã kiện toàn bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân các cấp, diệt giặc dốt, giặc đói v.v... Cuối năm 1946 cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hô Chủ Tịch (20/12/1946) và bản chỉ thị 'Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (22/12/1946), Bắc Thái tích cực xây dựng lực lượng, sẵn sàng chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược. Nhiệm vụ cấp thiết lúc này là xây dựng lực lượng vũ trang. Toàn tỉnh dấy lên phong trào luyện tập dân quân tự vệ. Đầu năm 1947 Tỉnh đội dân quân được thành lập để chỉ đạo việc xây dựng, phát triển lực lượng dân quân, du kích ở địa phương. Đến tháng 4/1947 các huyện thuộc Bắc Cạn (phía Bắc của tỉnh) đã thành lập được 17 đại đội dân quân, du kích. Có nơi đã xây dựng được lực lượng vũ trang thoát li sản xuất. Các huyện phía Nam đã tập hợp được gần 300 chiến sĩ. Cùng với việc phát triển lực lượng dân quân du kích, 151 Thái Nguyên đã xây dựng một trung đoàn bộ đội chủ lực (trung đoàn 72). Tất cả các lực lượng vũ trang đang tích cực luyện tập, luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu. Song song với việc xây dựng lực lượng là việc thực hiện “tiêu thổ kháng chiến". Cuối năm 1946 đến đầu năm 1947 các Ban phá hoại của tỉnh và các cơ sở đã chỉ đạo nhân dân tiến hành phá những công trình kiên cố trong các thị trấn, thị xã (nhà ở, cầu cống, đường giao thông v.v...) Lúc này công tác tản cư đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết. Ủy ban tản cư, di cư được thành lập để chỉ đạo công việc này. Khẩu hiệu "tản cư là yêu nước" xuất hiện ở nhiều nơi. Với tinh thần "lá lành đùm lá rách" nhân dân ở Bắc Thái không chỉ gắng sức giúp nhau di cư mà còn tạo điều kiện để trợ giúp đồng bào ở các tỉnh bạn tản cư đến tỉnh nhà. Ủy ban tản cư, di cư Bắc Thái đã tố chức bố trí nơi ăn ở làm việc cho 63.000 dân các tỉnh khác tản cư đến. Trợ giúp 5 triệu đồng cứu tế hơn 10.000 người và tổ chức xây dựng nơi sản xuất, ổn định đời sống cho đồng bào tản cư( )1 . Tỉnh đã chỉ đạo đồng bào địa phương nhanh chóng thu hoạch mùa màng, cất giấu lương thực, thực phẩm vào nơi an toàn, thực hiện "vườn không nhà trống". Đồng bào địa phương còn tích cực vận chuyển kho tàng, thiết bị máy móc, vật tư của Trung ương và địa phương sơ tán vào nơi (l) Theo: Lịch sử Đang bộ tỉnh Bắc. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Bắc Thái, tập 1. Xuất bản 1980 152 bí mật, đặc biệt góp phần xây dựng An toàn khu (ATK) Trung ương ở một số vùng. 2. Quân, dân Bắc Cạn, Thái Nguyên chiến đấu bảo vệ quê hương. a) Góp phần phá tan kế hoạch tấn công việt Bắc của thực dân Pháp (thu đông 1947). Cuối năm 1947, thực dân pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc, nhằm tiêu diệt lực lượng chủ lực của ta và cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến, nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tranh. Ngày 7, 8/10/1947, địch nhảy dù xuống Bắc Cạn, Chợ Mới v.v... Những toán quân dù vừa tiếp đất đã bị lực lượng vũ trang Bắc Cạn tiến đánh. Sau đó, lực lượng du kích địa phương đã lợi dụng địa hình hiểm trở trên các tuyến giao thông, phục kích đánh địch, tiêu hao sinh lực của chúng, chặn đứng các cuộc hành quân càn quét, lùng sục các kho tàng, cơ sở kháng chiến của ta. Ngày 9.10 du kích xã Yên Định và Chợ Mới đã đánh tan cuộc lùng phá của địch bảo vệ kho tàng, công xưởng của ta, tiêu diệt hàng chục tên địch. Cùng thời gian này du kích Cao Kỳ (Bạch Thông) dùng địa lôi phá 3 xe quân sự tiêu diệt hơn 50 tên địch. Du kích Bắc Cạn, Phủ Thông, Chợ Rã liên tục quấy rối địch trên đường quốc lộ 3. Sau những thất bại đó, địch phải rút khỏi chợ Đồn, ý đồ hợp quân của địch ở Chiêm Hoá bị thất bại, một gọng kìm bao vây Việt Bắc bị bẻ gãy. 153 Từ cuối tháng 11 đến tháng 12/1947 địch cho quân chiếm nhiều nơi thuộc các huyện: Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Đại Từ, Võ Nhai, Phú Lương, Định Hoá. Ta chủ động chặn đánh địch ở nhiều nơi tiêu diệt bộ phận quan trọng sinh lực địch. Ngày 26/11/1947 quân và dân Đại Từ, Võ Nhai chặn đánh lực lượng lính dù của địch. Ở Võ Nhai ta diệt 10 tên địch nhưng do lực lượng quá chênh lệch cuộc chiến diễn ra không cân sức, nhiều đồng chí của ta bị hy sinh, bộ phận lực lượng còn lại phải tim đường rút lui". Ngày 28/11/1947, lực lượng vũ trang Định Hoá chặn đánh địch ở đèo Kim, diệt gần 100 tên, phá tan kế hoạch tiến sang Sơn Dương (Tuyên Quang) của địch buộc chúng Phải rút về Phú Minh (Đại Từ). Tại đây chúng lại bị ta truy kích, chặn đánh. thêm 12 tên bỏ mạng, hàng chục tên khác bị thương. Hai ngày sau (30/11/1947) bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương tấn công thị xã Bắc Cạn, thị trấn Phủ Thông diệt hơn 50 tên địch. Sau những thất bại liên tiếp, đầu tháng 12/1947, địch phải rút khỏi một số vị trí chiến lược quan trọng (Định Hoá 6-12) (Võ Nhai 7-12). Đến cuối tháng 12/1947 thị xã Thái Nguyên và một số huyện phía Nam được giải phóng, quân và dân Bắc Cạn, Thái Nguyên đã góp phần tích cực vào thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947. b) Giải phóng quê hương. 154 Bị thất bại ở Việt Bắc năm 1947, thực dân Pháp vẫn cho quân chiếm đóng thị xã Bắc Cạn, Phủ Thông, Nà Phặc, Ngân Sơn để án ngữ con đường quốc lộ số 3 chuẩn bị cho kế hoạch tấn công Việt Bắc lần 2. Sau một thời gian chuẩn bị, ta quyết định mở chiến dịch Xuân - Hè 1948 để tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc giải phóng toàn tỉnh. Mở đầu chiến dịch, du kích ở Ngân Sơn đã tiến công địch, giành thắng lợi ở Lũng Vài, Lũng Phải. Sau đó ta liên tiếp mở các đợt phục kích địch trên quốc lộ số 3 (Đường Hà Nội - Cao Bằng). Đêm 13/3/1948 ta pháo kích căn cứ Phủ Thông, diệt hơn 70 tên, đánh tan lực lượng ứng cứu của địch, ngày 1/5/1948 lực lượng chủ lực (Trung đoàn 72) cùng du kích Bạch Thông phục kích địch trên đường quốc lộ số 3, cách Bắc Cạn 14 km về phía Bạch Thông diệt hơn 60 tên địch, phá 4 xe quân sự. Đêm 25/7/1948 ta tấn công Phủ Thông lần 3. Đây là trận chiến đấu ác liệt nhất. Sau trận pháo kích, bồ đội ta xông vào đồn đánh giáp lá cà, diệt gần 100 tên địch trong đó có cả đồn trưởng (Cácdinan) và đồn phó (Sáclốt). Ta thu nhiều vũ khí và quân trang quân dụng. Sau những thắng lợi đó, hậu phương của ta được củng cố, lực lượng vũ trang có thêm nhiều kinh nghiệm tác chiến. Lực lượng địch bị tổn thất nặng nề, tinh thần binh lính giảm sút. Trong tình hình đó, tháng 8/1949 địch cho quân rút khỏi Bắc Cạn, Phủ Thông, Ngân Sơn về Cao 155 Bằng. Trung đoàn 72 của ta đã truy kích địch, giành thắng lợi ở Bằng Khẩu (Ngân Sơn), phá 15 xe quân sự diệt gần 100 tên địch. Chiến thắng đó đánh dấu việc giải phóng hoàn toàn tỉnh Bắc Cạn. c) Đánh tan “chiến dịch chó biển" góp phần chiến thắng biên giới Thu đông 1950. Ngày 16/9/1950 ta tấn công cứ điểm Đông Khê, mở đầu cho chiến dịch Biên giới. Đông Khê bị thất thủ, đường số 4 bị cắt đứt. Trước hoàn cảnh đó, Bộ chỉ huy quân đội Pháp vội vàng mở "chiến dịch chó biển” đưa quân đánh chiếm Thái Nguyên, nhằm thu hút lực lượng chủ lực của ta xuống phía Nam để giải nguy cho quân Pháp ở biên giới. Địch cho quân tiến đánh Phổ Yên, Thịnh Đắn, Thịnh Đức (Đồng Hỷ) và Hà Châu (Phú Bình). Ta chủ đồng đánh địch trên các hướng, liên tiếp giành thắng lợi, đẩy địch vào thế bị động, lúng túng. Ngày 29/9/1950 du kích Phú Bình chặn đánh địch ở Hà Châu, 10 tên đích bỏ mạng. Địch hoảng hốt lên bờ, hành quân lại bị ta truy kích, chặn đánh thêm 45 tên bị tiêu diệt. Cánh quân địch đánh vào An Khánh (Đại Từ), Thịnh Đán (Đồng Hỷ) bị ta chặn đánh 3 lần, 50 tên địch bị diệt. Sau 10 ngày chống "chiến dịch chó biển" (từ 1- 10/10/1950) ta đánh hơn 60 trận lớn nhỏ diệt gần 60 tên địch, làm bị thương hơn 100 tên khác, bắn rơi 1 máy bay, bắn cháy 3 ca nô, thu và phá huỷ một số phương tiện chiến 156 tranh( )1 . 3. Củng cố hậu phương, phục vụ sự nghiệp kháng chiến. Từ sau năm 1950 nhân dân Bắc Cạn, Thái Nguyên tập trung vào việc phát triển sản xuất, xây dựng củng cố hậu phương, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp kháng chiến ở giai đoạn cuối. Trên mặt trận kinh tế diễn ra cuộc thi đua sôi nổi, đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát triển chăn nuôi, bảo vệ đàn gia súc, gia cầm... Chính sách thuế nông nghiệp (5/1951) được nông dân hưởng ứng tích cực. Đặc biệt từ năm 1953-1954 nhiều địa phương ở Thái Nguyên, Bắc Cạn tiến hành triệt để giảm tô, 6 xã của Đại Từ (Thái Nguyên) được chọn thí điểm tiến hàm cải cách ruộng đất. Chính vì vậy đời sống nhân dân được cải thiện, hậu phương được củng cố càng thêm điều kiện để phục vụ chiến trường. Sự nghiệp giáo dục, y tế được đẩy mạnh. Sau cải cách giáo dục (1950) số lượng trường lớp, học sinh tăng nhanh. Lúc này Thái Nguyên có 420 lớp tiểu học và trung học với 11.000 học sinh, 1476 giáo viên hổ túc xoá mù, 71.246 người thoát nạn mù chữ. Ở Bắc Cạn có 1.944 học sinh, 1.267 lớp xoá mù với sự (1) Xem (tài liệu đã dẫn) Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Bắc Thái 157 tham gia học tập của 19.963 học viên ( )1 . Phong trào văn hoá, văn nghệ đem lại đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh cho nhân dân. Việc chăn lo sức khoẻ cho nhân dân được chú ý, một số căn bệnh dịch hiểm nghèo bị đẩy lùi. Các làng quê nô nức thực hiện nếp sống mới, bài trừ các tệ nạn xã hội. Đặc biệt thời kì này, phong trào thanh niên xưng phong phục vụ tiền tuyến diễn ra sôi nổi. Lực lượng thanh niên luôn có mặt trên các tuyến đường vận tải, chuyển kho, mở đường, sửa chữa cầu phà, bảo mật, phòng giam... chính những nỗ lực đó đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự nghiệp kháng chiến mau chóng đi tới thắng lợi hoàn toàn. - Đánh giá những đóng góp của quân dân địa phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). - Tìm hiểu câu thơ sau đây ra đời trong hoàn cảnh nào ? Ở đâu ? Ai ghi lại ? “Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí cũng làm nên” (Hồ Chí Minh) (2) Xem: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Thái - Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Bắc Thái (Sdd) 159 TÀI LIỆU THAM KHẢO I- Tài liệu kinh điển: 1. Các Mác: Tư bản, quyển I, tập I, NXB Sự thật, Hà nội; 1959. 2. V.I.Lê nin: Toàn tập, tập 23, NXB Tiến Bộ Matxcơva, 1973; tập 2, NXB Tiến Bộ Matxcơva 1978; tập 30, NXB Tiến bộ Matxcơva, 1981. II. Văn kiện của Đảng, Nhà nước, các bài nói, viết của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước. 3. Lê Duẩn - Trường Chinh - Phạm Văn Đồng: Về đường lối giáo dục xã hội chủ nghĩa: NXB Sự thật, Hà Nội, 1959. 4. Phạm Văn Đồng: Đào tạo thế hệ trẻ của dân tộc thành người chiến sĩ cách mạng dũng cảm, thông minh, sáng tạo; NXB sự thật, Hà Nội, 1980. III. Sách chuyên ngành và các công trình nghiên cứu. 5. Đinh Xuân Lâm - Trần Quốc Vượng: Những trang sử vẻ vang của các dân tộc miền núi. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1967. 6. Nguyễn Đình Lễ: Xây dựng phòng lịch sử ở trường phổ thông. Trong “Mấy vấn đề phương pháp dạy, học lịch sử ở trường phổ thông”. Cục các trường sự phạm, Hà Nội, 1985. 160 7. Phan Ngọc Liên và Trần Văn Trị (chủ biên): Phương pháp dạy, học lịch sử; NXB Giáo dục, Hà Nội, 1992. 8. MA Maxlốp: Phương pháp Mác xít - Lêninnít trong nghiên một lịch sử Đảng. NXB Giáo khoa Mác - Lênin, Hà Nội, 1987. 10 Phan Kim Ngọc - Phạm Huy Khánh: Giảng dạy lịch sử tại thực địa. Trong: "Gây hứng thú trồng học tập lịch sử", NXB Giáo dục, Hà Nội 1983. 11. Phan Kim Ngọc - Lai Đức Thụ: Về việc giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông. Trong "Mấy vấn đề phương pháp dạy, học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay". Cục các trường sư phạm, Hà Nội, 1985. 12. Phan Đại Doãn: Những biểu hiện về truyền thống đoàn kết và chiến đấu bảo vệ tổ quốc của đồng bào các dân tộc thiểu số (thời kì dựng nước - thế kỉ XVIII). Tạp chí dân tộc học 1/1974. 13. Tỉnh uỷ Hà Tuyên: Những sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tuyên - Ban Tuyên huấn xuất bản 1985. 14. Huyện uỷ Sơn Dương: Lịch sử cách mạng tháng Tám ở Sơn Dương 1971. 15. Bác Hồ ở Tân Trào, Sở văn hoá thông tin Hà Tuyên, 1985. 16. Tỉnh uỷ Hà Giang: Lịch sử cách mạng tháng Tám ở Hà Giang, Ban Tuyên huấn xuất bản, 1971. 17. Ban nghiên cứu lịch sử tỉnh Cao Bằng: Lịch sử 161 Đảng bộ tỉnh Cao Bằng. Xuất bản 1992. 18. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Bắc Thái: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Thái. Tập I, Xuất bản 1980. 19. Tuyển tập luận văn, Hội nghị khoa học xứ Lạng - Lạng Sơn sở văn hoá thông tin Lạng Sơn. 1988. 20. Phan Ngọc Liên - Nguyễn Phan Quang - Trần Văn Trị: Công tác ngoại khoá thực hành bộ môn lịch sử ở trường phổ thông cấp 2-3. NXB, GD, HN, 1968. 21. Trương Hữu Quýnh - Phan Ngọc Liên, Nguyễn Cảnh Minh, Nguyễn Thái Hoàng, Nguyễn Văn Am: Lịch sử địa phương.NXB GD, HN, 1989. 22. Nguyễn Xuân Minh, Đỗ Hồng Thái, Hoàng Ngọc La: Tìm hiểu an toàn khu (ATK) Trung ương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Đề tài nghiên cứu Khoa học cấp bộ. Mã số B. 91.26.09. Nghiệm thu 6/1994. 23. Nguyễn Xuân Minh, Hoàng Ngọc La, Đỗ Hồng Thái, Lê Đình Thốc. Lịch sử phong trào cách mạng huyện Quảng Hoà. Xuất bản 1992. 24. Nguyễn Xuân Minh, Đỗ Hồng Thái, Hoàng Ngọc Lan: Sự hình thành an toàn khu (ATK) trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Tạp chí lịch sử quân sự số 3 tháng 5- 6/1995. 162 MỤC LỤC PHẦN PHỤ LỤC.................................................................... 124 HƯỚNG DẪN BIÊN SOẠN MỘT SỐ BÀI GIẢNG VỀ LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT BẮC .......................................... 124 BÀI l: VĂN HOÁ BẮC SƠN (LẠNG SƠN) ......................... 124 Đọc thêm: MỘT SỐ DI TÍCH KHẢO CỔ Ở BẮC SƠN ....... 129 Bài 2: HÀ GIANG DƯỚI ÁCH THỐNG TRỊ CỦA THỰC DÂN PHÁP (1887 - 1945)...................................................... 131 Bài 3: PHONG TRÀO VIỆT MINH Ở CAO BẰNG............. 138 Bài 4: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM Ở TUYÊN QUANG... 145 Bài 5: BẮC THÁI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945 - 1954) ......................................... 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................... 159 163

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNghiên cứu và dạy - học lịch sử địa phương ở Việt bắc.pdf