Về cảm quan, dịch đạm có màu vàng nhạt,
mùi dễ chịu, hàm lượng TVB-N/NTS 5,68%,
histamine 0,65 mg/100g đặc biệt thấp. Đối
chiếu với TCVN 5107:2003 của sản phẩm nước
mắm đặc biệt (NNH3/NTS < 20%) và histamine
theo Codex alimentairius (≤ 40 mg/100g) thì
dịch đạm thu được hoàn toàn có thể đưa vào
sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm.
IV. KẾT LUẬN
Chế độ thủy phân thích hợp để thu dịch
đạm giàu axit amin từ protein của cá nục gai
bằng hỗn hợp Alcalase và Flavourzyme là: tỷ
lệ Alcalase - Flavourzyme 1:3, tỷ lệ hỗn hợp
enzyme - cơ chất 0,2%, nhiệt độ 55oC, thời
gian 6 giờ. Sản phẩm thu được có thể được sử
dụng để sản xuất nước chấm, bột dinh dưỡng
hoặc bổ sung vào thức ăn chăn nuôi
7 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 909 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ứng dụng hỗn hợp alcalase và flavourzyme để thủy phân cá nục gai (decapterus russelli) thu hồi dịch đạm thủy phân - Đỗ Thị Thanh Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 73
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG HỖN HỢP ALCALASE VÀ FLAVOURZYME
ĐỂ THỦY PHÂN CÁ NỤC GAI (DECAPTERUS RUSSELLI)
THU HỒI DỊCH ĐẠM THỦY PHÂN
ENZYMATIC HYDROLYSIS OF SPINE SCAD (DECAPTERUS RUSSELLI)
USING THE COMBINATION OF ALCALASE AND FLAVOURZYME TO PRODUCE
PROTEIN HYDROLYSATE SOLUTION
Đỗ Thị Thanh Thủy1, Nguyễn Anh Tuấn1
Ngày nhận bài: 09/11/2016; Ngày phản biện thông qua: 14/9/2017; Ngày duyệt đăng: 25/9/2017
TÓM TẮT
Dịch đạm thủy phân đã được sản xuất từ protein cá nục gai bằng hỗn hợp Alcalase và Flavourzyme ở pH
tự nhiên với tỷ lệ nước/nguyên liệu là 1/1. Kết quả nghiên cứu cho thấy điều kiện thủy phân thích hợp là: tỷ lệ
Alcalase - Flavourzyme 1:3, tỷ lệ hỗn hợp enzyme - cơ chất là 0,2%, nhiệt độ 550C, thời gian 6 giờ. Độ thủy
phân, hiệu suất thu hồi nitơ và tổng nitơ bazơ bay hơi trong dịch thủy phân thu được lần lượt đạt là 65,36%,
83,90% và 0,99 g/l. Sản phẩm thu được chứa hàm lượng nitơ axit amin 10,91 g/l, histamine 0,66 mg/100 g, có
tiềm năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.
Từ khóa: Cá nục gai, Alcalase, Flavourzyme, dịch đạm thủy phân
ABSTRACT
Protein hydrolysate solution was produced from Decapterus russelli by the combination of Protamex
and Flavourzyme at natural pH with a water/material ratio of 1/1. Results showed that the optimal hydrolysis
condition as followed: Alcalase - Flavourzyme ratio, the ratio between enzyme mixture and material, hydrolysis
temperature, hydrolysis time were 1/3 (w/w), 0.2 (w/w), 550C, 6 hours, respectively. Degree of hydrolysis,
nitrogen recovery and total volatile basic nitrogen in obtained hydrolysate solution were 65.36%, 83.90% and
0.99 g/l, repectively. The protein hydrolysate included amino acids content of 10.91 g/l and histamine content
of 0.66 mg/g, has potential applications in many fi elds.
Keywords: Decapterus russelli, Alcalase, Flavourzyme, protein hydrolysate
1 Khoa Công nghệ Thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các loài cá kém giá trị kinh tế, cá nục
gai là loài có sản lượng rất lớn. Hiện nay, cá
nục gai chỉ được sử dụng để ăn tươi, làm khô,
làm nước mắm, làm thức ăn trong chăn nuôi,
một ít xuất khẩu dưới dạng đông lạnh để làm
mồi câu, đem lại hiệu quả kinh tế chưa cao.
Vấn đề nghiên cứu tạo ra sản phẩm giá trị gia
tăng từ nguồn cá nục gai là rất cần thiết để
nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, mang
lại thu nhập nhiều hơn cho người dân.
Sử dụng enzyme thương mại để thủy phân
cá nục gai nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và
đa dạng hóa các sản phẩm từ loài cá này được
coi là một trong những phương pháp hiệu quả
nhất. Các enzyme được sử dụng phổ biến trong
các nghiên cứu về thủy phân bằng enzyme
thường là Alcalase, Neutrase, Protamex và
74 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017
Kojizyme [8]. Trong các thông số sinh hóa của
quá trình thủy phân thì độ thủy phân và hàm
lượng nitơ axit amin là những thông số quan
trọng nhất vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến chiều
dài peptide, giá trị dinh dưỡng và các tính chất
cảm quan của sản phẩm thủy phân. Ngoài
ra, thông số về hiệu suất thu hồi protein, hàm
lượng tổng nitơ bazơ bay hơi cũng khá quan
trọng vì chúng cung cấp thông tin hữu ích về
sản phẩm thủy phân.
Nghiên cứu tìm ra chế độ thủy phân thích
hợp để thu dịch đạm thủy phân từ protein cá
nục gai là cơ sở quan trọng để tiếp tục phát
triển sản xuất ra nhiều dòng sản phẩm giá trị
gia tăng như: các loại nước chấm cao cấp, bổ
sung dinh dưỡng cho nhiều loại thực phẩm,
ứng dụng trong nông học, y dược...
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu nghiên cứu
1.1. Cá nục gai
Đối tượng cá nục gai được thu mua tại
cảng cá Hòn Rớ - Thành phố Nha Trang. Cá
còn tươi nguyên, sáng bóng, mùi tanh đặc
trưng, không bị dập nát tổn thương, kích cỡ
21÷22 con/kg, cá được rửa, loại bỏ tạp chất,
bảo quản và vận chuyển về phòng thí nghiệm
bằng thùng xốp cách nhiệt ở 0÷40C. Tại phòng
thí nghiệm, để đảm bảo tính đồng nhất, cá
được rửa, để ráo, xay nhỏ (bởi máy nghiền
thịt TA57/DSN 947000 với đường kính lỗ sàng
là 4,5 mm), trộn đều, phân chia, bao gói bằng
bằng bao PA hút chân không, lạnh đông và bảo
quản ở nhiệt độ -20 ± 20C.
1.2. Enzyme Alcalase và Flavourzyme
Alcalase (EAlc) và Flavourzyme (EFla) là
các enzyme protease được sản xuất bởi
Công ty Novozyme của Đan Mạch. Enzyme
Alcalase là một endopeptidase có nguồn gốc
từ vi khuẩn Bacillus licheniformis có hoạt độ
là 2,4 AU (Anson Units)/g, điều kiện hoạt động
thích hợp là nhiệt độ 55÷70 oC, pH = 6,5÷8,5.
Enzyme Flavourzyme có cả hoạt tính của
endopeptidase và của exopeptidase nhưng
chủ yếu là exopeptidase, có nguồn gốc từ
Aspergillus oryzae [4], hoạt độ là 500 LAPU
(Leucine Aminopeptidase Units)/g, điều kiện
hoạt động thích hợp là 50÷55°C, pH = 5,0÷7,0.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Sơ đồ quy trình và bố trí thí nghiệm
Hình 1. Sơ đồ quy trình và bố trí thí nghiệm
- Nguyên liệu cá nục gai: là mẫu được thu và
xử lý như mục 1.1, rã đông ở độ 0÷40C, 15 giờ.
- Các thông số thích hợp được xác định
bằng thực nghiệm cổ điển: xác định thông số
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 75
thứ nhất bằng thí nghiệm cố định các thông
số khác (dựa trên vào sự kế thừa), cho thông
số cần tìm biến đổi để tìm giá trị thích hợp.
Sau khi tìm được thông số thứ nhất thì cố định
thông số này và làm tương tự để tìm thông số
thứ hai. Tiếp tục như vậy đến khi tìm được tất
cả thông số cần tìm.
- Xác định tỷ lệ giữa 2 enzyme thích hợp:
bố trí EAlc:EFla = 1:0, 1:2, 1:3, 1:1, 2:1, 3:1, 0:1;
W/NL = 1/1, pH tự nhiên của cá, (EAlc + EFla)/S
= 0,3%, nhiệt độ 500C, thời gian 3 giờ.
- Xác định tỷ lệ hỗn hợp enzyme - cơ chất
thích hợp: bố trí (EAlc + EFla)/S = 0,1÷0,5%,
bước nhảy δ = 0,1%; tỷ lệ giữa 2 enzyme tìm
được ở thí nghiệm trước, nhiệt độ 500C, thời
gian 3 giờ.
- Xác định nhiệt độ độ thủy phân thích hợp:
bố trí ttp = 45÷65
0C, bước nhảy δ = 50C; tỷ lệ
giữa hai loại enzyme, (EAlc + EFla)/S tìm được ở
2 thí nghiệm trước, thời gian 3 giờ.
- Xác định thời gian thủy phân thích hợp:
bố trí T = 3÷7 giờ, bước nhảy δ = 1 giờ; tỷ lệ
giữa hai loại enzyme, (EAlc + EFla)/S, nhiệt độ
tìm được ở 3 thí nghiệm trước, W/NL = 1/1, pH
tự nhiên của cá.
- Bất hoạt enzyme ở 95oC trong vòng
15 phút.
- Các chỉ tiêu đánh giá: tỷ lệ nitơ axit amin/
nitơ tổng số (Naa/NTS), độ thủy phân (DH), hiệu
suất thu hồi nitơ (HSTH), tổng nitơ bazơ bay
hơi (TVB-N).
- Thông số được chọn là thích hợp trong
thí nghiệm phải thỏa mãn tốt nhất 4 điều kiện
đồng thời: tỷ lệ Naa/NTS là cao nhất, HSTH cao
nhất, DH cao nhất, TVB-N ở mức hợp lý.
2.2. Phương pháp phân tích
Độ ẩm: theo TCVN 3700-90; Tro: phương
pháp nung ở 600oC; Hàm lượng lipid: theo
TCVN 3703:2009; Hàm lượng nitơ tổng số:
theo TCVN 3705-90; Hàm lượng NH3: theo
TCVN 3706-1990; Hàm lượng tổng nitơ bazơ
bay hơi (TVB-N): theo TCVN 9215:2012; Hàm
lượng nitơ formol được xác định theo phương
pháp Sorensen; Hàm lượng nitơ axit amin
= hàm lượng nitơ formol – hàm lượng NH3;
Thành phần axit amin được phân tích theo
[5]; Độ thủy phân được xác định bằng phương
pháp DNFB theo [8]; HSTH = Lượng nitơ
tổng số trong sản phẩm thủy phân (g) × 100/
Lượng nitơ tổng số trong nguyên liệu đem thủy
phân (g).
2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Mỗi thí nghiệm được thực hiện song song
ba lần, mỗi lần ba mẫu. Số liệu được xử lý bằng
phần mềm thống kê SPSS 16.0, tính toán trên
phần mềm Microsoft Offi ce Excel 2007 (giá trị
của p < 0,05 được xem là có ý nghĩa về mặt
thống kê).
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Kết quả xác định thành phần hóa học cơ
bản của cá nục gai
Thành phần khôi lượng và thành phần hóa
học cơ bản của cá nục gai thể hiện trong Bảng
1 và Bảng 2.
Bảng 1. Thành phần khối lượng của cá nục gai (%)
Thịt Đầu Xương Vây Nội tạng
56,36 ± 0,03 18,33 ± 0,02 13,60 ± 0,02 5,69 ± 0,02 6,02 ± 0,01
Bảng 2. Thành phần hóa học cơ bản của cá nục gai
Thành phần Tỷ lệ (%) so với khối lượng ướt
Nước 71,91 ± 0,01
Protein 18,28 ± 0,06
Tro 3,90 ± 0,02
Lipid 2,78 ± 0,01
76 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017
Bảng 1 và 2 cho thấy cá nục gai có tỷ lệ
phần ăn được khá cao (56,36%); hàm lượng
protein tổng số cao (18,28%) tương đương so
với mực (17÷21%), cao hơn hẳn so với một
số loài thủy sản khác như sò (8÷9%), moi
(13÷16%) và ốc (11÷12%); hàm lượng lipid
thấp (2,78%), xếp vào loại cá gầy rất thích hợp
cho việc sản xuất dịch đạm thủy phân.
2. Kết quả xác định các thông số thích hợp
cho quá trình thủy phân protein của cá nục
gai bằng hỗn hợp EAlc và EFla
2.1. Kết quả xác định tỷ lệ EAlc:EFla thích hợp
cho quá trình thủy phân
Hình 2. Ảnh hưởng của tỷ lệ E
Alc
:E
Fla
đến
độ thủy phân (DH) và hiệu suất thu hồi nitơ (HSTH)
Hình 3. Ảnh hưởng của tỷ lệ E
Alc
:E
Fla
đến tỷ lệ
N
aa
/N
TS
và TVB-N của dịch đạm thủy phân
Hình 2 và 3 cho thấy, hỗn hợp Alcalase và
Flavourzyme tỷ lệ khác nhau có hiệu lực thủy
phân khác nhau đối với protein của cá nục gai.
Không có tỷ lệ nào thỏa mãn được đồng thời 4
điều kiện đặt ra theo mục tiêu của thí nghiệm.
Tuy nhiên, tỷ lệ EAlc:EFla = 1:3 là điểm thí nghiệm
đáng chú ý nhất, đạt giá trị DH = 44,71% cao
hơn các tỷ lệ khác (trừ tỷ lệ 1:0; 3:1 vì khác biệt
không có ý nghĩa thống kê), HSTH = 75,74%
cũng cao hơn hẳn so với các tỷ lệ khác,
Naa/NTS = 66,47% là cao nhất và TVB-N = 0,75
g/l cao hơn các tỷ lệ khác (trừ tỷ lệ 1:2 vì khác
biệt không có ý nghĩa thống kê).
Tỷ lệ EAlc:EFla = 1:3 tuy có chỉ tiêu TVB-N
cao hơn các tỷ lệ khác, nhưng là tỷ lệ thỏa mãn
nhiều nhất các điều kiện đã đặt ra (đạt 3/4 điều
kiện), vì vậy được chọn là tỷ lệ 2 enzyme thích
hợp để thủy phân protein cá nục gai.
2.2. Kết quả ảnh hưởng của tỷ lệ giữa hỗn hợp
enzyme với cơ chất đến hiệu quả thủy phân
Hình 4. Ảnh hưởng của tỷ lệ (EAlc + EFla)/S
đến độ thủy phân (DH) và hiệu suất thu hồi
nitơ (HSTH)
Hình 5. Ảnh hưởng của tỷ lệ (EAlc + EFla)/S
đến tỷ lệ Naa/NTS và TVB-N của dịch đạm thủy phân
Hình 4 và 5 cho thấy, giá trị của các chỉ
tiêu DH, HSTH, Naa/NTS và TVB-N tăng khi
(EAlc + EFla)/S tăng từ 0÷0,2%. Tiếp tục tăng
(EAlc + EFla)/S lên tới 0,5% thì các chỉ tiêu này
không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)
và có xu hướng đi đến cân bằng. Các công
trình nghiên cứu trước đây cũng đã cho thấy
có sự hòa tan nitơ dưới tác dụng của enzyme
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 77
trong quá trình thủy phân và tỷ lệ thu hồi nitơ
trong sản phẩm thủy phân, cũng như sự cắt đứt
các liên kết peptide tăng theo nồng độ enzyme
[7], [13]. Điều này có thể giải thích: Khi tăng
(EAlc + EFla)/S từ 0÷0,2, quá trình thủy phân
protein (cắt mạch polypeptide) xảy ra mãnh liệt
do cơ chất thừa, dẫn đến DH tăng, kéo theo
HSTH và Naa/NTS tăng. Sau đó, tiếp tục tăng
(EAlc + EFla)/S thì vận tốc của quá trình thủy
phân rất ít thay đổi vì nồng độ enzyme bão hòa
với nồng độ cơ chất. Tỷ lệ (EAlc + EFla)/S = 0,2
(tương ứng với DH = 38,10%; HSTH = 73,67%;
Naa/NTS = 66,28% và TVB-N = 0,74 g/l) cho kết
quả thỏa mãn nhiều nhất các điều kiện đã đặt
ra nên được chọn là thích hợp cho quá trình
thủy phân protein cá nục gai.
2.3. Kết quả ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu
quả thủy phân bằng hỗn hợp (EAlc + EFla)
Hình 6. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ thủy phân
(DH) và hiệu suất thu hồi nitơ (HSTH)
Hình 7. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ N
aa
/N
TS
và TVB-N của dịch đạm thủy phân
Hình 6 và 7 cho thấy, khi nhiệt độ tăng
từ 450C lên 550C thì 3 chỉ tiêu DH, HSTH và
Naa/NTS đều tăng và đạt cực đại tại 55
0C; nếu
tiếp tục tăng 550C lên 650C thì bị giảm. Còn
hàm lượng TVB-N thì giảm liên tục khi tăng
nhiệt độ tăng 450C đến 650C. Điều này có thể
giải thích như sau: khi tăng nhiệt độ từ 450C
lên 550C thì hoạt động của hỗn hợp (EAlc + EFla)
tăng do năng lượng hoạt hóa cho phản ứng
được tăng cường, sau đó tiếp tục tăng nhiệt
độ lên đến 650C thì hoạt tính của hỗn hợp
(EAlc + EFla) giảm do nhiệt độ cao gây ức chế
hoạt động của hỗn hợp (EAlc + EFla). Khi tăng
nhiệt độ từ 45 ÷ 650C thì hoạt động của vi sinh
vật giảm do hệ vi sinh vật trong cá nục gai có
topt ≤ 45
0C nên khi tăng nhiệt độ từ 45 ÷ 650C
chúng bị ức chế hoạt động, dẫn đến TVB-N
sinh ra giảm dần theo nhiệt độ thủy phân.
Nhiệt độ 550C (tương ứng DH, HSTH,
Naa/NTS và TVB-N theo thứ tự là 41,55%;
73,68%; 66,29% và 0,75 g/l) cho kết quả thỏa
mãn nhiều nhất các điều kiện đã đặt ra nên
được chọn là nhiệt độ thích hợp để thủy phân
protein cá nục gai.
2.4. Kết quả ảnh hưởng của thời gian đến hiệu
quả thủy phân bằng hỗn hợp (EAlc + EFla)
Hình 8. Ảnh hưởng của thời gian đến độ thủy phân
(DH) và hiệu suất thu hồi nitơ (HSTH)
Hình 9. Ảnh hưởng của thời gian đến tỷ lệ Naa/NTS
và TVB-N của dịch đạm thủy phân
78 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017
Hình 8 và 9 cho thấy, khi thời gian thủy
phân tăng từ 3 đến 7 giờ, tất cả các chỉ tiêu DH,
HSTH, Naa/NTS, TVB-N đều tăng. Tuy nhiên sau
6 giờ thì mức tăng không đáng kể (p < 0,05).
Các công trình nghiên cứu trước đây cũng đã
chỉ ra rằng DH tăng theo thời gian thủy phân
[2], [3], [9], [12], [13]. Điều này được giải thích
như sau: Thời gian thủy phân phải đảm bảo
để enzyme có thể phân cắt các liên kết trong
cơ chất, tạo được sản phẩm cuối cùng mong
muốn. Thời gian tác động kéo dài thì enzyme
có điều kiện thủy phân protein cá nục gai triệt
để. Nhưng nếu kéo dài thời gian thủy phân
quá mức sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật gây
thối hoạt động làm sản sinh ra nhiều sản phẩm
cấp thấp như: NH3, H2S, indol, scaptol ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Thời gian thủy phân 6 giờ cho kết quả thỏa
mãn nhiều nhất các điều kiện đã đặt ra nên
được chọn là thời gian thích hợp để thủy phân
protein cá nục gai bằng hỗn hợp (EAlc + EFla),
tương ứng với DH = 64,63%; HSTH = 83,67%;
Naa/NTS = 80,49% và TVB-N = 0,99 g/l.
2.5. Đề xuất chế độ thủy phân thích hợp
Kết quả thí nghiệm từ 2.1 đến 2.4, cho
phép đề xuất: Dùng hỗn hợp Alcalase và
Flavourzyme tỷ lệ 1:3; tỷ lệ hỗn hợp enzyme
- cơ chất = 0,2%; nhiệt độ 550C; thời gian 6
giờ để thủy phân protein của cá nục gai là chế
độ thủy phân thích hợp để thu dịch đạm thủy
phân từ protein của cá nục gai theo quy trình
thể hiện trên 2.1.
3. Xác định hiệu quả của chế độ thủy phân
tìm được
Áp dụng thử nghiệm chế độ thủy phân
thích hợp theo đề xuất ở mục 2.5, kết quả
như sau:
Dịch đạm thủy phân có giá trị dinh dưỡng
cao, giàu axit amin không thay thế (Bảng 3).
Bảng 3. Thành phần axit amin của dịch đạm thủy phân thu được từ protein cá nục gai
Tên axit amin Hàm lượng (g/l) Tên axit amin Hàm lượng (g/l)
Aspartic 1,19 Tyrosine 0,54
Serine 0,80 Valine* 0,69
Glutamine 0,40 Methionine* 0,38
Glycine 0,14 Lysine* 1,38
Histidine* 0,82 Isoleucine* 0,35
Arginine 1,32 Leucine* 0,90
Threonine* 0,50 Phenylalanine* 0,58
Alanine 0,64 TAA 10,91
Proline 0,09 TEAA 5,60
Cysteine 0,19 TEAA/TAA 51,33
(*): Axit amin không thay thế, TAA (Total amino acids): Tổng axit amin, TEAA (Total essential amino acids): Tổng axit amin
không thay thế
Về cảm quan, dịch đạm có màu vàng nhạt,
mùi dễ chịu, hàm lượng TVB-N/NTS 5,68%,
histamine 0,65 mg/100g đặc biệt thấp. Đối
chiếu với TCVN 5107:2003 của sản phẩm nước
mắm đặc biệt (NNH3/NTS < 20%) và histamine
theo Codex alimentairius (≤ 40 mg/100g) thì
dịch đạm thu được hoàn toàn có thể đưa vào
sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm.
IV. KẾT LUẬN
Chế độ thủy phân thích hợp để thu dịch
đạm giàu axit amin từ protein của cá nục gai
bằng hỗn hợp Alcalase và Flavourzyme là: tỷ
lệ Alcalase - Flavourzyme 1:3, tỷ lệ hỗn hợp
enzyme - cơ chất 0,2%, nhiệt độ 55oC, thời
gian 6 giờ. Sản phẩm thu được có thể được sử
dụng để sản xuất nước chấm, bột dinh dưỡng
hoặc bổ sung vào thức ăn chăn nuôi.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Mỹ Hương, 2012. Sản xuất sản phẩm thủy phân protein từ đầu cá ngừ vây vàng bằng protease
thương mại. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 2/2012 : 25-30.
Tiếng Anh
2. Amiza, M.A., Kong, Y.L., Faazaz, A.L., 2012. Effects of degree of hydrolysis on physicochemical properties
of Cobia (Rachycentron canadum) frame hydrolysate. International Food Research Journal, 19(1): 199-206.
3. Chun, C., Mouming, Z., Xiaofang, Z., Jiaoyan, R., 2006. Protein degradation of extensive enzymatic hydrolysis
of decapterus maruadsi. Transactions of the CSAE, Vol.22 (1): 147-152.
4. Kamnerdpetch, C., Weiss, M., Kasper, C., Scheper, T., 2007. An improvement of potato pulp protein hydrolyzation
process by the combination of protease enzyme systems. Enzyme and Microbial Technology, 40:508-514.
5. Kechaou, E.S., Dumay, J., Donnay, M., Jaouen, P., Gouygou, J.P., Amar, R.B., 2009. Enzymatic hydrolysis of
cuttlefi sh (Sepia offi cinalis) and sardine (Sardina pilchardus) viscera using commercial proteases: Effects on
lipid distribution and amino acid composition, Journal of Bioscience and Bioengineering, Vol. 107, Issue 2,
158-164.
6. Liaset, B., Nortvedt, R., Lied, E., Espe, M., 2002. Studies on the nitrogen recovery in enzymatic hydrolysis of
Atlantic salmon (Salmo salar, L.) frames by ProtamexTM protease. Process Biochemistry, 37: 1263-1269.
7. Motamedzadegan, A., Davarniam, B., Asadi, G., Abedian, A., 2010. Optimization of enzymatic hydrolysis of
yellowfi n tuna Thunnus albacares viscera using Neutrase. Int Aquat Res, 2: 173-181.
8. Nguyen, H.T.M., Sylla, K.S.B., Randriamahatody, Z., Donnay-Moreno, C., Moreau, J., Tran, L.T., Bergé, J.P.,
2011. Enzymatic Hydrolysis of Yellowfi n Tuna (Thunnus Albacares) By-Products Using Protamex Protease.
Food Technol. Biotechnol, 49 (1) 48–55.
9. Ovissipour, M., Benjakul, S., Safari, R., Motamedzadegan, A., 2010. Fish protein hydrolysates production from
yellowfi n tuna Thunnus albacares head using Alcalase and Protamex. Int Aquat Res, 2: 87-95.
10. Shamloo, M., Bakar, J., Mat Hashim, D. and Khatib, A., 2012. Biochemical properties of red tilapia (Oreochromis
niloticus) protein Hydrolysates. International Food Research Journal, 19(1): 183-188.
11. Santhivel, S., Smiley, S., Prinyawiwatkul, W., Bechtel, P.J., 2005. Functional and Nutritional Properties of Red
Salmon (Oncorhynchus nerka) Enzymatic Hydrolysates. Journal of Food Science, 70(6): 401-406.
12. Souissi, N., Bougatef, A., Triki-Ellouz, Y., Nasri, M., 2007. Biochemical and Functional Properties of Sardinella
(Sardinella aurita) By-Product Hydrolysates. Food Technol. Biotechnol. 45 (2) 187–194.
13. Wachirattanapongmetee, K., Wachirattanapongmetee, K., Thawornchinsombut, S., Pitirit, T., Yongsawatdigul, J.,
Park, J.W., 2009. Functional Properties of Protein Hydrolysates Prepared from Alkali-Aided Protein Extraction
of Hybrid Catfi sh Frame. Trends Research in Science and Technology, (1), 71-81
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11_do_thi_thanh_thuy_4043_2024306.pdf