Nghiên cứu tình hình mang khuẩn Mycoplasma Hyopneumoniae gây bệnh suyễn ở lợn nái sinh sản tại các trang trại chăn nuôi công nghiệp tập trung trên địa bàn một số tỉnh miền Bắc Việt Nam

Mycoplasma hyopneumoniae remains a significant respiratory to pig breeding. In order to have better understanding of the dynamics of Mycoplasma hyopneumoniae infection in modern production systems, it is necessary to study the different elements that play role in Mycoplasma hyopneumoniae epidemiology. The epidemiological examination of the prevalence of Mycoplasma hyopneumoniae and enzootic pneumonia in sows was realized on 92 herds including 862 sows. The results show that: The prevalence of infection was 42,3% of herds and 15,0% of animals. Mycoplasma hyopneumoniae was isolated from nasal swabs (29,0% - 56,2%), 2/3 lung samples (66,6%) collected from died and infected sows.

pdf5 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tình hình mang khuẩn Mycoplasma Hyopneumoniae gây bệnh suyễn ở lợn nái sinh sản tại các trang trại chăn nuôi công nghiệp tập trung trên địa bàn một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặng Xuân Bình và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 63 - 67 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH MANG KHUẨN MYCOPLASMA HYOPNEUMONIAE GÂY BỆNH SUYỄN Ở LỢN NÁI SINH SẢN TẠI CÁC TRANG TRẠI CHĂN NUÔI CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC VIỆT NAM Đặng Xuân Bình*, Đặng Thị Mai Lan Trường ĐH Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Mycoplasma hyopneumoniae là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đƣờng hô hấp trong chăn nuôi lợn công nghiệp. Để hiểu biết về vai trò gây bệnh của vi khuẩn này, thì phải có những tƣ liệu khoa học liên quan đến dịch tễ học, vi khuẩn học. Mục đích của nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin thực tế về đặc điểm dịch tễ của bệnh, xác định điều kiện lây lan và khả năng tồn tại của mầm bệnh trong cơ thể lợn nái. Tiến hành xác định đặc điểm dịch tễ bệnh suyễn ở lợn nái sinh sản; sau khi kiểm tra 92 đàn với 862 lợn nái sinh sản, đã phát hiện có 42,3% lợn mắc bệnh theo đàn và 15,0% mắc bệnh theo cá thể. Đã thu thập mẫu dịch ngoáy mũi và bệnh phẩm phổi lợn mắc bệnh; Mycoplasma hyopneumoniae phân lập đƣợc từ dịch ngoáy mũi (29,0% - 56,2%), phân lập từ bệnh phẩm phổi đạt 2/3 (66,6%). Từ khóa: Bệnh suyễn lợn; Viêm phổi địa phương, Mycoplasma hyopneumoniae. ĐẶT VẤN ĐỀ* Bệnh suyễn lợn (Mycoplasmal pneumonia of Swine), hay bệnh viêm phổi địa phƣơng (Enzootic pneumonia) ở lợn gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng, bệnh thƣờng ở thể mãn tính, kế phát sau khi có các yếu tố mở đƣờng nhƣ virus gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) làm cho bệnh thêm trầm trọng, phải điều trị kéo dài. Trong các trang trại chăn nuôi tập trung, nguồn bệnh có thể tồn tại qua nhiều thế hệ lợn (thƣờng ở các trại lợn nái sinh sản) thì bệnh dễ phát sinh. Ngoài ra, có thể do nhập đàn những trƣờng hợp mãn tính hoặc đang ủ bệnh. Nhiễm Mycoplasma hyopneumoniae rất phổ biến ở các đàn lợn sinh ra từ những trại hay khu vực chăn nuôi có sự hiện diện của mầm bệnh chƣa đƣợc thanh toán, lợn nái mắc bệnh mãn tính truyền mầm bệnh cho lợn con qua tiếp xúc. Xác định đặc điểm dịch tễ bệnh, tỷ lệ mang khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae sẽ góp phần bổ sung cơ sở khoa học và thực tiễn giúp các cơ quan chức năng đánh giá lại các biện pháp quản lý, kỹ thuật đang áp dụng hiện nay nhằm tiếp tục điều chỉnh để khống chế nguồn bệnh, giữ gìn điều kiện vệ sinh chuồng trại và bảo vệ động vật mẫn cảm, từng bƣớc * Tel: 0912.115.712; Email: dangbinhtuaf@yahoo.com hạn chế bệnh phát sinh, phát triển và tiến tới thanh toán bệnh. VẬT LIỆU , NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu dịch ngoáy mũi lợn nái sinh sản thu thập tại một số trại chăn nuôi lợn tập trung trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, Hà Tây và Thái Nguyên từ 6/2010 đến tháng 5/2011 để xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae. Hóa chất , môi trƣờng chọn lọc nhập khẩu từ hãng Fortress Diagnostics sử dụng trong nghiên cƣ́u vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae. Điều tra dịch tễ học theo Dirk U. Pfeiffer (2002) [3]. Tiến hành thu thập mẫu, phân lập và giám định đặc tính sinh học của vi khuẩn theo Quinn.P.J et al [5]; xử lý thống kê theo Chu Văn Mẫn (2001)[2]. KẾT QUẢ NGHIÊN CƢ́U VÀ THẢO LUẬN Xác định tỷ lệ mắc bệnh suyễn ở lợn nái sinh sản theo đàn và cá thể Tiến hành điều tra tình hình bệnh suyễn ở lợn nái sinh sản tại các trại chăn nuôi lợn theo hình thức công nghiệp tập trung trên địa bàn các tỉnh Cao Bằng (CB), Hà Tây (HT) và Thái Nguyên (TN) trong hai năm (2010 và 2011), kết quả thu đƣợc trình bày ở bảng 1. Từ bảng 1, các kết quả thu đƣợc cho thấy: Đã Đặng Xuân Bình và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 63 - 67 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 phát hiện lợn nái sinh sản mắc bệnh suyễn theo đàn, chiếm từ 28,2% (TN) đến 40,6% (HT) và 71,4% (CB); lợn mắc bệnh suyễn theo cá thể, chiếm từ 12,5% (TN), đến 14,6% (HT) và 19,2% (CB). Lợn nái mắc bệnh suyễn có triệu chứng lâm sàng đặc trƣng nhƣ ho nhiều về đêm, biểu hiện thở khó vào lúc trời nắng nóng, giảm vận động, ăn ít, khó thở sau khi vận động hoặc sau khi ăn v.v. Kết quả này phù hợp với Barbara E. Straw, David J. Taylor (2006)[1], Dirk U. Pfeiffer (2002)[3]. Xác định tỷ lệ nhiễm bệnh suyễn ở lợn nái sinh sản theo mùa vụ Tiến hành điều tra tình hình lợn nái sinh sản mắc bệnh suyễn theo mùa vụ trong năm, kết quả đƣợc trình bày tại bảng 2. Từ bảng 2, các kết quả thu đƣợc cho thấy: Lợn nái sinh sản mắc bệnh suyễn vụ Hè – Thu chiếm tỷ lệ từ 5,5% (TN) đến 6,0% (HT) và 7,5% (CB); tỷ lệ chết do bệnh chiếm 6,2% (CB). Vụ Đông – Xuân, lợn mắc bệnh suyễn chiếm tỷ lệ từ 6,9% (TN) đến 8,5% (HT) và 11,7% (CB); tỷ lệ chết do bệnh tại HT chiếm 3,2%, tại CB chiếm 4,0%. Ngoài ra, có sự sai khác về tỷ lệ lợn nái sinh sản mắc bệnh suyễn theo chiều hƣớng tăng giữa mùa vụ Đông – Xuân so với Hà – Thu (P<0,05). Kết quả này phù hợp với Barbara E. Straw, David J. Taylor (2006)[1], Ross. R. F (1992)[6]. Xác định tỷ lệ nhiễm bệnh suyễn ở lợn nái sinh sản theo các tháng trong năm Đã tiến hành điều tra tỷ lệ lợn nái sinh sản mắc bệnh suyễn theo các tháng trong năm, kết quả thu đƣợc trình bày ở bảng 3. Từ bảng 3, các kết quả thu đƣợc cho thấy: Lợn nái sinh sản nhiễm bệnh có sự khác nhau theo từng tháng: Lợn nhiễm bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất vào tháng 6, 7, 8 và thấp nhất vào tháng 11, 12, 1 và tháng 2. Kết quả này có sự phù hợp với điều tra tình hình bệnh theo mùa vụ (Bảng 2). Lợn mắc bệnh tập trung vào mùa vụ có đặc điểm thời tiết khí hậu nóng nực, nhiệt độ cao, ẩm độ cao. Kết quả này phù hợp với Barbara E. Straw, David J. Taylor (2006)[1]. Bảng 1. Kết quả xác định tỷ lệ mắc bệnh suyễn ở lợn nái sinh sản theo đàn và cá thể tại các trại chăn nuôi lợn theo hình thức công nghiệp tập trung Địa điểm khảo sát Lợn nái sinh sản mắc bệnh suyễn theo đàn Lợn nái sinh sản mắc bệnh suyễn theo cá thể Số đàn theo dõi Số đàn mắc bệnh Tỷ lệ (%) Số lợn theo dõi Số lợn mắc bệnh Tỷ lệ (%) CB 21 15 71,4 213 41 19,2 HT 32 13 40,6 362 53 14,6 TN 39 11 28,2 287 36 12,5 Tính chung 92 39 42,3 862 130 15,0 Bảng 2. Kết quả xác định tỷ lệ mắc bệnh suyễn ở lợn nái sinh sản theo mùa vụ trong năm Địa điểm Vụ Hè - Thu Vụ Đông -Xuân Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Số lợn chết (con) Tỷ lệ chết (%) Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Số lợn chết (con) Tỷ lệ chết (%) CB 213 16 7,5 1 6,2 213 25 11,7 1 4,0 HT 362 22 6,0 0 0 362 31 8,5 1 3,2 TN 287 16 5,5 0 0 287 20 6,9 0 0 Bảng 3. Kết quả xác định tỷ lệ lợn nái sinh sản mắc bệnh suyễn theo các tháng trong năm Năm Tháng Tỷ lệ mắc bệnh suyễn ở lợn nái sinh sản tại các địa phương CB (n = 213) HT (n = 362) TN (n = 287) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Đặng Xuân Bình và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 63 - 67 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 2 0 1 1 2 0 1 0 6 7 3,2 8 2,2 6 2,0 7 5 2,3 6 1,6 6 2,0 8 5 2,3 7 1,9 4 1,3 9 4 1,8 5 1,3 3 1,0 10 2 0,9 5 1,3 1 0,3 11 2 0,9 3 0,8 2 0,6 12 2 0,9 2 0,5 1 0,3 1 2 0,9 2 0,5 2 0,6 2 2 0,9 2 0,5 2 0,6 3 3 1,4 3 0,8 2 0,6 4 3 1,4 4 1,1 3 1,0 5 4 1,8 5 1,3 4 1,3 Triệu chứng lâm sàng, bệnh tích ở lợn nái sinh sản nhiễm bệnh suyễn Đã tiến hành kiểm tra triệu chứng lâm sàng ở lợn mắc bệnh. Lợn chết mổ khám quan sát bệnh tích đại thể, kết quả thu đƣợc trình bày ở bảng 4. Từ bảng 4, các kết quả thu đƣợc cho thấy: Lợn nái nhiễm bệnh suyễn có triệu chứng lâm sàng đặc trƣng nhƣ đƣợc mô tả trong các tài liệu kinh điển; ho, tiếng ho nặng, khó thở, đặc biệt khi trời nắng nóng, ẩm độ không khí tăng cao; thƣờng ho khan về đêm. Sau khi ăn có biểu hiện khó thở (ngồi thở nhƣ chó). Lợn chết thấy phổi viêm, phổi xẹp, nhục hóa. Trong tổng số 862 lợn theo dõi, có 130 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 15,0%. Chỉ có 3 lợn chết, chiếm tỷ lệ 2,3%. Kết quả này phù hợp với Barbara E. Straw, David J. Taylor (2006)[1]. Bảng 4. Triệu chứng và bệnh tích chủ yếu ở lợn nái mắc bệnh suyễn STT Triệu chứng và bệnh tích Số lợn theo dõi (con) Số lợn có biểu hiện (con) Tỷ lệ (%) 1 Ho, khó thở 130 130 100 2 Lông dựng, khô, chậm lớn 130 130 100 3 Ho nhiều về đêm 130 130 100 4 Khó thở sau khi ăn, khi trời nắng nóng 130 130 100 5 Phổi viêm, nhục hóa, xẹp 130 130 100 Phân lập vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae từ dịch ngoáy mũi và bệnh phẩm Đã tiến hành lấy mẫu dịch ngoáy mũi và bệnh phẩm là phổi của lợn nái sinh sản mắc bệnh, kết quả thu đƣợc trình bày ở bảng 5. Từ bảng 5, các kết quả thu đƣợc cho thấy: Trên môi trƣờng PPLO Agar (Mycoplasma Agar Base) có bổ sung huyết thanh ngựa tƣơi (Horse Serum) và thành phần tăng sinh Tháng 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Biểu đồ minh họa tỷ lệ lợn nái sinh sản nhiễm bệnh suyễn theo các tháng trong năm CB HT TN 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 Tỷ lệ % 2010 2011 Đặng Xuân Bình và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 63 - 67 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 (Mycoplasma Enrichment Supplement), trong điều kiện nhiệt độ 37oC có bổ sung 5% CO2, vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae phát triển tạo thành những khuẩn lạc nhỏ, dạng trứng rán (Fried-Egg). Cụ thể nhƣ sau: Đã phân lập đƣợc vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae trên môi trƣờng PPLO Agar; tỷ lệ phân lập vi khuẩn từ dịch ngoáy mũi đạt 29,0% (HT, vụ Đông - Xuân), 56,2% (CB, vụ Hè – Thu). Tỷ lệ phân lập vi khuẩn từ bệnh phẩm tổ chức phổi đạt 66,6%. Kết quả này phù hợp với Barbara E. Straw, David J. Taylor (2006)[1], Eileen L. Thacker (2004)[4]. Kết quả này cũng phù hợp với tình hình thực tế tại cơ sở. Từ nhiều năm qua bệnh suyễn xuất hiện và tồn tại dai dẳng, nhiều thế hệ lợn nái sinh sản nhiễm bệnh, trở thành nguồn bệnh, mang và bài xuất mầm bệnh trong khu vực chăn nuôi, làm giảm hiệu suất sinh sản, điều trị tốn kém, lợn con sinh ra dễ nhiễm bệnh. KẾT LUẬN - Lợn nái sinh sản mắc bệnh suyễn theo đàn, chiếm từ 28,2% đến 71,4%; lợn mắc bệnh suyễn theo cá thể, chiếm từ 12,5% đến 19,2%. - Lợn nái sinh sản mắc bệnh suyễn vụ Hè – Thu chiếm tỷ lệ từ 5,5% đến 7,5%; vụ Đông – Xuân, lợn mắc bệnh suyễn chiếm tỷ lệ từ 6,9% đến 11,7%; tỷ lệ chết do bệnh chiếm 3/130 (2,3%). - Lợn nhiễm bệnh suyễn chiếm tỷ lệ cao nhất vào tháng 6, 7, 8 và thấp nhất vào tháng 11, 12, 1 và tháng 2. - Lợn nái nhiễm bệnh suyễn có triệu chứng lâm sàng đặc trƣng; ho, tiếng ho nặng, khó thở, đặc biệt khi trời nắng nóng, ẩm độ không khí tăng cao, thƣờng ho khan về đêm. Sau khi ăn có biểu hiện khó thở (ngồi thở nhƣ chó). Lợn chết thấy phổi viêm, phổi xẹp, nhục hóa. - Đã phân lập đƣợc vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae trên môi trƣờng PPLO Agar; tỷ lệ phân lập vi khuẩn từ dịch ngoáy mũi đạt 29,0% (HT, vụ Đông - Xuân), 56,2% (CB, vụ Hè – Thu). Tỷ lệ phân lập vi khuẩn từ bệnh phẩm tổ chức phổi đạt 66,6%. Bảng 3. Kết quả phân lập vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae tƣ̀ dịch ngoáy mũi và bệnh phẩm lợn nái sinh sản mắc bệnh suyễn Mùa vụ Địa điểm Dịch ngoáy mũi (n = 130) Bệnh phẩm phổi (n = 3) Số mẫu thu thập Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%) Số mẫu thu thập Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%) Hè - Thu CB 16 9 56,2 1 1 100 HT 22 8 36,3 0 0 0 TN 16 6 37,5 0 0 0 Đông - Xuân CB 25 12 48,0 1 1 100 HT 31 9 29,0 1 0 0 TN 20 7 35,0 0 0 0 Đặng Xuân Bình và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 63 - 67 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1].Barbara E. Straw, David J. Taylor (2006). Diseases of swine. 9 th Edition. Blackwell Publishing. USA. [2]. Chu Văn Mẫn (2001). Ứng dụng tin học trong sinh học (Sử dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu sinh học), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [3]. Dirk U. Pfeiffer (2002). Veterinary Epidemiology. Epidemiology Division. Department of Veterinary Clinical Sciences,. The Royal Veterinary College, University of London. 2002. [4]. Eileen L. Thacker (2004). Diagnosis of Mycoplasma hyopneumoniae. Department of Veterinary Microbiology and Preventive Medicine, College of Veterinary Medicine, Iowa State University, Ames, Iowa. [5]. Quinn P. J., Carter M. E., Markey B. K., Carter G. R. (1994). The Mycoplasmas, Clinical Veterinary Microbiology. Mosby, Edinburgh, pp.254–259. [6]. Ross. R. F (1992). Diseases of swine. IOWA State Univesity Press/ AMES, IOWA U.S.A, 7 th Edition. SUMMARY STUDY ON THE PREVALENCE OF SOWS WITH MYCOPLASMA HYOPNEUMONIAE BACTERIA IN FACTORY FARMS IN NORTHERN REGION OF VIETNAM Dang Xuan Binh * , Dang Thi Mai Lan College of Agriculture and Forestry – TNU Mycoplasma hyopneumoniae remains a significant respiratory to pig breeding. In order to have better understanding of the dynamics of Mycoplasma hyopneumoniae infection in modern production systems, it is necessary to study the different elements that play role in Mycoplasma hyopneumoniae epidemiology. The epidemiological examination of the prevalence of Mycoplasma hyopneumoniae and enzootic pneumonia in sows was realized on 92 herds including 862 sows. The results show that: The prevalence of infection was 42,3% of herds and 15,0% of animals. Mycoplasma hyopneumoniae was isolated from nasal swabs (29,0% - 56,2%), 2/3 lung samples (66,6%) collected from died and infected sows. Key words: Mycoplasmal pneumonia of swine; Enzootic pneumonia; Mycoplasma hyopneumoniae. * Tel: 0912.115.712; Email: dangbinhtuaf@yahoo.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_32518_36221_1082012151931nghiencuutinhhinhmangkhuan_1418_2052748.pdf
Tài liệu liên quan