The present study was conducted to survey on collection of feeder cell types for in vitro culture of
embryos. In experiment 1, oviduct cell clusters were collected from pubertal sows. The amount of
clusters with good morphology and activity obtained from good-looking big oviducts with few blood
vessels was higher than that from good-looking, small ones, and ones with many vessels. After freezing
and thawing, oviduct cells kept their good quality similar to non-freezed ones. In experiment 2,
fibroblasts were collected from mouse fetuses and cultured in DMEM 10% FBS (37oC, 5% CO2, 100%
humidity). The mean number of fibroblasts obtained was 17.76 million cells per fetus. Growth speed of
freezed-thawed fibroblasts were not different in compare to non-freezed cells. In conclusion, collection
and evaluation of cells before and after freezing were conducted in 2 types of cells. The present study
would contribute modestly to establishment of in vitro culture system improvement towards biomedical
researches in the future.
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thu nhận và đánh giá các loại tế bào đệm phục vụ cho nuôi phôi in Vitro - Hứa Nguyệt Mai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hứa Nguyệt Mai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 81 - 86
81
NGHIÊN CỨU THU NHẬN VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC LOẠI TẾ BÀO ĐỆM PHỤC VỤ
CHO NUÔI PHÔI IN VITRO
Hứa Nguyệt Mai1*, Bùi Xuân Nguyên2,
Nguyễn Văn Hạnh2, Nguyễn Việt Linh2
1Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
2Viện công nghệ sinh học – Viện KH&CN Việt Nam
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được tiến hành với mục đích khảo sát việc thu nhận các loại tế bào đệm phục vụ
cho nuôi phôi in vitro. Thí nghiệm 1 thực hiện trên tế bào màng trong vòi trứng lợn, kết quả cho
thấy: số cụm tế bào thu được ở vòi trứng đẹp, to, ít mạch máu, tốt hơn rõ rệt hơn so với tế bào thu
được ở vòi trứng đẹp, nhỏ và vòi trứng nhiều mạch máu. Tế bào màng trong vòi trứng sau khi giải
đông có chất lượng tương tự như tế bào không đông lạnh. Thí nghiệm 2 thực hiện trên nguyên bào
sợi phôi chuột, kết quả là: các nguyên bào sợi được thu nhận từ các bào thai chuột nhắt trắng, nhân
nuôi trong môi trường DMEM có bổ sung 10% huyết thanh bò. Số lượng nguyên bào sợi trung
bình thu được từ bào thai chuột là 17,76 triệu tế bào. Tốc độ phát triển của các tế bào sau khi đông
lạnh tương tự với các tế bào không đông lạnh. Tóm lại, việc thu nhận, đánh giá chất lượng của tế
bào trước và sau đông lạnh đã được thực hiện trên 2 loại tế bào vòi trứng của lợn và phôi chuột.
Nghiên cứu này sẽ là cơ sở để sản xuất các loại tế bào đệm dùng để cải tiến chất lượng các phôi
nuôi cấy in vitro, phục vụ cho các nghiên cứu y sinh trong tương lai.
Từ khóa: vòi trứng, nguyên bào sợi, phôi, nhân nuôi.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Ngày nay, công nghệ sinh học nói chung và
công nghệ sinh học trong lĩnh vực sinh sản
nói riêng đang rất phát triển và đạt nhiều
thành tựu quan trọng, đem lại nhiều ý nghĩa
và lợi ích thiết thực trong cuộc sống. Phôi là
nguồn vật liệu quan trọng trong chuyển cấy
phôi tạo nguồn động vật đồng loạt, phục vụ
cho các thử nghiệm trong y học, hoặc nhằm
mục đích nâng cao năng suất vật nuôi trong
chăn nuôi hay một ý nghĩa quan trọng là bảo
tồn những loài động vật quý hiếm. Việc tạo ra
được phôi với chất lượng và số lượng tốt là
rất quan trọng trong nghiên cứu và ứng dụng.
Cải tiến môi trường nuôi là một trong những
hướng chính để nâng cao hiệu suất tạo phôi.
Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành với
mục tiêu thu nhận và đánh giá các loại tế bào
đệm bổ sung môi trường nuôi phôi giúp cải
tiến hệ thống nuôi phôi in vitro.
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu: Ống dẫn trứng lợn thu
từ các lợn cái Yorkshire (đại bạch) khỏe
*
Tel: 0973 113 541; Email: nguyetmaimai@gmail.com
mạnh, không có dị tật, được lấy tại lò mổ ở
Hà Nội. Chuột nhắt trắng được cung cấp bởi
Trung tâm chăn nuôi Động vật thí nghiệm,
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế.
Nội dung nghiên cứu:
- Thu, nuôi cấy, đánh giá chất lượng tế bào
màng trong vòi trứng từ ống dẫn trứng lợn.
- Nuôi cấy, đánh giá chất lượng tế bào màng
trong vòi trứng của lợn sau đông lạnh.
- Thu nhận, nhân nuôi, đánh giá chất lượng
tế bào nguyên bào sợi từ thai chuột
- Nhân nuôi và đánh giá chất lượng nguyên
bào sợi từ thai chuột sau đông lạnh.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu tế bào màng trong vòi trứng
lợn [1]: Chúng tôi chia làm 3 nhóm thí nghiệm:
Nhóm 1: thu cụm tế bào từ vòi trứng to, đẹp,
ít mạch máu
Nhóm 2: thu cụm tế bào từ vòi trứng nhỏ,
đẹp, ít mạch máu
Nhóm 3: thu cụm tế bào từ vòi trứng có nhiều
mạch máu
Ống dẫn trứng sau khi thu về phòng thí
nghiệm được rửa sạch, cắt bỏ hết các lớp
Hứa Nguyệt Mai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 81 - 86
82
màng bên ngoài, tiến hành thu tế bào bằng
cách cạo nhẹ bề mặt bên trong vòi trứng bằng
kẹp rồi lọc lấy tế bào thành trong, và nuôi
trong môi trường 199 NaHCO3, trong tủ nuôi
ở nhiệt độ 37,5o C trong điều kiện 5% CO2
với độ ẩm bão hòa. Sau 24 giờ đánh giá chất
lượng của các tế bào nuôi. Chất lượng các cụm
tế bào được đánh giá bằng cách quan sát dưới
kính hiển vi soi nổi và phân loại như sau: các
cụm tế bào quay với tốc độ nhanh được đánh
giá là tế bào hoạt động tốt, cụm tế bào quay
với tốc độ chậm là tế bào hoạt động yếu, cụm
tế bào không quay sẽ bị thoái hóa dần. tiến
hành thay môi trường nuôi, sau khi cân bằng
khí chọn những cụm tế bào đẹp, quay khỏe có
thể mang vào nuôi phôi.
- Phương pháp thu tế bào nguyên bào sợi
phôi chuột [1]: tế bào nguyên bào sợi được
thu từ bào thai chuột nhắt trắng.
Các bước tiến hành thu và nhân nuôi tế bào
gồm: Chọn chuột có thai 13-18 ngày tuổi, lấy
toàn bộ các thai chuột (còn trong màng ối),
sau đó loại bỏ nhau thai, rốn, màng ối, các
cơ quan nội tạng và thu phần cơ lưng trên
mình thai chuột. Cắt phần mô này thành từng
miếng nhỏ bằng kéo, xử lý với 2ml tripsin-
EDTA trong vòng 5 phút ở 370C, sau đó
trung hòa tripsin bằng dung dịch DMEM
10% FCS. Loại bỏ dung dịch sau ly tâm, thu
nhận các tế bào, nhân nuôi trong các đĩa;
Thay môi trường cho đĩa nuôi sau 24 giờ.
Tiếp tục nhân nuôi sau 3-5 ngày khi tế bào
mọc kín đĩa; Nhân nuôi tiếp hoặc đông lạnh
để sử dụng dần.
- Phương pháp xử lý số liệu: số liệu được xử
lý bằng phần mềm Microsoft Excel.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Nghiên cứu phân lập, nuôi cấy tế bào màng
trong vòi trứng
Kết quả tế bào thu được được trình bày ở
bảng 1.
Bảng 1. Ảnh hưởng chất lượng vòi trứng đến tỷ lệ các cụm tế bào màng trong vòi trứng thu được
Nhóm
TN
Tổng số
cụm tế bào
thu được
Tỷ lệ (%)
Cụm tế bào
hoạt động tốt
Cụm tế bào
hoạt động yếu
Cụm tế bào
thoái hóa
1 1860 65,3a± 5,1 25,81a± 2 8,87a ± 0,95
2 1135 55,1b ± 2,6 26.43b ±1,1 14,98b ± 1,28
3 650 30c ± 1,1 16,15c ±0,4 53,85c ± 1,51
LSDα 0,05 =31,06 LSD α 0,05 =13,22 LSD α 0,05 =12,14
TN: thí nghiệm
Theo cột dọc các số liệu kết quả mang chữ cái khác nhau thì khác có ý nghĩa thống kê P<0,05
Giá trị LSD- Least Significant Difference: giá trị khác biệt thấp nhất để các nghiệm thức được xem là khác
biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa α.
Hình 1. Biểu đồ tỷ lệ cụm tế bào màng trong vòi trứng ở các nhóm thí nghiệm
Hứa Nguyệt Mai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 81 - 86
83
Qua bảng 1 và hình 1 chúng tôi có những
nhận xét:
- Tỷ lệ cụm tế bào thu được ở nhóm 1 cao
hơn hẳn các nhóm khác và tỷ lệ các cụm tế
bào hoạt động tốt cũng rất cao (65,3% so với
55,1% và 30%), còn tỷ lệ cụm tế bào thoái
hóa chiếm tỷ lệ thấp 8,87%. Điều này cho
thấy từ các vòi trứng to, đẹp sẽ thu được
nhiều cụm tế bào chất lượng tốt.
- Tỷ lệ cụm tế bào thu được ở nhóm thí nghiệm
2 cũng khá là cao, nhưng có sự giảm hơn so
với nhóm thí nghiệm 1, tỷ lệ cụm tế bào hoạt
động tốt chiếm 55,1%, cụm tế bào hoạt động
yếu chiếm 26,43%, cụm tế bào thoái hóa
14,98%. Như vậy ở nhóm thí nghiệm 2 với vòi
trứng nhỏ, đẹp cũng thu được các cụm tế bào
có chất lượng tốt với tỷ lệ khá cao và tỷ lệ
thoái hóa cũng không đáng kể.
- Tỷ lệ cụm tế bào thu được ở nhóm thí
nghiệm 3 thấp hơn hẳn so với nhóm 1 và 2
(30% so với 65,3 và 55,1), các cụm tế bào
hoạt động tốt chiếm tỷ lệ rất thấp 30% , cụm
tế bào hoạt động yếu chiếm tỷ lệ khá cao
53,85%. Như vậy chất lượng của các vòi
trứng thoái hóa ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng cụm tế bào thu được.
Như vậy, qua kết quả nghiên cứu ở 3 nhóm
thí nghiệm chúng tôi thấy rằng vòi trứng có
ảnh hưởng đến chất lượng của các cụm tế bào
thu đươc, vòi trứng to đẹp, ít mạch máu sẽ thu
được nhiều cụm tế bào, tỷ lệ thoái hóa thấp,
vòi trứng nhỏ đẹp, ít mạch máu thu được cụm
tế bào tốt nhưng số lượng ít, vòi trứng có
nhiều mạch máu sẽ thu được cụm tế bào chất
lượng xấu, tỷ lệ thoái hóa cao. Có sự khác
biệt giữa các tỷ lệ ở các nhóm thí nghiệm có ý
nghĩa thống kê.
Ảnh hưởng của đông lạnh lên chất lượng
của cụm tế bào sau giải đông.
Kết quả được trình bày ở bảng 2.
Qua bảng 2 chúng tôi thấy rằng thời gian
quay của các cụm tế bào thu được và cụm tế
bào sau giải đông không có sự sai khác, thời
gian quay của các cụm tế bào thu được trung
bình là 6,6 ± 0,54 (ngày), của các cụm tế bào
sau giải đông là 6,4 ± 0,41(ngày). Từ kết quả
này, có thể kết luận rằng việc đông lạnh các
cụm tế bào vòi trứng không làm ảnh hưởng
đến chất lượng của chúng. Điều này có ý
nghĩa trong quá trình sản xuất phôi in vitro.
Các cụm tế bào vòi trứng có thể được chủ
động thu nhận, đông lạnh, và lưu trữ trong
ngân hàng lạnh, và sẽ được giải đông để sử
dụng khi cần với chất lượng không khác so
với các cụm tế bào vòi trứng thu tươi.
Kết quả nhân nuôi tế bào nguyên bào sợi
thai chuột
Đây là một trong những khâu đầu tiên cần
khảo sát để đánh giá chất lượng và số lượng
của nguồn tế bào thu được, thời gian nhân
nuôi, từ đó có thể biết được có thể chủ
động điều chỉnh số lượng thai chuột đưa vào
thao tác nhằm mục đích thu đủ số lượng tế
bào cho nuôi phôi (bảng 3).
Bảng 2. Kết quả theo dõi thời gian quay của các cụm tế bào thu được và cụm tế bào sau giải đông
Lô TN
Tế bào thu được Tế bào sau giải đông
Cụm tế bào
quay
Thời gian quay
(ngày)
Cụm tế bào
quay
Thời gian quay
(ngày)
1 150 5 200 4
2 320 8 350 6
3 280 10 500 8
4 210 3 150 5
5 145 7 245 9
Trung bình ± SEM 221 ± 15,56 6,6 ± 0,54 289 ± 27,82 6,4 ± 0,41
TN: Thí nghiệm
SEM (Std. error of the mean): Sai số chuẩn của giá trị trung bình
Hứa Nguyệt Mai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 81 - 86
84
Số liệu bảng 3 cho thấy số lượng thai tùy
thuộc vào các chuột khác nhau, chúng tôi thu
chuột mẹ chửa từ 13-18 ngày, tuy nhiên ở mỗi
chuột cho số lượng thai khác nhau, điều đó
cũng ảnh hưởng đến số diện tích nuôi và số tế
bào thu được ở mỗi chuột là khác nhau. Qua
đó, chúng tôi nhận thấy rằng thu phôi chuột ở
chuột chửa ở ngày 14 sẽ thu được phôi với
chất lượng tế bào tốt, nhiều tế bào, còn đối
với chuột chửa 18 ngày số lượng phôi thu
được thường rất ít, và khi nuôi số tế bào bị
chết khá nhiều vì vào giai đoạn này phôi
chuột đã hình thành nên bộ xương cứng cáp
hơn, trong quá trình thu nuôi phải lọc bỏ hết
xương nên ảnh hưởng đến chất lượng và số
lượng tế bào thu được.
Vì vậy qua kết quả nghiên cứu ở bảng 3
chúng tôi rút ra kết luận rằng trong khoảng
3-5 ngày sẽ đánh giá được chất lượng và số
lượng tế bào thu được để có nguồn tế bào
nguyên bào sợi thai chuột phục vụ cho các thí
nghiệm nuôi phôi.
Kết quả tốc độ nhân nuôi tế bào ở bảng 4 cho
thấy tốc độ ngày nhân nuôi ở 2 loại tế bào là
không có sự khác nhau, đối với cả 2 loại tế
bào không đông lạnh và tế bào đông lạnh thì
trung bình ngày cấy chuyển ở các lần 1, 2, 3,
4 là 3 – 4 ngày sẽ phủ kín bề mặt đĩa nuôi và
sau đó tiếp tục cấy chuyển và nhân nuôi ở các
lần tiếp theo. Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi
nhận thấy thời gian nhân nuôi phủ kín bề mặt
đĩa nuôi tương tự nhau điều đó cho thấy rằng
tốc độ phát triển ở 2 loại tế bào đều như nhau.
Như vậy có thể sử dụng cả 2 loại tế bào để
nuôi phôi với chất lượng tương tự nhau.
Bảng 3. Kết quả thu tế bào nguyên bào sợi thai chuột từ các bào thai chuột
Lô TN
Số bào
thai/
chuột
Tổng diện tích
nuôi ban đầu
( cm2)
Thời gian
phủ đầy
( ngày)
Số tế bào thu được
(triệu)
1 15 105 3 24
2 6 35 4 8
3 11 88 3 20
4 16 123 3 28
5 10 41 5 14
6 8 22 3 12
Trung bình ± SEM 11 ± 0,65 69 ± 6,95 3,5 ± 0,12 17,67 ± 1,2
Bảng 4: Kết quả nghiên cứu tốc độ nhân nuôi tế bào không đông lạnh và tế bào sau giải đông
Lô TN Tế bào không đông lạnh Tế bào đông lạnh sau giải đông
A B C A B C
1 3 3 4 3 3 4
2 3 4 4 4 3 4
3 4 3 3 3 3 3
4 4 3 3 4 3 3
5 3 3 3 4 4 3
TB ± SEM 3,4 ± 0,11 3,2 ± 0,09 3,4 ± 0,11 3,6 ± 0,11 3,2 ± 0,09 3,4 ± 0,11
A: Ngày cấy chuyển nhân nuôi lần 1 sang lần 2
B: Ngày cấy chuyển nhân nuôi lần 2 sang lần 3
C: Ngày cấy chuyển nhân nuôi lần 3 sang lần 4
Hứa Nguyệt Mai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 81 - 86
85
A. Vòi trứng lợn B. Vòi trứng đã cắt sạch C. Mảng mô khi nuôi
D. Tế bào tươi thu được E. Cụm tế bào sau giải đông F. Cụm tế bào đông lạnh 1ngày
sau giải đông
Hình 2. Kết quả nhân nuôi tế bào màng trong vòi trứng
A. Bào thai chuột 14 ngày tuổi B. Mảng mô khi nuôi C. Tế bào bám đáy
D. Tế bào phủ kín đáy E. Tế bào sau giải đông F. Tế bào đông lạnh phủ kín đáy
Hình 3. Kết quả nhân nuôi tế bào nguyên bào sợi thai chuột
Hứa Nguyệt Mai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 81 - 86
86
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
- Các vòi trứng đẹp, ít mạch máu có tỷ lệ các
cụm tế bào tốt thu được cao hơn so với các
vòi trứng xấu, nhiều mạch máu. Thời gian
quay (phản ánh chất lượng) của các cụm tế
bào không đông lạnh và tế bào sau giải đông
là như nhau.
- Số lượng nguyên bào sợi thu được từ bào
thai chuột trung bình là 17,76 triệu tế bào/một
bào thai. Tốc độ phát triển của các tế bào
không đông lạnh và các tế bào đông lạnh là
như nhau.
Đề nghị
Tiếp tục tìm hiểu khả năng ứng dụng của các
loại tế bào nguyên bào sợi và tế bào màng
trong vòi trứng vào các nghiên cứu khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Thị Ước, Nguyễn Việt Linh, Nguyễn
Văn Hạnh, Quản Xuân Hữu, Đặng Nguyễn Quang
Thành, Trần Thị Thơm, Nguyễn Thị Mến, Bùi Linh
Chi, Nguyễn Trung Thành, Dương Đình Long,
Nguyễn Khắc Tích, Phan Ngọc Minh, Bùi Xuân
Nguyên, (2008). “Nghiên cứu sản xuất phôi lợn mini
nội địa bằng tổ hợp công nghệ ống nghiệm và nhân
bản vô tính”. Tạp chí công nghệ sinh học, 6(4A), tr.
625-635.
[2]. Archibong A. E., Petters R. M. and Johnson B.
H. (1989), “Development of porcine embryos from
the one- and two cell stages to blastocysts in
culture medium supplemented with porcine
oviductal fluid”, Biol Reprod 41, pp. 1076.
[3]. Freeman M., Whitworth M. and Hill G. (1995),
“Granulosa cell co-culture enhances human embryo
development and pregnancy rate following in-vitro
fertilization”, Hum. Reprod 10, pp. 408-414.
[4]. Park J.S., Han Y.M., Lee C.S., Kim S.J., Kim
Y.H., Lee K.J., Lee K.S. and Lee K.K. (2000),
“Improved development of DNA-injected bovine
embryos co-cultured with mouse embryonic
fibroblast cells”, Anim Reprod, Sci, 59, pp. 13-22.
[5]. Pavasuthipaisit K., Lhuangmahamongkol S.,
Tocharus C., Kitiyanant Y., Prempree P. (1994),
“Porcine oviductal cells support in vitro bovine
embryo development”, Theriogenology, 41 (5), pp.
1127-38.]
[6]. Wiemer K. E., Cohen J., Tucker M.J. and Godke
R.A. (1998), “The application of co-culture in assisted
reproduction: 10 years of experience with human
embryos”, Hum. Reprod 13, pp. 226-238.
SUMMARY
COLLECTION AND EVALUATION OF FEEDER CELLS FOR
IN VITRO CULTURE OF EMBRYOS
Hua Nguyet Mai1*, Bui Xuan Nguyen2,
Nguyen Van Hanh2, Nguyen Viet Linh2
1College of Sciences -TNU
2Institute of Biotechnology - Vietnam Academy of Science and Technology
The present study was conducted to survey on collection of feeder cell types for in vitro culture of
embryos. In experiment 1, oviduct cell clusters were collected from pubertal sows. The amount of
clusters with good morphology and activity obtained from good-looking big oviducts with few blood
vessels was higher than that from good-looking, small ones, and ones with many vessels. After freezing
and thawing, oviduct cells kept their good quality similar to non-freezed ones. In experiment 2,
fibroblasts were collected from mouse fetuses and cultured in DMEM 10% FBS (37oC, 5% CO2, 100%
humidity). The mean number of fibroblasts obtained was 17.76 million cells per fetus. Growth speed of
freezed-thawed fibroblasts were not different in compare to non-freezed cells. In conclusion, collection
and evaluation of cells before and after freezing were conducted in 2 types of cells. The present study
would contribute modestly to establishment of in vitro culture system improvement towards biomedical
researches in the future.
Key words: oviduct, fibroblast, embryo, culture.
Ngày nhận bài: 30/7/2012, ngày phản biện: 08/8 /2012, ngày duyệt đăng: 10/10/2012
*
Tel: 0973 113 541; Email: nguyetmaimai@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_36339_39934_311201313355281_6194_2052178.pdf