Thức ăn viên tổng hợp có hàm lượng dinh
dưỡng cao trong nghiên cứu này có khả năng
thay thế 25 % khẩu phần thức ăn tươi sống
(mực và hồng trùng) để nuôi vỗ tôm bố chân
trắng mẹ mà không ảnh hưởng đến chất lượng
sinh sản của chúng. Thay thế ở mức 50 % thức
ăn tươi sống (hồng trùng và mực) bằng thức
ăn tổng hợp làm giảm đáng kể tỉ lệ thành thục,
khả năng tái phát dục và tổng số Zoa được
sản xuất.
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thay thế một phần thức ăn tươi sống bằng thức ăn tổng hợp trong nuôi vỗ tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) bố mẹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 33
NGHIÊN CỨU THAY THẾ MỘT PHẦN THỨC ĂN TƯƠI SỐNG
BẰNG THỨC ĂN TỔNG HỢP TRONG NUÔI VỖ TÔM CHÂN TRẮNG
(Litopenaeus vannamei Boone, 1931) BỐ MẸ
EFFECTS OF PARTIAL REPLACEMENT OF FRESH FOOD BY FORMULATED
DIET ON REPRODUCTIVE PEFROMANCE OF WHITE LEG SHRIMP
(Litopenaeus vannamei Boone, 1931)
Nguyễn Quang Huy1, Nguyễn Phương Toàn1, Vũ Văn In1
Ngày nhận bài: 13/03/2017; Ngày phản biện thông qua: 10/4/2017; Ngày duyệt đăng: 15/6/2017
TÓM TẮT
Thí nghiệm đánh giá khả năng thay thế thức ăn tươi sống bằng thức ăn viên tổng hợp tự sản xuất trong
khẩu phần thức ăn nuôi vỗ tôm chân trắng mẹ ở hai mức là 25% và 50% so với lô đối chứng sử dụng 100%
thức ăn tươi sống (50% hồng trùng + 50% mực tươi). Tôm cái được đánh dấu màu để phân biệt từng cá thể và
nuôi trong 3 bể riêng rẽ (8m3/bể) với ba công thức cho ăn như trên. Tôm đực được nuôi chung một bể và cho
ăn hoàn toàn bằng thức ăn tươi sống. Tôm được cho ăn 4 lần trong ngày, thay nước 100 - 150 %/ngày trong
các bể nuôi vỗ. Sau hai tuần nuôi vỗ, tôm cái được cắt mắt nhằm kích thích tôm thành thục để cho đẻ. Kết quả
cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về các chỉ tiêu sinh sản (tỉ lệ thành thục, tỉ lệ tôm đẻ trứng, tỉ lệ trứng
thụ tinh, tỉ lệ nở, tỉ lệ sống ấu trùng đến Zoa1) giữa lô thí nghiệm thay thế 25% thức ăn tươi sống bằng thức ăn
viên tổng hợp và lô sử dụng 100% thức ăn tươi sống. Tuy nhiên, khi thay thế 50% khẩu phần thức ăn sống bằng
thức ăn công nghiệp đã làm giảm đáng kể (xấp xỉ 3 lần) tỉ lệ thành thục, số lần tham gia sinh sản, khả năng tái
phát dục và tổng số Zoa1 được sản xuất ra so với tôm mẹ sử dụng 100% thức ăn sống.
Từ khóa: tôm chân trắng bố mẹ, Liptopenaeus vannamei, sinh sản, thức ăn tổng hợp
ABSTRACT
The effects of partial replacement of conventional fresh diet (blood worm and squid) by local formulated
diet on spawning perfomance of white leg shrimp was carried out with two replacing ration of 25% and 50%,
compared to the control treatment (100% fresh diet: 50% blood worm and 50% squid). Female broodsock
shrimp were color tagged and cultured in 3 square ciment tanks of 8m3 each and fed on one of three mentioned
dietary treatments. Male broodstock shrimp were culture in one tank and fed only on fresh diet. Shrimp were
fed four times a day, and daily water exchange was 100 - 150%. For inducing maturation and breeding, eye
ablation was applied to the female after two weeks intensive rearing. There was no signifi cant difference
in reproductive performance (maturation, spawning, fertiliation and hatching ratios, survival to Zoa1) of
the female shrimp treated with 25% pellet and the control. However, replacement of 50 % fresh food by the
formulated died signfi cantly reduced (approximate threefold) maturation ratio, numbers of shirmp spawning
and total Zoa1 production compared to the control treatment.
Keywords: white leg shrimp, Liptopenaeus vannamei, reproductive performance, formulated diet
1 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
34 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tôm chân trắng (Liptopenaeus vannamei)
không phân bố tự nhiên ở vùng biển Việt Nam
nhưng với nhiều tính ưu việt hơn so với tôm
bản địa (tôm sú), chúng đã được di nhập và
nhanh chóng trở thành một trong những đối
tượng nuôi chủ lực hiện nay trong ngành thủy
sản. Sản lượng và diện tích nuôi tôm chân
trắng liên tục tăng trong những năm qua, năm
2015 đạt 340 ngàn tấn, vượt xa sản lượng tôm
sú là 280 ngàn tấn [1]. Nhu cầu giống tôm thẻ
chân trắng là rất lớn để đáp ứng quy mô của
nghành nuôi tôm chân trắng hiện nay. Để đảm
bảo phát triển nuôi tôm chân trắng bền vững,
yêu cầu đầu tiên cần có là nguồn cung con
giống ổn định, đủ số lượng và đảm bảo chất
lượng. Để nâng cao hiệu quả trong sản xuất
giống tôm, nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ có
tính chất quyết định, ảnh hưởng đến khả năng
sinh sản của tôm. Trong khâu nuôi vỗ tôm thành
thục, thức ăn tươi sống như hồng trùng, mực,
hầu, vẹm, ốc ký cư được sử dụng như khẩu
phần thức ăn không thể thiếu để đảm bảo tôm
bố mẹ thành thục và chất lượng sinh sản tối ưu
[8]. Tuy nhiên, thức ăn tươi sống có nhiều mặt
hạn chế như giá cao, nguồn cung cấp không
ổn định về số lượng, chất lượng dinh dưỡng,
khó bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết,
rủi ro về lây truyền dịch bệnh sang tôm bố mẹ
cao [5]. Vì vậy phát triển thức ăn viên tổng hợp
để thay thế một phần hoặc toàn phần thức ăn
tươi sống nhằm giảm thiểu những hạn chế của
thức ăn sống là hướng nghiên cứu cần thiết.
Hơn nữa việc sử dụng thức ăn tổng hợp còn
giúp cho việc bổ sung vitamin, khoáng và các
dưỡng chất cần thiết vào khẩu phần ăn của
tôm bố mẹ được dễ dàng hơn. Wouters và
cs, 2002 cho biết có thể thay thế 50 % thức
ăn tươi sống (mực, hầu, vẹm, artemia theo tỉ
lệ: 2,3:1,4:1,3:1) bằng thức ăn viên tổng hợp
trong nuôi vỗ tôm chân trắng mà vẫn đảm bảo
kết quả sinh sản như khi sử dụng 100% thức
ăn sống. Hiện nay ở Việt Nam, việc nghiên cứu
thức ăn viên tổng hợp trong nuôi vỗ tôm chân
trắng chưa được quan tâm. Một số nghiên cứu
mới chỉ nghiên cứu ảnh hưởng các loại thức
ăn sống đến khả năng sinh sản của loài tôm
này [2]. Chính vì vậy, chúng tôi đánh giá khả
năng thay thế một phần thức ăn tươi sống
bằng thức ăn viên tổng hợp tự sản xuất, từ đó
để có những nghiên cứu cải tiến tiếp theo.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu nghiên cứu
Tôm thí nghiệm là tôm chân trắng bố mẹ
(Liptopenaeus vannamei) có khối lượng trung
bình 30,1 ± 1,2 g/con (tôm cái) và 29,1 ± 1,1
g/con (tôm đực). Tôm bố mẹ được tuyển
chọn từ đàn tôm chọn giống có nguồn gốc từ
Hawaii. Thí nghiệm được tiến hành tại Trung
tâm quốc gia Giống hải sản miền Bắc, Cát Bà,
Hải phòng. Thời gian thí nghiệm: từ 4/9 đến
21/10/2016 (48 ngày).
Dụng cụ thí nghiệm gồm: 4 bể xi măng
trong nhà có mái che kín, mỗi bể 8 m3/bể, test
thử clorine dư, pH test và cân điện từ có độ
chính xác 0,01g, cốc đong 100 ml, kính hiển vi,
20 bể đẻ 200 lít.
Công thức thức ăn tổng hợp được xây
dựng dựa vào thành phần dinh dưỡng của
thức ăn tổng hợp sử dụng trong nghiên cứu
của Wouters và cs (2002). Công thức thức ăn
được thiết lập bởi phần mềm WUFFDA 2008.
Thức ăn được sản xuất với cỡ 3 mm bởi hệ
thống máy sản xuất thức ăn viên, sử dụng
nồi hơi. Sau khi đùn viên, thức ăn được sấy
ở nhiệt độ 35oC trong vòng 3 giờ, đảm bảo độ
ẩm trên 15%. Thành phần nguyên liệu và kết
quả phân tích dinh dưỡng của thức ăn thể hiện
ở Bảng 1.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 35
2. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí gồm 3 công thức
như sau:
Công thức 1: 100% thức ăn tươi sống
(mực và hồng trùng, tỉ lệ 1:1).
Công thức 2: 75% thức ăn tươi sống(hồng
trùng và mực tươi, tỉ lệ 1: 1) và 25% thức ăn
tổng hợp.
Công thức 3: 50% thức ăn tươi sống (hồng
trùng và mực tươi, tỉ lệ 1:1) + 50% thức ăn
tổng hợp.
Tôm cái được nuôi riêng trong ba bể với
mật độ 3,75 con/m2 (30 con/bể). Tôm đực
được nuôi chung một bể với mật độ 8 con/m2
(64 con). Chọn ngẫu nhiên mỗi bể tôm cái
để cho ăn theo công thức 1, công thức 2
hoặc công thức 3. Riêng bể tôm đực được
cho ăn hoàn toàn thức ăn tươi sống (công
thức 1).
Cho tôm ăn ngày 4 lần: 7h, 11h, 17h và 22h
hàng ngày. Khẩu phần ăn thỏa mãn theo nhu
cầu của tôm.Tỷ lệ % cho ăn được xác định theo
khối lượng chất tươi sau khi đã rửa sạch và để
ráo nước trong 2 phút. Thức ăn tươi được khử
trùng theo phương pháp của [2]. Thức ăn thừa
được xi phông khỏi bể nuôi vỗ sau mỗi lần cho
ăn sau 1h. Các bể thí nghiệm được chăm sóc,
quản lý như nhau. Định kỳ hàng ngày thay
nước 100 - 150% nước trong các bể nuôi vỗ.
Sau hai tuần nuôi vỗ, tiến hành cắt mắt tôm
mẹ để kích thích sự phát triển buồng trứng.
Cắt mắt bằng phương pháp thắt một trong
hai cuốn mắt của tôm bằng dây cao su non.
Mắt rụng sau 2 - 3 ngày, buồng trứng thành
thục sau khi cắt mắt khoảng 5 - 7 ngày và có
thể nhìn thấy ở phía lưng bắt đầu từ phần
đầu ngực cho đến đốt cuối của tôm. Tôm mẹ
thành thục được chọn trên cơ sở là tôm có
Bảng 1. Thành phần thức ăn nuôi vỗ tôm chân trắng
Nguyên liệu Tỉ lệ (%)
Bột cá Chi Lê ( 65% CP) 60,0
Bột mực 7,0
Bột mỳ 10,0
Tinh bột mỳ 9,4
Dầu gan mực 5,0
Bột đậu nành tách dầu 5,0
Lecithin 1,0
Cholesteron 0,5
Premix Khoáng 1,0
Premix Vitamin 1,0
Ethoxyquin 0,1
Thành phần dinh dưỡng (%)
Độ ẩm 17,1
Protein thô 46,6
Lipid thô 11,1
36 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017
buồng trứng phát triển ở giai đoạn IV [3] cho
vào bể tôm đực để giao vĩ tự nhiên. Thời gian
giao vĩ thường xảy ra vào lúc 16:00 - 18:00 h
hàng ngày. Kiểm tra tôm giao vĩ khoảng 18:00.
Tôm mẹ đã giao vĩ thành công sẽ được chuyển
sang các bể composite thể tích 200 L và cho
đẻ riêng rẽ từng con để xác định các chỉ tiêu
sinh sản. Tôm mẹ được đánh dấu màu ở các vị
trí khác nhau để phân biệt và mỗi tôm mẹ được
xem như là một lần lặp trong các công thức
thí nghiệm [10].
3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi
Tiến hành cân khối lượng toàn bộ tôm thí
nghiệm ở từng công thức trước và ngay sau
khi kết thúc thí nghiệm để xác định tăng trưởng
của tôm trong quá trình thí nghiệm.
Tỷ lệ thành thục (%) = Số tôm thành thục
(con) x 100/ Tổng số tôm nuôi vỗ (con)
Tỷ lệ đẻ trứng (%) = Số tôm đẻ trứng (con)
x 100/Tổng số tôm thành thục (con)
Sức sinh sản sản tuyệt đối = tổng số trứng/
tôm mẹ/lần đẻ
Tỷ lệ thu tinh (%) = Số trứng thụ tinh x 100/
Tổng số trứng
Tỷ lệ nở (%) = Số Nauplii (con )/ tổng số
trứng thụ tinh (trứng)
Tỷ lệ chuyển Zoea 1 (Z1) = Số Z1 x 100
(con)/ tổng số Nauplii (con)
Xác định số lần đẻ: Sau khi tôm mẹ đẻ
xong, bắt tôm mẹ ra và đánh dấu số lần tham
gia sinh sản.
Các yếu tố môi trường nước được theo dõi
2 lần ngày vào 7h và 14 h gồm: nhiệt độ (oC) và
nồng độ muối (%o), oxy hòa tan - DO (mg/L),
pH và NH3-N. Vật chất khô (%) được xác định
theo phương pháp TCVN 4326 - 2001. Protein
thô (%) theo TCVN 4328 - 2007 và lipid thô (%)
theo TCVN 4331 - 2007.
4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm
Graphpad Prism 4.0 và Excell 2010, phân tích
phương sai một nhân tố theo phép thử Turkey
với độ tin cậy 95% để so sánh sự khác nhau
giữa các chỉ tiêu về khả năng sinh sản của tôm
bố mẹ trong các công thức thí nghiệm. Dùng
T-test để so sánh tốc độ tăng trưởng của tôm
trước và sau khi kết thúc thí nghiệm với độ tin
cậy 95%.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Biến động các yếu tố môi trường trong
bể thí nghiệm
Các yếu tố môi trường tương đối ổn định,
nhiệt độ 27,0 ± 1,0oC, độ mặn 28 - 29‰, DO:
5,5 ± 0,8mg/L, pH: 7,5 - 8,0, N-NH3 < 0,1mg/L.
Khoảng nhiệt độ và độ muối thích hợp cho nuôi
vỗ, đẻ trứng và thụ tinh tuy nhiên nhiệt độ chưa
phải là điều kiện tối ưu do thí nghiệm tiến hành
vào tháng 8-10 ở miền Bắc. Nhiệt độ tối ưu cho
tôm chân trắng bố mẹ phát dục là 28 - 29oC [12].
2. Ảnh hưởng của thức ăn nuôi vỗ đến tăng
trưởng
Trong quá trình nuôi vỗ tôm chân trắng
bố mẹ tiếp tục tăng trưởng ngay cả trong quá
trình sinh sản [2]. Nghiên cứu này cũng cho
thấy tôm cái sau 48 ngày thí nghiệm trọng
lượng tăng lên đáng kể ở tất cả các công thức
thí nghiệm (P<0.05), từ 30.1 ± 1.2 g/con lên
45.2 ± 6.9 g/con ở công thức 1, 42.8 ± 3.5 g/con
ở công thức 2 và 41.9 ± 3.9 g/con ở công thức 3
(Hình 1). Tuy nhiên, không có sự khác biệt về
tăng trưởng tôm cái ở các công thức (P>0.05).
Tôm đực tăng từ 29.1 ± 1.1 g/con lên 43.8 ±
6.0 g/con. Việc sử dụng thức ăn tươi và thức
ăn tổng hợp có hàm lượng protein cao trong
quá trình nuôi vỗ đã góp phần thúc đẩy sự sinh
trưởng và phát triển của tôm.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 37
Hình 1. Tăng trưởng khối lượng của tôm mẹ trước và sau thí nghiệm
Số liệu được thể hiện trong cột ở dạng trung bình ± độ lệch chuẩn. Các cột có chữ cái giống nhau
là không khác nhau đáng kể (P>0.05), cột có chữ cái khác nhau là khác nhau đáng kể (P<0,05).
3. Kết quả sinh sản của tôm bố mẹ
Bảng 2. Kết quả sinh sản của tôm mẹ ở các công thức thí nghiệm
Chỉ tiêu Công thức 1(100% thức ăn tươi)
Công thức 2
(75% thức ăn tươi + 25%
thức ăn tổng hợp)
Công thức 3
(50% thức ăn tươi + 50%
thức ăn tổng hợp)
Số lượng tôm mẹ thí nghiệm (con) 30 30 30
Tỷ lệ tôm mẹ thành thục (%) 83,3 80,0 26,7
Tỷ lệ tôm giao vỹ, đẻ trứng (%) 84,0 87,5 75,0
Số lần đẻ/ số tôm mẹ tham gia đẻ
trứng 1,6 1,7 1,0
Sức sinh sản
(x103 trứng/tôm mẹ/lần đẻ) 172 ,6 ± 33,
1a 178,8 ± 36,3 a 179,1 ± 13,7 a
Tỷ lệ thụ tinh (%) 80,1 ± 7,3b 81.5 ± 8,4b 85.8 ± 4,8 b
Tỷ lệ nở (%) 42,7 ± 4,9c 47.2 ± 11,2c 37.4 ± 16,9c
Nauplii/tôm mẹ/lần đẻ (x103) 67,3 ± 16,2d 73,0 ± 28,8d 57,8 ± 30,3d
Tỷ lế sống đến Zoea 1 (%) 83,7 ± 4,6f 77,1 ± 10,2f 77,7 ± 11,3f
Tổng số Zoa 1 (x 103) 534,3 645,3 199,5
Số liệu được trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Các chữ cái trong cùng một hàng giống nhau là không sai
khác có ý nghĩa (P>0.05)
38 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017
Kết thí nghiệm cho thấy công thức 1 và
công thức 2 có tỉ lệ thành thục lần lượt là
83,3 % và 80,0%, cao hơn xấp xỉ 3 lần so với
tôm mẹ ở công thức 3 (26,7%) (Bảng 2). Tỷ lệ
tôm đẻ trứng cao nhất ở công thức 2, sau đó
đến công thức 1 và thấp nhất ở công thức 3.
Thêm vào đó, tôm mẹ ở công thức 1 và 2 có
khả năng tái phát dục để sinh sản các lần tiếp
theo (lần 2 và lần 3), thể hiện số lần đẻ/số tôm
tham gia đẻ trứng lần lượt là 1,6 và 1,7. Trong
khi đó, tôm nuôi ở công thức 3 không thấy
xuất hiện tái phát dục để sinh sản trong thời
gian thí nghiệm (số lần sinh sản = 1). Tổng số
lượng Zoa1 cũng phản ánh tương tự tỉ lệ đẻ
của tôm mẹ ở mỗi công thức. Tổng số Zoa1
ở công thức 1 và 2 cao gấp 2,6 -3,1 lần so
công thức 3. Tuy nhiên, các chỉ tiêu khác như:
sức sinh sản, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, số lượng
Nauplii/tôm mẹ/lần đẻ và tỷ lệ sống từ Nauplii
đến Zoa1 lại không có sự khác biệt đáng kể
giữa các công thức thí nghiệm (P>0,05). Như
vậy khi thay thế 50 % thức ăn sống bằng thức
ăn viên tổng hợp đã làm giảm tỉ lệ thành thục,
số lần đẻ, khả năng tái phát dục và sản lượng
Zoa của tôm chân trắng.
Các chỉ tiêu sinh sản về tỉ lệ thành thục, tỉ
lệ giao vĩ đẻ trứng, tỉ lệ trứng thụ tinh và tỉ lệ
nở của tôm mẹ sử dụng 100 % thức ăn tươi
hoặc thay thế 25 % thức ăn tươi bằng thức ăn
viên trong thí nghiệm này tương đương với kết
quả nghiên cứu của Vũ Văn In và cs (2012)
và Vũ Văn Sáng và cs (2013) khi nuôi vỗ tôm
sử dụng thức ăn tươi (mực, hồng trùng và thịt
hàu). Sức sinh sản của tôm mẹ ở cả ba công
thức trong thí nghiệm này (172,6 x 103- 179,1
x 103 trứng/tôm mẹ/lần đẻ) tương tự kết quả
sinh sản ở tôm mẹ cỡ 45 - 49 g/con nhưng
thấp hơn so với cỡ tôm mẹ cỡ 50 - 59 g/con và
≥ 60 g/ con (186,8 x 103 -215,2 x 103 trứng/tôm
mẹ/lần đẻ) trong thí nghiệm của Vũ Văn Sáng
và cs (2013).
Trong nuôi vỗ tôm bố mẹ, thức ăn viên
tổng hợp chưa thể thay thế hoàn toàn khẩu
phần thức ăn sống như hồng trùng, mực,
nhuyễn thể. Nếu tỉ lệ thay thế thức ăn sống
bằng thức ăn viên cao làm giảm chất lượng
sinh sản và ấu trùng tôm [9]. Điều này là do
thức ăn viên tổng hợp chưa đáp ứng chính
xác nhu cầu dinh dưỡng của tôm bố mẹ cho
quá trình thành thục và cũng có thể do tôm bố
mẹ thích ăn thức ăn sống hơn thức ăn tổng
hợp [10]. Trong thí nghiệm của chúng tôi tôm
mẹ chấp nhận thức ăn viên tổng hợp tốt, kết
quả thí nghiệm cho thấy có thể thay thế 25 %
khẩu phần thức ăn sống bằng thức ăn viên
tổng hợp. Tỉ lệ này thấp hơn so với kết quả
nghiên cứu của Wouters và cs (2002), các giả
này cho biết có thể thay thế 50 % khẩu thức ăn
sống bằng thức ăn viên tổng hợp. Thành phần
dinh dưỡng quy về khối lượng khô của thức ăn
viên tổng hợp trong thí nghiệm của chúng tôi
(protein: 56,2 %, lipid: 13,4 %), cao hơn khi so
với hàm lượng protein (55,3 %) và lipid (11,2 %)
trong thức ăn của Wouters và cs (2002). Kết
quả này cho thấy chỉ hàm lượng protein và
lipid trong thức ăn là chưa đủ và cần có thêm
những nghiên cứu tiếp theo để cải tiến chất
lượng thức ăn viên tổng hợp trong thí nghiệm
của chúng tôi.
Kết quả thí nghiệm này cho thấy một số chỉ
tiêu sinh sản của tôm mẹ của công thức 2 cao
hơn tôm ở công thức 1 như tổng số Zoa1, tỉ lệ
tôm giao vỹ đẻ trứng, số lần đẻ/ số tôm tham
gia đẻ trứng (Bảng 2). Điều này cũng khẳng
định những kết quả nghiên cứu trước đây của
[10], [6] khi cho biết việc kết hợp thức ăn sống
với thức ăn tổng hợp ở một tỉ lệ phù hợp cho
chất lượng sinh sản ở tôm bố mẹ chân trắng
tốt hơn so với chỉ sử dụng thức ăn tươi sống.
Thí nghiệm này cũng cho thấy tôm bố mẹ
chấp nhận sử dụng thức ăn viên tổng hợp tốt.
Đây là dấu hiệu thuận lợi để mở ra khả năng
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 39
cải tiến thức ăn viên tổng hợp về chất lượng
dinh dưỡng của thức ăn tổng hợp nhằm cải tiến
chất lượng sinh sản ở tôm. Một số nghiên cứu
đã chứng minh rằng bổ sung một số dưỡng
chất như carotenoids (paprika) với tỉ lệ 2% đã
nâng tỉ lệ sống của nauplii đến giai đoạn zoea
2 ở tôm chân trắng, hoặc bổ sung astaxanthin
với lượng 50 mg/kg thức ăn đã nâng sản lượng
trứng của tôm sú [10]. Kết quả nghiên cứu của
Mirheydari và cs (2014) cũng đã xác định nhu
cầu các acid béo không no mạch dài n-3 HUFA
trong thức ăn nuôi vỗ tôm chân trắng bố mẹ
là 3%. Đây những thông tin cần thiết phục vụ
cho hướng nghiên cứu tiếp theo của chúng tôi
nhằm nâng cao chất lượng thức ăn viên tổng
hợp nuôi vỗ tôm chân trắng bố mẹ.
IV. KẾT LUẬN
Thức ăn viên tổng hợp có hàm lượng dinh
dưỡng cao trong nghiên cứu này có khả năng
thay thế 25 % khẩu phần thức ăn tươi sống
(mực và hồng trùng) để nuôi vỗ tôm bố chân
trắng mẹ mà không ảnh hưởng đến chất lượng
sinh sản của chúng. Thay thế ở mức 50 % thức
ăn tươi sống (hồng trùng và mực) bằng thức
ăn tổng hợp làm giảm đáng kể tỉ lệ thành thục,
khả năng tái phát dục và tổng số Zoa được
sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Tổng cục Thủy sản, 2016. Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện tái cơ cấu ngành Thủy sản. Hà Nội, tháng 6, 2016.
2. Vũ Văn In, Nguyễn Hữu Ninh, Lê Văn Nhân, Trần Thế Mưu, Lê Xân, Nguyễn Phương Toàn, Vũ Văn Sáng và
Nguyễn Quang Trung, 2012. Ảnh hưởng của thức ăn tới khả năng sinh sản của tôm chân trắng bố mẹ sạch bệnh
(Liptopenaeus vannamei). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 185: 66-70.
3. Vũ Văn Sáng, Nguyễn Quang Trung, Vũ Văn In và Trần Thế Mưu, 2012. Ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng
và tỷ lệ sống của tôm chân trắng bố mẹ hậu bị sạch bệnh (Liptopenaeus vannamei) nuôi tại Cát Bà, Hải Phòng.
Tạp chí Khoa học và Phát triển 10 (7): 1008-1013.
4. Vũ Văn Sáng, Trần Thế Mưu, Vũ Văn In, 2013. Ảnh hưởng tuổi và kích cỡ tới khả năng sinh sản của tôm chân
trắng (Liptopenaeus vannamei Boon, 1931) bố mẹ thế hệ F1 tạo từ đàn tôm bố mẹ sạch bệnh (SPF). Tạp chí
Khoa học - Công nghệ Thủy sản 3: 47-52.
Tiếng Anh
5. Harrison, K. E., 1997. Broodstock nutrition and maturation diets. In: Crustacean Nutrition, Advances in World
Aquaculture (D’Abramo, L.R., Conklin, D.E. &Akiyama, D.M. eds), vol. 6: 390–408. The World Aquaculture
Society, Baton Rouge, LA, USA.
6. Chau, T.T, Bui, H.L., Nguyen, T.H., 2013. Spawing performance of white leg shrimp broodstocks cultured with
different diets in recirculation system. Asian-Pacifi c Aquaculture 2013 - Meeting. Abstract.
7. Mirheydari S.-M., Matinfar A., Emadi H., 2014. Infl uence of Dietary HUFA on Growth, Survival, Fecundity,
Egg Diameter and Fatty Acid Composition of Broodstock White Leg Shrimp (Litopenaeus vannamei) Tissues.
World Journal of Fish and Marine Sciences 6 (4), 340-349.
8. Wouters R., Lavens P., Julia N., Sorgeloos P., 2001. Penaeid shrimp broodstock nutrition: an updated review on
research and development. Aquaculture 202: 1-21.
9. Wouters R., Fegan D.F., 2004. Shrimp broodstock nutrition- A review. Global Aquaculture Advocate.
10. Wouters, R., Zambrano, B., Espin, M., Calderon, J., Lavens, P. and Sorgeloos, P., 2002. Experimental brood-
stock diets as partial fresh food substitutes in white shrimp Litopenaeus vannamei B. Aquaculture Nutrition 8:
249-256.
11. Wyban, J. A., 2009. Guidlines for acclimatization, feeding and breeding of Vannamei broodstock SPF. High
health Aquaculture, Hawaii, USA.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_thay_the_mot_phan_thuc_an_tuoi_song_bang_thuc_an.pdf