Phổ 1H-NMR của 3 cũng tương tự như phổ
1
H-NMR của 2, hai vòng benzen thế mono
xuất hiện tại δ 8,08 (4H), 7,61 (2H) và 7,48
(4H). Ngoài ra các tín hiệu của phân tử đường
tại δ 4,54 (1H, J = 7,5 Hz, H-1′), 3,27 (1H,
dd, J = 7,5, 8,0 Hz, H-2′), 3,35 (H-3′), 3,35
(H-4′), 3,60 (1H, m, H-5′), 4,53 (1H, d, J =7,5
Hz, Ha-6′)/3,65 (Hb-6′). Các tín hiệu còn lại
thuộc vào khung monotecpen Phổ 13C-NMR
của 3 xuất hiện tín hiệu tương ứng với 30
cacbon, trong đó có 12 tín hiệu tương ứng với
hai vòng benzoyl. Sáu tín hiệu của phân tử
đường glucozơ. Ngoài ra còn có tín hiệu của
10 cacbon tương ứng với một monotecpen.
Khác biệt dễ nhận thấy giữa phổ NMR của 3
so với phổ của 2 là sự xuất hiện tín hiệu của
một cacboxylat tại δ 177,78 (C-9) thay cho tín
hiệu của cacbon CH tại δ 102,19 của 2. Sự
thay thế này cũng đã làm thay đổi độ dịch
chuyển hoá học của proton và cacbon tại các
vị trí liền kề của 3. Kết quả trên đã gợi ý cấu
trúc của 3 như hình 1. So sánh các giá trị phổ
NMR của 3 với các giá trị phổ tương ứng của
6′-O-galloyl desbenzoylalbiflorin [7] thấy
rằng các vị trí tương ứng của khung
monotecpen và phân tử đường là hoàn toàn
phù hợp. Sự khác nhau về độ dịch chuyển hoá
học của cacbon C -6′ của phân tử đường là do
có một vòng benzoyl liên kết với phân tử
đường tại vị trí này. Cấu trúc của toàn bộ
phân tử của 3 còn được khẳng định bằng các
tương tác trên phổ HSQC và phổ HMBC.
Trên phổ khối lượng ESI -MS của 3 xuất hiện
tín hiệu các pic ion m/z 585,2 [M+H]+, 607,2
[M+Na]+, hoàn toàn tương ứng phù hợp với
công thức phân tử C30H32O12 của 6′-Obenzoylalbiflorin, hay còn được gọi là
paeonivayin, một hợp chất đã biết đến từ loài
Paeonia delavayi.
Các hợp chất (4) và (5) được xác định lần lượt
là metylgallat [8] và paeonol [13] bằng cách
phân tích chi tiết các số liệu phổ NMR, MS
và so sánh chúng với các số liệu tương ứng đã
được công bố trong các tài liệu tham khảo.
KẾT LUẬN
Bằng các phương pháp sắc ký kết hợp, năm
hợp chất benzoylpaeoniflorin (1), paeoniflorin
(2), 6′-O-benzoylalbiflorin (3), metyl gallat
(4) và paeonol (5) đã được phân lập từ rễ cây
bạch thược (Paeonia lactiflora). Cấu trúc hóa
học của chúng được xác định bằng các
phương pháp phổ khối lượng, phổ cộng
hưởng từ hạt nhân một chiều và hai chiều.
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học của rễ cây bạch thược (paeonia lactiflora pall.) - Lành Thị Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lành Thị Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 113(13): 141 - 146
141
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA
RỄ CÂY BẠCH THƯỢC (PAEONIA LACTIFLORA PALL.)
Lành Thị Ngọc1,*, Phạm Hải Yến2
1Trường Đại học Nông lâm – ĐH Thái Nguyên,
2Viện Hóa sinh biển – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
TÓM TẮT
Bằng các phương pháp sắc ký kết hợp, 5 hợp chất: benzoylpaeoniflorin (1), paeoniflorin (2), 6′-O-
benzoylalbiflorin (3), metyl gallat (4) và paeonol (5) đã được phân lập từ dịch chiết metanol rễ cây
bạch thược (Paeonia lactiflora). Cấu trúc hóa học của các hợp chất đã được xác định bằng các
phương pháp phổ ESI-MS, 1D- và 2D-NMR và so sánh với các số liệu đã công bố.
Từ khóa: Paeonia lactiflora, benzoylpaeoniflorin, paeoniflorin, 6′-O-benzoylalbiflorin, metyl
gallat và paeonol.
MỞ ĐẦU*
Bạch thược có tên khoa học là
Paeonialactiflora Pall. thuộc họ Mẫu đơn
(Paeoniaceae) là loại cây thảo sống lâu năm
[1]. Trong dân gian, rễ cây Bạch thược được
dùng chữa đau nhức, trị tả lị, giải nhiệt, cảm
mạo. Rễ sao tẩm chữa các bệnh về máu huyết,
thông kinh nguyệt. Rễ sao vàng dung chữa
đau bụng máu. Rễ sao cháy dùng chữa băng
huyết [1], [2], [3].
Nhiều tác giả trên thế giới cũng như nước ta
đã quan tâm nghiên cứu thành phần hóa học
và tác dụng sinh học của rễ cây Bạch thược.
Ở Việt nam, Năm 2007, tác giả Phan Văn
Kiệm và cộng sự đã phân lập được 2 hợp chất
paeoniflorin và benzoylpaeoniflorin từ rễ cây
Bạch thược [4]. Cũng trong năm 2007, nhóm
tác giả này lại tiếp tục thông báo phân lập
được các hợp chất axit gallic, metyl gallat,
naringenin và axit 3β,23-dihydroxy-30-
norolean-12,20(29)-dien-28-oic từ rễ cây
bạch thược [5].
Với mục đích góp phần khảo sát thành phần
hóa học của rễ cây Bạch thược, trong bài báo
này, chúng tôi trình bày kết quả phân lập và
xác định cấu trúc năm chất được phân lập từ
dịch chiết metanol rễ cây Bạch thược.
*
Tel: 0916642222; Email: lanhthingoc@gmail.com
THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Mẫu thực vật
Mẫu rễ cây Bạch thược (Paeonia lactiflora)
được thu Sapa, Lào Cai, Việt Nam vào tháng
2 năm 2013. Tên khoa học được Viện Sinh
thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam giám định.
Hóa chất thiết bị
Sắc ký lớp mỏng (TLC): Sắc ký lớp mỏng
được thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn DC-
Alufolien 60 F254 (Merck 1,05715), RP18
F254s (Merck). Phát hiện chất bằng đèn tử
ngoại ở hai bước sóng 254 nm và 368 nm
hoặc dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 10%
được phun đều lên bản mỏng, sấy khô rồi hơ
nóng từ từ đến khi hiện màu.
Sắc ký cột (CC): Sắc ký cột được tiến hành
với chất hấp phụ là Silica gel pha thường và
pha đảo. Silica gel pha thường có cỡ hạt là
0,040-0,063 mm (240-430 mesh). Silica gel
pha đảo ODS hoặc YMC (30-50 µm,
FuJisilisa Chemical Ltd.).
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR): Được
đo trên máy Bruker DRX500 của Viện Hóa
học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam.
Phổ khối lượng (ESI-MS): Được đo trên máy
LC-MSD Agilent 1200 Series (USA) của
Viện Hóa học các Hợp chất Thiên nhiên, Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Lành Thị Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 113(13): 141 - 146
142
Phân lập các chất
Rễ khô đã nghiền thành bột (2,5 kg), ngâm
chiết với metanol ba lần, sau đó gộp các dịch
chiết lại loại dung môi dưới áp suất thấp thu
được 145 g cặn chiết metanol. Cặn metanol
được hoà tan vào 2 lít nước cất và chiết lần
lượt bằng n-hexan, clorofom. Sau khi đuổi
dung môi dưới áp suất thấp thu được các dịch
n-hexan (20,0 g), clorofom (70,0 g) và nước
(25,0 g). Cặn clorofom được hòa tan vào
dung môi clorofom một lượng tối thiểu, sau
đó tẩm vào 140g silicagel, cô đuổi dung môi
cho đến khi thu được bột tơi, khô. Tiến hành
sắc ký cột nhồi silica gel pha thường cỡ hạt
230-400 mesh (0,04-0,063 mm) và nạp mẫu
khô vào cột, sau đó rửa giải với hệ dung môi
clorofom: metanol với độ phân cực tăng dần
(từ 50:1 - 5:1) thu được 5 phân đoạn chính là
F1 (12,0 g), F2 (8,5 g), F3 (18,5 g), F4 (7,8 g)
và F5 (12,0 g). Phân đoạn F3 (18,5 g) tiếp tục
sắc ký trên cột silicagel với hệ dung môi rửa
giải là clorofoc: metanol: H2O (90:10:1) thu
được 4 phân đoạn F3A (4,5 g), F3B (3,4 g),
F3C (5,0 g) và F3D (4,7 g). Sau đó, từ phân
đoạn F3A (4,5 g) tiếp tục sắc ký cột lặp lại
trên cột nhồi silicagel pha đảo YMC RP 18
với hệ dung môi axeton: H2O (8:3) thu được
hợp chất 2 (35 mg). Phân đoạn F3B (3,4 g)
được chạy sắc ký cột sillicagel hệ clorofoc:
axeton (4:1) thu được hợp chất 3 (80 mg).
Phân đoạn F3D (4,7 g) sử dụng sắc ký cột lặp
lại trên cột nhồi silicagel pha đảo YMC RP 18
với hệ dung môi metanol: H2O (3:2) thu được
hợp chất 5 (200 mg). Phân đoạn F4 (7,8 g)
tiến hành sắc ký trên cột silicagel với hệ dung
môi metanol: nước (7:3) thu được các hợp
chất 4 (50 mg). Phân đoạn F5 (12,0 g) cũng
tiến hành sắc ký trên cột silicagel với hệ dung
môi metanol: nước (2:1) thu được các hợp
chất 1 (20 mg).
Benzoylpaeoniflorin (1): Chất rắn không
màu. Nhiệt độ nóng chảy: 127-128oC. Độ
quay cực:[α]25D: -12,9o (MeOH, c: 1,0). Rf =
0,4 (TLC, silica gel, n-hexan:axeton tỷ lệ
7:2). ESI-MS m/z: 585,1 [M+H]+. Khối lượng
phân tử M = 584. Công thức phân tử
C30H32O12.
1H-NMR (500 MHz, CD3OD): δ (ppm): 1,86
(1H, d, J = 12,3 Hz, Ha-3), 1,72 (1H, dd, J
=12,3 Hz, Hb-3), 2,52 (1H, d, J = 6,9 Hz, H-5),
1,82 (1H, d, J = 10,5 Hz, Ha-6), 2,48 (1H, dd,
J = 10,5, 7,0, Hb-6), 4,73 (1H, s, H-8), 5,40
(1H, s, H-9), 1,25 (3H, s, H-10), 4,58 (1H, d, J
= 8,0, H-1′), 3,27 (1H, dd, J = 9,5, 8,0, H-2′),
3,40 (1H, H-3′), 3,40 (1H, H-4′), 3,62 (1H,
ddd, J = 9,0, 7,0, 2,0, H-5′), 4,51 (1H, dd, J =
7,0, 12,0 Hz, Ha-6′), 4,65 (1H, dd, J = 12,0, 2,0
Hz, Hb-6′), 8,08 (4H, m, H-2′′, H-6′′, H-2′′′, H-
6′′′), 7,48 (4H, m, H-3′′, H-5′′ , H-3′′′, H-5′′′),
và 7,61 (2H, m, H-4′′ và H-4′′′).
13C-NMR (125 MHz, CD3OD): δ (ppm): 89,27
(C-1), 87,04 (C-2), 44,41 (C-3), 106,19 (C-4),
43,79 (C5), 23,00 (C-6), 72,02 (C-7), 61,59
(C-8), 102,19 (C-9), 19,53 (C-10), 100,01 (C-
1′), 74,92 (C-2′), 77,83 (C-3′), 71,94 (C-4′),
75,17 (C-5′), 65,12 (C-6′), 131,67 (C-1′′),
130,64 (C-2′′, C-6′′), 129,68 (C-3′′, C-5′′),
134,37 (C-4′′), 167,61 (C-7′′), 131,16 (C-1′′′),
130,52, (C-2′′′, C-6′′′), 129,59, (C-3′′′, C-5′′′),
134,44, (C-4′′′) và 167,94, (C-7′′′).
Paeoniflorin (2): Chất rắn không màu. Nhiệt
độ nóng chảy: 153-154oC. Độ quay cực:
[α]25D: -31o (MeOH, c: 1,0). Rf = 0,4 (TLC,
silica gel, n-hexan:axeton tỷ lệ 4:1). ESI-MS
m/z: 481,1 [M+H]+, 503,1 [M+Na]+, 479
[M-H]-. Khối lượng phân tử M = 480. Công
thức phân tử: C23H28O11.
1H-NMR (500 MHz, CD3OD): δ (ppm): 2,20
(1H, d, J = 13,0 Hz, Ha-3), 1,82 (1H, dd, J =
13,0, 2,0 Hz, Hb-3), 2,60 (1H, dd, J = 1,5, 6,5
Hz, H-5), 1,96 (1H, d, J = 10,5 Hz, Ha-6),
2,51 (dd, J = 10,5, 6,5 Hz, Hb-6), 4,73 (2H, s,
H-8), 5,45 (1H, s, H-9), 1,38 (3H, s, H-10),
4,65 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-1′), 3,27 (1H, dd, J
= 9,5, 8,0 Hz, H-2′), 3,41 (1H, m, H-3′), 3,42
(1H, m, H-4′), 3,62 (1H, ddd, J = 9,0, 7,0, 2,0
Hz, H-5′), 4,51 (1H, dd, J = 7,0, 12,0 Hz, Ha-
6′), 4,65 (1H, dd, J = 12,0, 2,0 Hz, Hb-6′),
8,07 (2H, m , H-2′′′, H-6′′′), 7,48 (2H, m, H-
3′′′, H-5′′′) và 7,62 (1H, m, H-4′′′).
13C-NMR (125 MHz, CD3OD): δ (ppm): 89,34
(C-1), 87,23 (C-2), 44,53 (C-3), 106,38 (C-4),
43,96 (C-5), 23,42 (C-6), 72,22 (C-7), 61,79
(C-8), 102,29 (C-9), 19,60 (C-10), 100,18 (C-
1′), 75,00 (C-2′), 77,92 (C-3′), 71,73 (C-4′),
78,04 (C-5′), 62,88 (C-6′), 131,19 (C-1′′′),
130,77 (C-2′′′, C-6′′′), 129,62 (C-3′′′, C-5′′′),
134,40 (C-4′′′) và 167,98 (C-7′′′).
Lành Thị Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 113(13): 141 - 146
143
Hình 1. Cấu trúc hóa học của các hợp chất 1-5
6′-O-benzoylalbiflorin (3): Tinh thể màu
trắng. Nhiệt độ nóng chảy: 154-155oC. Độ
quay cực: [α]25D: -23,0 (MeOH, c: 1,0). Rf =
0,5 (TLC, silica gel, n-hexan:axeton tỷ lệ
7:2).ESI-MS m/z: 585,2 [M+H]+, 607,2
[M+Na]+. Khối lượng phân tử M = 584. Công
thức phân tử C30H32O12.
1H-NMR (500 MHz, CD3OD): δ (ppm): 1,90
(1H, d, J = 16,0, 1,0 Hz, Ha-3), 2,00 (1H, dd,
J = 16,0, 6,5 Hz, Hb-3), 4,00 (1H, dd, J = 6,5,
5,0 Hz, H-4), 2,83 (1H, dd, J = 10,0, 5,0 Hz,
H-5), 1,74 (1H, d, J = 10,5 Hz, Ha-7), 2,75
(1H, dd, J = 8,0, 10,5 Hz, Hb-7), 4,70 (1H, d,
J = 12,0 Hz, Ha-8), 4,84 (Hb-8), 1,52 (3H, s,
H-10), 4,54 (1H, J = 7,5 Hz, H-1′), 3,27 (1H,
dd, J = 7,5, 8,0 Hz, H-2′), 3,35 (H-3′), 3,35
(H-4′), 3,60 (1H, m, H-5′), 4,53 (1H, d, J =
7,5 Hz, Ha-6′), 3,65 (Hb-6'), 8,08 (4H, H-2′′,
H-6′′, H-2′′′, H-6′′′), 7,48 (4H, H-3′′, H-5′′, H-
3′′′, H-5′′′), 7,61 (H-4′′), và 7,61 (H-4′′′).
13C-NMR (125 MHz, CD3OD): δ (ppm):
86,97 (C-1), 93,29 (C-2), 41,48 (C-3), 68,24
(C-4), 41,48 (C-5), 56,52 (C-6), 28,05 (C-7),
61,86 (C-8), 177,78 (C-9), 20,45 (C-10),
99,94 (C-1′), 74,78 (C-2′), 77,82 (C-3′), 71,96
(C-4′), 75,33 (C-5′), 68,18 (C-6′), 131,22 (C-
1′′), 130,62 (C-2′′, C-6′′), 129,62 (C-3′′, C-
5′′), 134,36 (C-4′′), 167,54 (C-7′′), 131,35 (C-
1′′′), 130,73 (C-2′′′, C-6′′′), 129,71 (C-3′′′, C-
5′′′), 134,50 (C-4′′′) và 167,09 (C-7′′′).
Metyl gallat (4): Tinh thể màu trắng. Nhiệt độ
nóng chảy: 156-157oC. Rf = 0,4 (TLC, silica
gel, CHCl3:MeOH tỷ lệ 8:1);Khối lượng phân
tử M = 184. Công thức phân tử C8H8O5.
1H-NMR (500 MHz, MeOD-d4), δ (ppm):
7,06 (2H, s, H-3 và H-7), 3,82 (3H, s, OCH3).
13C-NMR (125 MHz, MeOD-d4), δ (ppm):
169,02 (C-1), 121,48 (C-2), 110,07 (C-3, C-
7), 139,71 (C-4, C-6), 146,41 (C-5) và 52,24
(OCH3).
Paeonol (5): Tinh thể lập phương màu trắng
ngà. Nhiệt độ nóng chảy: 52-53oC. Rf = 0,4
(TLC, silica gel, n-hexan:etyl axetat tỷ lệ 4:1).
Khối lượng phân tử M = 166. Công thức phân
tử C9H10O3.
1H-NMR (500 M, CDCl3) δC (ppm): 2,55
(3H, s, H-8), 3,83 (3H, s, OCH3), 6,41 (1H, d,
J = 1,5 Hz, H-4), 6,43 (1H, dd, J = 9,0, 1,5
Hz, H-6), 7,62 (1H, d, J = 9,0 Hz, H-7), 12,73
(1H, s, 3-OH);
Lành Thị Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 113(13): 141 - 146
144
13C-NMR (125 M, CDCl3) δC (ppm): 202,52
(C-1), 113,93 (C-2), 165,28 (C-3), 100,87 (C-
4), 166,13 (C-5), 107,59 (C-6), 132,26 (C-7),
26,14 (C-8), 55,53 (O-CH3).
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Phổ 1H-NMR của 1 ở vùng trường thấp xuất
hiện tín hiệu của hai vòng benzen thế mono
tương ứng với 10 proton tại δ 8,08 (4H), 7,48
(4H), 7,61 (2H). Ở vùng trường cao xuất hiện
tín hiệu singlet của một nhóm metyl tại δ 1,25
(3H, s, H-10), các tín hiệu của hai nhóm
metylen tại δ 1,86 (1H, d, J = 12,3 Hz, Ha-3),
1,72 (1H, dd, J = 12,3 Hz, Hb-3), 1,82 (1H, d,
J = 10,5 Hz, Ha-6), 2,48 (1H, dd, J = 10,5,
7,0, Hb-6). Ngoài các tín hiệu proton gắn với
nguyên tử cacbon oxymetin của phân tử
đường tại δ 4,58 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-1′),
3,27 (1H, dd, J = 9,5, 8,0 Hz, H-2′), 3,40 (1H,
H-3′), 3,40 (1H, H-4′), 3,62 (1H, ddd, J = 9,0,
7,0, 2,0, Hz, H-5′), trên phổ còn xuất hiện tín
hiệu singlet tại δ 5,40 (1H, s, H-9). Chú ý đến
hằng số tương tác spin -spin của các proton
của phân tử đường với giá trị JH-1′/2′ = 8,0 Hz
cho thấy đã hình thành liên kết O-β-
glucoside. Phổ 13C-NMR cùng với các phổ
DEPT 90o và DEPT 135o của 1 xuất hiện các
tín hiệu 30 nguyên tử cacbon, trong đó có 12
tín hiệu của hai vòng benzen thế mono, hai tín
hiệu của hai nhóm cacboxylat tại δ167,61 và
167,94 cho thấy trong phân tử chứa hai nhóm
benzoyl. Một phân tử đường glucose được
xác định bởi 6 tín hiệu tại δ 100,01 (CH),
74,92 (CH), 77,83 (CH), 71,94 (CH), 75,17
(CH), 65,12 (CH2), trong đó cacbon anome
được khẳng định tại δ 100,01. Như vậy, trừ đi
14 cacbon của 2 nhóm benzoyl, 6 cacbon của
phân tử đường glucose thì phân tử của 1 còn
lại 10 nguyên tử cacbon tại δ 89,27 (C), 87,04
(C), 44,41 (CH2), 106,19 (C), 43,79 (CH),
23,00 (CH2), 72,02 (C), 61,59 (CH2), 102,19
(CH), 19,53 (CH3). Chú ý đến các giá trị độ
dịch chuyển hóa học và loại cacbon của 10 tín
hiệu nêu trên, tham khảo khung cơ bản của
các hợp chất phổ biến của chi Paeonia có thể
sơ bộ dự đoán các tín hiệu này thuộc vào
khung monotecpen. Điểm đặc trưng của cấu
trúc khung này là chỉ có một nhóm metyl duy
nhất và hai nhóm metylen no cùng với 4
cacbon không còn nguyên tử hydro nào gắn
vào. Đồng thời, một nhóm benzoyl thường
được nối với C-8, một nhóm đường glucose
luôn nối với C-1. Tham khảo các tài liệu đã
công bố cho các hợp chất từ chi Paeonia L.,
có thể dự đoán hợp chất 1 là
benzoylpaeoniflorin với công thức phân tử là
C30H32O12. Các dữ kiện phổ NMR của 1 được
so sánh trực tiếp với các dữ kiện phổ đã công
bố cho hợp chất benzoylpaeoniflorin cho kết
quả phù hợp hoàn toàn [6]. Ngoài ra, phổ khối
lượng ESI -MS của 1 còn xuất hiện các píc tín
hiệu ion m/z 585 [M+H]+ và m/z 583 [M-H]-
tương ứng phù hợp với công thức phân tử của
benzoylpaeoniflorin.
Hợp chất 2 nhận được dưới dạng chất rắn
không màu, nhiệt độ nóng chảy 153-154oC.
Phổ NMR của 2 có dạng tương tự như các
phổ tương ứng của 1. Tuy nhiên, trên phổ
NMR của 2 đã mất đi các tín hiệu của một
nhóm benzoyl. Phổ khối lượng ESI -MS của 2
xuất hiện các píc m/z 481 [M+H]+, 503
[M+Na]+, 479 [M-H]- hoàn toàn tương ứng
với công thức phân tử C23H28O11 của
paeoniflorin. Từ những kết quả nêu trên, hợp
chất 2 được khẳng định là paeoniflorin, một
hợp chất đã biết được phân lập từ rễ cây P.
lactiflora [6].
Phổ 1H-NMR của 3 cũng tương tự như phổ
1H-NMR của 2, hai vòng benzen thế mono
xuất hiện tại δ 8,08 (4H), 7,61 (2H) và 7,48
(4H). Ngoài ra các tín hiệu của phân tử đường
tại δ 4,54 (1H, J = 7,5 Hz, H-1′), 3,27 (1H,
dd, J = 7,5, 8,0 Hz, H-2′), 3,35 (H-3′), 3,35
(H-4′), 3,60 (1H, m, H-5′), 4,53 (1H, d, J =7,5
Hz, Ha-6′)/3,65 (Hb-6′). Các tín hiệu còn lại
thuộc vào khung monotecpen Phổ 13C-NMR
của 3 xuất hiện tín hiệu tương ứng với 30
cacbon, trong đó có 12 tín hiệu tương ứng với
hai vòng benzoyl. Sáu tín hiệu của phân tử
đường glucozơ. Ngoài ra còn có tín hiệu của
10 cacbon tương ứng với một monotecpen.
Khác biệt dễ nhận thấy giữa phổ NMR của 3
so với phổ của 2 là sự xuất hiện tín hiệu của
một cacboxylat tại δ 177,78 (C-9) thay cho tín
Lành Thị Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 113(13): 141 - 146
145
hiệu của cacbon CH tại δ 102,19 của 2. Sự
thay thế này cũng đã làm thay đổi độ dịch
chuyển hoá học của proton và cacbon tại các
vị trí liền kề của 3. Kết quả trên đã gợi ý cấu
trúc của 3 như hình 1. So sánh các giá trị phổ
NMR của 3 với các giá trị phổ tương ứng của
6′-O-galloyl desbenzoylalbiflorin [7] thấy
rằng các vị trí tương ứng của khung
monotecpen và phân tử đường là hoàn toàn
phù hợp. Sự khác nhau về độ dịch chuyển hoá
học của cacbon C -6′ của phân tử đường là do
có một vòng benzoyl liên kết với phân tử
đường tại vị trí này. Cấu trúc của toàn bộ
phân tử của 3 còn được khẳng định bằng các
tương tác trên phổ HSQC và phổ HMBC.
Trên phổ khối lượng ESI -MS của 3 xuất hiện
tín hiệu các pic ion m/z 585,2 [M+H]+, 607,2
[M+Na]+, hoàn toàn tương ứng phù hợp với
công thức phân tử C30H32O12 của 6′-O-
benzoylalbiflorin, hay còn được gọi là
paeonivayin, một hợp chất đã biết đến từ loài
Paeonia delavayi.
Các hợp chất (4) và (5) được xác định lần lượt
là metylgallat [8] và paeonol [13] bằng cách
phân tích chi tiết các số liệu phổ NMR, MS
và so sánh chúng với các số liệu tương ứng đã
được công bố trong các tài liệu tham khảo.
KẾT LUẬN
Bằng các phương pháp sắc ký kết hợp, năm
hợp chất benzoylpaeoniflorin (1), paeoniflorin
(2), 6′-O-benzoylalbiflorin (3), metyl gallat
(4) và paeonol (5) đã được phân lập từ rễ cây
bạch thược (Paeonia lactiflora). Cấu trúc hóa
học của chúng được xác định bằng các
phương pháp phổ khối lượng, phổ cộng
hưởng từ hạt nhân một chiều và hai chiều.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Tiến Bân, Nguyễn Khắc Khôi, Vũ
Xuân Phương, Trần Thị Phương Anh và cộng sự
(2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập II
(Tr. 325), Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
[2]. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Trung, Bùi Xuân
Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm,
Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai,
Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập,
Trần Toàn (2003), Cây thuốc và động vật làm
thuốc ở Việt Nam, Tập I (Tr. 158), II (Tr. 253,
1102), Nhà xuất bản KHKT, Hà Nội.
[3]. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt
Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
[4]. Phan Văn Kiệm, Nguyễn Xuân Nhiệm,
Nguyễn Hữu Tùng, Trần Hồng Quang, Phạm Hải
Yến, Châu Văn Minh, Axit gallic, metyl gallat,
naringenin và axit 3β,23-dihydroxy-30-norolean-
12,20(29)-dien-28-oic phân lập từ cây bạch thược
(Paeonia lactiflora Pall.), Tạp chí Dược học, Tập
47 (6), Tr. 27-29,31, 2007.
[5]. Phan Văn Kiệm, Phạm Hải Yến, Nguyễn
Xuân Nhiệm, Nguyễn Hữu Tùng, Trần Hồng
Quang và Châu Văn Minh, Paeoniflorin và
benzoylpaeoniflorrin phân lập từ cây bạch thược
(Paeonia lactiflora Pall.), Tạp chí Hoá học, Tập
45 (5), tr. 570-574, 2007.
[6]. Lin H.C., Ding H.Y., Wu T.S., Wu P.L.
(1996), “Monoterpene glucosides from Paeonia
suffruticosa”, Phytochemistry, 41, pp. 237-242.
[7]. Takashi T., Maki K., Nagisa T. and Isao K.
(2000), “ New monoterpene glycoside ester and
phenolic constituents of paeoniae radix, and
increase of water solubility of proanthocyanidins
in the presence of Paeoniflorin”, Chem. Pharm.
Bull, Vol. 48(2), 201-207.
[8]. Lee S. C., Kwon Y. S., Son K. H., Kim H. P.,
Heo M. Y. (2005), “Antioxidative constituents from
Paeonia lactiflora”, Arch. Pharm. Res., 28, 775.
[9]. Yasuda, T. et al. (1999), “Metabolism of
Paeonol in Rats” J. Nat. Prod., 62, 1142-1144
(Paeonol, pmr, cmr)
Lành Thị Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 113(13): 141 - 146
146
SUMMARY
STUDY ON CHEMICAL COMPONENTS FROM THE ROOTS
OF PAEONIA LACTIFLORA PALL
Lanh Thi Ngoc1,*, Pham Hai Yen2
1College of Agriculture and Forestry – TNU
2Institute of Marine Biochemistry – Vietnam Academy of Science and Technology
From the methanol extract of the roots of Paeonia lactiflora Pall., five compounds:
benzoylpaeoniflorin (1), paeoniflorin (2), 6′-O-benzoylalbiflorin (3), metyl gallat (4), and paeonol
(5) were isolated. Their structures were determined by spectrometry methods and in comparision
with published data.
Keywords: Paeonia lactiflora, benzoylpaeoniflorin, paeoniflorin, 6′-O-benzoylalbiflorin, metyl
gallat và paeonol.
Ngày nhận bài: 09/10/2013; Ngày phản biện:12/11/2013; Ngày duyệt đăng: 18/11/2013
Phản biện khoa học: TS. Dương Nghĩa Bang – Trường Đại học Khoa học - ĐHTN
*
Tel: 0916642222; Email: lanhthingoc@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_41705_45475_165201415485624_857_2048598.pdf