Dựa vào kết quả so sánh các cấu tử bay hơi trong 3 loại mít, chúng tôi nhận thấy có sự
khá tương đồng về thành phần một số cấu tử chính tạo nên mùi thơm của quả mít chín.
Đó là các este như butyl isovalerat, isoamyl isovalerat, butyl etanoat . Tuy nhiên, điểm
khác biệt lớn ở đây là cấu tử 2-metylbutyl isovalerat trong mít Thừa Thiên Huế chiếm tỉ
lệ lớn (29,770%) mà hai loại mít kia không có.
4. KẾT LUẬN
Đây là các kết quả nghiên cứu đầu tiên ở trong nước về thành phần hóa học các cấu tử
bay hơi tạo nên mùi thơm đặc trưng trong quả mít chín (Artocarpus heterophyllus
Lamk.) ở Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, qua kết quả so sánh với hai loại mít ở Braxin,
chúng ta có thể rút ra kết luận rằng các este mà chủ yếu là este của axit isovaleric như
butyl isovalerat, isoamyl isovalerat, 2-metylbutyl isovalerat là các cấu tử chính tạo nên
mùi thơm của quả mít chín. Kết quả nghiên cứu này có thể gợi mở ra những hướng
nghiên cứu mới như tổng hợp các este của axit isovaleric để ứng dụng trong việc tạo ra
các nguồn hương liệu phong phú hơn.
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học các cấu tử bay hơi trong quả mít chín (Artocarpus Heterophyllus Lamk) - Nguyễn Chí Bảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 03(31)/2014: tr. 53-58
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÁC CẤU TỬ BAY HƠI
TRONG QUẢ MÍT CHÍN (ARTOCARPUS HETEROPHYLLUS LAMK.)
NGUYỄN CHÍ BẢO - NGUYỄN VĂN HIẾU
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Tóm tắt: Bằng phương pháp sắc ký khí - khối phổ liên hợp (GC/MS), chúng
tôi đã xác định được thành phần các cấu tử bay hơi tạo nên mùi thơm trong
quả mít chín (Artocarpus heterophyllus Lamk.). Kết quả cho thấy có 24 cấu
tử đã được định danh, trong đó thành phần chính là các este của axit
isovaleric như 2-metylbutyl isovalerat (29,770%), butyl isovalerat
(28,007%), isoamyl isovalerat (16,368%).
Từ khóa: Mít, Artocarpus heterophyllus Lamk., cấu tử bay hơi, este,
2-metylbutyl isovalerat, butyl isovalerat, isoamyl isovalerat.
1. MỞ ĐẦU
Cây mít có tên khoa học là Artocarpus heterophyllus Lamk., thuộc họ Dâu tằm
(Moraceae) là một cây khá quen thuộc với nhân dân ta. Mít là loại cây gỗ to, cao
15-20 m, có thể hơn. Cành non có lông mềm, cành già nhẵn, màu nâu đen. Lá mọc so le,
phiến dày, hình trái xoan rộng hoặc hình trứng ngược, dài 10-15 cm, rộng 6-8 cm, gốc
tròn. Hoa đơn tính cùng gốc, cụm hoa đực dài, có lông mềm, gồm nhiều hoa, bao hoa
hình ống có hai phiến dính nhau ở đầu, nhị có bao phấn rộng; cụm hoa cái mọc trên thân
hoặc cành già, hình bầu dục, có nhiều hoa, bao hoa hình trụ mềm, đầu rất hẹp, bầu có
vòi hình sợi. Quả phức to, hình bầu dục đến trứng dài, vỏ ngoài có nhiều gai tầy nhọn,
gồm rất nhiều quả thịt mềm; hạt to. Trong loài này, tùy vào đặc điểm của quả người ta
còn phân ra làm hai loại, ví dụ như ở nước ta là "mít ráo" (hard jackfruit) và "mít ướt"
(soft jackfruit). Ngoài giá trị làm thực phẩm của quả mít thì các bộ phận khác của cây
được sử dụng trong y học dân gian Việt Nam để chữa bệnh. Lá mít được dùng làm
thuốc lợi sữa; gỗ và lá được dùng làm thuốc an thần, chữa huyết áp cao hay chữa những
trường hợp co quắp; hạt mít có tác dụng hạ khí, thông trung tiện; nhựa mít có tác dụng
tiêu sưng, giải độc, chữa sưng tấy, mụn nhọt. Ở Indonesia, dịch ép quả mít non có trong
thành phần một thuốc uống trị sốt. Nước sắc của lá giã nát được dùng làm nước súc
miệng trị đau răng. Ở Ấn Độ người ta còn dùng lá để chữa các bệnh ngoài da và trị rắn
cắn, rễ cây sắc nước uống trị ỉa chảy và cùng với vỏ trị các loại viêm gây sốt [1], [2], [3].
Trên thế giới, thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây mít đã được nhiều tác
giả quan tâm nghiên cứu. Kết quả cho thấy cây mít chứa nhiều lớp chất khác nhau trong
đó chủ yếu là các flavonoid và có nhiều hoạt tính sinh học đáng quan tâm như chống
ung thư, chống oxi hóa, chống viêm, ức chế sinh tổng hợp melanin ... [4], [5]. Về giá trị
dinh dưỡng, quả mít là nguồn cung cấp carbohydrat, protein, chất béo, các chất khoáng
và vitamin. Trong múi mít khô có 11-15% đường (fructozơ, glucozơ); 1,60% protit;
1-2% muối khoáng; một ít tinh dầu mùi thơm [3], [4]. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của
chúng tôi hiện nay chưa có tài liệu nào trong nước nghiên cứu về thành phần hóa học
54 NGUYỄN CHÍ BẢO – NGUYỄN VĂN HIẾU
của các chất tạo nên mùi thơm trong quả mít chín. Trước đây, chúng tôi đã có những
công bố về thành phần hóa học của các bộ phận như vỏ thân và gỗ cây mít. Bài báo này
tiếp tục đưa ra các kết quả nghiên cứu về việc chiết xuất, xác định thành phần hóa học
các cấu tử bay hơi tạo nên mùi thơm đặc trưng trong quả mít chín nhằm góp phần
nghiên cứu một cách đầy đủ về thành phần hóa học của cây mít ở Việt Nam.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất
- Máy GC/MS QP2010 Plus hãng Shimadzu (Nhật Bản).
- Bình cầu đáy tròn 1.000 mL, bếp điện, giá sắt, nhánh hứng tinh dầu, ống sinh hàn thẳng.
- Nước cất, n-hexan, natri sunfat.
2.2. Mẫu thực vật
Quả mít chín được thu mua tại Thừa Thiên Huế, dựa vào đặc điểm của quả và múi cho
thấy đây là loại “mít ráo”. Mẫu sau khi đem về được bổ ra, bỏ cuống và xơ, tách lấy múi,
bỏ hạt. Sau đó thái nhỏ và tiến hành chưng cất các cấu tử bay hơi bằng phương pháp
chưng cất lôi cuốn hơi nước.
2.3. Thu các cấu tử bay hơi bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
Mỗi lần lấy khoảng 400 gam mẫu nguyên liệu tươi cho vào bình cầu đáy tròn 1000 mL,
cho thêm một ít cát để điều hòa sự sôi, đổ nước cất đến 2/3 bình cầu, lắp nhánh hứng,
rồi lắp ống sinh hàn và đun trên bếp điện khoảng 4-5 giờ. Hơi nước bay lên kéo theo các
cấu tử dễ bay hơi trong mẫu ngưng tụ ở hệ thống sinh hàn làm lạnh rồi chảy xuống
nhánh hứng. Các cấu tử ít tan trong nước và nhẹ hơn nước nên phần lớn nằm ở trên.
Tuy nhiên, vì hàm lượng các cấu tử chưng cất được rất ít và khó tách riêng nên ở ống
nhánh hứng cho vào khoảng 2 mL n-hexan rồi tiến hành chưng cất, phần cấu tử bay hơi
khi ngưng tụ sẽ tan vào n-hexan. Tiến hành chưng cất nhiều bình để làm giàu các cấu tử
trong n-hexan (qua 6 lần chưng cất).
Sau khi chưng cất xong, ta thu lấy phần tan trong n-hexan có màu vàng nhạt, tiến hành
làm khan bằng Na2SO4 khan để loại nước và đo GC/MS xác định thành phần hóa học.
2.4. Phân tích thành phần hóa học
Thành phần hóa học được xác định bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ
(GC/MS), thực hiện trên máy GC/MS QP2010 Plus hãng Shimadzu (Nhật Bản) tại
phòng thí nghiệm Phân tích công cụ - trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế; cột
Equyty-5 (dài 30,0 m; đường kính trong 0,25 mm; lớp phim dày 0,25 µm), khí mang
Heli tốc độ dòng 1,50 mL/phút được giữ ở áp suất cố định 93,1 kPa. Nhiệt độ lò cột
600C, nhiệt độ tiêm 250°C. Chương trình nhiệt độ: 60°C (giữ 1 phút), tăng 5°C/phút đến
1000C, tăng 10°C/phút đến 170°C (giữ 5 phút), tăng 10°C/phút đến 220°C, tăng
20°C/phút đến 300°C (giữ 10 phút). Thư viện phổ NIST-MS Search, Version 2.0 - 2005.
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÁC CẤU TỬ BAY HƠI... 55
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Hình 1. Sắc ký đồ GC các cấu tử bay hơi trong quả mít chín (Artocarpus heterophyllus Lamk.)
ở Thừa Thiên Huế
Từ sắc ký đồ GC/MS các cấu tử dễ bay hơi trong quả mít chín cho thấy có 24 cấu tử đã
được định danh. Thành phần hóa học và hàm lượng của chúng được trình bày ở bảng 1,
sắp xếp theo thứ tự thời gian lưu (Rt) tăng dần.
Bảng 1. Thành phần hóa học các cấu tử bay hơi trong quả mít chín (Artocarpus heterophyllus
Lamk.) ở Thừa Thiên Huế
STT Thời gian lưu (phút) Hàm lượng (%) Cấu tử
1 3,506 8,098 Butyl etanoat
2 4,131 0,560 Etyl isovalerat
3 4,557 1,477 Isoamyl etanoat
4 6,019 0,679 Propyl isovalerat
5 6,245 0,881 Metyl isobutyl carbinol
6 7,271 0,936 Butyl butanoat
7 7,552 2,501 Isobutyl isovalerat
8 8,638 28,007 Butyl isovalerat
9 8,909 0,468 Isoamyl butanoat
56 NGUYỄN CHÍ BẢO – NGUYỄN VĂN HIẾU
10 8,983 0,308 2-Metylbutyl butanoat
11 10,226 16,368 Isoamyl isovalerat
12 10,298 29,770 2-Metylbutyl isovalerat
13 11,198 0,261 Isobutyl axetoetanoat
14 11,625 0,242 Anđehit β-phenylpropionic
15 12,174 0,304 Butyl caproat
16 12,496 0,990 Decanal
17 13,065 0,277 cis-3-Hexenyl valerat
18 13,188 2,494 Hexyl isovalerat
19 13,344 0,287 Isoamyl caproat
20 13,400 0,361 2-Metylbutyl caproat
21 15,773 0,489 cis-Dodec-5-enal
22 16,049 0,679 Octadecanal
23 16,385 0,224 2-Metyl norbornan
24 20,021 3,341 3-Phenylpropyl butanoat
Kết quả này cho thấy trong thành phần các cấu tử bay hơi tạo nên mùi thơm của quả mít
chín bao gồm các este (96,495%), andehit (2,400%), ancol (0,881%) và hidrocacbon no
(0,224%). Do đó, chúng ta có thể thấy thành phần chính của các cấu tử này là các este.
Trong đó, các cấu tử có hàm lượng tương đối lớn là các este của axit isovaleric như
2-metylbutyl isovalerat (29,770%), butyl isovalerat (28,007%), isoamyl isovalerat
(16,368%). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với [4], [6]; các este chính là thành phần
chủ yếu tạo nên mùi thơm đặc trưng của quả mít chín.
Bên cạnh đó, thành phần hóa học các cấu tử bay hơi trong quả mít chín ở Thừa Thiên
Huế cũng được so sánh với hai loại mít ở Braxin. Kết quả thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2. So sánh thành phần các cấu tử bay hơi trong quả mít chín ở Thừa Thiên Huế với hai
loại mít ở Braxin
STT Cấu tử
Hàm lượng (%)
Mít ráo
Thừa Thiên Huế
Mít ráo Braxin
[7]
Mít ướt Braxin
[7]
1 Etyl butanoat - 1,3 2,2
2 Butyl etanoat 8,098 4,4 16,5
3 Etyl isovalerat 0,560 6,2 14,4
4 Isoamyl etanoat 1,477 - 12,0
5 Propyl isovalerat 0,679 - 2,4
6 Butyl butanoat 0,936 1,8 1,4
7 Isobutyl isovalerat 2,501 3,0 0,8
8 Butyl isovalerat 28,007 25,6 12,9
9 Isoamyl butanoat - - 1,6
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÁC CẤU TỬ BAY HƠI... 57
10 Pentyl butanoat - 2,0 -
11 Isoamyl isovalerat 16,368 28,4 18,3
12 Butyl caproat - 1,4 0,6
13 Isoamyl caproat 0,287 1,4 0,4
14 2-Metylbutyl isovalerat 29,770 - -
Ghi chú: Dấu (-): không có
Dựa vào kết quả so sánh các cấu tử bay hơi trong 3 loại mít, chúng tôi nhận thấy có sự
khá tương đồng về thành phần một số cấu tử chính tạo nên mùi thơm của quả mít chín.
Đó là các este như butyl isovalerat, isoamyl isovalerat, butyl etanoat ... Tuy nhiên, điểm
khác biệt lớn ở đây là cấu tử 2-metylbutyl isovalerat trong mít Thừa Thiên Huế chiếm tỉ
lệ lớn (29,770%) mà hai loại mít kia không có.
4. KẾT LUẬN
Đây là các kết quả nghiên cứu đầu tiên ở trong nước về thành phần hóa học các cấu tử
bay hơi tạo nên mùi thơm đặc trưng trong quả mít chín (Artocarpus heterophyllus
Lamk.) ở Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, qua kết quả so sánh với hai loại mít ở Braxin,
chúng ta có thể rút ra kết luận rằng các este mà chủ yếu là este của axit isovaleric như
butyl isovalerat, isoamyl isovalerat, 2-metylbutyl isovalerat là các cấu tử chính tạo nên
mùi thơm của quả mít chín. Kết quả nghiên cứu này có thể gợi mở ra những hướng
nghiên cứu mới như tổng hợp các este của axit isovaleric để ứng dụng trong việc tạo ra
các nguồn hương liệu phong phú hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam - Tập
II. NXB Khoa học và Kỹ thuật - Hà Nội.
[2] Võ Văn Chi (1999). Từ điển cây thuốc Việt Nam. NXB Y học.
[3] Đỗ Tất Lợi (2004). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học.
[4] Manjeshwar Shrinath Baliga, Arnadi Ramachandrayya Shivashankara, Raghavendra
Haniadka, Jason Dsouza, Harshith P. Bhat (2011). Phytochemistry, nutritional and
pharmacological properties of Artocarpus heterophyllus Lamk. (Jackfruit): A review,
Vol 44(7), pp. 1800-1811. Food Research International.
[5] Om Prakash, Rajesh Kumar, Anurag Mishra, Rajiv Gupta (2009). Artocarpus
heterophyllus (Jackfruit): An overview, Vol. 3 (6), pp. 353-358. Pharmacognosy
Review.
[6] Juliano Lemos Bicas, Gustavo Molina, Ana Paula Dionísio, Francisco Fábio
Cavalcante Barros, Roger Wagner, Mário Roberto Maróstica Jr., Gláucia Maria
Pastore (2010). Volatile constituents of exotic fruits from Brazil, Vol. 44, pp. 1843-
1855. Food Research International.
[7] José Guilherme S. Maia, Eloisa Helena A. Andrade, Maria das Gracas B. Zoghbi
(2004). Aroma volatiles from two fruit varieties of jackfruit (Artocarpus heterophyllus
Lam.), Vol. 85, pp. 195-197. Food Chemistry.
58 NGUYỄN CHÍ BẢO – NGUYỄN VĂN HIẾU
Title: STUDY ON THE CHEMICAL COMPOSITION OF VOLATILE COMPOUNDS IN
RIPE JACKFRUIT (ARTOCARPUS HETEROPHYLLUS LAMK.)
Abstract: By using combined gas chromatography and mass spectrometry (GC/MS), the
aromatic volatile compounds from ripe jackfruit (Artocarpus heterophyllus Lamk.) were
analyzed. The result indicated that twenty-four compounds were identified. Among them, the
main chemical constituents are esters of isovaleric acid, such as 2-methylbutyl isovalerate
(29.770%), butyl isovalerate (28.007%) and isoamyl isovalerate (16.368%).
Keywords: Jackfruit, Artocarpus heterophyllus Lamk., volatile compound, ester, 2-methylbutyl
isovalerate, butyl isovalerate, isoamyl isovalerate.
TS. NGUYỄN CHÍ BẢO
Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
ĐT: 0975.00.11.12, Email: baosphoa@gmail.com
NGUYỄN VĂN HIẾU
Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24_390_nguyenchibao_nguyenvanhieu_11_nguyen_chi_bao_9008_2020448.pdf