1. Chất kháng sinh của 2 chủng HT28 và K4
nằm cả trong sinh khối và dịch ngoại bào.
Trong số 6 loại dung môi hữu cơ được sử
dụng để tách chiết CKS, đối với chủng HT28,
ethanol là dung môi để tách chiết CKS từ sinh
khối và iso-butanol là dung môi để tách chiết
CKS từ dịch ngoại bào cho hiệu quả cao nhất.
Đối với chủng K4, iso-butanol và ethanol là 2
dung môi cho hiệu quả cao nhất để tách chiết
CKS từ sinh khối và dịch ngoại bào. Khả
năng hoà tan của các CKS trong dung môi tốt
nhất ở pH = 3.
2. Chất kháng sinh của chủng HT28 thuộc
loại kém bền với nhiệt độ, ở 100oC trong 60
phút, hoạt tính giảm chỉ còn khoảng 25%.
CKS của chủng K4 thuộc loại bền nhiệt, ở
100oC trong 60 phút, hoạt tính vẫn còn
khoảng 80%.
3. Chất kháng sinh của cả 2 chủng HT28 và
K4 thuộc loại bền với pH. Dịch chiết kháng
sinh vẫn giữ được hoạt tính trong dải pH từ
3 ÷ 9.
6 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 711 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tách chiết và xác định tính chất của chất kháng sinh từ 2 chủng xạ khuẩn HT28 và K4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vi Thị Đoan Chính và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 71 - 76
71
NGHIÊN CỨU TÁCH CHIẾT VÀ XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT CỦA CHẤT KHÁNG SINH
TỪ 2 CHỦNG XẠ KHUẨN HT28 VÀ K4
Vi Thị Đoan Chính*, Trịnh Ngọc Hoàng, Liễu Thị Phương, Hoàng Thị Bích Luân
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Hai chủng xạ khuẩn HT28 và K4 có hoạt tính kháng sinh (HTKS) cao, có hoạt phổ rộng được sử
dụng trong các thí nghiệm để nghiên cứu tách chiết chất kháng sinh (CKS) và xác định các tính chất
của chất kháng sinh. Để tách chiết chất kháng sinh của chủng HT28 từ sinh khối, ethanol là dung môi
cho hiệu quả cao nhất, để tách chiết CKS từ dịch ngoại bào thì iso-butanol cho hiệu quả cao hơn. Đối
với chủng K4, để tách chiết chất kháng sinh từ cả sinh khối và dịch ngoại bào, iso-butanol và ethanol
đều cho hiệu quả cao. Khả năng hoà tan trong dung môi của các CKS tốt nhất ở pH = 3.
Một số tính chất của CKS của chủng HT28 và K4 đã được nghiên cứu: chất kháng sinh của chủng
HT28 thuộc loại kém bền với nhiệt độ, CKS của chủng K4 thuộc loại bền với nhiệt độ. Chất kháng
sinh của cả 2 chủng HT28 và K4 đều thuộc loại bền trong pH. Dịch chiết kháng sinh vẫn giữ được
hoạt tính trong dải pH từ 3 ÷ 9.
Từ khóa: chất kháng sinh, chủng, dịch chiết kháng sinh, hoạt tính kháng sinh, xạ khuẩn.
∗
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới,
quanh năm nóng, ẩm, mưa nhiều nên có tỷ lệ
bệnh nhiễm trùng khá cao, vì vậy nhu cầu sử
dụng thuốc kháng sinh là khá lớn. Tuy nhiên,
bên cạnh hiệu quả chữa bệnh của thuốc kháng
sinh, Việt Nam đang phải đối đầu với hiện
tượng kháng thuốc ngày càng gia tăng của các
vi sinh vật (VSV) gây bệnh. Theo nhiều
nghiên cứu tại một số bệnh viện lớn của Việt
Nam cho thấy, tỷ lệ các VSV kháng lại với
các kháng sinh thông thường luôn cao hơn
30% [6]
Đứng trước một thực trạng như vậy, để khắc
phục hiện tượng kháng thuốc, một yêu cầu
cấp thiết đặt ra là phải tiếp tục tìm kiếm phát
hiện ra các kháng sinh mới. Trong số các
VSV sinh kháng sinh, xạ khuẩn là nhóm có
nhiều tiềm năng nhất. Trong số các chất
kháng sinh hiện đã biết, có tới hơn 80% là có
nguồn gốc từ xạ khuẩn. Vì vậy, xạ khuẩn
được xem là nguồn tài nguyên quý để tìm
kiếm các kháng sinh mới.
∗
Tel: 0987 123 606; Email: vichinh57@gmail.com
Hai chủng xạ khuẩn HT28 và K4 phân lập
được ở Thái Nguyên, có hoạt tính kháng sinh
cao, có hoạt phổ rộng, đặc biệt là có khả năng
kháng được một số vi khuẩn gây bệnh thường
gặp. Hai chủng này đã được chúng tôi tuyển
chọn và nghiên cứu các đặc điểm hình thái,
sinh lý, sinh hoá [1]. Trong bài báo này,
chúng tôi tiếp tục thông báo các kết quả
nghiên cứu tách chiết CKS và một số tính
chất của CKS từ 2 chủng HT28 và K4.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu
- 2 chủng xạ khuẩn HT28 và K4 có HTKS
cao, có hoạt phổ rộng, được chọn ra trong
số các chủng xạ khuẩn phân lập được ở
Thái Nguyên.
- VSV kiểm định: là trực khuẩn mủ xanh
(Pseudomonas aeruginosa ATCC 10145) do
Viện Kiểm nghiệm – Bộ Y tế cung cấp.
Phương pháp
- Xác định HTKS: theo phương pháp thỏi
thạch để sơ tuyển xạ khuẩn và phương pháp
đục lỗ để sàng lọc xạ khuẩn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Vi Thị Đoan Chính và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 71 - 76
72
- Tách chiết CKS bằng các dung môi hữu cơ:
dịch lên men sau khi loại bỏ sinh khối, bổ
sung dung môi hữu cơ (tỷ lệ 1 : 1). Xác định
hoạt tính của dịch kháng sinh bằng phương
pháp đục lỗ.
- Xác định khả năng bền nhiệt của CKS: xử lý
dịch kháng sinh thô ở các nhiệt độ khác nhau
trong thời gian: 20 phút, 40 phút và 60 phút.
Xác định hoạt tính của dịch kháng sinh bằng
phương pháp đục lỗ.
- Xác định khả năng bền với pH của CKS: xử
lý dịch kháng sinh thô ở các pH khác nhau từ
3 ÷ 9 trong thời gian 10 phút, sau chỉnh pH =
7. Xác định hoạt tính của dịch kháng sinh
bằng phương pháp đục lỗ.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tách chiết chất kháng sinh
Khả năng hoà tan của chất kháng sinh trong
các dung môi khác nhau là một yếu tố cần
được chú ý để thu nhận kháng sinh. Tuy
nhiên, độ hoà tan của chất kháng sinh rất khác
nhau trong các loại dung môi. Để xác định
được dung môi thích hợp cho việc tách chiết
chất kháng sinh của xạ khuẩn, chúng tôi nuôi
xạ khuẩn trên các môi trường lên men thích
hợp. Dịch kháng sinh thô được chiết bằng 6
loại dung môi khác nhau. HTKS của dịch
chiết được xác định bằng phương pháp đục lỗ.
Kết quả được thể hiện trên bảng1.
Bảng 1. HTKS của dịch chiết từ sinh khối và dịch ngoại bào
TT
Dung môi hữ cơ
HTKS của chủng HT28
(D-d, mm)
HTKS của chủng K4
(D-d, mm)
Sinh khối Dịch ng. bào Sinh khối Dịch ng. bào
1 Etyl acetate 14,2 ± 0,2 13,5 ± 0,2 18,3 ± 0,3 24,4 ± 0,8
2 Iso-butanol 15,6 ± 0,6 18,0 ± 0,3 24,8 ± 0,3 29,7 ± 1,0
3 Methanol 14,4 ± 0,7 13,7 ± 0,6 21,2 ± 0,2 26,3 ± 1,0
4 n-propanol 13,7 ± 0,6 14,1 ± 1,1 22,8 ± 0,6 25,2 ± 0,8
5 Ethanol 19,6 ± 0,7 12,2 ± 0,1 21,5 ± 0,6 28,5 ± 0,7
6 Acetone 16,3 ± 0,3 16,3 ± 0,6 23,3 ± 0,6 24,3 ± 0,7
Hình 1. Hoạt tính của dịch chiết kháng sinh từ chủng HT28 ở các pH khác nhau
1.Etyl axetate 2. Iso-butanol 3. Metanol
4. n-propanol 5. Etanol 6. Aceton
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Vi Thị Đoan Chính và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 71 - 76
73
Hình 2. Hoạt tính của dịch chiết kháng sinh chủng K4 ở các pH khác nhau
1.Etyl acetate 2. Iso-butanol 3. Methanol
4. n-propanol 5. Etanol 6. Aceton
Kết quả trên bảng 1 cho thấy, CKS của 2
chủng nằm trong cả sinh khối và dịch ngoại
bào. Cả 6 loại dung môi trên đều có thể sử
dụng để tách chiết CKS. Đó đều là những
dung môi thường dùng, có tính hoà tan tốt
và ít độc.
Đối với chủng HT28, để tách chiết CKS từ
sinh khối, ethanol là dung môi cho hiệu quả
cao nhất, dịch chiết bằng dung môi này có
hoạt lực khá cao (19,6 mm). Nhưng để tách
chiết kháng sinh từ dịch ngoại bào thì iso-
butanol lại cho hiệu quả cao hơn.
Đối với chủng K4, trong 6 loại dung môi sử
dụng, iso-butanol cho hiệu quả cao nhất. Dịch
kháng sinh thô chiết bằng iso-butanol có hoạt
lực khá cao, đặc biệt là dịch chiết từ dịch
ngoại bào có hiệu số vòng vô khuẩn (VVK)
tới 29,7 mm. Ngoài iso-butanol, có thể sử
dụng ethanol để tách chiết CKS từ sinh khối.
Theo kết quả của nhiều nghiên trước đã công
bố, có nhiều loại dung môi được sử dụng để
tách chiết CKS từ xạ khuẩn [2][3][5]. Tuy
nhiên, việc sử dụng loại dung môi nào là thích
hợp lại tuỳ thuộc vào bản chất hoá học của
từng loại CKS.
Khả năng hoà tan của CKS trong dung môi
còn phụ thuộc vào pH. Để xác định pH cho
hiệu quả tách chiết CKS cao nhất, chúng tôi
tiến hành tách chiết CKS từ dịch ngoại bào
trong 6 loại dung môi trên ở các ph = 3, pH =
7 và pH = 10. Kết quả thể hiện trên hình 1 và
hình 2 cho thấy, cả 2 chủng HT28 và K4, ở
pH = 3, dịch chiết đều có hoạt lực cao hơn so
với dịch chiết trong các dung môi có pH = 7
và pH = 10. Điều này đã chứng tỏ khả năng
hoà tan trong dung môi của các CKS tốt nhất
trong môi trường axit (pH = 3).
Ngoài ra, một điểm cần lưu ý là pH của môi
trường cũng có ảnh hưởng đến việc CKS đi ra
ngoài môi trường nhiều hay tích tụ trong sinh
khối nhiều [4]. Vì vậy, để tách chiết CKS từ 2
chủng HT28 và K4 có hiệu quả, nên tách
chiết ở trong môi trường axit.
Khả năng bền nhiệt của CKS
Để xác định khả năng bền nhiệt của CKS,
chúng tôi tiến hành nuôi xạ khuẩn trên môi
trường lên men thích hợp. Thu dịch kháng
sinh thô để xử lý với nhiệt độ ở 4 mức nhiệt
độ khác nhau: 40oC, 70oC, 80oC và 100oC
trong các khoảng thời gian: 20 phút, 40 phút
và 60 phút. Xác định hoạt tính của dịch chiết
bằng phương pháp đục lỗ. Kết quả được thể
hiện trên bảng 2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Vi Thị Đoan Chính và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 71 - 76
74
Bảng 2. HTKS của dịch kháng sinh thô sau khi đã xử lý với nhiệt độ
Thời gian
xử lý
Ký hiệu
chủng
Hoạt tính kháng sinh (D-d, mm)
40oC 70oC 80oC 100oC
20 phút
HT 28 20,8 ± 0,6 19,3 ± 0,7 19,0 ± 0,4 18,9 ± 0,5
K4 19,5 ± 0,7 19,2 ± 0,3 18,8 ± 0,1 18,3 ± 0,4
40 phút
HT 28 20,5 ± 0,2 19,2 ± 0,8 18.1 ± 0,5 14,4 ± 0,5
K4 19,5 ± 0,5 19,0 ± 0,1 18,7 ± 0,1 18,3 ± 0,1
60 phút
HT 28 17,4 ± 1,1 17,3 ± 0,6 15,0 ± 0,4 5,4 ± 0,9
K4 19,5 ± 0,7 19,0 ± 0,4 18,7 ± 0,1 18,1 ± 0,4
(Đối chứng của chủng HT 28: 20,8 ± 1,2. Đối chứng của chủng K4: 22,7 ± 0,2)
a. Chủng HT 28 b. Chủng K4
Hình 3. HTKS của dịch chiết ở các nhiệt độ khác nhau
Kết quả trên đã chứng tỏ, độ bền với nhiệt độ
của CKS chủng HT 28 và K4 có sự khác nhau
rất rõ rệt.
Chủng HT28: HTKS giảm rất nhanh theo
nhiệt độ xử lý. Ở 40oC trong 20 phút, HTKS
hầu như không thay đổi và có giảm nhẹ khi
kéo dài thời gian xử lý lên 60 phút, nhưng ở
100oC trong 60 phút, hoạt tính đã giảm xuống
rất nhanh, chỉ còn khoảng 25% so với đối
chứng (hình 3 a).
Chủng K4: HTKS hầu như không thay đổi
theo thời gian xử lý. Khi tăng nhiệt độ xử lý
từ 40oC đến 100oC, hoạt tính có giảm dần,
nhưng mức độ giảm không nhiều. Đặc biệt, ở
100oC với thời gian xử lý 60 phút, HTKS của
dịch chiết vẫn còn khoảng 80% so với đối
chứng (hình 3 b)
Theo kết quả của nhiều nghiên cứu trước về
khả năng bền nhiệt của CKS, trong đó có
CKS xạ khuẩn đã công bố có nhiều CKS rất
bền với nhiệt độ, ở 70oC trong thời gian 60
phút, HTKS vẫn hầu như không thay đổi,
thậm chí, ở 100oC và kéo dài tới 60 phút,
HTKS vẫn còn khoảng 50% hoặc chỉ giảm đi
đôi chút [2][3].
Tuy nhiên, bên cạnh cũng có nhiều CKS không
có khả năng bền nhiệt, chỉ mới hơn 50oC,
HTKS đã bị giảm hoặc mất hoàn toàn [5].
Như vậy, so sánh với các kết quả nghiên cứu
trước, CKS chủng HT28 thuộc loại kém bền
với nhiệt độ. Vì vậy, việc tách chiết, sử dụng
và bảo quản CKS này nên ở nhiệt độ dưới
70oC để đảm bảo hoạt lực của CKS. CKS
chủng K4 thuộc loại bền nhiệt. Đây là một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Vi Thị Đoan Chính và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 71 - 76
75
tính chất rất thuận lợi cho việc tách chiết, tinh
chế và bảo quản CKS.
Khả năng bền với pH của CKS
Khả năng bền vững của CKS với pH là một
đặc điểm đáng chú ý vì điều này không chỉ có
ý nghĩa trong công nghệ tách chiết mà còn có
ý nghĩa trong ứng dụng. Để xác định khả
năng bền với pH của CKS, chúng tôi nuôi 2
chủng HT28 và K4 trên môi trường lên men
thích hợp. Thu dịch kháng sinh thô và điều
chỉnh pH để có các mức pH từ 3 ÷ 9 và giữ ở
nhiệt độ phòng trong 10 phút, sau đó điều
chỉnh về pH = 7. HTKS của dịch chiết được
xác định bằng phương pháp đục lỗ. Kết quả
được thể hiện trên bảng 3 và hình 4.
Kết quả trên bảng 4 cho thấy, dịch kháng sinh
của cả 2 chủng vẫn giữ được hoạt tính ở trong
dải pH từ 3 ÷ 9 trong thời gian 10 phút đã
chứng tỏ: các CKS này đều có khả năng bền
với pH. Dịch chiết kháng sinh từ chủng HT28
có hoạt lực mạnh nhất ở pH = 7, hơi giảm
dần trong các môi trường axit và kiềm. Tuy
nhiên, mức độ giảm không nhiều. Chủng K4,
dịch chiết kháng sinh có hoạt lực mạnh nhất ở
pH = 6, giảm dần trong môi trường có pH từ
7 đến 9 và giảm mạnh hơn trong môi trường
có pH từ 5 đến 3. Kết quả này đã chứng tỏ
CKS của chủng K4 bền vững hơn trong môi
trường kiềm và axit nhẹ.
Khả năng bền vững của các CKS với pH rất
khác nhau và phụ thuộc vào bản chất hoá học
của từng CKS. Nhiều CKS có độ mẫn cảm
cao với axit, vì vậy sẽ bị mất hoạt tính kháng
khuẩn ở trong môi trường axit. Điều này có ý
nghĩa rất lớn trong thực tiễn, đặc biệt là khi
dùng các loại thuốc kháng sinh qua đường
miệng, dịch dạ dày có pH = 1,5 – 2,0 có thể
sẽ làm mất tác dụng của thuốc. Song, ngược
lại, có những CKS lại bị giảm hoặc mất hoạt
tính trong môi trường kiềm.
Bảng 3. Khả năng bền với pH của dịch KS
pH
Hoạt tính kháng sinh (D-d, mm)
Chủng HT28 Chủng K4
3 15,8 ± 0,5 14,6 ± 0,8
4 17,1 ± 0,3 14,8 ± 0,7
5 17,6 ± 0,5 15,1 ± 0,4
6 17,6 ± 0,8 25,8 ± 0,6
7 19,1 ± 0,1 20,1 ± 0,1
8 18,0 ± 0,1 19,6 ± 0,6
9 17,0 ± 0,2 18,4 ± 0,8
Như vậy, từ các kết quả trên cho thấy, CKS từ
2 chủng HT28 và K4 thuộc loại bền với pH.
Đây là một đặc điểm rất lợi thế trong công
nghệ thu hồi, tinh chế CKS, đồng thời mở
rộng khả năng ứng dụng của các CKS này.
Hình 4. HTKS của dịch chiết ở các pH khác nhau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Vi Thị Đoan Chính và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 71 - 76
76
KẾT LUẬN
1. Chất kháng sinh của 2 chủng HT28 và K4
nằm cả trong sinh khối và dịch ngoại bào.
Trong số 6 loại dung môi hữu cơ được sử
dụng để tách chiết CKS, đối với chủng HT28,
ethanol là dung môi để tách chiết CKS từ sinh
khối và iso-butanol là dung môi để tách chiết
CKS từ dịch ngoại bào cho hiệu quả cao nhất.
Đối với chủng K4, iso-butanol và ethanol là 2
dung môi cho hiệu quả cao nhất để tách chiết
CKS từ sinh khối và dịch ngoại bào. Khả
năng hoà tan của các CKS trong dung môi tốt
nhất ở pH = 3.
2. Chất kháng sinh của chủng HT28 thuộc
loại kém bền với nhiệt độ, ở 100oC trong 60
phút, hoạt tính giảm chỉ còn khoảng 25%.
CKS của chủng K4 thuộc loại bền nhiệt, ở
100oC trong 60 phút, hoạt tính vẫn còn
khoảng 80%.
3. Chất kháng sinh của cả 2 chủng HT28 và
K4 thuộc loại bền với pH. Dịch chiết kháng
sinh vẫn giữ được hoạt tính trong dải pH từ
3 ÷ 9.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]] .Vi Thị Đoan Chính, Trịnh Ngọc Hoàng, Liễu
Thị Phương (2010), “Hoạt tính kháng sinh của xạ
khuẩn phân lập ở Thái Nguyên với một số chủng
Staphylococcus aureus và Pseudomonas
aeruginosa” Tạp chí Khoa học & Công nghệ, tập
66, số 4, 2010.
[2]. Bùi Thị Việt Hà (2006), Nghiên cứu xạ khuẩn
sinh chất kháng sinh chống nấm gây bệnh thực vật
ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Sinh học, 2006.
[3]. Lê Gia Hy (1994), Nghiên cứu xạ khuẩn thuộc
chi Streptomyces sinh chất kháng sinh chống nấm
gây bệnh đạo ôn và thối cổ rễ phân lập ở việt nam,
Luận án Tiến sĩ Sinh học, 1994.
[4]. Lê Gia Hy, Khuất Hữu Thanh, (2010), Cơ sở
công nghệ vi sinh vật và ứng dụng, Nhà xuất bản
Giáo dục, Việt Nam.
[5]. Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Hoàng Thị Kim Hồng
(2009): Nghiên cứu xạ khuẩn sinh kháng sinh
phân lập từ đất trồng hoa màu ở Thừa Thiên Huế.
Hội nghị CNSH toàn quốc 2009.
[6]. Nguyễn Thị Vinh và Cs.(2006), Báo cáo hoạt
động theo dõi sự đề kháng kháng sinh của vi
khuẩn gây bệnh thường gặp ở Việt Nam năm
2005. Thông tin Dược lâm sàng, số 7, tr.15-18.
SUMMARY
STUDY ON EXTRACTION AND PROPERTY OF ANTIBIOTIC FROM TWO
ACTINOMYCETES STRAINS HT28 AND K4
Vi Thi Doan Chinh∗, Trinh Ngoc Hoang, Lieu Thi Phuong, Hoang Thi Bich Luan
The College of Sciences - Thai Nguyen University
Two actinomycetes strains HT28 and K4 with strong antibiotic activity and wide activated range
were used for antibiotic extracted and determined experiments. To extracted antibiotic of HT28
strain from biomass, ethanol was the most suitable, to extracted antibiotic from culture perilymph,
Isobutanol was more suitable. With K4 strain, both isobutanol and ethanol were more effective.
Antibiotic was dissolved in solutions at pH 3.
Some antibiotic properties such as stable ability in pH and temperature were determined, K4’s
antibiotic was stable in temperature condition but HT28’s was not. The antibiotic of 2 strains were
stable in pH condition. Extracted antibiotic solution keep activity in pH range 3 – 9.
Key words: antibiotic, strain, antibiotic extracted solution, antibiotic activity, actinomycetes.
∗
Tel: 0987 123 606; Email: vichinh57@gmail.com
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_33423_37244_79201285546tap8200011_1457_2052310.pdf