1. Kết luận
Qua nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số kết
luận sau:
- Xử lý hành tăm tươi bằng phương pháp sấy ở
50oC trong 20h và chọn phương pháp chiết Soxhlet
với dung môi N-hexan để tách chiết các hoạt chất
từ hành tăm cho hoạt tính kháng vi sinh vật tốt nhất.
- Đã xác định liều lượng tối thiểu (MIC) đối với
06 vi khuẩn kiểm định trong đó;
+ Cao N-hexan với chủng Salmonella sp. BK1
có liều lượng tối thiểu nhỏ nhất là 0,0025mg/µl và
với chủng B. cereus BK7 có liều lượng tối thiểu lớn
nhất là 0,025mg/µl.
+ Cao ethanol với chủng B. cereus BK7 và
B. subtilis BK5 có liều lượng tối thiểu nhỏ nhất là
0,005mg/µl, với Pseudomonas sp. BK4 có liều
lượng tối thiểu lớn nhất là 0,03mg/µl.
+ Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao
diclorometan đối với chủng B. cereus BK7 là
0,01mg/µl.
- Có thể ứng dụng cao dịch chiết để bảo quản
tôm trong ngày mà không cần phải sử dụng các
chất bảo quản hóa học. Cao ethanol có hoạt tính
oxi hóa cao nhất, được đánh giá tương đương với
vitamin C.
- Đã xác định được một số cấu tử chính trong
thành phần các cao ethanol và cao N-hexan.
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 26/03/2022 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tách chiết và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn - chống oxi hóa của cao dịch chiết từ củ hành tăm (Allium schoenoprasum), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
88 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
NGHIÊN CỨU TÁCH CHIẾT VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN -
CHỐNG OXI HÓA CỦA CAO DỊCH CHIẾT TỪ CỦ HÀNH TĂM
(Allium schoenoprasum)
THE EXTRACTION AND THE INVESTIGATION OF ANTIBACTERIA
AND ANTIOXIDANT ACTIVITY OF ONION (Allium schoenoprasum) EXTRACTS
Lê Thị Hương Hà1, Phạm Thu Thủy2, Vũ Ngọc Bội3
Ngày nhận bài: 09/3/2012; Ngày phản b iện thông qua: 13/6/2013; Ngày duyệt đăng: 10/12/2013
TÓM TẮT
Cao dịch chiết của củ hành tăm thu được bằng các phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước và chiết Soxhlet
sử dụng ba loại dung môi (N-hexan, diclometan và ethanol). Kết quả khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và chống ôxi hóa
cho thấy: cao N-hexan thu được bằng phương pháp chiết Soxhlet cho hoạt tính kháng khuẩn tốt nhất, cao ethanol cho
khả năng chống oxi hóa tốt nhất. Kết quả phân tích GC-MS cho thấy: cao N-hexan bao gồm các cấu tử chính như:
2-Pyridinepropanoic acid, alpha metyl-beta-oxo-, ethyl ester; Ethanol, 2-butoxy; 2-methioxy[1]benzothieno[2,3-c]
quinolin-6(5H)-one. Cao diclorometal bao gồm các cấu tử chính: 2-ethylhexanol; 1,2-benzenedicarbonxylic acid, dibutyl
ester; 1-dodecanol; 1,2-benzenedicarbonxylic acid, bis(2-methylpropyl) ester. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho
các nhà khoa học sử dụng các hoạt chất được tách chiết từ củ hành tăm trong y, dược học và đời sống con người, góp phần
nâng cao giá trị sử dụng của củ hành tăm.
Từ khóa: cao dịch chiết, cấu tử chính, chống ôxi hóa, hành tăm, kháng khuẩn
ABSTRACT
Onion extracts were obtained by the method of steam distillation and Soxhlet extraction using three solvents
(N-hexane, ethanol and dichlometal). The results of research showed that by using Soxhlet method the N-hexane
extract represents the best antibacterial activity, the ethanol extract represents the best anti-oxidation. Results of GC-MS
analysis showed that the N-hexane extract included some main compositions: 2-Pyridinepropanoic acid Alpha
methyl-beta-oxo-, ethyl ester; Ethanol, 2-butoxy,2-methioxy [1] benzothieno [2,3-c] quinoline-6 (5H)-one. The diclorometal
extract included some main compositions: 2-ethylhexanol; 1,2-benzenedicarbonxylic acid, dibutyl ester; 1-dodecanol;
1,2-benzenedicarbonxylic acid, bis (2-methylpropyl) este. The results of the study are the basis research for scientists to use
the active ingredient extracted from onion in medical science, pharmacy and human life, contributing to the enhancement
of the use-value of onion.
Keywords: antibacterial activity, anti-oxidation, extract, main composition
1 Lê Thị Hương Hà: Cao học Công nghệ Sau thu hoạch 2010 - Trường Đại học Nha Trang
2 TS. Phạm Thu Thủy: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
3 TS. Vũ Ngọc Bội: Khoa Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa
có thảm thực vật phong phú với khoảng 4000 loài
thực vật bậc cao. Các hợp chất có hoạt tính kháng
khuẩn, kháng nấm hiện nay là đối tượng được
nghiên cứu nhiều, đặc biệt hướng tách chiết
chúng từ các loại cây cỏ, thảo dược và ứng dụng
vào trong y học. Trong đó hành tăm là đối tượng
được nghiên cứu rất ít. Một vài nghiên cứu trong
và ngoài nước về hành tăm chỉ dừng lại ở ngâm
chiết hoạt chất và ứng dụng trong y học, chưa đi sâu
vào thử nghiệm các phương pháp tách chiết mới,
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 89
cho hiệu suất thu hồi hoạt chất cao và ứng dụng các
hoạt chất đó trong lĩnh vực thực phẩm. Lần đầu tiên
nghiên cứu một cách có hệ thống từ việc tìm chọn
các thông số cho việc tách chiết các chất có hoạt
tính sinh học từ củ hành tăm, vì vậy kết quả của đề
tài còn là nguồn bổ sung các tư liệu có tính khoa học
về các tính chất dược lý của củ hành tăm.
Hành tăm có tên khoa học là Allium schoenoprasum,
nguồn gốc tại Bắc Á, Bắc Âu và Bắc Mỹ, đã được
trồng và sử dụng từ hơn 5000 năm. Loài được trồng
hiện nay rất tương cận với loài mọc hoang tại vùng
núi Alpes, những giống hoang khác cũng mọc khá
nhiều tại vùng Bắc bán cầu. Ở Việt Nam hành tăm
được trồng ở khu vực Miền Trung và đặc biệt ở Nghệ
An. Cây hành tăm thuộc loài thảo nhỏ, mọc cao trung
bình 10-30cm, có thể đến 60cm và thành bụi cỡ
30cm. Thân hành hay củ màu trắng lớn cỡ ngón tay
út, đường kính 1-2cm, bao bọc bởi những vẩy dai. Lá
rất nhiều, màu xanh lục đậm, mỏng. Thành phần chủ
yếu trong hành tăm là nước, chiếm khoảng 86,8% [4].
Ngoài ra trong hành tăm chứa một lượng vừa phải
các chất protein, chất béo, chất xơ cũng với một
lượng đáng kể canxi, phốt pho và kali. Về phương
diện dinh dưỡng và trị liệu, hành tăm được xem là
một cây rau có tính sát trùng, giúp tạo cảm giác thèm
ăn (kích thích vị giác) và trợ tiêu hóa [2].
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nguyên liệu
- Nguyên liệu nghiên cứu là củ hành tăm (Allium
schoenoprasum) tươi, đồng đều, có đường kính củ
trung bình 1-2cm, lấy tại Nghệ An, được làm sạch, thái
mỏng bằng máy thái hành. Sau đó, được mang đi sấy
khô ở 3 chế độ nhiệt độ 300C, 400C và 500C trong các
khoảng thời gian lần lượt là 15h, 20h và 25h.
- Mẫu tôm thí nghiệm được mua tại đại lý bán
hàng thủy hải sản tươi sống Trần Đại Nghĩa, Hà Nội.
- Các chủng vi sinh vật kiểm định: được cung
cấp từ Viện Công nghệ Sinh học – Công nghệ Thực
phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (bảng 1).
Bảng 1. Tên các chủng vi sinh vật
STT Tên chủng Nguồn gốc
1 Salmonella sp. BK1
Viện Công
nghệ Sinh
học - Công
nghệ Thực
phẩm,
Trường Đại
học Bách
khoa Hà Nội
2 Escherichia coli BK2
3 Staphylococcus aureus BK3
4 Pseudomonas BK4
5 Bacillus subtilis BK5
6 Escherichia coli BK6
7 Bacillus cereus BK7
8 Aspergillus sp. BK8
9 Penicillium sp. BK9
2. Tách chiết cao từ củ hành tăm
Cân 200g nguyên liệu hành (tươi hoặc khô) đã
xử lý và cho vào bình cầu (thể tích 200ml) để tách
chiết cao bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi
nước, thời gian chiết 20h [8].
Cân 80g nguyên liệu hành khô cuốn vào trong
giấy lọc và bỏ vào trụ chiết, tách chiết cao bằng
phương pháp Soxhlet sử dụng 3 loại dung môi
khác nhau:
- Dung môi diclorometan: Nhiệt độ chiết 45oC,
thời gian chiết 10h;
- Dung môi ethanol: Nhiệt độ chiết 85oC, thời
gian chiết 10h;
- Dung môi N-hexan: Nhiệt độ chiết 75oC, thời
gian chiết 10h.
3. Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cao dịch
chiết thu được
Các chủng vi sinh vật được đem đi hoạt hóa
lại trong môi trường LB (Merck-Đức) và nhân giống
thời gian 12h ở nhiệt độ 37oC để sử dụng cho các
nghiên cứu khả năng kháng vi sinh vật kiểm định
của cao dịch chiết [8].
Trước khi thử tính kháng khuẩn bằng phương
pháp đục lỗ, tiến hành xác định mật độ tế bào vi
khuẩn bằng cách đo mật độ quang OD (bước sóng
600nm) và đếm tế bào trên buồng đếm hồng cầu.
Ta tiến hành cấy ria các chủng vi sinh vật đã
được hoạt hóa lên bề mặt thạch, nuôi ở 37oC với vi
khuẩn và nấm mốc sau 24h - 48h, và quan sát khả
năng kháng vi sinh vật của các cao dịch chiết.
Các cao dịch chiết cũng được mang đi xác định
hoạt tính kháng khuẩn trên 7 chủng vi khuẩn và 2
chủng nấm mốc bằng phương pháp đục lỗ thạch,
cho các đĩa thạch vào tủ ấm 37oC trong thời gian
24-48h và quan sát. Hoạt tính kháng khuẩn được
xác định bằng cách đo đường kính vòng kháng tại
các lỗ đục (mm) [1].
4. Xác định hoạt tính chống ôxi hóa của cao
dịch chiết
Các chất nghiên cứu có tác dụng chống oxy hóa
theo cơ chế dập tắt gốc tự do sẽ làm giảm màu của
dung dịch DPPH (1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl) [8].
DPPH có khả năng tạo ra các gốc tự do bền
trong dung dịch ethanol bão hòa. Khi cho các chất
thử nghiệm vào hỗn hợp này, nếu chất có khả năng
làm trung hòa hoặc bao vây các gốc tự do sẽ làm
giảm cường độ hấp thụ ánh sáng của các gốc tự do
DPPH. Hoạt tính chống oxi hóa được đánh giá thông
qua giá trị hấp thụ ánh sáng của dịch thí nghiệm so
với đối chứng khi đọc trên máy đo mật độ quang OD
(Labomed - Mỹ) ở bước sóng 517nm [3].
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
90 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
5. Thử nghiệm khả năng bảo quản tôm của cao
dịch chiết
Cao dịch chiết được pha loãng bằng cồn nguyên
chất với các hàm lượng khác nhau 0,01g/ml; 0,02g/ml;
0,03g/ml; 0,04g/ml và được quết lên tôm tươi ở các
vị trí đã được đánh dấu. Mẫu đối chứng được quết
cồn nguyên chất.
Bảo quản tôm ở nhiệt độ phòng, độ ẩm 75-85%.
Theo dõi sự biến đổi của màu sắc, trạng thái và mùi
trong thời gian 45h, nhận xét đánh giá sự biển đổi
của tôm theo thời gian.
6. Phân tích thành phần hóa học của cao dịch chiết
Phương pháp phân tích sắc ký khí - khối phổ
(GC-MS) được tiến hành trên máy GC-MS 5989B,
cột HP5-30m tại Viện Công nghệ sinh học,
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội để phân tích
thành phần hóa học và định danh các cấu tử trong
cao dịch chiết (N-hexan và ethanol) thu được từ
hành tăm [10;6].
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Độ ẩm và tỷ lệ thu hồi hành khô sau khi sấy
Tiến hành sấy hành tăm ở 3 chế độ nhiệt độ
(30oC, 40oC và 50oC) trong 3 khoảng thời gian (15h,
20h và 25h), kết quả độ ẩm của hành tăm thu được
thể hiện trên bảng 2.
Bảng 2. Độ ẩm hành khô sau khi sấy
Nhiệt độ
sấy (oC)
Thời gian
sấy (h)
Độ ẩm (%) Tỷ lệ hành
khô (%)
30 15 17,8 42
20 16,2 40
25 15,3 37
40 15 15,0 39
20 14,2 36
25 13,9 32
50 15 14,1 37
20 13,8 34
25 13,2 30
Khi so sánh độ ẩm của hành tăm tại các chế độ
sấy thể hiện trên bảng 2 nhận thấy ở thời gian sấy
20h, 25h và nhiệt độ sấy 50oC cho độ ẩm thấp nhất,
ở 25h hàm ẩm đạt thấp hơn ở 20h là 0,6% như vậy
có sự chênh lệch nhưng không đáng kể. Tuy nhiên
nếu sấy ở thời gian quá dài sẽ ảnh hưởng đến tính
chất của các hợp chất có hoạt tính sinh học trong củ
hành tăm. Vì vậy, đề tài chọn các thông số thích hợp
là sấy ở 50oC trong thời gian 20h cho độ ẩm 13,8%
là độ ẩm tương đối thích hợp với các sản phẩm sấy
và cho tỷ lệ thu hồi hành tăm khá cao là 34%.
2. Nghiên cứu tách chiết cao bằng các phương
pháp khác nhau
2.1. Tách chiết bằng chưng cất lôi cuốn hơi nước
Khối lượng tinh dầu thu được là 0,036g, từ đó
xác định tỷ lệ thu hồi tinh dầu là 0,18%. Kết quả cho
thấy tinh dầu hành nhận được bằng phương pháp
lôi cuốn theo hơi nước có hoạt tính kháng với chủng
B. cereus BK7. Tăng lượng tinh dầu thì đường kính
kháng khuẩn tăng.
2.2. Tách chiết bằng phương pháp Soxhlet
Phương pháp chiết Soxhlet được tiến hành trên
hành tăm sử dụng lần lượt 3 loại dung môi khác
nhau, kết quả hiệu suất thu hồi cao được thể hiện
trên bảng 3.
Bảng 3. Hiệu suất thu hồi cao dịch chiết với các
dung môi khác nhau
Dung môi tách chiết Ethanol N-hexan Diclometan
Khối lượng cao (g) 2,178 1,063 1,903
Hiệu suất thu hồi (%) 0,73 0,35 0,63
Tiến hành tách chiết bằng phương pháp Soxhlet
với 3 loại dung môi, kết quả thu được: sử dụng dung
môi ethanol cho hiệu suất thu hồi cao dịch chiết cao
nhất (0,73%), dung môi N-hexan cho hiệu suất thu
hồi cao dịch chiết thấp nhất (0,35%). Điều này phù
hợp với tính chất của dung môi ethanol là dung
môi tách chiết có tính chọn lọc thấp còn dung môi
N-hexan là dung môi tách chiết có tính chọn lọc cao.
3. Nghiên cứu khả năng kháng vi sinh vật của
các cao dịch chiết
Nghiên cứu khả năng kháng vi sinh vật của
các cao dịch chiết cho kết quả: cao N-hexan có khả
năng kháng vi khuẩn và kháng nấm kiểm định tốt
nhất. Trên cơ sở đó chọn dung môi thích hợp nhất
là N-hexan trong phương pháp chiết Soxhlet cho
tách chiết các hoạt chất kháng khuẩn, kháng nấm
từ hành tăm.
Tinh dầu nhận được bằng phương pháp chưng
cất theo hơi nước có tỉ lệ thu hồi rất thấp 0,18%, thời
gian tách chiết khá dài 20h. Trong khi đó tách chiết
bằng phương pháp Soxhlet tỉ lệ thu hồi cao lớn hơn
rất nhiều: 0,73% đối với cao ethanol, 0,35% đối với
cao N-hexan, và 0,63% đối với cao diclorometan và
thể hiện rõ hoạt tính kháng vi sinh vật. Do vậy chúng
tôi lựa chọn phương pháp tách chiết Soxhlet với các
dung môi cho các nghiên cứu tiếp theo.
Bằng phương pháp đục lỗ thạch đã xác định
được liều lượng tối thiểu (MIC) đối với 06 chủng vi
khuẩn kiểm định, kết quả thể hiện trên bảng 4.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 91
Kết quả nhận được cho thấy các cao dịch chiết
thu được đều thể hiện khả năng chống oxi hóa. Hoạt
tính oxi hóa cao nhất nhận được với cao ethanol,
tiếp theo là cao diclorometan và thấp nhất là cao
N-hexan. Khả năng chống oxi hóa của cao ethanol
tương đương với vitamin C ở cùng nồng độ. Kết
quả này phù hợp với tính chất của các dung môi
tách chiết, thực vậy dung môi có cực ethanol có tính
chọn lọc thấp, cho phép ta tách chiết được nhiều
hợp chất nhất từ hành tăm. Điều này thể hiện rất rõ
trong kết quả về hiệu suất thu hồi.
5. Thử nghiệm khả năng bảo quản tôm tươi của
các cao dịch chiết
Cả 2 loại cao N-hexan và cao ethanol đều có
khả năng bảo quản tôm tươi. Mẫu đối chứng: đầu
tôm bị biến đen nhanh và nhiều hơn so với các mẫu
thực nghiệm. Tăng hàm lượng cao dịch chiết quết
trên tôm, độ biến đen trên đầu tôm giảm dần. Quan
sát sau 10h cả 2 mẫu tôm thử nghiệm đều còn đảm
bảo chất lượng gần như ban đầu. Tuy nhiên sau
25h đầu tôm đã bắt đầu biến đen: mẫu tôm được
quết cao N-hexan cho thấy ít bị biến đen hơn so với
mẫu quết dịch cao ethanol. Sau 35h cả 2 mẫu tôm
đều có sự biến đen rõ rệt, chất lượng tôm đã giảm
sút, mẫu quết cao N-hexan độ biến đen cũng thấp
hơn so với mẫu quết cao ethanol. Các mẫu tôm đã
biến đen rõ rệt, bay mùi nồng nặc và đã không còn
sử dụng được sau 45h.
6. Thành phần hoá học của các cao dịch chiết
thu được
Phổ GC-MS của cao N-hexan và cao ethanol
được trình bày ở hình 2 và 3.
Bảng 4. Kết quả xác định định liều lượng tối thiểu (MIC) của các cao dịch chiết
Cao dịch chiết Chủng vi sinh vật MIC (mg/µl)
Cao N-hexan B. cereus BK7 0,0025
Salmonella sp. BK1 0,0025
E. coli BK2 0,005
S. aureus BK3 0,01
B. subtilis BK5 0,01
Pseudomonas sp. BK4 0,02
Cao ethanol B. cereus BK7 0,005
B. subtilis BK5 0,005
Salmonella sp. BK1 0,01
E. coli BK2 0,02
S. aureus BK3 0,02
Pseudomonas sp. BK4 0,03
Cao diclorometan B. cereus BK7 0,01
4. Xác định khả năng chống ôxi hóa của các cao dịch chiết
Thông qua giá trị hấp thụ ánh sáng của dịch thí nghiệm so với dịch đối chứng, kết quả về hoạt tính chống
oxi hóa của các cao dịch chiết được thể hiện trên hình 1.
Hình 1. Đồ thị thể hiện khả năng chống oxi hóa của các cao dịch chiết và vitamin C
Chú thích: CDC: cao dịch chiết, p: phút.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
92 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Hình 2. Phổ GC-MS của cao dịch chiết N-hexan Hình3. Phổ GC-MS của cao dịch chiết ethanol
Từ các kết quả phân tích phổ GC-MS, một số cấu tử chính có trong cao dịch chiết N-hexan và ethanol được
trình bày ở bảng 5 và 6.
Bảng 5. Một số cấu tử chính của cao N-hexan
Stt TR % S Hợp chất CTPT và CTCT CAS#
1 3,783 0,66 2-Pyridinepropanoic acid, alpha me-
tyl-beta-oxo-,ethyl ester
C11H13NO3
0-0-0
2 5,221 2,66 Ethanol, 2-butoxy
C6H14O2
111-76-2
3 6,362 0,75 2-methioxy[1]benzothieno[2,3-c]
quinolin-6(5H)-one
C16H11NO2 70453-75-7
4 7,847 0,80 1,2,3-tri (t-butyl)cyclopropenylium-
hydrogene dichloride
C15H28Cl2 105562-65-0
5 11,454 35,78 Benzene, 1-methoxy-4-(2-propenyl)
C10H12O
140-67-0
6 13,890 6,57 Trimethylsilyl ester of 3-methyl-2-tri-
methylsilyloxy -benzoic acid
C14H24O3Si2 0-0-0
7 14,178 2,83 1-tetradecanol C14H30O
112-72-1
8 14,347 2,14 1-methylbutyl nitrite C5H11NO2 0-0-0
9 16,073 17,96 1,2-benzenedicarboxylic acid, Di-
ethyl ester
C12H14O4
84-66-2
10 17,591 5,99 1-hexadecanol
C16H34O
36653-82-4
11 17,937 2,06 Nonan, 1-iodo C9H19I 4282-42-2
12 18,210 0,81 1-propanol, 2,2-dimethyl-, benzoate C12H16O2 3581-70-2
13 20,987 5,87 1,2-benzenedicarbonxylic acid,
bis(2-methylpropyl) ester
C16H22O4
84-69-5
14 23,141 6,12 1,2-benzenedicarbonxylic acid, dibu-
tyl ester
C16H22O4
84-74-2
Chú thích: % S: diện tích bề mặt; CTPT: công thức phân tử; CTCT: công thức cấu tạo
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 93
Bảng 5 cho thấy, cao N-hexan có chứa 14 cấu tử, trong đó một số cấu tử có hàm lượng lớn là: Benzene,
1-methoxy-4-(2-propenyl); 1,2-benzenedicarboxylic acid, diethyl ester; 1-hexadecanol. Các cấu tử trên là các
acid, các ester và các phân tử gốc rượu. Điều đó cho thấy được tiềm năng kháng vi sinh vật của cao N-hexan.
Bảng 6. Một số cấu tử chính của cao diclometan
STT tR % S Hợp chất CTPT & CTCT CAS#
1 13,882 4,09 2-ethylhexanol C8H18O 104-76-7
2 16,072 11,74 1,2-benzenedicarbonxylic acid, dibutyl ester
C12H14O4
84-66-2
3 17,593 3,00 1-dodecanol C12H26O 112-53-8
4 20,999 3,30 1,2-benzenedicarbonxylic acid, bis(2-methylpropyl) ester
C16H22O4
84-69-5
5 22,199 1,09 1 , 1 , 1 , 3 , 5 , 5 , 7 , 7 , 7 - n o n a m e t h y l -3-(trimethylsiloxy) tetrasiloxane C12H36O4Si5 38146-99-5
6 23,152 3,49 1,2-benzenedicarbonxylic acid, dibutyl ester
C16H22O4
84-74-2
Chú thích: % S: diện tích bề mặt; CTPT: công thức phân tử; CTCT: công thức cấu tạo.
Bảng 6 cho thấy cao ethanol có chứa 6 cấu tử và
một số cấu tử chính là 2-ethylhexanol; 1,2-benzene
dicarbonxylic acid, dibutyl ester. Các cấu tử trên
phần lớn cũng là các acid, các ester và các hợp
chất có nhóm chức rượu. Điều đó cũng cho thấy
tiềm khả năng kháng khuẩn của cao ethanol.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số kết
luận sau:
- Xử lý hành tăm tươi bằng phương pháp sấy ở
50oC trong 20h và chọn phương pháp chiết Soxhlet
với dung môi N-hexan để tách chiết các hoạt chất
từ hành tăm cho hoạt tính kháng vi sinh vật tốt nhất.
- Đã xác định liều lượng tối thiểu (MIC) đối với
06 vi khuẩn kiểm định trong đó;
+ Cao N-hexan với chủng Salmonella sp. BK1
có liều lượng tối thiểu nhỏ nhất là 0,0025mg/µl và
với chủng B. cereus BK7 có liều lượng tối thiểu lớn
nhất là 0,025mg/µl.
+ Cao ethanol với chủng B. cereus BK7 và
B. subtilis BK5 có liều lượng tối thiểu nhỏ nhất là
0,005mg/µl, với Pseudomonas sp. BK4 có liều
lượng tối thiểu lớn nhất là 0,03mg/µl.
+ Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao
diclorometan đối với chủng B. cereus BK7 là
0,01mg/µl.
- Có thể ứng dụng cao dịch chiết để bảo quản
tôm trong ngày mà không cần phải sử dụng các
chất bảo quản hóa học. Cao ethanol có hoạt tính
oxi hóa cao nhất, được đánh giá tương đương với
vitamin C.
- Đã xác định được một số cấu tử chính trong
thành phần các cao ethanol và cao N-hexan.
2. Kiến nghị
Xác định thành phần hóa học cụ thể của các
cao dịch chiết, xác định được các hợp chất có khả
năng kháng vi sinh vật từ đó tìm hướng phân lập
ra từng chất cụ thể. Nghiên cứu tối ưu các điều
kiện tách chiết để nâng cao hiệu suất thu hồi các
hoạt chất. Nghiên cứu ứng dụng cao hành tăm trên
các sản phẩm thực phẩm để định hướng ứng dụng
trong bảo quản thực phẩm.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
94 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Đặng Xuân Cường, 2009. Nghiên cứu thu nhận dịch chiết có hoạt tính kháng khuẩn từ rong nâu Dictyota dichotoma Việt
Nam. Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật. Trường Đại học Nha Trang.
2. Nguyễn Văn Đàn, Ngô Ngọc Khuyến, 1991. Hợp chất thiên nhiên dùng làm thuốc. NXB Y học Hà Nội.
3. Lê Tự Hải, 2007. Nghiên cứu tách chiết và xác định thành phần hóa học cao dich dịch chiết từ cây pơmu Quảng Nam. Luận
văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.
4. Trần Việt Hưng, 1999. Từ điển thảo mộc dược học. NXB Y học Hà Nội.
5. Từ Văn Mặc, 2003. Phân tích hóa lý phương pháp phổ nghiệm nghiên cứu cấu trúc phân tử. NXB Khoa học và Kỹ thuật
Hà Nội.
6. Lã Đình Mỡi, 2005. Tài nguyên thực vật Việt Nam, những cây có chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học. NXB Nông nghiệp
Hà Nội.
7. Đỗ Việt Phương, 2005. Nghiên cứu thu nhận một số chất mầu có nguồn gốc thiên nhiên và ứng dụng trong chế biến các sản
phẩm mô phỏng từ surimi. Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật, Trường Đại học Nha Trang.
8. Nguyễn Thu Phương, 2007. Nghiên cứu phân lập và xác định cấu trúc hóa học của một số hợp chất thuộc lớp chất tecpenoit
từ cây Mỡ Phú Thọ (Manglietia phuthoensis Dandy). Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Tiếng Anh
9. Kouki ONO, Naho SUGIHARA, Yuko HIROSE, Kumiko KATAGIKI, 2003. An examination of optimal extraction solvents
for anthocyanin pigments from Black Rice produced in Gifu, Gifu City Women’s Research Bulletin.
10. Lesueur D., Ninh Khac Ban, Ange Bighelli, Alain Muselli and Joseph Casanova, 2006. Analysis of the root oil of Fokienia
hodginsii (Dunn) Henry et Thomas (Cupressaceae) by GC, GC–MS and 13C-NMR. Flavour And Fragrance Journal,
21: 171-174.
11. Viloria-Matos, A., M.J. Moreno-Alvarez and D. Hidalgo, 2001. Isolation and identifi cation of Betacyanin from fruits of
Opuntia boldinghii Br. et R. by HPTLC. Cienc. Tecnol. Aliment. 3(3): 140-143.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_tach_chiet_va_khao_sat_hoat_tinh_khang_khuan_chon.pdf