SUMMARY
Recent studies indicated that DMSO can induce differentiation of mesenchymal stem cells derived from bone marrow, adipose tissue, umbilical cord blood, umbilical cord tissues into hepatocyte-like cells. However, the effect of DMSO is not similar in reports. In this study, umbilical cord cells were isolated and analyzed the expression of mesenchymal stem cells specific markers then they were exposured to DMSO with three concentrations: 0.01%, 0.1%, 1% within 3 days. Expression of specific markers was analyzed by RT-PCR after 10 days, 20 days, 30 days to investigate the differentiation level. The result showed that the isolated cells were positive with mesenchymal stem cells specific markers, such as: CD73, CD90, CD105. This expression is stable after 20 times of subculture. At the concentration 1% of DMSO, in the day 20-30th of in vitro culture, isolated cells expressed HNF4α gene, a transcription regulation factor in hepatocyte production. Conclusion: In the early part of this study, the umbilical cord mesenchymal stem cells expressed hepatic specific marker after DMSO treatment. It is necessary to investigate the hepatic functions of these cells in a longer in vitro culture.
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tác động của dmso trong biệt hóa tạo tế bào giống tế bào gan từ gốc cuống rốn - Nguyễn Văn Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAP CHI SINH HOC 2015, 37(1se): 190-195
DOI: 10.15625/0866-7160/v37n1se.
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA DMSO TRONG BIỆT HÓA TẠO TẾ BÀO GIỐNG TẾ BÀO GAN TỪ GỐC CUỐNG RỐN
Nguyễn Văn Hạnh1*, Vi Đại Lâm2, Nguyễn Hữu Đức3, Đỗ Trung Kiên1, Nguyễn Việt Linh1
1Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, *nvhanh@ibt.ac.vn,
2 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên
3Học viện Nông nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT: Những nghiên cứu gần đây cho thấy DMSO có khả năng biệt hóa các dòng tế bào gốc trung mô (TBGTM) như tế bào gốc từ tủy xương, tế bào gốc mô mỡ, tế bào gốc máu dây rốn và tế bào gốc dây rốn thành tế bào gan. Trong nghiên cứu này, tế bào được phân lập từ mẫu mô cuống rốn và đánh giá các chỉ thị phân tử đặc trưng của dòng tế bào gốc trung mô sau đó xử lý với DMSO với nồng độ 0,01%; 0,1% và 1% trong môi trường nuôi thông thường trong 3 ngày. Kiểm tra các chỉ thị phân tử đặc trưng cho tế bào gốc trung mô và cho tế bào gan bằng phương pháp PCR phiên mã ngược (RT-PCR). Theo dõi biểu hiện của các chỉ thị phân tử của tế bào gốc và tế bào gan ở các ngày thứ 10, 20 và 30 để đánh giá mức độ biệt hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tế bào sau phân lập có biểu hiện đầy đủ các chỉ thị phân tử của tế bào gốc trung mô và các chỉ thị này ổn định trong suốt 20 lần cấy chuyển sau phân lập với biểu hiện dương tính với các chỉ thị đặc trưng tế bào gốc trung mô như CD73, CD90, CD105. Đối với lô xử lý bằng DMSO với nồng độ 1% sau 30 ngày nuôi, tế bào đã có biểu hiện của chỉ thị đặc trưng cho tế bào gan là HNF4a. Như vậy, với cách xử lý đơn giản bằng DMSO bước đầu tế bào gốc đã có biểu hiện chỉ thị phân tử của tế bào gan. Những nghiên cứu về biểu hiện chức năng cần được đánh giá thêm với thời gian nuôi cấy lâu hơn.
Từ khóa: Biệt hóa, DMSO, RT-PCR, tế bào gan, tế bào gốc cuống rốn, tế bào gốc trung mô.
MỞ ĐẦU
Những nghiên cứu khi tiến hành so sánh giữa tế bào gốc trung mô từ màng dây rốn và tế bào gốc trung mô từ tủy xương và các mô mỡ cho thấy, chúng có nhiều điểm tương đồng từ hình thái [14], đến khả năng biệt hóa [2] và cả các đặc tính miễn dịch [8]. Ngoài ra, tiềm năng biệt hóa và khả năng sinh trưởng của TBGTM dây rốn cũng tương tự như TBGTM từ giai đoạn bào thai khi theo dõi trong điều kiện in vitro. Đặc điểm của TBGTM là có hình dạng nguyên bào sợi và thể hiện các chỉ thị phân tử đặc trưng như: Dương tính với CD105, CD73, c-kit, oct- 4, Tra-1, NSE, nestin, enolase, CD44, âm tính với CD34, CD45 [9]. Khi TBGTM được xử lý biệt hóa với các tác nhân phù hợp chúng có khả năng sẽ biến thành tế bào tim, tế bào sụn, tế bào gan hoặc các loại tế bào trung mô khác [9].
Gần đây, có những thông báo về khả năng biệt hóa tế bào gốc từ dây rốn ở người thành tế bào có một số chỉ thị đặc trưng của tế bào gan [15; 5]. Những thành công này đã mở ra hy vọng cho hàng trăm triệu bệnh nhân xơ gan và ung thư gan về khả năng được cung cấp một nguồn tế bào dồi dào để cấy ghép trong liệu pháp tế bào trị liệu [1, 2]. Tuy nhiên, cho đến nay, cơ chế chính xác của quá trình biệt hóa thành từ TBGTM cuống rốn thành tế bào gan vẫn cần phải được làm rõ hơn. Các tác nhân gây biệt hóa cũng được sử dụng đa dạng trong các báo cáo, từ việc sử dụng các tác nhân tăng trưởng tế bào gan (hepatocyte growth factor) [6], đến các tác nhân tăng trưởng nguyên bào sợi (Fibroblast growthfactor-4) [12] hay kết hợp cả hai yếu tố này [5]. Tác dụng DMSO đã được đánh giá là một yếu tố có khả năng biệt hóa tế bào gốc thành tế bào gan [15; 11]. Tuy nhiên, việc sử dụng DMSO vẫn có những khác biệt trong một số nghiên cứu. Đối với tế bào gốc phôi, DMSO được sử dụng đơn lẻ có thể làm thay đổi đáng kể về hình thái và có biểu hiện một số gen đặc trưng của tế bào gan [11]. Nhưng đối với tế bào gốc cuống rốn, DMSO được sử dụng kết hợp với các yếu tố phiên mã cho kết quả bộc lộ một số chỉ thị đặc trưng của tế bào gan sau 21 ngày xử lý [15].
Về việc ứng dụng tác nhân DMSO để biệt hóa tế bào gốc cuống rốn thành tế bào gan, chođến nay vẫn còn thiếu một phương thức đạt hiệu quả khả quan nhất. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành sử dụng DMSO như là yếu tố để biệt hóa TBGTM cuốn rốn thành tế bào định hướng tế bào gan bằng cách xử lý với các nồng độ khác nhau.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phân lập và nhân nuôi tế bào
Mẫu cuống rốn được thu nhận tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ những phụ nữ khỏe mạnh hiến tặng. Mẫu sau khi thu được quản bảo trong dung dịch PBS có bổ sung 2% kháng sinh Pen-Strep (sigma, Hoa Kỳ) vận chuyển về phòng thí nghiệm trong điều kiện 4oC, trong vòng 1 giờ. Mẫu dây rốn được rửa lại 2-3 lần với PBS và được cắt thành từng đoạn khoảng 2-4 cm. Các đoạn này được cắt thành từng tấm nhỏ, tách bỏ động mạch, tĩnh mạch của dây rốn. Sau đó, các đoạn dây rốn được cắt thành các mảnh mô nhỏ với kích thước 2-3 mm3 và được chuyển vào đĩa nuôi cấy mô 4 giếng. Môi trường nuôi cấy gồm DMEM/F12 (GIBCO Invitrogen), 15% FBS, 10 ng/ml FGF, 10 ng/ml EGF, 2 mM L-glutamine, 1X insulin-transferrin-selenium (ITS) (Sigma, Hoa Kỳ). Các mẫu mô được nuôi cấy ở 37oC, 5% CO2 và môi trường nuôi cấy được thay 3 ngày/lần. Khi tế bào lan phủ khoảng 70-80% diện tích bề mặt dụng cụ nuôi cấy, tiến hành cấy chuyển để duy trì bằng cách xử lý với Trypsin/EDTA 0,25% (Sigma, Hoa Kỳ) sau đó gieo lại tế bào vào đĩa nuôi theo tỉ lệ 1 thành 3.
Xử lý biệt hóa bằng DMSO
Tế bào ở lần cấy chuyển thứ 3 được xử lý với DMSO ở các nồng độ 0,01%; 0,1% và 1% trong môi trường nuôi như bình thường trong vòng 3 ngày, có đối chứng + và -. Sau đó, tế bào được thay môi trường cứ mỗi 3 ngày/1 lần. Sau 10 ngày, 20 ngày, 30 ngày, tế bào sử lý DMSO được tách ra từ đĩa nuôi cấy bằng Trypsin/ EDTA, 37oC, 5 phút, rồi tách RNA tổng số và chạy RT-PCR với các cặp mồi đặc hiệu cho tế bào gốc trung mô và tế bào gan. Các tế bào trong mẫu đối chứng cũng được tách tương tự và song song. Những tế bào còn lại trong đĩa nuôi cấy tiếp tục được duy trì cho tới lần đánh giá tiếp theo. Các chỉ thị được so sánh với tế bào ung thư gan HepG2 để đánh giá mức độ tương đồng.
Thu nhận RNA tổng số và RT-PCR
Bảng 1. Trình tự oligonucletide của các marker chỉ thị phân tử của RT-PCR
Chỉ thị
Mồi xuôi
Mồi ngược
CD34
5’-AAAACGTGTTGCCTTGAACC-3’
5’-AAGCCATGGAGATCAGAGGA-3’
CD73
5’-CCTGCTCAGCTCTGCATAAGTA-3’
5’-CCCTATTTTACTGGCCAAGTGT-3’
CD86
5’-TCCTGGCTGAGAGAGGAAGA-3’
5’-AGACTGCCCCATCCCTTAGT-3’
CD90
5’-TTTGGCCCAAGTTTCTAAGG-3’
5’-AGATGCCATAAGCTGTGGTG-3’
CD105
5’-TCCAGCACTGGTGAACTGAG-3’
5’-TGTCTCCCCTGCCAGTTAGT-3’
Eras
5’-GCAAGGTCCTGTAGGGAGAA-3’
5’-GCAGCTTTGAAACCCAAAAC-3’
Oct-1
5’-GCAACCCTGTTAGCTTGGTC-3’
5’-CTCTCCTTTGCCCTCACAAC-3’
GATA4
5’-CCAGAGATTCTGCAACACGA-3’
5’-ATTTTGGAGTGAGGGGTCTG-3’
HNF-4α
5’-ATGGTCAGCGTGAAC-3’
5’-ACTTCCTGCTTGGTG-3’
AFP
5’-TGCAGCCAAAGTGAAGAGGGAAGA-3’
5’-CATAGCGAGCAGCCCAAAGAAGAA-3’
TAT
5’– TGAGCAGTCTGTCCACTGCCT-3’
5’-ATGTGAATGAGGAGGATCTGAG-3’
HNF-3β
5-CACCACTACGCCTTCAACC-3’
5’-GGTATAGGAGGTATCTGCGG-3’
Các chỉ thị phân tử được dùng để đánh giá các tế bào thu nhận được có mang đặc trưng của TBGTM cuống rốn và tính ổn định của các dòng tế bào tạo ra, cũng như tính ổn định và thay đổi của tế bào có và không có xử lý bằng DMSO. Toàn bộ tế bào trên đĩa nuôi trước và sau chuyển gen được thu nhận lại và tiến hành tách RNA tổng số thông qua bộ kit RNeasy Mini Kit của hãng QIAGEN (Hà Lan), các bước tiến hành làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Lượng tế bào sau nuôi cấy được hòa cùng với ethanol 70% với tỉ lệ thể tích 1:1, sau đó toàn bộ dung dịch được đưa qua cột tinh sạch bằng những hóa chất trong bộ kit, cuối cùng RNA được hòa loãng bởi 50 µl dung dịch RNA free water. Sản phẩm RNA được sử dụng làm khuôn cho quá trình chạy PCR phiên mã ngược (RT-PCR) để kiểm tra biểu hiện của các marker chỉ thị phân tử cũng như các marker đối chứng âm trong tế bào thông qua những cặp mồi đặc hiệu được thiết kế (bảng 1). Trong số các marker này, chỉ thị của gen HNF-4α được khuếch đại để kiểm tra tính hiệu quả của quá trình biệt hóa. Các hóa chất chạy RT-PCR được lấy theo bộ kit OneStep RT-PCR Kit của hãng QIAGEN (Hà Lan) với chu trình nhiệt như sau: 50°C/30 phút; 95°C/3 phút; (95°C/30 giây; 57°C/45 giây; 72°C/1 phút) ´ 30 chu kỳ; 72°C/ 10 phút. Tất cả sản phẩm RT-PCR đều được điện di kiểm tra trên gel agarose 1,5%.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Phân lập và đánh giá tế bào
Sau khoảng 1 tuần nuôi cấy các tế bào cuống rốn hình nguyên bào sợi bắt đầu mọc ra từ các mảnh mô và có thể được quan sát thấy bằng kính hiển vi soi ngược. Những tế bào hình thoi, dài này mọc dày xung quanh rìa những mảnh mô. Với những mảnh mô đã qua bảo quảnlạnh ở nhiệt độ -196oC có thể cần thời gian lâu hơn so với những mảnh mô xử lý ngay sau khi thu. Sau khi tế bào phát triển đầy bề mặt đĩa nuôi (hình 3a) được phân tích để đánh giá biểu hiện của các chỉ thị phân tử. Các marker chỉ thị phân tử trong tế bào gốc ở bảng 1 được tiến hành kiểm tra khả năng biểu hiện trong cả 2 dòng tế bào gốc trước và sau chuyển gen nhờ kỹ thuật RT-PCR (hình 1) và những kết quả biểu hiện của các marker được thống kê lại ở bảng 2.
Hình 1. Biểu hiện của các chỉ thị phân tử của TBG trước xử lý và sau 20 ngày xử lý
Bảng 2. Biểu hiện của các marker chỉ thị phân tử trong tế bào gốc trước và sau sử lý DMSO
Tên marker
Kích thước (bp)
Biểu hiện trước sử lý DMSO
Biểu hiện chỉ thị phân tử Sau sử lý DMSO (30 ngày)
Biểu hiện của các chỉ thị trong tế bào HepG2
0,01%
0,1%
1%
AFP
216
_
_
_
-
+
HNF-4α
350
_
_
_
+
+
GATA4
290
+
+
+
+
+
CD34
367
_
_
_
_
+
Oct-1
297
+
+
+
+
+
CD86
290
+
+
+
+
+
CD90
265
+
+
+
+
+
HNF-3β
230
+
+
+
+
+
Eras
315
+
+
+
+
+
CD105
179
+
+
+
+
+
CD73
308
+
+
+
+
+
Kết quả từ hình 1 và bảng 2 cho thấy, ở cả tế bào gốc trước và sau chuyển gen, các marker đặc trưng cho TBGTM là CD90, CD73, CD105 đều được biểu hiện. Ngoài ra các marker bổ sung khác như các chỉ thị của tế bào gốc phôi: Oct-1, Eras [13] cũng cho kết quả dương tính. Các yếu tố phiên mã tham gia vào quá trình phát triển của các cơ quan có nguồn gốc từ nội bì hay trung bì như: GATA4, HNF-3β cũng được biểu hiện. Hơn nữa, cũng có sự hiện diện của chỉ thị phân tử CD86, một protein thể hiện trên các tế bào trình diện kháng nguyên, cung cấp tín hiệu (đồng kích thích) cần thiết cho việc tế bào kích hoạt lympho T trong hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Kết quả này hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu marker của TBGTM đã được công bố [3]. Bên cạnh đó, trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng một đối chứng âm là CD34-marker của dòng tạo máu. Kết quả là marker này hoàn toàn không được biểu hiện trong cả tế bào trước và sau chuyển gen. Điểu đó đảm bảo dòng TBGTM của chúng tôi hoàn toàn không bị lẫn những chỉ thị của dòng tế bào máu-điều vẫn thường xuyên xảy ra trong quá trình nuôi cấy và phân lập TBGTM cuống rốn [8].
a
b
Hình 2. Biểu hiện các chỉ thị của TBG sau 30 ngày xử lý (a) và tế bào HepG2 (b)
c
b
a
Hình 3. Hình thái của tế bào: a) tế bào trước khi xử lý; b) tế bào ngày thứ 30 sau xử lý
và c) và tế bào HepG2 ngày thứ 3 sau cấy chuyển.
Khả năng biểu hiện của các marker chỉ thị trong tế bào gan sau xử lý bằng DMSO
Bên cạnh việc kiểm tra biểu hiện của các marker liên quan đến tế bào gốc, 2 chỉ thị liên quan đến tế bào gan là AFP và đặc biệt là HNF-4α được kiểm tra khả năng biểu hiện để đánh giá hiệu quả của quá trình sử lý với DMSO. Bảng 2 cho thấy, chỉ có yếu tố phiên mã HNF-4α đã được biểu hiện trong tế bào gốc. Thời gian biểu hiện được ghi nhận ít nhất là 30 ngày, ở nồng độ 1% và nó được hy vọng là sẽ điều tiết sự biểu hiện của các gen khác liên quan đến quá trình biệt hóa thành tế bào gan [10]. Đối chiếu với kết quả các chỉ thị phân tử từ tế bào ung thư gen HepG2, mặc dù sau xử lý tế bào đã có biểu hiện với chỉ thị HNF4a nhưng vẫn âm tính với các chỉ thị Alb hay G6P (hình 2). Về hình thái, sau 30 ngày nuôi cấy, tế bào gốc cuống rốn mặc dù đã có sai khác nhất định so với tế bào trước khi xử lý (hình 3a và 3b), tuy nhiên, vẫn chưa có sự tương đồng với tế bào ung thư gan- tế bào HepG2 (hình 3c).
Từ đó, tế bào gốc cuống rốn sẽ có khả năng được biệt hóa thành tế bào gan hoàn chỉnh. Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa có công trình công bố chính thức vào về việc biệt hóa thành tế bào gan hoàn chỉnh nhờ kích hoạt gen HNF-4α bằng DMSO. Tất cả mới đang chỉ dừng lại ở mức độ ban đầu, vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu nuôi cấy tế bào sau chuyển gen, theo dõi, đánh giá sự phát triển của hình thái của tế bào dưới kính hiển vi cho đến khi hình thành được một tế bào gan hoàn chỉnh với đầy đủ các chức năng chuyên biệt. Thêm vào đó, một số marker chỉ thị đặc trưng cho tế bào gan cũng cần được chạy RT-PCR để kiểm tra sự biểu hiện trong tế bào sau khi nuôi cấy chuyển gen từ 3 tuần cho đến
1 tháng và so sánh với đối chứng dương là các marker tương ứng trong tế bào gan người
bình thường.
KẾT LUẬN
Tế bào cuống rốn đã được phân lập thành công từ mảnh mô cuống rốn với đầy đủ các chỉ thị của tế bào gốc trung mô. Những tế bào gốc trung mô cuống rốn này phản ứng tích cực với DMSO và trở nên dương tính với HNF4α, một chỉ thị của tế bào gan. Khi gene HNF4α được biểu hiện, hàng trăm gene khác liên quan tới quá trình biệt hóa gan có thể được điều chỉnh. Nghiên cứu về sự biến đổi trong mô hình biểu hiện gene của các tế bào gốc trung mô cuống rốn sau chuyển gene vẫn đang tiếp tục và hứa hẹn mang lại nhiều khám phá mới mẻ, hữu ích.
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được hỗ trợ về kinh phí từ đề tài: “Derivation of hepatocyte-like cells from human umbilical cord matrix stem cell by HNF-4α transfection” do quỹ TWAS cung cấp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cai J., Zhao Y., Liu Y., Ye F., Song, Z., Qin, H., Meng, S., Chen, Y., Zhou, R., Song X., Guo Y., Ding M., Deng H., 2007. Directed differentiation of human embryonic stem cells into functional hepatic cells. Hepatology, 45: 1229-1239.
Cantz T., Manns M. P., Ott M., 2008. Stem cells in liver regeneration and therapy. Cell Tissue Res., 331: 271-282.
Chang H. L., Senaratne T. N., Zhang L., Szotek P. P., Stewart E., Dombkowski D., Preffer F., Donahoe P. K., Teixeira J., 2010. Uterine leiomyomas exhibit fewer stem/progenitor cell characteristics when compared with corresponding normal myometrium. Reprod. Sci., 17: 158-167.
Chen M. L., Lee K. D., Huang H. C., Tsai Y. L., Wu Y. C., Kuo T. M., Hu C. P., Chang C., 2010. HNF-4alpha determines hepatic differentiation of human mesenchymal stem cells from bone marrow. World J Gastroenterol, 16: 5092-5103.
Doan C. C., Le T. L., Hoang N. S., Doan N. T., Le V. D, Do M. S., 2014. Differentiation of umbilical cord lining membrane-derived mesenchymal stem cells into endothelial-like cells. Iran Biomed J., 18(2): 67-75.
Hong S. H., Gang E. J., Jeong J. A., Ahn C., Hwang S. H., Yang I. H., Park H. K., Han H., Kim H., 2005. In vitro differentiation of human umbilical cord blood-derived mesenchymal stem cells into hepatocyte-like cells. Biochem Biophys Res. Commun., 330: 1153-1161.
La Rocca G., Anzalone R., Corrao S., Magno F., Loria T., Lo Iacono M., Di Stefano A., Giannuzzi P., Marasa L., Cappello F., Zummo G., Farina F., 2009. Isolation and characterization of Oct-4+/HLA-G+ mesenchymal stem cells from human umbilical cord matrix: differentiation potential and detection of new markers. Histochem Cell Biol., 131: 267-282.
Mather D. J. P., 2008. Methods in Cell Biology. stem cell, 64: 102-118.
Phan Kim Ngọc, Phạm Văn Phúc, Trần Định, 2009. Công nghệ tế bào gốc. Nxb. Giáo Dục Việt Nam.
Odom D. T., Zizlsperger N., Gordon D. B., Bell G. W., Rinaldi N. J., Murray H. L., Volkert T. L., Schreiber J., Rolfe P. A., Gifford D. K., Fraenkel E., Bell G. I., Young R. A. 2004. Control of pancreas and liver gene expression by HNF transcription factors. Science, 303: 1378-1381.
Pal R. M. M., Das A. K., Bhonde R., 2012. Diverse effects of dimethyl sulfoxide (DMSO) on the differentiation potential of human embryonic stem cells. Arch Toxicol., 86(4): 651-661.
Taléns-Visconti R., Bonora A., Jover R., Mirabet V., Carbonell F., Castell J. V., Gómez-Lechón M. J., 2006. Hepatogenic differentiation of human mesenchymal stem cells from adipose tissue in comparison with bone marrow mesenchymal stem cells. World J. Gastroenterol., 12: 5834-5845.
Tanaka Y., Ikeda T., Kishi Y., Masuda S., Shibata H., Takeuchi K., Komura M., Iwanaka T., Muramatsu S., Kondo Y., Takahashi K., Yamanaka S. Hanazono Y., 2009. ERas is expressed in primate embryonic stem cells but not related to tumorigenesis. Cell Transplant, 18(4): 381-389.
Weiss M. L., Medicetty S., Bledsoe A. R., Rachakatla R. S., Choi M., Merchav S., Luo Y., Rao M. S., Velagaleti G., Troyer D., 2006. Human umbilical cord matrix stem cells: Preliminary characterization and eVect of transplantation in a rodent model of Parkinson’s disease. Stem Cells, 24: 781-792.
Yoon H. H., Jung B. Y., Seo Y. K., Song K. Y., Park J. K., 2010. In vitro hepatic differentiation of umbilical cord-derived mesenchymal stem cell. Process Biochemistry, 45: 1857-1864.
THE EFFECT DMSO ON DIFFERENTIATION INTO HEPATOCYTES-LIKE CELL OF UMBILICAL CORD STEM CELLS
Nguyen Van Hanh1, Vi Dai Lam2, Nguyen Huu Duc3, Do Trung Kien1, Nguyen Viet Linh1
1Institute of Biotechnology, VAST
2Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry, Thai Nguyen University
3Vietnam National University of Agriculture
SUMMARY
Recent studies indicated that DMSO can induce differentiation of mesenchymal stem cells derived from bone marrow, adipose tissue, umbilical cord blood, umbilical cord tissues into hepatocyte-like cells. However, the effect of DMSO is not similar in reports. In this study, umbilical cord cells were isolated and analyzed the expression of mesenchymal stem cells specific markers then they were exposured to DMSO with three concentrations: 0.01%, 0.1%, 1% within 3 days. Expression of specific markers was analyzed by RT-PCR after 10 days, 20 days, 30 days to investigate the differentiation level. The result showed that the isolated cells were positive with mesenchymal stem cells specific markers, such as: CD73, CD90, CD105. This expression is stable after 20 times of subculture. At the concentration 1% of DMSO, in the day 20-30th of in vitro culture, isolated cells expressed HNF4α gene, a transcription regulation factor in hepatocyte production. Conclusion: In the early part of this study, the umbilical cord mesenchymal stem cells expressed hepatic specific marker after DMSO treatment. It is necessary to investigate the hepatic functions of these cells in a longer in vitro culture.
Keywords: Differentiation, DMSO, RT-PCR, umbilical cord mesenchymal stem cells, hepatocytes.
Ngày nhận bài: 22-10-2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6109_22179_1_pb_9967_9175_2018001.doc