Thiết lập các phương tr ình và tính toán
tương tự như phức LnAcAcMet+. Chúng
tôi thu được kết quả sau: kết quả ở bảng
4, bảng 5 cho thấy hằng số bền của các
phức chất LnAcAcMet+ và Ln(AcAc)2Met
của dãy các NTĐH nhẹ giảm dần từ La3+÷
Gd3+ điều này trái ngược với phức đơn
phối tử, phù hợp qui luật đối với phức đa
phối tử. Kết quả ở các bảng 3,4,5 cho
thấy phức đ a phối tử bền hơn phức đơn
phối tử, điều này có thể do phức đa phối
tử có cấu trúc phân tử đối xứng và có sự
ổn định bởi trường các phối tử.[2]
6 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sự tạo phức đơn, đa phối tử của các nguyên tố đất hiếm ( La, Ce, Pr, Nd, Sm, Eu, Gd )với l- methionin và Axetyl Axeton trong dung dịch bằng phương pháp chuẩn độ đo pH, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê Hữu Thiềng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 37 – 40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
NGHIÊN CỨU SỰ TẠO PHỨC ĐƠN, ĐA PHỐI TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ
ĐẤT HIẾM ( La, Ce, Pr, Nd, Sm, Eu, Gd )VỚI L -METHIONIN VÀ AXETYL
AXETON TRONG DUNG DỊCH BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ ĐO pH
Lê Hữu Thiềng1*, Phạm Diệu Hồng1
1 Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Hằng số bền của các phức đơn, đa phối tử của các nguyên tố đất hiếm (La, Ce, Pr,
Nd, Sm, Eu, Gd) với L- methionin và axetyl axeton đã xác đ ịnh được bằng
phương pháp chuẩn độ đo pH ở (30 ± 10C; I = 0,1).
Các phức chất với tỉ lệ 1: 2 có dạng LnMet2+ và LnAcAc2+, Ln(AcAc)22+. Sự tạo
phức xảy ra tốt trong khoảng pH từ 6 đến 8 . Độ bền của các phức chất tăng từ
La đến Eu, giảm ở Gd.
Các phức chất với tỉ lệ 1: 2: 2 ; 1: 4: 2 có dạng LnAcAcMet+và Ln(AcAc)2Met.
Sự tạo phức xảy tốt ra trong khoảng pH từ 7 đến 9 . Độ bền của các phức chất
giảm từ La đến Gd.
Từ khoá: phức chất, nguyên tố đất hiếm, L- methionin, axetyl axeton, chuẩn độ
đo pH.
∗
Phức chất của nguyên tố đất hiếm
(NTĐH) với các aminoaxit được ứng
dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác
nhau như phân tích; sử dụng kết hợp với
chất kháng sinh trong điều trị bệnh ung
thư [7, 8]; là chất xúc tác để tách DNA và
RNA [ 5,9 ]; Sự đa dạng trong kiểu
phối trí và sự phong phú trong ứng dụng
thực tiễn đã làm cho phức chất của
NTĐH với các aminoaxit giữ một vị trí
đặc biệt quan trọng trong hoá học các
hợp chất phối trí. Trong các bài báo
trước [3,4], chúng tôi đã nghiên c ứu sự
tạo phức đơn, đa phối tử của một số
NTĐH với các aminoaxit là L-lơxin, L-
histidin, L-tryptophan, L-
phenylalanin và axetyl axeton trong dung
dịch bằng phương pháp chuẩn độ đo pH.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy trong
cùng điều kiện các phức chất của NTĐH
với L-phenylalanin bền hơn so
với L-lơxin; với L- lơxin bền hơn so với
1. MỞ ĐẦU
∗ Lê Hữu Thiềng Tel:0982859002;
Khoa Hóa Trường ĐHSP – Đại học Thái Nguyên
L-tryptophan ; với L- tryptophan bền
hơn so với L-histidin. Trong bài báo này,
chúng tôi thông báo kết quả nghiên cứu
sự tạo phức đơn, đa phối tử của dãy các
NTĐH nhẹ: La, Ce, Pr, Nd, Sm, Eu, Gd
(trừ Pm là nguyên tố phóng xạ, nhân tạo)
với L-methionin và axetyl axeton trong
dung dịch bằng phương pháp chuẩn độ đo
pH.
2. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
2.1. Hoá chất, thiết bị
- Các dung dịch Ln3+ được chuẩn bị từ
các oxit tương ứng Ln2O3 (Ln: La, Pr,Nd,
Sm, Eu, Gd) của hãng WaKo ( Nhật Bản)
, độ tinh khiết 99,99%. Dung dịch Ce3+
được chuẩn bị từ muối CeCl3.7H2O.
- Các dung dịch L-methionin (HMet),
axetyl axeton (HAcAc) được xác định lại
hằng số phân li ở điều kiện thí nghiệm (30
± 10C).
- Dung dịch KOH dùng để chuẩn độ được
chuẩn bị từ dung dịch chuẩn
- Các dung dịch KNO3, KCl dùng để điều
chỉnh lực ion (I) được chuẩn bị từ các
dạng muối rắn tương ứng .Các hoá chất
dùng trong quá trình thí nghiệm đều có độ
tinh khiết P.A.
Lê Hữu Thiềng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 37 – 40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Máy đo pH meter MD 220 (Anh).
- Máy khuấy từ có điều chỉnh tốc độ,
nhiệt độ.
2.2. Nghiên cứu sự tao phức đơn phối
tử của La3+, Ce3+, Pr3+,Nd3+, Sm3+,
Eu3+, Gd3+ với L- methionin và axetyl
axeton
Tiến hành thí nghiệm và tính toán tương
tự như trong các bài báo [ 3,4 ], chúng tôi
thu được kết quả sau:
Bảng 1. Các giá trị pK của L- methionin
và axetyl axeton ở 30 ± 10C, I = 0,1.
Phối tử pK1 pK2 pKA
L-methionin 2.19 9.33 _
axetyl axeton _ _ 9.38
(-) không xác định.
Kết quả này phù hợp với kết quả ở các tài liệu
[1,6].
Bảng 2. Hằng số bền của các phức chất của La3+, Ce3+, Pr3+, Nd3+, Sm3+, Eu3+, Gd3+
với L- methionin ở 30 ± 10C , I = 0,1.
Ln3+ La3+ Ce3+ Pr3+ Nd3+ Sm3+ Eu3+ Gd3+
lg k01 4.77 5.01 5.21 5.34 5.56 5.99 5.70
Bảng 3 . Hằng số bền của các phức chất của La3+, Ce3+, Pr3+, Nd3+, Sm3+, Eu3+, Gd3+
với axetyl axeton ở 30 ± 10C , I = 0,1.
Ln3+ La3+ Ce3+ Pr3+ Nd3+ Sm3+ Eu3+ Gd3+
lg k10 4.92 5.31 5.35 5.56 5.70 5.97 5.81
lg k20 8.99 9.65 9.70 10.15 10.47 10.96 10.63
Kết quả ở bảng 2 và bảng 3 cho thấy hằng
số bền của các phức chất LnMet2+ và
LnAcAc2+ Ln(AcAc)2+ của dãy các
NTĐH nhẹ tăng dần từ La ÷ Eu , hoàn
toàn phù hợp với qui luật. Hằng số bền
của các phức chất tương ứng của Gd nhỏ
hơn của Eu ( không theo qui luật) là do
Gd có cấu hình : Gd : [Xe] 4f 75d16s2,
trạng thái năng lượng ứng với cấu hình
này là tương đối bền nên khả năng phản
ứng kém hơn. Sự tạo phức xảy ra tốt trong
khoảng pH từ 6 ÷ 8.
Với phối tử là L- methionin chúng tôi cho
rằng liên kết Ln- HMet trong các phức
chất được thực hiện qua nguyên tử oxy
của nhóm
–OOC- và nguyên tử nitơ của nhóm –
NH2. Khi đó phức chelat tạo thành có
vòng 5 cạnh bền (công thức 1)
H2N –– CH– CH2 – CH2 – S – CH3
. Ln C = O
Công thức 1
Nếu liên kết thực hiện qua nguyên tử oxy
của nhóm –OOC- và lưu huỳnh thì phức
chất chelat tạo thành là vòng 7 cạnh sẽ
không bền (công thức 2)
O C
Ln CH—NH2
|
Công thức 2
S —- C H2
O
CH2
O
H3C
Lê Hữu Thiềng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 37 – 40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.3. Nghiên cứu sự tao phức đa phối tử
của La3+, Ce3+, Pr3+, Nd3+, Sm3+, Eu3+,
Gd3+ với
L - methionin và axetyl axeton:
Chuẩn độ 50 ml hỗn hợp axetyl axeton và
L- methionin, trong môi trường axit khi
không và có riêng rẽ các ion: La3+, Ce3+,
Pr3+,Nd3+, Sm3+, Eu3+, Gd3+ (Ln3+ ) lấy
theo tỉ lệ mol Ln3+: HAcAc: HMet =
1:2:2 và 1:4:2,với nồng độ Ln3+ = 10-
3M bằng dung dịch KOH 5.10-2M ở 30 ±
10C, I = 0,1.
Kết quả chuẩn độ cho thấy trong khoảng
a = 1 ÷ 2 ( a là số đương lượng KOH kết
hợp với 1 mol HMet hoặc HAcAc ) có sự
tạo phức xảy ra. Sự tạo phức xảy ra tốt
trong khoảng pH từ 7 ÷ 9.
- Với tỉ lệ mol Ln3+ : HAcAc:HMet =
1:2: 2, phản ứng tạo phức xảy ra:
Ln3+ + HMet = LnMet2+ + H+ ;
k01
Ln3+ + HAcAc = LnAcAc2+ + H+ ;
k10
LnAcAc2++HMet = LnAcAcMet++ H+ ;
k111LnAcAc LnMet2+ + HAcAc =
LnAcAcMet++ H+ ; k111LnMet
Áp dụng định luật bảo toàn nồng độ ban
đầu và định luật bảo toàn điện tích, chúng
tôi thu được hệ 4 phương trình sau :
2
2
01 01
1 2 2
( 1)
H Met
h hC x k xz k xyzt
K K K+
= + + + + (1)
xyztkyzk
K
hyC
A
HAcAc 0110)1( +++=
(2)
xyztkyzkxzkzCLn 0110013 +++=+
(3)
2
2
1 2 2
( )
(2 )( )
A
w
HAcAcH Met
h h hx y
K K K K
K
a C C h
h+
+ + =
= − + − +
(4)
Trong đó K1, K2 là các hằng số phân li
của L-methionin, KA là hằng số phân li
của axetyl axeton, k01, k10 là các hằng số
bền của phức chất giữa Ln3+ với L-
methionin và axetyl axeton. [Met-] = x;
[AcAc-]= y ; [ Ln3+] = z; [H+] = h;
k111LnMet = t; Kw là tích số ion của nước.
Dùng phần mềm Maple 9 để giải các
phương trình:
( 1 ) ÷ ( 4 ) với 4 ẩn số là x,y,z,t.
Từ giá trị k111LnMet chúng tôi tính giá trị
hằng số bền tổng cộng của phức chất
LnAcAcMet+
theo công thức:
β111=k01.k111LnMet hay lg β111= lg k01+
lgk111LnMet
Kết quả được trình bày ở bảng 3.
Bảng 4. Hằng số bền của các phức chất LnAcAcMet+ ở 30 ± 10C, I = 0,1
Ln3+ La3+ Ce3+ Pr3+ Nd3+ Sm3+ Eu3+ Gd3+
lg β111 9.98 9.78 9.33 9.04 8.45 8.22 8.12
Bảng 5. Hằng số bền của các phức chất Ln(AcAc)2Met ở 30 ± 10C, I = 0,1
Ln3+ La3+ Ce3+ Pr3+ Nd3+ Sm3+ Eu3+ Gd3+
lg β121 18,32 18.24 18.16 18.08 17.97 17.91 17.42
* Với tỉ lệ mol Ln3+ : HAcAc:HMet =
1:4:2, phản ứng tạo phức xảy ra như sau:
Ln3+ + HMet = LnMet2+ + H+ ; k01
Ln3+ + HAcAc = LnAcAc2+ + H+ ; k10
Lê Hữu Thiềng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 37 – 40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LnAcAc2+ + HAcAc = Ln(AcAc)2+ + H+
; k20
LnAcAc2++ HMet = LnAcAcMet+ + H+
;k111LnAcAc
LnMet2+ + HAcAc = LnAcAcMet+ + H+
; 111LnMet
Ln(AcAc)2+ + HMet = Ln(AcAc)2 Met +
H+
;
k121Ln(AcAc)2 LnAcAcMet+ + HAcAc =
Ln(AcAc)2 Met + H+
;
k121LnAcAcMet
Thiết lập các phương trình và tính toán
tương tự như phức LnAcAcMet+. Chúng
tôi thu được kết quả sau: kết quả ở bảng
4, bảng 5 cho thấy hằng số bền của các
phức chất LnAcAcMet+ và Ln(AcAc)2Met
của dãy các NTĐH nhẹ giảm dần từ La3+÷
Gd3+ điều này trái ngược với phức đơn
phối tử, phù hợp qui luật đối với phức đa
phối tử. Kết quả ở các bảng 3,4,5 cho
thấy phức đ a phối tử bền hơn phức đơn
phối tử, điều này có thể do phức đa phối
tử có cấu trúc phân tử đối xứng và có sự
ổn định bởi trường các phối tử.[2]
3. KẾT LUẬN
- Đã xác đ ịnh hằng số phân li của L-
methionin và axetyl axeton ở 30 ± 10C,I =
0,1.
- Đã xác đ ịnh được hằng số bền của các
phức đơn phối tử tạo thành giữa:
La3+,Ce3+,Pr3+,Nd3+, Sm3+, Eu3+, Gd3+
với L-methionin và axetyl axeton ở 30 ±
10C, I = 0,1 theo tỉ lệ mol Ln3+ : HMet =
1: 2 ; Ln3+ :HAcAc = 1:2.
Các phức chất có dạng LnMet2+ và
LnAcAc2+, Ln(AcAc)22+. Sự tạo phức xảy
ra tốt trong khoảng pH từ 6÷8. Độ bền
của các phức chất tương ứng tăng dần từ
La ÷ Eu, giảm ở Gd.
- Đã xác định được hằng số bền của các
phức đa phối tử tạo thành giữa La3+, Ce3+,
Pr3+, Nd3+, Sm3+, Eu3+, Gd3+ với L-
methionin và axetyl axeton, theo các tỉ lệ
mol Ln3+ :HAcAc: H2Met =1: 2 :2; Ln3+ :
HAcAc: H2Met = 1:4 :2. Các phức chất
tạo thành có dạng LnAcAcMet+,
Ln(AcAc)2Met. Sự tạo phức xảy ra tốt
trong khoảng pH từ 7 ÷ ra 9. Độ bền của
các phức chất tương ứng giảm dần từ La ÷
Gd. Phức đa phối tử bền hơn phức đơn
phối tử.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Trọng Biểu, Từ Văn Mặc
(1978), Thuốc thử hữu cơ, Nxb Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội.
[2]. Hồ Viết Quý (1999), Phức chất trong
hoá học, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
[3]. Lê Hữu Thiềng, Nông Thị Hiền
(2007), Nghiên cứu sự tạo phức đơn phối
tử , đa phối tử trong hệ nguyên tố đất
hiếm (Sm, Eu, Gd), aminoaxit (L-
histidin,L- lơxin, L- tryptophan) và axetyl
axeton trong dung dịch bằng phương
pháp chuẩn độ đo pH. Tạp chí Phân tích
Hoá, Lý và Sinh học, T12, Số 2, Trang 64
÷ 67.
[4]. Lê Hữu Thiềng, Nguyễn Thị Thu
Hương (2009). Nghiên cứu sự tạo phức
đơn, đa phối tử của một số nguyên tố đất
hiếm (Ce, Sm, Eu, Gd ) với L -
phenylalanin và axetyl axeton trong dung
dịch bằng phương pháp chuẩn độ đo pH.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học
Thái Nguyên. Số đặc biệt, T.52, số 4,
Trang 69÷ 71.
[5].M.Komiyama, N.Takeda, H,
Shigekawa, chem Commun 1443(1999).
[6]. Shimadzu(1996), HPLC amino acids
analysis System, Application data book,
c190 - E 004, P.5.
Lê Hữu Thiềng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 37 – 40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
[7]. J. Torres, C. Kremer, E- Kremer,
H.Pardo, L.Suescun,A. Mombru,
S.Dominguez,
A. Mederos, R.Herbst- Irmer, J. M.
Arrieta, J.Chem. Soc,Dalton Trans 4035
(2002).
[8] K. Wang, R. Li, Y. Cheng, B. Zhu,
Coord. Chem. Rev. 190- 192 .297(1999).
[9]. Z. Zheny, Chem Commun
2521(2001).
Lê Hữu Thiềng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 37 – 40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
SUMMARY
STUDY THE FORMATION OF SIMPLE LIGAND, MIXED LIGAND COMPLEXES OF
RARE EARTH ELEMENTS ( La, Ce, Pr, Nd, Sm, Eu, Gd ) WITH L - METHIONINE
AND ACETYL ACETONE IN FLUID BY POTENTIOMETRY IN AQUEOUS
SOLUTION
Le Huu Thieng1*, Pham Dieu Hong2
1 College of Education - Thai Nguyen University
∗
∗ Lê Hữu Thiềng Tel:0982859002;
College of Education - Thai Nguyen University
The stability constant of the mixed ligand complexes and simple ligand complexes
formed between La3+, Ce3+, Pr3+, Nd3+, Sm3+, Eu3+, Gd3+ with L- methionine and acetyl
acetonate were determined by potentiometry in aqueous solution ( 30 ± 10C , I = 0,1).
The complexes in the proportion 1: 2 have the form of LnMet2+ và LnAcAc2+,
Ln(AcAc)22+. The best formation of complexes occurs in the range of pH from 6 to 8 .
The stability constant of complexes increases from La to Eu and decreases from Gd.
The complexes in the proportion 1:2:2 and 1:4:2 have the form of LnAcAcMet+ and
Ln(AcAc)2Met. The best formation of complexes occurs in the range of pH from 7 to 9.
The stability constant of complexes decreases from La to Gd.
Key word: complexes, rare earth elements, L- methionine, acetyl.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_1731_9632_nghiencuusutaophucdondaphoitucuacacnguyentodathiem_9988_2052973.pdf