1. Đã nghiên cứu sự tạo phức của Sm3+ với
L-glyxin ở 26 0,50C. Trong dung dịch phức có
thành phần là SmGly2+ . Sự tạo phức xảy ra tốt ở pH
=6 8, logarit hằng số bền bậc một của phức chất là
lgK1 = 5,263
2. Đã tổng hợp được phức rắn của samari với
L-glyxin theo tỉ lệ 1: 2 về số mol.Bằng các phương
pháp phân tích hoá học, hoá lý và vật lý cho kết luận
phức chất có thành phần là Sm(HGly)2(ClO4)3.8H2O
Mỗi phân tử HGly chiếm hai vị trí phối trí, liên kết
với Sm3+ qua nguyên tử nitơ của nhóm amin qua
nguyên tử oxi của nhóm cacboxyl.
4 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sự tạo phức của Samari với l-glyxin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê Hữu Thiềng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 86(10): 139 - 142
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 139
NGHIÊN CỨU SỰ TẠO PHỨC CỦA SAMARI VỚI L-GLYXIN
Lê Hữu Thiềng1*, Nguyễn Trọng Uyển2, Nguyễn Thị Lan Anh1
1Trường Đại học Sư phạm – ĐHTN,
2Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội
TÓM TẮT
Thành phần và độ bền của phức chất giữa nguyên tố đất hiếm samari và L-glyxin đã được nghiên
cứu bằng phương pháp chuẩn độ đo pH ở nhiệt độ 26 0,50C, lực ion bằng 0,1( dùng dung dịch
KClO4 1N để điều chỉnh lực ion). Phức chất tạo thành có thành phần là SmGly
2+, sự tạo phức xảy
ra tốt ở pH từ 6 8. Đã xác định được hằng số bền bậc 1 của phức chất tạo thành. Phức chất cũng
được tách ra ở dạng rắn. Phức rắn có công thức Sm(HGly)2(ClO4)3.8H2O. Cấu trúc của phức chất
được xác định bằng các phương pháp phân tích nhiệt và quang phổ hấp thụ hồng ngoại.Ở phức
rắn, L-glyxin là phối tử hai răng liên kết với ion Sm3+ qua nguyên tử nitơ của nhóm amin và oxi
của nhóm cacboxyl và sự có mặt của ion picrat.
Từ khoá: Phức chất, nguyên tố đất hiếm, samari, amino axit, L-glyxin.
MỞ ĐẦU
Nghiên cứu sự tạo phức của các nguyên tố đất
hiếm (NTĐH) với các amino axit vừa có ý
nghĩa về mặt lý thuyết và thực tiễn[3][6].
Trong các bài báo trước, chúng tôi đã nghiên
cứu sự tạo phức của một số nguyên tố đất
hiếm (La, Pr, Nd, Eu, Gd) với L-tyrosin trong
dung dịch bằng phương pháp chuẩn độ đo pH
[1]; Nghiên cứu hoạt tính sinh học phức chất
của lantan với L-glutamin và L-lơxin[2].
Trong bài báo này, chúng tôi thông báo kết
quả sự tạo phức của samari với L-glyxin.
THỰC NGHIỆM.
Hoá chất và thiết bị
- Dung dịch Sm(ClO4)3 được chuẩn bị từ
Sm2O3 của hãng Wako(Nhật Bản), độ tinh
khiết 99,99%.
- L-glyxin (HGly) của hãng Merck.
- Các hoá chất khác dùng trong quá trình thực
nghiệm có độ tinh khiết PA.
- Máy đo pH meter MD-220 (Anh)
- Máy khuấy từ LE-302 (Hunggari)
Tel: 0982 859002
- Máy phân tích nguyên tố Analytik Jena AG,
Customen Service, konrad-zuse-st.1,07745
Jena (Đức)
Nghiên cứu sự tạo phức của samari với
L-glyxin trong dung dịch bằng phương
pháp chuẩn độ đo pH.
Chuẩn độ dung dịch L-glyxin trong môi
trường axit bằng dung dịch KOH 5.10-2M
trong điều kiện không và có mặt ion Sm3+ lấy
theo tỉ lệ mol Sm3+ : H2Gly
+
là 1:2 với nồng
độ Sm3+ bằng 10-3M, lực ion trong các thí
nghiệm là 0,1 (dùng dung dịch KClO4 1N để
điều chỉnh lực ion). Kết quả chuẩn độ được
chỉ ra ở hình 1.
Tổng hợp phức chất của samari với L-
glyxin.
Hoà tan riêng rẽ Sm(ClO4)3 trong etanol,
L-glyxin trong nước, trộn lẫn với nhau theo tỉ
lệ mol Sm3+ : HGly = 1:2. Sau đó khuấy đều
trên máy khuấy từ cho đến khi tạo thành kết
tủa (phức chất). Lọc, rửa phức chất thu được
bằng axeton và bảo quản trong bình hút ẩm
chứa CaCl2 [4].
Xác định thành phần của phức chất
Hàm lượng samari được xác định bằng cách
nung một lượng xác định phức chất ở nhiệt độ
900
0C trong 1 giờ, ở nhiệt độ này phức chất bị
phân huỷ và chuyển về dạng Sm2O3. Hoà tan
Lê Hữu Thiềng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 86(10): 139 - 142
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 140
oxit này bằng HClO4 loãng, đun trên bếp cách
thuỷ để đuổi hết axit dư, định mức rồi chuẩn
độ ion Sm3+ bằng dung dịch DTPA, chỉ thị
asenazo(III), pH = 4,2.
Hàm lượng nitơ và cacbon xác định trên máy
phân tích nguyên tố tự động 07745 Jena (Đức).
KẾT QUẢ THẢO LUẬN.
Kết quả nghiên cứu phức chất trong dung dịch
L- glyxin trong môi trường axit phân li theo
phương trình
H2Gly
+
= H
+
+ HGly ; K1
HGly = H
+
+ Gly
-
; K2
Với K1, K2 là hằng số phân li bậc 1 và bậc 2
của L-glyxin. Từ hình 1 nhận thấy đường
cong chuẩn độ dung dịch L-glyxin (đường 1)
có 2 miền đệm rõ rệt nằm cách xa nhau. Giá
trị K1 được tính theo miền đệm thứ nhất
(a<1), giá trị K2 được tính theo miền đệm thứ
hai (a>1). (a là số đương lượng KOH kết hợp
với một mol H2Gly
+
). Kết quả tính toán thu
được: pK1=2,305; pK2=9,416. Kết quả thu
được phù hợp với [5], chứng tỏ thiết bị thí
nghiệm đủ độ tin cậy.
Hình 1. Đường cong chuẩn độ H2Gly
+ và hệ Sm
3+
: H2Gly
+
=1:2 ở 26 0,5
0
C; I=0,1.
Đường 1: H2Gly
2+
Đường 2: Sm3+ : H2Gly
2+
= 1 :2.
Từ hình 1, nhìn thấy đường cong chuẩn độ
trung hoà L-glyxin khi có mặt Sm3+ trong môi
trường axit (đường 2), khi a>1 (pH=6 8)
thấp hẳn xuống. Điều này chứng tỏ có sự tạo
phức dẫn đến giải phóng ion H+. Vì vậy,
chúng tôi giả thiết sự tạo phức trong dung
dịch xảy ra theo sơ đồ:
Sm
3+
+ Gly
-
= SmGly
2+
; k1
SmGly
2+
+ Gly
-
= Sm(Gly)2
+
; k2
Với k1, k2 là hằng số bền bậc 1 và bậc 2 của
phức chất. Để xác định hằng số bền của phức
tạo thành, chúng tôi sử dụng phương pháp
Bjerrum, phương pháp tính toán tương tự tài
liệu[1]. Khi a>1,4 nhận thấy xuất hiện kết tủa
samari hiđroxit nên chỉ xác định được hằng số
bền bậc 1 của phức chất. Kết quả thu được
lgk1 = 5,263
Kết quả nghiên cứu phức rắn
Hình 2: Giản đồ DTA và TGA của phức chất
Bảng 1: Hàm lượng (%) của Sm, C, N trong phức chất
Công thức giả thiết
Sm C N
LT TN LT TN LT TN
Sm(HGly)2
(ClO4)3 .8H2O
20,24 19,62 6,46 6,32 3,91 3,78
LT : Lý thuyết ; TN : Thực nghiệm.
Bảng 2. Kết quả phân tích giản đồ nhiệt của phức chất
Công thức giả thiết
Nhiệt độ của các
hiệu ứng(0C)
Độ giảm khối lượng (%)
LT TN Dự đoán cấu tử
tách ra
Sản phẩm
cuối
Sm(Gly)2(ClO4)3.8H2O
61,75 19,40 19,696 8H2O
Sm2O3
275,65 - 60,004 -
Lê Hữu Thiềng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 86(10): 139 - 142
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 141
Kết quả bảng 1 cho thấy hàm lượng samari,
cacbon, nitơ xác định bằng thực nghiệm
tương đối phù hợp với công thức giả thiết của
phức chất.
Ở công thức giả thiết của phức chất, hàm
lượng nước xác định bằng thực nghiệm theo
phương pháp phân tích nhiệt ở phần sau.
Nghiên cứu phức chất bằng phương pháp
phân tích nhiệt
Giản đồ phân tích nhiệt của phức chất được
ghi tại Khoa Hoá học, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội trong không khí, tốc độ gia
nhiệt 100C/phút ở 30-9000C. Kết quả được
trình bày ở hình 2, bảng 2.
Hình 3: Phổ hấp thụ hồng ngoại của L-glyxin
Trên giản đồ DTA có một hiệu ứng thu nhiệt
tại 61,750C, chứng tỏ phức chất thu được có
chứa nước, nhiệt độ tách nước 61,750C thuộc
khoảng nhiệt độ tách nước kết tinh của các
hợp chất, từ đó chúng tôi kết luận nước có
trong phức chất là nước kết tinh. Ngoài ra còn
có hiệu ứng toả nhiệt tại 275,65 tương ứng
với các thành phần tiếp theo của phức chất
tách ra hoặc phân huỷ.
Tính toán độ giảm khối lượng trên giản đồ
TGA, ở hiệu ứng thu nhiệt, xấp xỉ 8 phân tử
nước tách ra. Khi nhiệt độ lớn hơn 8000C, độ
giảm khối lượng không đáng kể, dự đoán đã
hình thành Sm2O3
Nghiên cứu phức chất bằng phương pháp
phổ hấp thụ hồng ngoại
Phổ hấp thụ hồng ngoại của L-glyxin và phức
chất được ghi tại Viện Hoá học, thuộc Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trong
vùng tần số từ 400-600 cm-1, kết quả được chỉ
ra ở hình 3,4 và bảng 3.
Hình 4: Phổ hấp thụ hồng ngoại của phức chất
Từ các hình 3, 4 nhận thấy phổ hấp thụ hồng
ngoại của phức chất khác phối tử tự do về
hình dạng cũng như dải hấp thụ, chứng tỏ có
sự tạo phức xảy ra giữa ion Sm3+ và L-glyxin.
Trên dải hấp thu hồng ngoại của L-glyxin ,
dải hấp thụ ở 3107,79 cm-1 được gán cho dao
động của nhóm NH ( NH ), các dải hấp thụ ở
1578,51 cm
-1
và 1393,96cm
-1
được gán cho
dao động hoá trị bất đối xứng và đối xứng của
nhóm COO
-
(tương ứng
-OCO
as và
-OCO
s ) [4].
Trên phổ hồng ngoại của phức chất, giá trị
NH chuyển về vùng tần số cao hơn NH =
3257,68 cm
-1, chứng tỏ nhóm NH của L-
glyxin đã phối trí với ion Sm3+ .
Bảng 3: Các tần số hấp thụ đặc trưng (cm-1) của L-glyxin và phức chất
Hợp chất
OH
NH
-OCO
as
-OCO
s
L-glyxin - 3107,79 1578,51 1393,96
Phức chất 3550,33 3257,68 1598,46 1410,66
Lê Hữu Thiềng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 86(10): 139 - 142
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 142
Các dải hấp thụ:
-OCO
as = 1578,51 cm
-1
,
-OCO
s =
1393,96cm
-1
trên phổ của L-glyxin đã chuyển dịch
lên các vùng tần số tương ứng là
-OCO
as =1598,46
cm
-1
,
-OCO
s = 1410,66cm
-1
, chứng tỏ nhóm
cacboxyl của L-glyxin cũng đã phối trí với ion
Sm
3+. Sự chênh lệch giữa các giá trị
-OCO
as và
-OCO
s trong phức chất bằng 187,80cm
-1
cho thấy khi phối trí với ion Sm3+ nhóm cacboxyl
của L-glyxin chiếm một vị trí phối trí trong phức
chất.
Ngoài ra trên phổ hồng ngoại của phức chất còn có
giải hấp thụ ở 3550,33 cm-1 ứng với dao động hoá trị
của nhóm OH- trong phân tử nước, chứng tỏ phức
chất thu được có chứa nước, điều này phù hợp với
kết quả nghiên cứu phức chất bằng phương pháp
phân tích nhiệt đã trình bày ở trên.
KẾT LUẬN
1. Đã nghiên cứu sự tạo phức của Sm3+ với
L-glyxin ở 26 0,50C. Trong dung dịch phức có
thành phần là SmGly2+ . Sự tạo phức xảy ra tốt ở pH
=6 8, logarit hằng số bền bậc một của phức chất là
lgK1 = 5,263
2. Đã tổng hợp được phức rắn của samari với
L-glyxin theo tỉ lệ 1: 2 về số mol.Bằng các phương
pháp phân tích hoá học, hoá lý và vật lý cho kết luận
phức chất có thành phần là Sm(HGly)2(ClO4)3.8H2O
Mỗi phân tử HGly chiếm hai vị trí phối trí, liên kết
với Sm3+ qua nguyên tử nitơ của nhóm amin qua
nguyên tử oxi của nhóm cacboxyl.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Hữu Thiềng, Nông Thị Hường (2010), “Nghiên cứu sự tạo phức của một số nguyên tố đất hiếm (La, Pr, Nd,
Eu, Gd) với L-tyrosin trong dung dịch bằng phương pháp chuẩn độ đo pH”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại
học Thái Nguyên. Tập 67, số 05,tr 47-50.
[2]. Lê Hữu Thiềng, Vũ Thị Ngọc Thuỷ, Nguyễn Thị Thu Huyền (2011), “Nghiên cứu hoạt tính sinh học phức chất
của lantan với L-glutamin và
L-lơxin”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên. Tập 83, số 07,tr 3-8.
[3]. T.S. Martins, J.R. Matos, G.Vicentini and P.C. Isolani (2006), Synthesis, Characterization, Spectroscopy and thermal
analysis of rare earth picrate complexes with L-leucine. Journal of thermal Analysis and calorimetry, vol, 86,2.P351-357.
[4]. T.S.Martins, A.A.S Araújo, M.P.B.M Araújo, P.C Isolani, G.Vicentini (2002), “Synthesi, tcharacterization and
thermal analysis of lanthanide picrate complexes with glycine”, Joural of Alloy and compouds 344.P.75 -79.
[5]. P.H. Brown et al (1990), Rare earth elements biological system book on the physics and chemistry or rare
earth.vol. 13, P.432 – 450.
[6]. Hao Xu, Liang Chen (2003), Study on the complex site of L-tyrosine with rare earth element Eu
3+
.
Spectrochimica Acta Part A 59. P 657 – 662.
SUMMARY
STUDY ON THE COMPLEX OF FOMATION BETWEEN SAMARIUM
AND L-GLYCINE
Le Huu Thieng
1
, Nguyen Trong Uyen
2
, Nguyen Thi Lan Anh
1
1College of Education - TNU, 2College of Natural Science – VNU
The composition and Stability complex between samarium and L-glycine have been studied by pH-meter
titrantion method at the temperature of 26 0,50C and ionic strenght of 0,1 (KClO4) solution. It has been shown
that complex SmGly
2+
exist in the solution at pH from 6 8. The first satability constand of this complex has
been ealculated. This complex has been isolated on solid state. The complex has the formuls
Sm(Gly)2(ClO4)3.8H2O.
This complex reveal that L-glycine acts as a neutral bidentate ligan towards Sm
3+
ion at the presence of picrate
ion with utilizing amino nitrogen and carboxyloxygen for bonding.
Key words: Complex, rare earth element, samarium, aminoacid, L-glycine.
Tel: 0982 859002
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_32873_36709_2482012142932nghiencuusutaophuc_6508_2052640.pdf