Nghiên cứu sự phân hóa giàu nghèo ở một số xã vùng ven thành phố Thái Nguyên

Qua nghiên cứu sự phân hóa giàu nghèo ở một số xã vùng ven thành phố Thái Nguyên, chúng tôi cho rằng sự phân hóa giàu nghèo là một hiện tượng kinh tế - xã hội, phản ánh sự phân chia xã hội thành các nhóm xã hội có điều kiện về kinh tế khác nhau và tồn tại khách quan. Do dự phân hóa giàu nghèo ở Thành phố vẫn chưa nghiêm trọng và nằm trong giới hạn cho phép nên những giải pháp giải quyết phân hóa giàu nghèo được xác định theo hướng nhằm phát huy những mặt tích cực đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực của sự phân hóa giàu nghèo. Thực hiện đồng bộ tất cả các giải pháp không phải để triệt tiêu, xóa bỏ phân hóa giàu nghèo mà chỉ để kiềm chế sự gia tăng phân hóa giàu nghèo, hạn chế sự phân hóa giàu nghèo cả về kinh tế và phi kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh đi liền với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, góp phần phát triển bền vững.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sự phân hóa giàu nghèo ở một số xã vùng ven thành phố Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bùi Đình Hòa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 115 - 119 115 NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO Ở MỘT SỐ XÃ VÙNG VEN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Bùi Đình Hòa* Trường Đại học Nông lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy sự phân hóa thu nhập khá rõ nét giữa hai xã Đồng Bẩm và Phúc Trìu và giữa các nhóm hộ ở hai xã. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng phản ánh đúng thực tế, các hộ làm nông nghiệp thường có thu nhập thấp hơn các hộ làm phi nông nghiệp. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phân hóa giàu nghèo như: tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa; đầu tư công chưa hợp lý giữa các vùng và khu vực kinh tế; dịch vụ công chưa được quan tâm thỏa đáng; triển khai chương trình XĐGN thiếu đồng bộ, kém hiệu quả; bất lợi về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên; nghèo do đặc điểm của hộ dân. Để hạn chế sự phân hóa giàu nghèo cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội; đào tạo, nâng cao năng lực cho người nghèo; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội; ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; nghiên cứu, ban hành chính sách trợ cấp cho người nghèo. Từ khóa: Thái Nguyên, phân hóa giàu nghèo, thu nhập, nông thôn, người nghèo. ∗ ĐẶT VẤN ĐỀ Hơn hai mươi năm qua, nước ta thực hiện công cuộc đổi mới theo cơ chế thị trường đã đem lại những thành quả rất đáng khích lệ: tăng trưởng kinh tế luôn được giữ ở mức ổn định khá, đời sống người dân theo đó cũng ngày càng được nâng cao. Chúng ta đã thực hiện tương đối tốt mối quan hệ giữa một bên là tăng trưởng kinh tế và một bên là đảm bảo sự công bằng xã hội, tuy nhiên cũng còn tồn tại không ít những hạn chế. Đặc biệt là phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng, nhất là ở các vùng nông thôn lân cận các đô thị, trong đó có thành phố Thái Nguyên. Thực tế vấn đề diễn ra như thế nào? Trả lời câu hỏi này mang lại những ý nghĩa nhất định, mà trước hết giúp ta thấy được thực tế của mối quan hệ kinh tế - xã hội và việc giải quyết nó trên một khía cạnh cụ thể, đó là tăng trưởng kinh tế và phân hóa giàu nghèo. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sự phân hóa giàu nghèo của một số xã vùng ven Thành phố Thái Nguyên” sẽ góp phần trả lời câu hỏi nêu trên. ∗ Tel: 0983640108 MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá được thực trạng phân hóa giàu nghèo ở các xã vùng ven thành phố Thái Nguyên. Đề xuất, hoàn thiện các giải pháp nhằm hạn chế sự phân hóa giàu nghèo, đảm bảo sự phát triển bền vững cho các xã vùng ven thành phố Thái Nguyên. Phương pháp nghiên cứu Đối với tài liệu thứ cấp: Các tài liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, từ các báo cáo, tạp chí, tài liệu của Tổng cục Thống kê thông qua các cuộc khảo sát mức sống dân cư (từ năm 2004 đến năm 2008). Đối với tài liệu sơ cấp: Dựa theo phương pháp tính hệ số thu nhập (H), chúng tôi tiến hành điều tra thu thập số liệu với nội dung liên quan tại 120 hộ ở 2 xã đại diện của vùng ven Thành phố là xã Đồng Bẩm và xã Phúc Trìu, áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Sau đó xếp loại thu nhập bình quân đầu người ở mỗi xã từ thấp đến cao và chia mỗi xã thành 5 nhóm, 20% số người có thu nhập thấp nhất xếp vào nhóm 1, sau đó lần lượt đến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Bùi Đình Hòa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 117 - 119 116 nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 là nhóm 20% số người có thu nhập cao nhất. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Qua số liệu điều tra cho thấy sự phân hóa thu nhập khá rõ nét giữa hai xã và các nhóm hộ ở hai xã. Thu nhập bình quân/người/tháng của xã Đồng Bẩm là 1.499.488 đồng, của xã Phúc Trìu là 949.778 đồng. So với thu nhập bình quân/người/tháng của cả tỉnh là 1.046.000 đồng thì thu nhập của xã Đồng Bẩm cao hơn 453.488 đồng, còn thu nhập của xã Phúc Trìu thấp hơn 96.222 đồng (Bảng 1 và Bảng 2). Trong từng xã cũng có sự chênh lệch rõ rệt về thu nhập: ở xã Đồng Bẩm chênh lệch thu nhập giữa nhóm 5 và nhóm 1 là 5,14 lần. Ở xã Phúc Trìu chênh lệch thu nhập giữa nhóm 5 và nhóm 1 là 4,45 lần. So với chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất của tình là 4,4 lần thì chênh lệch của xã Đồng Bẩm cao hơn 0,74 lần, còn xã Phúc Trìu chỉ cao hơn 0,01 lần. Điều này cũng đúng với thực tế hiện nay: ở nơi nào có thu nhập càng cao thì ở đó sự phân hóa giàu nghèo càng rõ nét. Hình 1. Thu nhập bình quân/người/tháng (vnđ) xét theo 5 nhóm thu nhập tại xã Đồng Bẩm và xã Phúc Trìu năm 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Bùi Đình Hòa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 115 - 119 117 Qua hình 1, chúng ta thấy thu nhập ở tất cả các nhóm của xã Đồng Bẩm đều cao hơn các nhóm tương ứng ở xã Phúc Trìu và thu nhập của nhóm 1 ở hai xã thấp hơn rất nhiều so với nhóm 5. Bảng 2 cho thấy thu nhập bình quân/người/tháng của cả nhóm các hộ giàu nhất và nhóm các hộ nghèo nhất ở xã Đồng Bẩm đều cao hơn so với thu nhập bình quân/người/tháng của các nhóm hộ giàu nhất và nhóm các hộ nghèo nhất của tỉnh Thái Nguyên. Còn ở xã Phúc Trìu chênh lệch về thu nhập bình quân/người/tháng của các nhóm hộ giàu nhất và nhóm các hộ nghèo nhất là 4,45 lần tương đương với mức chênh lệch bình quân chung của cả tỉnh. Ở bảng 3 chúng ta thấy, các hộ gia đình ở nhóm 1 có thu nhập chủ yếu là từ nông – lâm nghiệp còn thu nhập từ các ngành phi nông nghiệp và tiền công, tiền lương rất ít. Trong khi đó, các hộ gia đình ở nhóm 5 lại có thu nhập chính từ sản xuất phi nông nghiệp và từ tiền lương, tiền công. Kết quả trên cũng phản ánh đúng thực tế, các hộ làm nông nghiệp thường có thu nhập thấp hơn các hộ làm phi nông nghiệp. Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo Qua nghiên cứu chúng tôi thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo trong các hộ gia đình, trong đó nổi bật là các nguyên nhân sau: Thứ nhất, do tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa; Thứ hai, do đầu tư công chưa hợp lý giữa các vùng và khu vực kinh tế; Thứ ba, dịch vụ công chưa được quan tâm thỏa đáng; Thứ tư, triển khai chương trình xóa đói giảm nghèo thiếu đồng bộ, kém hiệu quả; Thứ năm, do bất lợi về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên; Thứ sáu, do đặc điểm của hộ dân. Bảng 2. So sánh mức chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư tại xã Đồng Bẩm và xã Phúc Trìu với tỉnh Thái Nguyên năm 2009 TT Đơn vị Bình quân chung (VNĐ) Nhóm1 (VNĐ) Nhóm 5 (VNĐ) Chênh lệch nhóm 5/nhóm 1(lần) 1 Xã Đồng Bẩm - Thu nhập BQ/người/tháng 1.499.488 558.611 2.873.056 5,14 - Chênh lệch so với BQ chung toàn tỉnh +453.448 +111.611 +904.056 - % chênh lệch +43,35 +24,97 +45,91 2 Xã Phúc Trìu - Thu nhập BQ/người/tháng 949.778 398.333 1.774.306 4,45 - Chênh lệch so với BQ chung toàn tỉnh -96.222 -48.667 -194.694 - % chênh lệch -9,2 -10,89 -9,89 3 Tỉnh Thái Nguyên - Thu nhập BQ/người/tháng 1.046.000 447.000 1.969.000 4,40 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả và Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Bùi Đình Hòa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 117 - 119 118 Bảng 3. Thu nhập bình quân/hộ/tháng chia theo 3 ngành kinh tế chính tại 2 xã Đồng Bẩm và Phúc Trìu năm 2009 (ĐVT: VNĐ) Chỉ tiêu Xã Đồng Bẩm Xã Phúc Trìu Thu từ nông - lâm nghiệp, thủy sản Thu từ phi nông nghiệp Thu từ tiền lương, tiền công Thu từ nông - lâm nghiệp, thủy sản Thu từ phi nông nghiệp Thu từ tiền lương, tiền công - Bình quân chung 1.353.333 2.675.000 1.906.950 1.771.667 1.148.333 833.333 Theo giới tính chủ hộ - Nam 1.419.149 3.148.936 2.172.702 1.835.185 1.211.111 879.629 - Nữ 1.115.385 961.539 946.154 1.200.000 583.333 916.667 Theo dân tộc - Dân tộc Kinh 1.353.333 2.675.000 1.906.950 1.800.000 1.306.452 848.387 - Dân tộc khác - - - 1.741.379 979.310 920.690 Theo nhóm thu nhập - Nhóm 1 1.208.333 83.333 41.667 1.541.667 0 0 - Nhóm 2 1.783.333 125.000 576.417 2.216.667 166.667 83.333 - Nhóm 3 1.566.667 750.000 1.733.333 1.500.000 1.225.000 650.000 - Nhóm 4 1.541.667 3.958.333 1.183.333 1.750.000 1.225.000 1.558.333 - Nhóm 5 666.667 8.458.333 6.000.000 1.850.000 3.125.000 1.700.000 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả Giải pháp hạn chế sự phân hóa giàu nghèo Một là, cùng với việc tập trung vào 3 nhóm hoạt động chủ yếu: tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập; Tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội; Nâng cao năng lực và nhận thức cần ưu tiên bảo đảm đủ nguồn lực cho chương trình theo cơ chế huy động đa dạng hóa, tăng cường sự tham gia của người dân, tăng cường giám sát, đánh giá và khả năng phối hợp của các tổ chức trong thực hiện chương trình. Hai là, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội; tăng trưởng kinh tế là điều kiện, là tiền đề vật chất để giải quyết vấn đề xã hội, ngược lại, giải quyết tốt vấn đề công bằng xã hội sẽ góp phần thực hiện ổn định chính trị - xã hội, tạo ra tăng trưởng bền vững. Ba là, Nhà nước cần tăng cường đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn cả về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, năng lực cán bộ để khai thác tiềm năng, thế mạnh của khu vực này, nhất là tạo nhiều việc làm tại chỗ cho khu vực nông nghiệp – nông thôn. Bốn là, quan tâm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, một mặt vừa đáp ứng nhu cầu hội nhập, mặt khác vừa trang bị cho người lao động có điều kiện để tự tạo việc làm, tìm việc làm cả trong nước và đi lao động ở nước ngoài, giảm số người thất nghiệp là đối tượng tiềm ẩn có nguy cơ rơi xuống ngưỡng nghèo. Năm là, cần nghiên cứu, ban hành chính sách trợ cấp đối với những hộ có thu nhập thấp, nhất là những hộ có thu nhập thấp ở khu vực thành thị, để giảm áp lực đổi với việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Về lâu dài, cần nghiên cứu, xây dựng, ban hành Luật an sinh xã hội và Luật bảo trợ xã hội. Đây là những cơ sở pháp lý rất quan trọng để giải quyết vấn đề công bằng xã hội trong giai đoạn tới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Bùi Đình Hòa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 115 - 119 119 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu sự phân hóa giàu nghèo ở một số xã vùng ven thành phố Thái Nguyên, chúng tôi cho rằng sự phân hóa giàu nghèo là một hiện tượng kinh tế - xã hội, phản ánh sự phân chia xã hội thành các nhóm xã hội có điều kiện về kinh tế khác nhau và tồn tại khách quan. Do dự phân hóa giàu nghèo ở Thành phố vẫn chưa nghiêm trọng và nằm trong giới hạn cho phép nên những giải pháp giải quyết phân hóa giàu nghèo được xác định theo hướng nhằm phát huy những mặt tích cực đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực của sự phân hóa giàu nghèo. Thực hiện đồng bộ tất cả các giải pháp không phải để triệt tiêu, xóa bỏ phân hóa giàu nghèo mà chỉ để kiềm chế sự gia tăng phân hóa giàu nghèo, hạn chế sự phân hóa giàu nghèo cả về kinh tế và phi kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh đi liền với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, góp phần phát triển bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Lê Du Phong và các tác giả (2000), Giải quyết vấn đề phân hóa giàu nghèo ở các nước và ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [2]. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2009), Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2008, Nxb Thống kê. [3]. Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội (2000), Kinh tế thị trường và sự phân hóa giàu nghèo ở vùng dân tộc và miền núi phía Bắc nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. [4]. Gillis. M, D.H Perkins, M. Roemer and D.R.Snodgrass. Economics of Development, USA, 1993. [5]. Thammasat University, Social Economic Indicator, 1996. UNDP, Human Development Report, 1999. SUMMARY A STUDY ON GAP BETWEEN RICH AND POOR IN SOME COMMUNES IN THE SURROUNDING AREA OF THAINGUYEN CITY Bui Dinh Hoa∗ College of Agriculture and Forestry - TNU Results of the study showed that the distribution of income is quite clear between the two communes and among their groups. The results also reflected the fact that the farming households often have lower income than non-farm households. The study pointed out the main causes leading to the gap of income as the impact of industrialization and urbanization; irrational investment for regions and sectors, in adequate public services; inefficiencty poverty reduction programs; disadvantages of geography and natural conditions, the special characteristics of poor households. To limit the gap of income between the rich and the poor, it is very necessary to implement comprehensive measures such as opportunities for the poor to access social services, training, capacity building for the poor, resolve harmonious relationship between economic growth and social justice; investment priorities to agriculture, rural research, priority policies for the poor. Key words: Thainguyen, gap between rich and poor, income, countryside, the poor. ∗ Tel: 0983640108 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_su_phan_hoa_giau_ngheo_o_mot_so_xa_vung_ven_thanh.pdf